Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10
VƯỜN HẠCH ĐÀO
[1] […] Lý do duy nhất và cuối cùng của ông là cái chân què. Ở vùng sơn địa, sự đãi ngộ đối với nhũng người tàn phế, và những quan chức là thế này: Họ chỉ gọi họ mà không bao giờ gọi tên. La Lục Tử lại rơi vào cả hai trường hợp ấy, ở trụ sở công xã, ở trên bàn hội nghị, trước mặt ông, họ gọi ông là La bí thư, nhưng trong xóm ngõ, trong bếp núc, sau lưng ông mọi người gọi ông là La què. Nhất là trên con đường cái quan trải nhựa thẳng tắp, và hai bên đường là những hàng dương cao vút, ông từ xa đi tới, bước thước tư, bước thước bảy, mọi người chế giễu ông là đôi chân không nhất trí, và ông chê mặt đường trải lệch.
Năm năm mươi tuổi, ông bị què chân. Tám chín năm trở lại đây, cái chân què ấy có đặc dị công năng: Cứ mỗi khi trời u ám đổ mưa, cái chân lại đau, và mỗi khi đau là y như trời đổ mưa, u ám, chính xác chẳng khác gì những máy móc tinh vi. Về sau, cũng không còn chính xác lắm nữa. Bác sĩ bảo rằng nó đã trở thành bệnh tâm lý, nói đau là đau liền, nói không đau là không đau ngay tắp lự, cứ như người giả vờ ốm vậy. Khí hậu ở vùng sơn địa thay đổi thất thường, ông lo rằng cứ đau như thế và kéo dài mãi, ông đến chết mất.
— Ba mươi năm… mới đấy mà đã ba mươi năm rồi…
Ông thích xòe những ngón tay, nhớ lại những năm tháng của mình.
— Lẽ nào mà sau ba mươi năm, bố lại kéo lê cái tập tễnh ấy về quê?
Con gái, con rể ông nói thế, khiến ông im không nói gì. Nhưng khi còn lại một mình trong nhà, ông lại thêm một lần nữa nhất quyết trở về bình nguyên Quan Trung quê cũ.
[2] Tính nết ông ương bướng, bản thân ông cũng biết rõ điều đó, nhưng không sao thay đổi đi được. Khi bà lão còn sống, thường hay ngăn cản ông, mỗi khi họp hành, ông phải báo cáo, bao giờ bà lão cũng ngồi ngay ở hàng ghế đầu. Khi thấy ông hơi hơi nổi nóng lên, nói năng đã bắt đầu quá lời, bà liền đưa mật cho ông.
Ông xem chiếu bóng, phim Lâm Tắc Từ, ông rất tâm đắc với bức hoành mang hai chữ Nén Giận (Chế Nộ) treo ở trong phòng Lâm Đại Nhân, và trong một thời gian dài, ông đã từng gọi bà lão là bà Nén Giận.
Đến nay bà lão đã mất, tính nết ông không còn bị gò bó, kiểm soát nữa, cái quyết tâm trở lại bình nguyên quê cũ không còn ai có thể lay chuyển được nữa, ông bắt tay vào việc thu xếp hành trang.
[3] Đồ đạc trong nhà ông ít ỏi đến thảm hại. Ba mươi năm trước ông còn là một chàng trai tơ, từ Quan Trung lên vùng sơn địa Thương Châu, làm anh liên lạc trong ủy ban huyện. Ngày ấy công văn giấy tờ không nhiều, lại chẳng phải dậy sớm hàng ngày để lấy nước sẵn cho ông Huyện trưởng rửa ráy, hoặc phải quét dọn gì, mà chỉ có mỗi một việc là Huyện trưởng sai chạy giấy xuống các xã bằng ngựa, ông chỉ việc lo ăn lo uống cho chú ngựa là xong. Về sau ông làm nhân viên bán hàng, rồi cán sự công xã, thậm chí còn gánh vác cả công việc của Hội Phụ nữ — khi ấy cán bộ nữ còn rất ít — ông đã làm chủ nhiệm Hội Phụ nữ. Cũng trong thời kỳ ấy ông có làm quen được với một cô gái người địa phương, và từ đó cô trở thành vợ ông. Thời ấy người ta không ưa việc mua sắm đồ đạc gia đình, mãi về sau này mới có cái mốt mua sắm thêm mấy chục cái chân, nhưng thói quen của ông không thay đổi được nữa. Vì thế, trong nhà ông bây giờ, chỉ có hai chiếc hòm con con mối mọt, và chỉ trong một buổi tối ông đã thu xếp xong mọi thứ hành trang. Ông đi đến mộ vợ ông lần cuối để từ biệt bà lão, ông ngồi trước mộ bà rất lâu, sau đó ông đến vái mấy vái trước hai nấm mộ cha mẹ mình đặt phía sau ngôi mộ vợ ông.
Nhưng cô con gái và cậu con rể kiên quyết không cho ông ra đi, họ đem hai chiếc hòm nát giấu về nhà ở trên huyện.
[4] Trong thời gian còn chưa ra đi được, ông sống một mình trong một gian phòng tập thể của công xã.
Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, ông thường thích một mình ra ngồi trên một mỏm núi trước trụ sở công xã. Mỏm núi rất dốc, bên dưới là một dòng sông. Dòng sông bao quanh một khối đá tròn to như thế, nên con sóng, trước sau chỉ đập vào một nơi, không đổi thay sắc thái, lúc nào cũng chỉ là một màu trắng, không giống tuyết, cũng không giống hoa, mà nó giống như những dải giấy trắng nhỏ, dài, vo thành từng mớ, từng mớ. Không khí vùng sơn địa thật trong lành, ngồi ngắm nhìn sự đổi thay của bóng mây, dáng núi; lắng nghe tiếng âm nhạc của sông găm vào vách núi, vậy mà lòng ông rối loạn, mà chẳng tìm cho ra được đầu nào, mối nào. Những lúc như thế ông thường lần trong túi, lấy ra hai hạt hạch đào, vò vò trong tay khiến chúng vang lên những tiếng lách cách, lách cách nho nhỏ.
Hai hạt hạch đào không to, đầy những nếp nhăn dọc ngang xoắn xuýt, và ông quý mến nó, coi nó như một thứ bảo bối của mình, đi đâu ông cũng mang theo nó trong người, và khi không có việc gì, ông lại lấy nó ra vo vo trong tay, làm cho nó vang lên những tiếng lách cách, lách cách. Mồ hôi trong tay làm cho hai hạt hạch đào bóng lộn lên, và đổi thành màu nâu sậm, đến độ trông chúng chẳng còn có vẻ là hạt hạch đào nữa.
(Trích “Vườn hạch đào” – Giả Bình Ao)
Câu 1 [576015]: Theo tác giả, những người tàn phế và quan chức tại vùng sơn địa đều nhận được đãi ngộ là gì?
A, Một khoản tiền lương hưu do sự đóng góp của họ cho xã hội.
B, Căn nhà 2 phòng ngủ để họ có thể sống cùng con cái của mình.
C, Gọi tên họ theo bí danh, dựa trên một đặc điểm nổi bật nào đó.
D, Đãi ngộ dành cho con cái của họ trong lúc đi học hoặc làm việc.
Đọc nội dung đoạn đầu tiên, xác định thông tin quan trọng để tìm đáp án: "Ở vùng sơn địa, sự đãi ngộ đối với những người tàn phế, và những quan chức là thế này: Họ chỉ gọi họ mà không bao giờ gọi tên". Đáp án: C
Câu 2 [576016]: Nhân vật La Lục Tử cảm thấy tự ti nhất với mọi người trong hoàn cảnh nào?
A, Căn nhà thiếu vắng hơi ấm của người phụ nữ do vợ ông đã mất sớm.
B, Ông nhận chức bí thư nhưng vì cái chân què mà không thể đi xa được.
C, Con cái ông không đồng ý về quê sống nên gia đình rất hay có cãi vã.
D, Khi mọi người đều đổ dồn sự chú ý vào cái chân của ông trên đường.
Giải thích
Đọc kĩ các phương án trả lời, kết hợp với quá trình suy luận sau khi đọc xong đoạn [1] của văn bản: "Nhất là trên con đường cái quan trải nhựa thẳng tắp, và hai bên đường là những hàng dương cao vút, ông từ xa đi tới, bước thước tư, bước thước bảy, mọi người chế giễu ông là đôi chân không nhất trí, và ông chê mặt đường trải lệch". Trong văn bản, nhân vật La Lục Tử cảm thấy khi bước đi trên đường, mặt phẳng của đường giống như thứ tương phản và khiến mọi người tập trung hơn vào đôi chân của ông. Đáp án: D
Đọc kĩ các phương án trả lời, kết hợp với quá trình suy luận sau khi đọc xong đoạn [1] của văn bản: "Nhất là trên con đường cái quan trải nhựa thẳng tắp, và hai bên đường là những hàng dương cao vút, ông từ xa đi tới, bước thước tư, bước thước bảy, mọi người chế giễu ông là đôi chân không nhất trí, và ông chê mặt đường trải lệch". Trong văn bản, nhân vật La Lục Tử cảm thấy khi bước đi trên đường, mặt phẳng của đường giống như thứ tương phản và khiến mọi người tập trung hơn vào đôi chân của ông. Đáp án: D
Câu 3 [576017]: Theo lời của bác sĩ, cái chân què đã kéo theo hệ lụy:
A, La bí thư cảm thấy căng thẳng và ảnh hưởng tới thần kinh.
B, La Lục Tử như máy móc đo được sự thay đổi của thời tiết.
C, Ông La tốn kém quá nhiều tiền cho việc chữa trị căn bệnh.
D, La bí thư luôn thấy mệt mỏi do khí hậu của vùng sơn địa.
Giải thích
Cần kết hợp phương án loại trừ với nội dung đọc - hiểu văn bản: "Cứ mỗi khi trời u ám đổ mưa, cái chân lại đau, và mỗi khi đau là y như trời đổ mưa, u ám, chính xác chẳng khác gì những máy móc tinh vi"; từ đó có thể thấy, tình trạng sức khỏe của ông ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết nhưng sau đó nó tạo nên hệ quả tâm lý: "nó đã trở thành bệnh tâm lý". Tổng hợp thông tin và suy luận, có thể thấy vấn đề lớn của La Lục Tử là sự lo lắng cho bệnh tình của mình nên cần chọn A. Đáp án: A
Cần kết hợp phương án loại trừ với nội dung đọc - hiểu văn bản: "Cứ mỗi khi trời u ám đổ mưa, cái chân lại đau, và mỗi khi đau là y như trời đổ mưa, u ám, chính xác chẳng khác gì những máy móc tinh vi"; từ đó có thể thấy, tình trạng sức khỏe của ông ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết nhưng sau đó nó tạo nên hệ quả tâm lý: "nó đã trở thành bệnh tâm lý". Tổng hợp thông tin và suy luận, có thể thấy vấn đề lớn của La Lục Tử là sự lo lắng cho bệnh tình của mình nên cần chọn A. Đáp án: A
Câu 4 [576018]: Vì sao khi La bí thư đi họp thì vợ ông luôn phải ngồi ở hàng ghế đầu tiên?
A, Ông La cần uống mật khi lên báo cáo nên bà ngồi ở hàng đầu để dễ dàng đưa cho ông.
B, Bà La là người cẩn trọng, muốn ngồi ở hàng đầu để có thể theo dõi được ông khi nói.
C, Ông La là người bảo thủ và nóng giận nên bà muốn kiểm soát ông những lúc ấy.
D, Bà La sợ rằng không nhìn thấy mình ở hàng ghế đầu thì La Lục Tử sẽ nóng giận.
Giải thích
Đọc kĩ nội dung: "Tính nết ông ương bướng, bản thân ông cũng biết rõ điều đó, nhưng không sao thay đổi đi được. Khi bà lão còn sống, thường hay ngăn cản ông, mỗi khi họp hành, ông phải báo cáo, bao giờ bà lão cũng ngồi ngay ở hàng ghế đầu. Khi thấy ông hơi hơi nổi nóng lên, nói năng đã bắt đầu quá lời, bà liền đưa mật cho ông". Từ đoạn văn bản này có thể thấy, hành động đưa mật cho ông La chỉ là cách để làm ông kiểm soát cơn nóng giận của mình nên chọn C. Đáp án: C
Đọc kĩ nội dung: "Tính nết ông ương bướng, bản thân ông cũng biết rõ điều đó, nhưng không sao thay đổi đi được. Khi bà lão còn sống, thường hay ngăn cản ông, mỗi khi họp hành, ông phải báo cáo, bao giờ bà lão cũng ngồi ngay ở hàng ghế đầu. Khi thấy ông hơi hơi nổi nóng lên, nói năng đã bắt đầu quá lời, bà liền đưa mật cho ông". Từ đoạn văn bản này có thể thấy, hành động đưa mật cho ông La chỉ là cách để làm ông kiểm soát cơn nóng giận của mình nên chọn C. Đáp án: C
Câu 5 [576019]: Theo lời của người kể chuyện, đồ đạc trong nhà La bí thư "ít ỏi đến thảm hại" là do ông thanh bạch nên dù làm quan cũng có cuộc sống rất nghèo túng là đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Đáp án
Sai
Giải thích
Căn cứ vào từ khóa "đồ đạc" và "ít ỏi đến thảm hại", đọc lướt văn bản để tìm kiếm vị trí thông tin được cung cấp. Theo thông tin trong văn bản, việc vợ chồng ông La không sắm sửa đồ đạc trong gia đình là do "thời ấy người ta không ưa việc mua sắm đồ đạc gia đình", chọn B. Sai.
Sai
Giải thích
Căn cứ vào từ khóa "đồ đạc" và "ít ỏi đến thảm hại", đọc lướt văn bản để tìm kiếm vị trí thông tin được cung cấp. Theo thông tin trong văn bản, việc vợ chồng ông La không sắm sửa đồ đạc trong gia đình là do "thời ấy người ta không ưa việc mua sắm đồ đạc gia đình", chọn B. Sai.
Câu 6 [576020]: Công việc kì quặc nhất mà La Lục Tử từng làm là:
A, Thực hiện việc liên lạc trong ủy ban huyện.
B, Lấy nước cho Huyện trưởng rửa ráy mỗi sáng.
C, Làm Chủ nhiệm Hội phụ nữ của huyện.
D, Nhân viên bán hàng của cửa hàng bách hóa.
Giải thích
Đọc lại nội dung văn bản nói về những công việc mà La Lục Tử đã làm/giữ chức vụ và tiến hành suy luận: trong tất cả các công việc ông từng làm (liên lạc trong ủy ban, nhân viên bán hàng, cán sự công xã, chủ nhiệm Hội Phụ nữ) thì giai đoạn làm chủ nhiệm Hội Phụ nữ (do cán bộ nữ quá ít) là kì quặc nhất vì đáng ra người đảm nhiệm vị trí này phải là phụ nữ chứ không thể là một người đàn ông. Đáp án: C
Đọc lại nội dung văn bản nói về những công việc mà La Lục Tử đã làm/giữ chức vụ và tiến hành suy luận: trong tất cả các công việc ông từng làm (liên lạc trong ủy ban, nhân viên bán hàng, cán sự công xã, chủ nhiệm Hội Phụ nữ) thì giai đoạn làm chủ nhiệm Hội Phụ nữ (do cán bộ nữ quá ít) là kì quặc nhất vì đáng ra người đảm nhiệm vị trí này phải là phụ nữ chứ không thể là một người đàn ông. Đáp án: C
Câu 7 [576021]: Hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào vị trí thích hợp
bình minh cất giấu hoàng hôn tập thể
Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã _______ hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng _______ và dành thời gian để ngắm _______, những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời.
bình minh cất giấu hoàng hôn tập thể
Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã _______ hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng _______ và dành thời gian để ngắm _______, những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời.
A, Hấp hối.
B, Suy yếu.
C, Không nói được.
D, Chết.
Đáp án
Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã cất giấu hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng tập thể và dành thời gian để ngắm hoàng hôn, những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời.
Giải thích
Đọc lại văn bản, đoạn mô tả về hành động của La Lục Tử sau khi đi viếng mộ vợ và cha mẹ của mình; câu văn hoàn chỉnh là: "Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã [cất giấu] hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng [tập thể] và dành thời gian để ngắm [hoàng hôn], những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời".
Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã cất giấu hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng tập thể và dành thời gian để ngắm hoàng hôn, những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời.
Giải thích
Đọc lại văn bản, đoạn mô tả về hành động của La Lục Tử sau khi đi viếng mộ vợ và cha mẹ của mình; câu văn hoàn chỉnh là: "Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã [cất giấu] hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng [tập thể] và dành thời gian để ngắm [hoàng hôn], những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời".
Câu 8 [576022]: Trong thời gian chưa về quê được, La Lục Tử có tâm trạng như thế nào?
A, Lo lắng, sợ hãi.
B, Bề bộn, âu lo.
C, Mệt mỏi, chán nản.
D, Buồn bã, thất vọng.
Giải thích
Đọc lại đoạn văn mô tả về cuộc sống của La Lục Tử khi con cái không đồng ý cho ông về quê, căn cứ vào câu văn: "lòng ông rối loạn, mà chẳng tìm cho ra được đầu nào, mối nào" để xác định tâm trạng của ông.
Từ "bề bộn" cùng nghĩa với "rối loạn" nên có thể chọn nhanh đáp án B. Đáp án: B
Đọc lại đoạn văn mô tả về cuộc sống của La Lục Tử khi con cái không đồng ý cho ông về quê, căn cứ vào câu văn: "lòng ông rối loạn, mà chẳng tìm cho ra được đầu nào, mối nào" để xác định tâm trạng của ông.
Từ "bề bộn" cùng nghĩa với "rối loạn" nên có thể chọn nhanh đáp án B. Đáp án: B
Câu 9 [576023]: Việc La Lục Tử vò hai hạt hạch đào trong tay có ý nghĩa gì với ông?
A, Giúp ông cảm thấy đỡ buồn chán trong thời gian phải sống một mình.
B, Giúp ông cảm thấy được an tâm như nhận được sự động viên nào đó.
C, Giúp La Lục Tử cảm thấy mình đang thực hiện một công việc quan trọng.
D, Giúp ông được sống lại với những kí ức của thời tuổi trẻ đầy sôi nổi.
Giải thích
Đọc nội dung của hai đoạn văn cuối, xác định các thông tin quan trọng: "lòng ông rối loạn", "coi nó như một thứ bảo bối của mình" và tiến hành suy luận. La bí thư vò hai hạch đào trong tay những lúc cảm thấy rối loạn và hành động đó phần nhiều là vô thức, ông cảm thấy an tâm hơn khi thực hiện hành động ấy chứ không có chủ đích làm việc gì đó cụ thể nên đáp án đúng là B. Đáp án: B
Đọc nội dung của hai đoạn văn cuối, xác định các thông tin quan trọng: "lòng ông rối loạn", "coi nó như một thứ bảo bối của mình" và tiến hành suy luận. La bí thư vò hai hạch đào trong tay những lúc cảm thấy rối loạn và hành động đó phần nhiều là vô thức, ông cảm thấy an tâm hơn khi thực hiện hành động ấy chứ không có chủ đích làm việc gì đó cụ thể nên đáp án đúng là B. Đáp án: B
Câu 10 [576024]: Nội dung chính là văn bản là:
A, Chân dung La Lục Tử lạc lõng khi sống ở nơi xa lạ, thiếu gắn kết về tâm hồn.
B, Sự xa lạ của vùng đất sơn địa đối với La bí thư trong những năm tháng cuộc đời.
C, Hành động kì thị của những người xa lạ khiến ông La cảm thấy bị tổn thương.
D, Vùng đất sơn địa đẹp yên bình nhưng ẩn chứa nhiều biến động trong đời sống.
Giải thích
Sau quá trình đọc - hiểu văn bản, xác định La Lục Tử đã sống 30 năm ở vùng sơn địa (gần như cả một đời) nhưng ông vẫn luôn cảm thấy xa lạ (nhất là khi người vợ của ông mất) và mong muốn được về quê sống với những điều quen thuộc với mình. Thứ La bí thư cảm thấy xa lạ là sự hòa hơp về tinh thần, gắn kết với những người xung quanh chứ không phải địa hình, khí hậu… nên cần loại B.
Trong văn bản có nhắc tới sự chế giễu của những người xung quanh nhưng thông qua lời người kể chuyện có thể thấy: La Lục Tử không bị tổn thương vì những lời ấy mà chỉ thấy buồn, thiếu sự gần gũi nên loại C,D. Đáp án: A
Sau quá trình đọc - hiểu văn bản, xác định La Lục Tử đã sống 30 năm ở vùng sơn địa (gần như cả một đời) nhưng ông vẫn luôn cảm thấy xa lạ (nhất là khi người vợ của ông mất) và mong muốn được về quê sống với những điều quen thuộc với mình. Thứ La bí thư cảm thấy xa lạ là sự hòa hơp về tinh thần, gắn kết với những người xung quanh chứ không phải địa hình, khí hậu… nên cần loại B.
Trong văn bản có nhắc tới sự chế giễu của những người xung quanh nhưng thông qua lời người kể chuyện có thể thấy: La Lục Tử không bị tổn thương vì những lời ấy mà chỉ thấy buồn, thiếu sự gần gũi nên loại C,D. Đáp án: A
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10
[1] Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà cụ cũng đã thừa bát ăn. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.
[2] Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu. Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v.v... Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này. Trong một buổi uống trà đêm, cụ Kép nói với một người bạn đến hỏi cụ về cách thức trồng cây vườn hoa:
- Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy thì yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật quý ấy không ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn.
Thiếu hẳn loài Bạch ngọc, cụ Kép đã cho trồng nhiều giống Mặc lan, Đông lan, Trần mộng. Giống này khỏe, đen hoa và rò đẫy, hoa có khi đậu được đến nửa tháng và trong mươi ngày, nếu chủ vườn có quên bón tưới, cũng không lụi.
Chiều hôm nay, hoa Mặc lan chớm nở.
Chiều mai, mùng một Tết, hoa Mặc lan mãn khai đầy vườn.
[3] Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha.
Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo. Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng. Thực là hai đứa trẻ con đang ngồi nghịch với lồng bàn giấy. Họ trịnh trọng ngồi dán hồ, vuốt giấy.
Ông cụ Kép đứng kèm bên, mỗi lúc lại nhắc:
- Này Cả, thầy tưởng miệng lồng bàn, con nên đan to hơn miệng chậu. Con chạy ra, lấy cái que đo lại lợi chậu xem. Nếu rộng thì hỏng hết. Đo lợi chậu Mặc lan thôi.
[4] Hai ông ấm, ngồi phất được đến mười cái lồng bàn giấy. Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá cuội đã ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn, để ra một mẹt riêng. Ông ấm cả, ông ấm hai lễ mễ bưng những chậu Mặc lan vào trong nhà. Cả ba ông con đều nhặt những hòn cuội xấu nhất, méo mó, xù xì trải xuống mặt đất những chậu lan gần nở. Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình.
[5] Nồi kẹo đã nấu xong nhưng phải đợi đến gần cuối canh hai kẹo mới nguội.
Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa.
[6] Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa.
Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời. Năm nay, trời giao thừa lành.
Cả một buổi sớm, cụ Kép phải bận ở đình làng. Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa.
Bõ già đã bày ra giữa sân bốn cái đôn sứ Bát Tràng mầu xanh quan lục. Trước mặt mỗi đôn, bõ già đặt một án thư nhỏ, trên đó ngất nghểu hai chậu lan còn lù lù chiếc lồng bàn úp, và một hũ rượu da lươn lớn có nút lá chuối khô. Bõ già xếp đặt trông thạo lắm. Trong mấy năm nay, đầu mùa xuân nào bõ già cũng phải ít ra là một lần, bày biện bàn tiệc rượu Thạch lan hương như thế. Bõ già hôm nay lẩm bẩm phàn nàn với ông ấm hai:
- Năm nay cụ nhà uống rượu sớm quá và lại uống ban ngày. Mọi năm, cứ đúng rằm tháng giêng mới uống. Vả lại uống vào chiều tối. Đốt đèn lồng, treo ở ngoài vườn, trông vào bữa rượu hoa, đẹp lắm cậu ạ [..]
[7] Phía ngoài cổng, có tiếng chó sủa vang. Bõ già nhìn ra thấy bốn cụ tiến vào đã quá nửa lòng ngõ duối. Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một chiếc gậy tre càng cua hay trúc đùi gà. Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu. Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một.
Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi: Những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ vào khoảng không trong vắt như có ý theo dõi luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian.
- Dạ, xin rước các cụ.
Dứt tiếng cụ Kép, tất cả bốn cụ đề úp lòng bàn tay vào nhau thi lễ và giơ tay chỉ thẳng vào giữa mời nhau ai cao tuổi xin nhắp chén trước đi. Tiệc rượu bắt đầu. Bõ già kính cẩn chắp tay đứng sau lưng chủ, có vẻ cũng thèm say lắm. [..] .
[8] Sau mấy câu phê bình về tiệc rượu, tỏ ra mình là người biết thưởng thức những vị thanh lương đạm bạc, bốn cụ đều xoay câu chuyện sang phía thơ văn. Cụ Tú người cùng làng với cụ Kép mở đầu câu chuyện làm thơ.
- Sớm nay, đệ đã khai bút rồi. Đệ nghĩ được một đôi câu đối. Để các cụ chữa cho mấy chữ. Chiều nay sẽ viết luôn vào giấy hồng điều để xin phép dán thêm vào cổng nhà.
Ba cụ cùng cạn chén một lúc, cùng nói một lúc:
- Cụ Tú hãy cạn luôn ba chén rồi hãy đọc đôi câu đối mới. Câu đối của cụ còn ai mà hạch nổi chữ nào. Cụ nói gì mà khiêm tốn vậy.. Chúng tôi xin nghe.
Chờ cụ Tú dặng hắng lấy giọng, mỗi cụ đều bỏ vào mồm những viên kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan. Những nhân đá đánh vào răng kêu lách cách. Mỗi ông già đọc một đôi câu đối.
Rồi chén rượu ngừng là một lời thơ ngâm trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều. [..]
(Trích truyện ngắn Hương cuội, Vang bóng một thời – Nguyễn Tuân)
[2] Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu. Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v.v... Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này. Trong một buổi uống trà đêm, cụ Kép nói với một người bạn đến hỏi cụ về cách thức trồng cây vườn hoa:
- Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy thì yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật quý ấy không ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn.
Thiếu hẳn loài Bạch ngọc, cụ Kép đã cho trồng nhiều giống Mặc lan, Đông lan, Trần mộng. Giống này khỏe, đen hoa và rò đẫy, hoa có khi đậu được đến nửa tháng và trong mươi ngày, nếu chủ vườn có quên bón tưới, cũng không lụi.
Chiều hôm nay, hoa Mặc lan chớm nở.
Chiều mai, mùng một Tết, hoa Mặc lan mãn khai đầy vườn.
[3] Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha.
Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo. Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng. Thực là hai đứa trẻ con đang ngồi nghịch với lồng bàn giấy. Họ trịnh trọng ngồi dán hồ, vuốt giấy.
Ông cụ Kép đứng kèm bên, mỗi lúc lại nhắc:
- Này Cả, thầy tưởng miệng lồng bàn, con nên đan to hơn miệng chậu. Con chạy ra, lấy cái que đo lại lợi chậu xem. Nếu rộng thì hỏng hết. Đo lợi chậu Mặc lan thôi.
[4] Hai ông ấm, ngồi phất được đến mười cái lồng bàn giấy. Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá cuội đã ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn, để ra một mẹt riêng. Ông ấm cả, ông ấm hai lễ mễ bưng những chậu Mặc lan vào trong nhà. Cả ba ông con đều nhặt những hòn cuội xấu nhất, méo mó, xù xì trải xuống mặt đất những chậu lan gần nở. Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình.
[5] Nồi kẹo đã nấu xong nhưng phải đợi đến gần cuối canh hai kẹo mới nguội.
Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa.
[6] Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa.
Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời. Năm nay, trời giao thừa lành.
Cả một buổi sớm, cụ Kép phải bận ở đình làng. Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa.
Bõ già đã bày ra giữa sân bốn cái đôn sứ Bát Tràng mầu xanh quan lục. Trước mặt mỗi đôn, bõ già đặt một án thư nhỏ, trên đó ngất nghểu hai chậu lan còn lù lù chiếc lồng bàn úp, và một hũ rượu da lươn lớn có nút lá chuối khô. Bõ già xếp đặt trông thạo lắm. Trong mấy năm nay, đầu mùa xuân nào bõ già cũng phải ít ra là một lần, bày biện bàn tiệc rượu Thạch lan hương như thế. Bõ già hôm nay lẩm bẩm phàn nàn với ông ấm hai:
- Năm nay cụ nhà uống rượu sớm quá và lại uống ban ngày. Mọi năm, cứ đúng rằm tháng giêng mới uống. Vả lại uống vào chiều tối. Đốt đèn lồng, treo ở ngoài vườn, trông vào bữa rượu hoa, đẹp lắm cậu ạ [..]
[7] Phía ngoài cổng, có tiếng chó sủa vang. Bõ già nhìn ra thấy bốn cụ tiến vào đã quá nửa lòng ngõ duối. Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một chiếc gậy tre càng cua hay trúc đùi gà. Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu. Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một.
Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi: Những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ vào khoảng không trong vắt như có ý theo dõi luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian.
- Dạ, xin rước các cụ.
Dứt tiếng cụ Kép, tất cả bốn cụ đề úp lòng bàn tay vào nhau thi lễ và giơ tay chỉ thẳng vào giữa mời nhau ai cao tuổi xin nhắp chén trước đi. Tiệc rượu bắt đầu. Bõ già kính cẩn chắp tay đứng sau lưng chủ, có vẻ cũng thèm say lắm. [..] .
[8] Sau mấy câu phê bình về tiệc rượu, tỏ ra mình là người biết thưởng thức những vị thanh lương đạm bạc, bốn cụ đều xoay câu chuyện sang phía thơ văn. Cụ Tú người cùng làng với cụ Kép mở đầu câu chuyện làm thơ.
- Sớm nay, đệ đã khai bút rồi. Đệ nghĩ được một đôi câu đối. Để các cụ chữa cho mấy chữ. Chiều nay sẽ viết luôn vào giấy hồng điều để xin phép dán thêm vào cổng nhà.
Ba cụ cùng cạn chén một lúc, cùng nói một lúc:
- Cụ Tú hãy cạn luôn ba chén rồi hãy đọc đôi câu đối mới. Câu đối của cụ còn ai mà hạch nổi chữ nào. Cụ nói gì mà khiêm tốn vậy.. Chúng tôi xin nghe.
Chờ cụ Tú dặng hắng lấy giọng, mỗi cụ đều bỏ vào mồm những viên kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan. Những nhân đá đánh vào răng kêu lách cách. Mỗi ông già đọc một đôi câu đối.
Rồi chén rượu ngừng là một lời thơ ngâm trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều. [..]
(Trích truyện ngắn Hương cuội, Vang bóng một thời – Nguyễn Tuân)
Câu 11 [584777]: Từ đoạn số [1], cụ Kép nghĩ rằng mình không phù hợp để chơi hoa vì lí do nào sau đây?
A, Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình.
B, Mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng, chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong.
C, Đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó.
D, Gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [1].
Lời giải
- Đáp án A sai vì đây là lời giới thiệu về cụ Kép chứ không phải lí do cho việc cụ không phù hợp để chơi hoa.
- Đáp án B đúng vì theo đoạn [1] có viết “Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa”. Có thể thấy, cụm từ “mình chỉ là…nói chi đến chuyện chơi hoa” đã khẳng định trước đây cụ Kép cho rằng mình không phù hợp chơi hoa vì lí do như đáp án B đề cập.
- Đáp án C sai vì đây là điều kiện đặt ra với một người chơi hoa là phải có thời gian để săn sóc hoa.
- Đáp án D sai vì ý này nói tới thái độ, cách ứng xử của con người đối với việc chăm hoa. Đáp án: B
Căn cứ vào nội dung đoạn số [1].
Lời giải
- Đáp án A sai vì đây là lời giới thiệu về cụ Kép chứ không phải lí do cho việc cụ không phù hợp để chơi hoa.
- Đáp án B đúng vì theo đoạn [1] có viết “Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa”. Có thể thấy, cụm từ “mình chỉ là…nói chi đến chuyện chơi hoa” đã khẳng định trước đây cụ Kép cho rằng mình không phù hợp chơi hoa vì lí do như đáp án B đề cập.
- Đáp án C sai vì đây là điều kiện đặt ra với một người chơi hoa là phải có thời gian để săn sóc hoa.
- Đáp án D sai vì ý này nói tới thái độ, cách ứng xử của con người đối với việc chăm hoa. Đáp án: B
Câu 12 [584778]: Cụ Kép đối xử với hoa bằng tình cảm, thái độ như thế nào? (Chọn 2 đáp án đúng)
□ A. Trân trọng, nâng niu.
□ B. Phó mặc, thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay.
□ C. Đắm đuối, mê mẩn đến quên ăn, quên ngủ, không quan tâm đến điều gì khác ngoài hoa.
□ D. Lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ.
□ A. Trân trọng, nâng niu.
□ B. Phó mặc, thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay.
□ C. Đắm đuối, mê mẩn đến quên ăn, quên ngủ, không quan tâm đến điều gì khác ngoài hoa.
□ D. Lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ.
Đáp án
🗹 A. Trân trọng, nâng niu.
□ B. Phó mặc, thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay.
□ C. Đắm đuối, mê mẩn đến quên ăn, quên ngủ, không quan tâm đến điều gì khác ngoài hoa.
🗹 D. Lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản, đặc biệt đoạn số [1]
Lời giải
- Từ đoạn [1] có thể thấy “Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng” như vậy đáp án D là chính xác.
- Trong cả văn bản, cách cụ Kép chăm hoa, nói về hoa là đủ thấy sự trân trọng, nâng niu của cụ nhưng không phải cái đắm đuối đến quên ăn quên ngủ mà vô cùng chừng mực. Vậy nên đáp án đúng là A.
🗹 A. Trân trọng, nâng niu.
□ B. Phó mặc, thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay.
□ C. Đắm đuối, mê mẩn đến quên ăn, quên ngủ, không quan tâm đến điều gì khác ngoài hoa.
🗹 D. Lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản, đặc biệt đoạn số [1]
Lời giải
- Từ đoạn [1] có thể thấy “Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng” như vậy đáp án D là chính xác.
- Trong cả văn bản, cách cụ Kép chăm hoa, nói về hoa là đủ thấy sự trân trọng, nâng niu của cụ nhưng không phải cái đắm đuối đến quên ăn quên ngủ mà vô cùng chừng mực. Vậy nên đáp án đúng là A.
Câu 13 [584779]: Dựa vào đoạn số [3], điền một từ ngữ không quá một tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống.
Kẹo mạch nha được nấu vô cùng cẩn thận và kĩ lưỡng, người trông nồi kẹo cần phải điều chỉnh được độ to nhỏ của ngọn lửa, nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng nồi kẹo bị _______.
Kẹo mạch nha được nấu vô cùng cẩn thận và kĩ lưỡng, người trông nồi kẹo cần phải điều chỉnh được độ to nhỏ của ngọn lửa, nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng nồi kẹo bị _______.
Đáp án:
"khê"
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [3].
Lời giải
Trong đoạn số [3] có thông tin sau đây “Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo”. Như vậy có thể thấy, nếu người trông nồi kẹp không cẩn thận điều chỉnh lửa thì nồi kẹp mạch nha sẽ dễ bị khê.
=> Đáp án: khê.
"khê"
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [3].
Lời giải
Trong đoạn số [3] có thông tin sau đây “Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo”. Như vậy có thể thấy, nếu người trông nồi kẹp không cẩn thận điều chỉnh lửa thì nồi kẹp mạch nha sẽ dễ bị khê.
=> Đáp án: khê.
Câu 14 [584780]: Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng hoặc sai.
Hai ông ấm – con trai cụ Kép là những người con hiếu thảo, luôn cố gắng làm cha vui lòng khi toại được sở thích của mình.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Hai ông ấm – con trai cụ Kép là những người con hiếu thảo, luôn cố gắng làm cha vui lòng khi toại được sở thích của mình.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án
Hai ông ấm – con trai cụ Kép là những người con hiếu thảo, luôn cố gắng làm cha vui lòng khi toại được sở thích của mình.
Đúng hay sai?
Đúng ◉ Sai
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [3], [4].
Lời giải
Qua đoạn số [4] có thể nhận thấy thông tin “Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già”. Thêm vào đó là một số chi tiết ở đoạn số [3] như “Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng”. Điều này cho thấy dù đã lớn tuổi nhưng hai người con của cụ Kép rất hiếu thảo, sẵn sàng làm mọi chuyện để cha vui lòng. Song, những việc như phất lồng bàn giấy là sở thích của người cha già chứ không phải sở thích của chính họ. Vì vậy, nhận định của đề bài là chưa chính xác.
Hai ông ấm – con trai cụ Kép là những người con hiếu thảo, luôn cố gắng làm cha vui lòng khi toại được sở thích của mình.
Đúng hay sai?
Đúng ◉ Sai
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [3], [4].
Lời giải
Qua đoạn số [4] có thể nhận thấy thông tin “Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già”. Thêm vào đó là một số chi tiết ở đoạn số [3] như “Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng”. Điều này cho thấy dù đã lớn tuổi nhưng hai người con của cụ Kép rất hiếu thảo, sẵn sàng làm mọi chuyện để cha vui lòng. Song, những việc như phất lồng bàn giấy là sở thích của người cha già chứ không phải sở thích của chính họ. Vì vậy, nhận định của đề bài là chưa chính xác.
Câu 15 [584781]: Hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các cụm từ vào đúng vị trí.
cúng bái uống rượu thưởng hoa cảm nhận bình thơ nấu kẹo mạch nha
Không khí Tết cổ truyền được miêu tả qua những chi tiết: Cụ Kép cùng con cháu quây quần chăm chút cho vườn lan nở đúng dịp Tết, _______ ướp hương lan, _______ đêm giao thừa, _______ cùng những người bạn già, _______ và thưởng thức cái không khí êm đềm của mùa xuân.
cúng bái uống rượu thưởng hoa cảm nhận bình thơ nấu kẹo mạch nha
Không khí Tết cổ truyền được miêu tả qua những chi tiết: Cụ Kép cùng con cháu quây quần chăm chút cho vườn lan nở đúng dịp Tết, _______ ướp hương lan, _______ đêm giao thừa, _______ cùng những người bạn già, _______ và thưởng thức cái không khí êm đềm của mùa xuân.
Đáp án
Không khí Tết cổ truyền được miêu tả qua những chi tiết: Cụ Kép cùng con cháu quây quần chăm chút cho vườn lan nở đúng dịp Tết, nấu kẹo mạch nha ướp hương lan, cúng bái đêm giao thừa, uống rượu thưởng hoa cùng những người bạn già, bình thơ và thưởng thức cái không khí êm đềm của mùa xuân.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải
Theo thông tin từ văn bản, đúng trình tự kể chuyện của tác giả thì ở đoạn [3] đã xuất hiện chi tiết “Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha”. Như vậy, từ khóa còn thiếu phù hợp với ô số 1 là nấu kẹo mạch nha ướp hương lan.
=> [vị trí thả 1]: nấu kẹo mạch nha
Sau đó đến đoạn số [6], khi nồi kẹo mạch nha đã nấu xong và hoàn tất mọi công đoạn thì xuất hiện chi tiết “Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa. Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời”. Đây là hành động cúng bái vào đêm giao thừa – một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt.
=> [vị trí thả 2]: cúng bái
Ngay trong đoạn số [6] tiếp tục đề cập đến thông tin “Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa”. Như vậy không phải uống rượu thưởng trăng mà phải là thưởng hoa.
=> [vị trí thả 3]: uống rượu thưởng hoa
Vị trí ô trống cuối cùng sẽ dễ bị nhầm lẫn hai hành động làm thơ hoặc bình thơ. Tuy nhiên có thể thấy ở đoạn [8], các cụ không phải đang làm thơ, sáng tác ngay tức khắc mà đã chuẩn bị trước và mang đến nhờ mọi người cùng góp ý. Như vậy đáp án đúng là bình thơ.
=> [vị trí thả 4]: bình thơ
Đáp án:
[vị trí thả 1]: nấu kẹo mạch nha
[vị trí thả 2]: cúng bái
[vị trí thả 3]: uống rượu thưởng hoa
[vị trí thả 4]: bình thơ
Không khí Tết cổ truyền được miêu tả qua những chi tiết: Cụ Kép cùng con cháu quây quần chăm chút cho vườn lan nở đúng dịp Tết, nấu kẹo mạch nha ướp hương lan, cúng bái đêm giao thừa, uống rượu thưởng hoa cùng những người bạn già, bình thơ và thưởng thức cái không khí êm đềm của mùa xuân.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải
Theo thông tin từ văn bản, đúng trình tự kể chuyện của tác giả thì ở đoạn [3] đã xuất hiện chi tiết “Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha”. Như vậy, từ khóa còn thiếu phù hợp với ô số 1 là nấu kẹo mạch nha ướp hương lan.
=> [vị trí thả 1]: nấu kẹo mạch nha
Sau đó đến đoạn số [6], khi nồi kẹo mạch nha đã nấu xong và hoàn tất mọi công đoạn thì xuất hiện chi tiết “Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa. Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời”. Đây là hành động cúng bái vào đêm giao thừa – một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt.
=> [vị trí thả 2]: cúng bái
Ngay trong đoạn số [6] tiếp tục đề cập đến thông tin “Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa”. Như vậy không phải uống rượu thưởng trăng mà phải là thưởng hoa.
=> [vị trí thả 3]: uống rượu thưởng hoa
Vị trí ô trống cuối cùng sẽ dễ bị nhầm lẫn hai hành động làm thơ hoặc bình thơ. Tuy nhiên có thể thấy ở đoạn [8], các cụ không phải đang làm thơ, sáng tác ngay tức khắc mà đã chuẩn bị trước và mang đến nhờ mọi người cùng góp ý. Như vậy đáp án đúng là bình thơ.
=> [vị trí thả 4]: bình thơ
Đáp án:
[vị trí thả 1]: nấu kẹo mạch nha
[vị trí thả 2]: cúng bái
[vị trí thả 3]: uống rượu thưởng hoa
[vị trí thả 4]: bình thơ
Câu 16 [584782]: Hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các cụm từ vào đúng vị trí.
lòng yêu nước nho sĩ nhà văn truyền thống văn hóa
Tác phẩm “Hương cuội” đã thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc với một số biểu hiện sau: - Ca ngợi vẻ đẹp _______ của dân tộc: Uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa, đặc biệt là thú làm kẹo hương cuội vào dịp Tết cổ truyền.- Ca ngợi những _______ thanh cao, có tâm hồn và thú vui tao nhã luôn có ý thức trong việc gìn giữ truyền lại cho con cháu vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.- Bất hòa với hiện thực, Nguyễn Tuân đã tìm về quá khứ của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp của con người Việt một thời nay còn vang bóng. Đó cũng chính là một cách để Nguyễn Tuân cũng như các nhân vật của ông bày tỏ _______ và sự chán ghét những biểu hiện nhố nhăng của xã hội đương thời.
lòng yêu nước nho sĩ nhà văn truyền thống văn hóa
Tác phẩm “Hương cuội” đã thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc với một số biểu hiện sau: - Ca ngợi vẻ đẹp _______ của dân tộc: Uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa, đặc biệt là thú làm kẹo hương cuội vào dịp Tết cổ truyền.- Ca ngợi những _______ thanh cao, có tâm hồn và thú vui tao nhã luôn có ý thức trong việc gìn giữ truyền lại cho con cháu vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.- Bất hòa với hiện thực, Nguyễn Tuân đã tìm về quá khứ của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp của con người Việt một thời nay còn vang bóng. Đó cũng chính là một cách để Nguyễn Tuân cũng như các nhân vật của ông bày tỏ _______ và sự chán ghét những biểu hiện nhố nhăng của xã hội đương thời.
Đáp án
Tác phẩm “Hương cuội” đã thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc với một số biểu hiện sau: - Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc: Uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa, đặc biệt là thú làm kẹo hương cuội vào dịp Tết cổ truyền.- Ca ngợi những nho sĩ thanh cao, có tâm hồn và thú vui tao nhã luôn có ý thức trong việc gìn giữ truyền lại cho con cháu vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.- Bất hòa với hiện thực, Nguyễn Tuân đã tìm về quá khứ của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp của con người Việt một thời nay còn vang bóng. Đó cũng chính là một cách để Nguyễn Tuân cũng như các nhân vật của ông bày tỏ lòng yêu nước và sự chán ghét những biểu hiện nhố nhăng của xã hội đương thời.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải
Có thể thấy các thú chơi như uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa, đặc biệt là thú làm kẹo hương cuội đều là những phong tục truyền thống của Tết cổ truyền mà chúng ta thường gọi là truyền thống văn hóa của dân tộc.
=> [vị trí thả 1]: truyền thống văn hóa
Lớp người như cụ Kép và những người bạn của cụ trong thời kì phong kiến, hoặc những năm đầu thế kỉ XX được gọi là những nhà nho, hay còn gọi là nho sĩ.
=> [vị trí thả 2]: nho sĩ
Những biểu hiện như tìm về quá khứ của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp của con người Việt đều thể hiện một tấm lòng yêu đất nước sâu nặng, cháy bỏng của tác giả Nguyễn Tuân.
=> [vị trí thả 3]: lòng yêu nước
Đáp án:
[vị trí thả 1]: truyền thống văn hóa
[vị trí thả 2]: nho sĩ
[vị trí thả 3]: lòng yêu nước
Tác phẩm “Hương cuội” đã thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc với một số biểu hiện sau: - Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc: Uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa, đặc biệt là thú làm kẹo hương cuội vào dịp Tết cổ truyền.- Ca ngợi những nho sĩ thanh cao, có tâm hồn và thú vui tao nhã luôn có ý thức trong việc gìn giữ truyền lại cho con cháu vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.- Bất hòa với hiện thực, Nguyễn Tuân đã tìm về quá khứ của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp của con người Việt một thời nay còn vang bóng. Đó cũng chính là một cách để Nguyễn Tuân cũng như các nhân vật của ông bày tỏ lòng yêu nước và sự chán ghét những biểu hiện nhố nhăng của xã hội đương thời.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải
Có thể thấy các thú chơi như uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa, đặc biệt là thú làm kẹo hương cuội đều là những phong tục truyền thống của Tết cổ truyền mà chúng ta thường gọi là truyền thống văn hóa của dân tộc.
=> [vị trí thả 1]: truyền thống văn hóa
Lớp người như cụ Kép và những người bạn của cụ trong thời kì phong kiến, hoặc những năm đầu thế kỉ XX được gọi là những nhà nho, hay còn gọi là nho sĩ.
=> [vị trí thả 2]: nho sĩ
Những biểu hiện như tìm về quá khứ của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp của con người Việt đều thể hiện một tấm lòng yêu đất nước sâu nặng, cháy bỏng của tác giả Nguyễn Tuân.
=> [vị trí thả 3]: lòng yêu nước
Đáp án:
[vị trí thả 1]: truyền thống văn hóa
[vị trí thả 2]: nho sĩ
[vị trí thả 3]: lòng yêu nước
Câu 17 [584783]: Thú vui của cụ Kép trong đoạn trích trên là thú vui như thế nào?
A, Thanh cao, tao nhã
B, U mê, vô bổ
C, Nhàm chán, giết thời gian
D, Độc đáo, khác người
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải
Trước hết cần xác định thú vui của cụ Kép trong văn bản là gì? Có thể nhận thấy nổi bật lên là cụ thích chơi hoa, làm kẹo mạch nha, uống rượu thưởng hoa,… Những thú vui kể trên đều là những điều vô cùng cao đẹp, là những giá trị văn hóa gắn liền với truyền thống của dân tộc. Vậy nên, thú vui của cụ Kép là thú vui thanh cao và tao nhã. Đáp án: A
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải
Trước hết cần xác định thú vui của cụ Kép trong văn bản là gì? Có thể nhận thấy nổi bật lên là cụ thích chơi hoa, làm kẹo mạch nha, uống rượu thưởng hoa,… Những thú vui kể trên đều là những điều vô cùng cao đẹp, là những giá trị văn hóa gắn liền với truyền thống của dân tộc. Vậy nên, thú vui của cụ Kép là thú vui thanh cao và tao nhã. Đáp án: A
Câu 18 [584784]: Với tính cách của cụ Kép, theo em vì sao cụ không trồng lan Bạch ngọc?
□ A. Vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc.
□ B. Vì lan Bạch ngọc khó chăm, phải tốn rất nhiều công sức.
□ C. Vì lan Bạch ngọc yếu ớt buộc phải có phụ nữ chăm sóc.
□ D. Vì lan Bạch ngọc yểu điệu phù hợp với phụ nữ chăm sóc.
□ A. Vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc.
□ B. Vì lan Bạch ngọc khó chăm, phải tốn rất nhiều công sức.
□ C. Vì lan Bạch ngọc yếu ớt buộc phải có phụ nữ chăm sóc.
□ D. Vì lan Bạch ngọc yểu điệu phù hợp với phụ nữ chăm sóc.
Đáp án
□ A. Vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc.
🗹 B. Vì lan Bạch ngọc khó chăm, phải tốn rất nhiều công sức.
□ C. Vì lan Bạch ngọc yếu ớt buộc phải có phụ nữ chăm sóc.
🗹 D. Vì lan Bạch ngọc yểu điệu phù hợp với phụ nữ chăm sóc.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [2].
Lời giải
- Đáp án A sai vì trong đoạn số [2] có thông tin “Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này”. Có thể thấy chính đoạn văn đã khẳng định giá đắt không phải lí do khiến cụ Kép không trồng giống hoa này.
- Đáp án B đúng vì “Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ”. Điều này chứng tỏ hoa Bạch ngọc rất khó chăm, tốn nhiều công sức của người trồng.
- Đáp án C sai vì “Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn” tức là lan Bạch ngọc phù hợp, ưa thích bàn tay người phụ nữ chăm sóc hơn, chứ không phải bắt buộc phải là người phụ nữ. Như vậy đáp án D là chính xác.
□ A. Vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc.
🗹 B. Vì lan Bạch ngọc khó chăm, phải tốn rất nhiều công sức.
□ C. Vì lan Bạch ngọc yếu ớt buộc phải có phụ nữ chăm sóc.
🗹 D. Vì lan Bạch ngọc yểu điệu phù hợp với phụ nữ chăm sóc.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn số [2].
Lời giải
- Đáp án A sai vì trong đoạn số [2] có thông tin “Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này”. Có thể thấy chính đoạn văn đã khẳng định giá đắt không phải lí do khiến cụ Kép không trồng giống hoa này.
- Đáp án B đúng vì “Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ”. Điều này chứng tỏ hoa Bạch ngọc rất khó chăm, tốn nhiều công sức của người trồng.
- Đáp án C sai vì “Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn” tức là lan Bạch ngọc phù hợp, ưa thích bàn tay người phụ nữ chăm sóc hơn, chứ không phải bắt buộc phải là người phụ nữ. Như vậy đáp án D là chính xác.
Câu 19 [584785]: Dựa vào văn bản, điền hai từ ngữ phù hợp, mỗi từ không quá hai tiếng vào chỗ trống.
Nhan đề “Hương cuội” trong văn cảnh truyện ngắn này có nghĩa là mùi hương của _______. Nó được chọn làm _______ và được ướp hương lan nên có mùi hương của hoa lan.
Nhan đề “Hương cuội” trong văn cảnh truyện ngắn này có nghĩa là mùi hương của _______. Nó được chọn làm _______ và được ướp hương lan nên có mùi hương của hoa lan.
Đáp án:
Nhan đề “Hương cuội” trong văn cảnh truyện ngắn này có nghĩa là mùi hương của đá cuội. Nó được chọn làm nhân kẹo và được ướp hương lan nên có mùi hương của hoa lan.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản, nhan đề.
Lời giải
- Dựa vào nội dung văn bản, đặc biệt là đoạn số [5] có thể thấy cách làm kẹo mạch nha được miêu tả như sau “Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa”. Từ chi tiết này có thể thấy, “hương cuội” chính là mùi hương của viên đá cuội đã được chọn lọc kĩ lưỡng, ướp hương hoa lan và sau đó được sử dụng để làm nhân kẹo mạch nha. Qua cách làm đó kẹo mạch nha tự nhiên mang mùi hương hoa lan thơm ngát.
- Đáp án: đá cuội/nhân kẹo
Nhan đề “Hương cuội” trong văn cảnh truyện ngắn này có nghĩa là mùi hương của đá cuội. Nó được chọn làm nhân kẹo và được ướp hương lan nên có mùi hương của hoa lan.
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản, nhan đề.
Lời giải
- Dựa vào nội dung văn bản, đặc biệt là đoạn số [5] có thể thấy cách làm kẹo mạch nha được miêu tả như sau “Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa”. Từ chi tiết này có thể thấy, “hương cuội” chính là mùi hương của viên đá cuội đã được chọn lọc kĩ lưỡng, ướp hương hoa lan và sau đó được sử dụng để làm nhân kẹo mạch nha. Qua cách làm đó kẹo mạch nha tự nhiên mang mùi hương hoa lan thơm ngát.
- Đáp án: đá cuội/nhân kẹo
Câu 20 [584786]: Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng hoặc sai:Tình cảm, thái độ của tác giả Nguyễn Tuân đối với nhân vật cụ Kép trong văn bản trên là gì?

Đáp án

Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải
- Thông tin thứ nhất sai vì Nguyễn Tuân có thể hiện sự trân trọng và cảm phục nhân vật nhưng không bày tỏ khát vọng nhập vào thú chơi của nhân vật. Tác giả chỉ đóng vai trò của người đứng ngoài nhìn vào.
- Thông tin thứ hai đúng vì Nguyễn Tuân đã lí tưởng hóa nhân vật cụ Kép trở thành một người nghệ sĩ trong lĩnh vực chơi hoa, thưởng hoa uống rượu với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Từng cử chỉ, động tác, yêu cầu của cụ Kép trong thú chơi tao nhã này đều khắt khe và đầy nghệ thuật.
- Thông tin thứ ba đúng vì tác phẩm được đặt trong tập truyện “Vang bóng một thời”, điều nà chứng tỏ tất cả các thú chơi trong tác phẩm dù tao nhã, thanh cao đến nhường nào đều cũng chỉ còn là quá khứ vọng lại, vì vậy nên tác giả luôn thường trực cảm xúc nuối tiếc trước những người đã qua.

Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung văn bản.
Lời giải
- Thông tin thứ nhất sai vì Nguyễn Tuân có thể hiện sự trân trọng và cảm phục nhân vật nhưng không bày tỏ khát vọng nhập vào thú chơi của nhân vật. Tác giả chỉ đóng vai trò của người đứng ngoài nhìn vào.
- Thông tin thứ hai đúng vì Nguyễn Tuân đã lí tưởng hóa nhân vật cụ Kép trở thành một người nghệ sĩ trong lĩnh vực chơi hoa, thưởng hoa uống rượu với giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Từng cử chỉ, động tác, yêu cầu của cụ Kép trong thú chơi tao nhã này đều khắt khe và đầy nghệ thuật.
- Thông tin thứ ba đúng vì tác phẩm được đặt trong tập truyện “Vang bóng một thời”, điều nà chứng tỏ tất cả các thú chơi trong tác phẩm dù tao nhã, thanh cao đến nhường nào đều cũng chỉ còn là quá khứ vọng lại, vì vậy nên tác giả luôn thường trực cảm xúc nuối tiếc trước những người đã qua.