Quay lại
Đáp án
Đề bài đọc 02: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10
Đề 1: Thiên hà
Hiển nhiên rằng các thiên hà, các hệ sao lớn chứa hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ ngôi sao nên chúng va chạm với nhau khá thường xuyên, bởi vì khoảng cách trung bình giữa các thiên hà chỉ bằng khoảng 20 lần đường kính trung bình của thiên hà. Ngược lại, các ngôi sao hầu như không bao giờ va chạm vì khoảng cách trung bình giữa các ngôi sao là vô cùng lớn, gấp khoảng 10.000.000 lần đường kính của chúng.
Bằng cách sử dụng kính thiên văn, chúng ta có thể nhìn thấy hàng trăm thiên hà dường như đang va chạm với nhau. Khi quan sát hai thiên hà trong quá trình va chạm, chúng ta thấy rằng có vẻ như chúng đang tiếp xúc với nhau, nhưng trên thực tế không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các ngôi sao của một thiên hà và các ngôi sao của thiên hà khác. Thay vào đó, khi hai thiên hà đi qua nhau, lực hấp dẫn trong hai thiên hà làm thay đổi hình dạng của các thiên hà, thường tạo ra đuôi và cầu. Ví dụ, có hai thiên hà đã va chạm nhau được gọi là Chuột vì mỗi thiên hà khi va chạm với nhau giống một con chuột có đuôi dài; hay chẳng hạn như một thiên hà có hình dạng giống như xoáy nước dường như được kết nối với một thiên hà nhỏ hơn bằng một cây cầu kéo dài từ một trong những đường xoắn ốc dài của nó. Các nhà thiên văn học không thể theo dõi sự thay đổi hình dạng của các thiên hà va chạm vì tương tác giữa các thiên hà kéo dài hàng trăm triệu năm, nhưng họ có thể nghiên cứu các thiên hà trong các giai đoạn va chạm khác nhau để đưa ra kết luận về những gì xảy ra khi các thiên hà va chạm.
Trong một số tình huống nhất định, khi hai thiên hà va chạm, chúng không phải lúc nào chúng cũng đi qua nhau và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết hai thiên hà một cách riêng biệt. Trong tình huống, nếu hai thiên hà chuyển động đủ chậm, chúng có thể va chạm và sau đó có thể không có đủ vận tốc để tách khỏi nhau bởi lực hấp dẫn sau va chạm. Trong trường hợp này, hai thiên hà sẽ va chạm rồi di chuyển qua nhau, và sau đó bị kéo lại để va chạm một lần nữa, và tiếp tục như vậy cho đến khi chúng hợp nhất thành một thiên hà duy nhất. Trong một tình huống khác, nếu một thiên hà lớn hơn nhiều tiếp xúc với một thiên hà nhỏ hơn, thiên hà lớn hơn có thể hấp thụ thiên hà nhỏ hơn trong một quá trình gọi là “thiên hà ăn thịt đồng loại”. Trong quá trình này, thiên hà lớn hơn trước tiên sẽ kéo đi các ngôi sao bên ngoài của thiên hà nhỏ hơn và sau đó bắt đầu kéo lõi dày đặc ở sâu hơn. Trong khi quá trình ăn thịt đồng loại của các thiên hà đang diễn ra khi hai thiên hà đang hợp nhất thành một, lõi của cả hai thiên hà có thể nhìn thấy một cách rõ ràng.
Một số thiên hà hình elip khổng lồ, được cho rằng là có nhiều “hạt nhân” đã được tìm thấy trên bầu trời, và các nhà thiên văn từng nghĩ rằng những thiên hà này là những kẻ ăn thịt khổng lồ đã tiêu thụ nhiều thiên hà nhỏ hơn gần đây đủ để lõi của những kẻ bị ăn thịt vẫn còn nguyên vẹn. Có một thiên hà với 8 nhân riêng biệt, đã được tìm thấy và được sử dụng để đưa ra giả thuyết rằng các thiên hà có thể là những con quái vật phàm ăn có khả năng nuốt chửng các thiên hà khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng: có rất nhiều nhân có vẻ như đều là một phần của một thiên hà lớn duy nhất, nhưng trên thực tế chúng là những lõi của các thiên hà nhỏ hơn ở phía trước hoặc phía sau thiên hà lớn đó. Do đó, các nhà thiên văn học hiện nay tin chắc rằng việc một thiên hà lớn ăn thịt một thiên hà nhỏ hơn có tồn tại trong số lượng hạn chế các thiên hà đã tương tác với nhau. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học không bị thuyết phục về sự tồn tại của quái vật thiên hà ăn thịt đồng loại, cái mà có thể nuốt chửng số lượng lớn các thiên hà nhỏ hơn một cách đồng thời.
Các dấu hiệu của việc thiên hà ăn thịt đồng loại tồn tại ngay cả trong thiên hà của chúng ta (Dải Ngân hà). Các nhà thiên văn học đã tìm thấy những ngôi sao trẻ hơn ở phía nam của thiên hà, nơi chỉ những ngôi sao già hơn mới được tìm thấy, cho thấy rằng những ngôi sao trẻ hơn hình thành khi thiên hà của chúng ta ăn thịt một thiên hà nhỏ hơn. Hơn nữa, hiện nay có thể thấy rõ rằng thiên hà của chúng ta đang bắt đầu tiêu hóa các Đám mây Magellan, là những thiên hà nhỏ không đều, chúng cũng là bạn đồng hành của Dải Ngân hà và có thể nhìn thấy ở bầu trời phía nam trên Trái đất.
Câu 1 [576227]: Ý chính của bài viết trên là
A, Đề cập đến hiện tượng xảy ra khi có sự va chạm giữa khi hai thiên hà
B, Nhấn mạnh về việc một số thiên hà lớn có thể nuốt chửng các thiên hà nhỏ hơn trong quá trình va chạm
C, Chỉ ra rằng có sự va chạm thường xuyên giữa các thiên hà, còn sự va chạm giữa những ngôi sao dường như không xảy ra.
D, Nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu các thiên hà trong các giai đoạn va chạm khác nhau để đưa ra kết luận
Bài viết trình bày chi tiết về các hiện tượng xảy ra khi hai thiên hà va chạm, như sự thay đổi hình dạng do lực hấp dẫn, sự hợp nhất giữa hai thiên hà, và hiện tượng “thiên hà ăn thịt đồng loại”. Mặc dù có đề cập đến việc một số thiên hà lớn nuốt chửng các thiên hà nhỏ hơn, nhưng ý chính của bài viết vẫn là mô tả chung về quá trình va chạm giữa các thiên hà và các hiện tượng liên quan.
- B (nhấn mạnh về việc thiên hà lớn nuốt chửng thiên hà nhỏ hơn) chỉ là một phần của hiện tượng va chạm và không bao quát toàn bộ nội dung.
- C (chỉ ra rằng các thiên hà va chạm thường xuyên hơn các ngôi sao) đúng nhưng không phải là ý chính của cả bài viết.
- D (nhấn mạnh việc nghiên cứu các giai đoạn va chạm khác nhau) chỉ là một chi tiết nhỏ, không phải ý chính của bài viết.
- Vì vậy, A phản ánh rõ ràng hơn nội dung toàn bộ bài viết. Đáp án: A
Câu 2 [576228]: Từ “ hạt nhân” ở đoạn thứ 4 có ý nghĩa là:
A, Ngôi sao
B, Nhân thiên hà
C, Đuôi thiên hà
D, Thiên hà nhỏ
Trong bối cảnh bài viết, đoạn văn nói về “một số thiên hà hình elip khổng lồ” có nhiều “hạt nhân” (nucleus) và các nhà thiên văn đã từng nghĩ rằng những “hạt nhân” này là lõi của các thiên hà nhỏ hơn đã bị thiên hà lớn nuốt chửng. Điều này ám chỉ phần trung tâm hoặc lõi (nhân) của các thiên hà.
Do đó, “hạt nhân” ở đây không phải là ngôi sao, đuôi thiên hà hay thiên hà nhỏ, mà là phần trung tâm của các thiên hà nhỏ đã bị thiên hà lớn hấp thụ trong quá trình “thiên hà ăn thịt đồng loại”. Đáp án: B
Câu 3 [576229]: Điều nào sau đây KHÔNG đúng theo đoạn 1?
A, Các thiên hà có thể chứa hàng tỷ ngôi sao.
B, Trung bình, khoảng cách giữa các thiên hà bằng khoảng 20 lần đường kính của thiên hà.
C, Các ngôi sao va chạm vào nhau là điều bất thường.
D, Khoảng cách trung bình giữa sao là 70 lần đường kính của chúng.
Trong đoạn 1, bài viết nêu rõ rằng khoảng cách trung bình giữa các ngôi sao là vô cùng lớn, “gấp khoảng 10.000.000 lần đường kính của chúng,” chứ không phải 70 lần. Do đó, lựa chọn D là không đúng.
Các lựa chọn khác đều đúng theo thông tin trong đoạn văn:
- A đúng vì các thiên hà có thể chứa hàng tỷ ngôi sao.
- B đúng vì khoảng cách trung bình giữa các thiên hà bằng khoảng 20 lần đường kính của thiên hà.
- C đúng vì va chạm giữa các ngôi sao là điều bất thường, do khoảng cách giữa chúng quá lớn. Đáp án: D
Câu 4 [576230]: Tác giả đề cập đến “đuôi và cầu” tại đoạn 2 để
A, Cung cấp một hình ảnh trực quan về các bộ phận của các thiên hà đã bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn.
B, Cung cấp ví dụ về các loại thiên hà có xu hướng va chạm.
C, Mô tả các đặc điểm dễ nhận biết của các thiên hà.
D, Tạo trực quan về lộ trình khi các thiên hà đi qua bầu trời.
Trong đoạn 2, tác giả mô tả “đuôi và cầu” là những đặc điểm hình thành khi hai thiên hà va chạm và bị lực hấp dẫn làm biến dạng. Đuôi và cầu này xuất hiện do lực hấp dẫn giữa hai thiên hà làm thay đổi hình dạng của chúng. Điều này giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về cách lực hấp dẫn tác động đến các thiên hà khi chúng va chạm.
Các lựa chọn khác không chính xác:
- B không đúng vì tác giả không sử dụng “đuôi và cầu” để đề cập đến loại thiên hà có xu hướng va chạm.
- C không đúng vì “đuôi và cầu” không phải là đặc điểm dễ nhận biết của các thiên hà nói chung mà là kết quả của sự va chạm.
- D không đúng vì "đuôi và cầu" không liên quan đến lộ trình của các thiên hà trên bầu trời. Đáp án: A
Câu 5 [576231]: Theo đoạn 3, điều gì xảy ra trong quá trình thiên hà ăn thịt đồng loại?
A, Thiên hà lớn hơn bị hấp thụ bởi thiên hà nhỏ hơn.
B, Bước đầu tiên là thiên hà lớn sẽ kéo lõi của thiên hà nhỏ hơn.
C, Các ngôi sao bên ngoài của thiên hà nhỏ hơn bị hấp thụ bởi lõi của nó.
D, Phần lõi của thiên hà nhỏ hơn nhìn chung vẫn có thể nhìn thấy được.
Theo đoạn 3, trong quá trình “thiên hà ăn thịt đồng loại”, thiên hà lớn hơn sẽ bắt đầu kéo các ngôi sao bên ngoài của thiên hà nhỏ hơn trước, sau đó mới đến phần lõi dày đặc hơn của thiên hà nhỏ. Trong suốt quá trình này, phần lõi của thiên hà nhỏ hơn vẫn có thể được nhìn thấy rõ ràng.
Các lựa chọn khác không chính xác:
• A không đúng vì thiên hà lớn hơn mới là thiên hà hấp thụ thiên hà nhỏ hơn, chứ không phải ngược lại.
• B không đúng vì bước đầu tiên của quá trình này là thiên hà lớn kéo đi các ngôi sao bên ngoài của thiên hà nhỏ hơn, không phải là phần lõi.
• C không đúng vì các ngôi sao bên ngoài của thiên hà nhỏ hơn bị hấp thụ bởi thiên hà lớn hơn, chứ không phải lõi của thiên hà nhỏ hơn. Đáp án: D
Câu 6 [576232]: Theo đoạn 3, điều nào sau đây không đúng?
A, “ thiên hà ăn thịt đồng loại” là quá trình thiên hà lớn hấp thụ thiên hà nhỏ hơn.
B, Khi hai thiên hà va chạm, chúng ta đều không thể phân biệt hai thiên hà với nhau.
C, Có một số trường hợp khi va chạm, hai thiên hà chỉ đi qua nhau mà không hợp nhất.
D, Trong quá trình hấp thụ những thiên hà bé hơn, thiên hà lớn sẽ hút những ngôi sao bên ngoài trước..
Theo đoạn 3, không phải lúc nào hai thiên hà va chạm cũng không thể phân biệt với nhau. Trong nhiều trường hợp, chúng ta vẫn có thể nhận biết rõ ràng hai thiên hà tách biệt, đặc biệt là khi hai thiên hà chỉ đi qua nhau hoặc đang trong giai đoạn hợp nhất.
Các lựa chọn khác đều đúng:
- A đúng vì “thiên hà ăn thịt đồng loại” là quá trình thiên hà lớn hấp thụ thiên hà nhỏ hơn.
- C đúng vì có những trường hợp khi va chạm, hai thiên hà chỉ đi qua nhau mà không hợp nhất.
- D đúng vì trong quá trình hấp thụ, thiên hà lớn sẽ hút những ngôi sao bên ngoài của thiên hà nhỏ hơn trước. Đáp án: B
Câu 7 [576233]: Tại sao tác giả lại nhắc đến những con quái vật phàm ăn trong đoạn 4?
A, Để nhấn mạnh mức độ dữ dội của các thiên hà khi va chạm nhau
B, Để nhấn mạnh mức năng lượng mà các thiên hà khổng lồ tiêu thụ
C, Để nhấn mạnh số lượng các thiên hà nhỏ hơn đã bị hấp thụ bởi các thiên hà khổng lồ
D, Để nhấn mạnh rằng các thiên hà khổng lồ thực sự lớn như thế nào
Tác giả sử dụng hình ảnh "những con quái vật phàm ăn" để nhấn mạnh rằng một số thiên hà khổng lồ có khả năng hấp thụ các thiên hà nhỏ hơn trong quá trình "thiên hà ăn thịt đồng loại". Đặc biệt, tác giả đề cập rằng có những thiên hà hình elip khổng lồ dường như đã nuốt chửng nhiều thiên hà nhỏ hơn, và một số "hạt nhân" của những thiên hà nhỏ này vẫn có thể nhìn thấy được.
Các lựa chọn khác không chính xác:
- A không đúng vì tác giả không sử dụng hình ảnh này để nhấn mạnh mức độ dữ dội của va chạm giữa các thiên hà.
- B không đúng vì không có đề cập đến mức năng lượng mà các thiên hà khổng lồ tiêu thụ.
- D không đúng vì tác giả không nhấn mạnh về kích thước của các thiên hà khổng lồ qua hình ảnh "quái vật phàm ăn". Đáp án: C
Câu 8 [576234]: các nhà khoa học ngày nay là khá chắc chắn trong lời tuyên bố ở đoạn 4 rằng
A, thiên hà ăn thịt đồng loại không thực sự tồn tại
B, có một số lượng hạn chế thiên hà lớn có thể ăn thịt
C, thiên hà lớn ăn thiên hà nhỏ hơn rất phổ biến
D, thiên hà lớn có khả năng nuốt chửng nhiều thiên hà nhỏ hơn một cách đồng thời
Theo đoạn 4, các nhà khoa học ngày nay tin rằng có một số lượng hạn chế các thiên hà lớn có thể thực sự tham gia vào quá trình "thiên hà ăn thịt đồng loại". Mặc dù có những thiên hà lớn đã nuốt chửng các thiên hà nhỏ hơn, nhưng điều này không xảy ra với số lượng lớn và không phổ biến đến mức mà thiên hà lớn có thể đồng thời nuốt chửng nhiều thiên hà nhỏ hơn.
Các lựa chọn khác không chính xác:
- A không đúng vì thiên hà ăn thịt đồng loại có tồn tại, nhưng chỉ trong số lượng hạn chế.
- C không đúng vì quá trình này không được coi là phổ biến.
- D không đúng vì các nhà khoa học không tin rằng các thiên hà lớn có thể nuốt chửng nhiều thiên hà nhỏ hơn một cách đồng thời. Đáp án: B
Câu 9 [576235]: Dựa vào thông tin ở đoạn 5, điều gì có khả năng xảy ra với Đám mây Magellan trong tương lai xa?
A, Chúng sẽ trở thành những kẻ ăn thịt thiên hà.
B, Chúng sẽ phát triển các hạt nhân riêng biệt.
C, Chúng sẽ trở thành những thiên hà thông thường.
D, Chúng sẽ trở thành một phần của Dải Ngân hà.
Thông tin trong đoạn 5 cho biết Dải Ngân hà đang "tiêu hóa" các Đám mây Magellan. Điều này có nghĩa là lực hấp dẫn của Dải Ngân hà sẽ kéo các Đám mây Magellan vào, và chúng sẽ hợp nhất với Dải Ngân hà trong tương lai, trở thành một phần của thiên hà này. Đáp án: D
Câu 10 [576236]: Từ “ thiên hà” được nhắc đến ở đoạn cuối của bài viết chỉ cái gì?
A, Thiên hà có tên là “ chuột”
B, Dải ngân hà
C, Đám mây Magellan
D, Thiên hà hình elip khổng lồ
Trong đoạn cuối của bài viết, tác giả đề cập đến việc các nhà thiên văn học đã tìm thấy những ngôi sao trẻ hơn trong Dải Ngân hà, cho thấy sự hình thành của những ngôi sao này khi Dải Ngân hà "ăn thịt" một thiên hà nhỏ hơn. Do đó, từ “thiên hà” ở đây chỉ đến Dải Ngân hà.
Các lựa chọn khác không chính xác:
A không đúng vì "chuột" là một ví dụ về hai thiên hà đang va chạm, không phải là cái được đề cập ở đoạn cuối.
C không đúng vì Đám mây Magellan là thiên hà nhỏ đang bị Dải Ngân hà hấp thụ, không phải là thiên hà được nhắc đến ở đoạn cuối.
D không đúng vì thiên hà hình elip khổng lồ chỉ được nhắc đến như một khái niệm trong bài viết, không phải là đối tượng cụ thể ở đoạn cuối. Đáp án: B