Đề bài đọc 03: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8
Các thang đo nhiệt độ
Có ba thang đo nhiệt độ, mỗi thang cho phép đo lường chính xác, đang được đồng thời sử dụng là: thang Fahrenheit, Celsius và Kelvin. Ba thang đo nhiệt độ này do những người khác nhau phát triển và được sử dụng trong các trường hợp khác nhau.
Thang đo được người dân Hoa Kỳ sử dụng rộng rãi nhất là Fahrenheit. Năm 1714, Daniel Gabriel Fahrenheit, một nhà vật lý người Đức đang sống ở Hà Lan và điều hành một công ty kinh doanh dụng cụ đã phát triển một nhiệt kế chứa thủy ngân trong ống thủy tinh và thang đo nhiệt độ đó cho đến ngày nay vẫn mang tên ông. Thang đo ban đầu của ông có hai điểm cố định: 0° là nhiệt độ thấp nhất mà ông đo được trong dung dịch nước đá, nước và muối ; 96° là nhiệt độ mà Fahrenheit cho rằng là bình thường của cơ thể con người (mặc dù sau đó được xác định là là 98,6°). Dựa trên thang đo này, ông tính toán rằng điểm đóng băng (hay điểm băng) của nước là 32 °; trong các nghiên cứu sau này, người ta xác định rằng điểm sôi của nước (điểm hơi nước) là 212°.Thang đo của Fahrenheit đã được chấp nhận như là thước đo tiêu chuẩn của nhiệt độ ở một số nước, trong đó có Vương quốc Anh, từ đó nó đã lan sang những nước là thuộc địa của Anh trên khắp thế giới.Tuy nhiên cho đến ngày nay, Hoa Kỳ là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới vẫn sử dụng thang độ F.
Thang đo đang được sử dụng ở nhiều quốc gia khác là thang độ Celsius. Anders Celsius (1701-1744), một nhà thiên văn học người Thụy Điển, đã phát triển một nhiệt kế vào năm 1741 dựa trên nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước. Tuy nhiên trên nhiệt kế mà Celsius đã phát triển, 0 ° được dùng để chỉ nhiệt độ sôi của nước và 100 ° được dùng để chỉ nhiệt độ đóng băng của nước. Sau khi ông qua đời, thang đo của ông đã bị đảo ngược bởi một người bạn, nhà sinh vật học Carl von Linne (1707-1748)- người đã đạt được sự công nhận bởi sự phát triển của hệ thống phân loại thực vật và động vật Linnean. Trên thang đo mới sau khi bị đảo ngược bởi von Linne, 0 ° biểu thị nhiệt độ đóng băng của nước và 100 ° biểu thị nhiệt độ sôi của nước. Vào cùng thời điểm mà Celsius và von Linne đang nghiên cứu dụng cụ đo nhiệt độ của họ ở Thụy Điển thì ở Pháp, một nhiệt kế tương tự đã được phát triển. Sau Cách mạng Pháp, thang đo được phát triển ở Pháp đã được sử dụng như một phần của hệ thống đo lường ở quốc gia đó với tên gọi centigrade, có nghĩa là "một trăm đơn vị", và từ đó nó lan rộng ra toàn thế giới. Năm 1948, một thỏa thuận quốc tế đã được thực hiện để đổi tên thang độ Centigrade thành thang độ Celsius để vinh danh nhà khoa học đầu tiên được biết đến là người sử dụng thang đo 100 độ, mặc dù chúng ta cần nhớ rằng thang đo độ C mà ông ấy sử dụng chính là sự đảo ngược của thang đo nhiệt độ ngày nay.
Thang đo thứ ba là thang đo Kelvin, ngày nay thường được sử dụng cho các mục đích khoa học. Thang đo này lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1854 bởi hai nhà vật lý người Anh: William Thomson, Lord Kelvin (1824-1907) và James Prescott Joule (1818-1889). Thang Kelvin xác định 0° là độ không tuyệt đối, nhiệt độ giả định mà tại đó mọi chuyển động của nguyên tử và phân tử về mặt lý thuyết đều dừng lại, và 100 ° là nhiệt độ chênh lệch giữa điểm đóng băng và điểm sôi của nước giống như ở thang độ C. Trên thang đo Kelvin, với 0°K là điểm bằng không tuyệt đối, nước đóng băng ở 273°K và nước sôi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ đóng băng là 100 °. Thang đo Kelvin rất phù hợp với một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học vì nó không có bất kỳ giá trị âm nào, nhưng nó vẫn duy trì sự chênh lệch 100 ° giữa điểm đóng băng và điểm sôi của nước mà thang độ C có. Do đó có thể dễ dàng chuyển đổi thành thang độ C chỉ bằng cách trừ 273 ° khỏi nhiệt độ trên thang Kelvin.
Câu 1 [576237]: Ý chính của bài viết trên là:
A, Đề cập đến những nhà khoa học đã sáng chế ra các thang đo nhiệt độ.
B, Đề cập về những thang đo nhiệt độ được sử dụng trên thế giới.
C, Nhấn mạnh về vai trò của thang đo nhiệt độ với thế giới.
D, Nhấn mạnh về thang đo được sử dụng rộng rãi nhẩ trên thế giới.
Bài viết cung cấp thông tin về ba thang đo nhiệt độ chính (Fahrenheit, Celsius và Kelvin), lịch sử phát triển của chúng, cách sử dụng ở các quốc gia khác nhau, cũng như các đặc điểm cụ thể của từng thang đo. Mặc dù có nhắc đến các nhà khoa học liên quan, nội dung chủ yếu tập trung vào sự tồn tại và ứng dụng của các thang đo nhiệt độ trên thế giới. Đáp án: B
Câu 2 [576238]: Điều gì được nêu lên trong đoạn văn về thang nhiệt độ do Fahrenheit phát triển?
A, 0° là điểm đóng băng của nước.
B, Fahrenheit có thể xác định nhiệt độ thấp nhất và cao nhất dựa vào hỗn hợp muối và nước.
C, Trên thang đo F, 100° là nhiệt độ sôi của nước.
D, Thang đo dựa trên sự hiểu biết không chính xác về nhiệt độ bình thường của cơ thể con người.
Thang đo dựa trên sự hiểu biết không chính xác về nhiệt độ bình thường của cơ thể con người" là đúng vì trong đoạn văn có đề cập rằng:
• Daniel Gabriel Fahrenheit ban đầu đã xác định nhiệt độ cơ thể con người là 96°F. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu sau này, nhiệt độ bình thường của cơ thể con người được điều chỉnh thành 98,6°F. Điều này cho thấy hiểu biết ban đầu của ông về nhiệt độ bình thường của cơ thể không hoàn toàn chính xác, dù thang đo của ông vẫn được sử dụng rộng rãi.
Vì vậy, đáp án D phản ánh đúng thực tế rằng thang đo Fahrenheit ban đầu dựa trên một hiểu biết không chính xác về nhiệt độ bình thường của cơ thể con người. Đáp án: D
• Daniel Gabriel Fahrenheit ban đầu đã xác định nhiệt độ cơ thể con người là 96°F. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu sau này, nhiệt độ bình thường của cơ thể con người được điều chỉnh thành 98,6°F. Điều này cho thấy hiểu biết ban đầu của ông về nhiệt độ bình thường của cơ thể không hoàn toàn chính xác, dù thang đo của ông vẫn được sử dụng rộng rãi.
Vì vậy, đáp án D phản ánh đúng thực tế rằng thang đo Fahrenheit ban đầu dựa trên một hiểu biết không chính xác về nhiệt độ bình thường của cơ thể con người. Đáp án: D
Câu 3 [576239]: Tác giả đề cập đến nhiều quốc gia khác trong đoạn 3 nhằm
A, Giới thiệu một cuộc thảo luận về các khu vực trên thế giới nơi sử dụng thang độ C.
B, Tranh luận về sự cần thiết của một thước đo nhiệt độ tiêu chuẩn trên toàn thế giới.
C, Cung cấp một ví dụ chứng minh hiệu quả của thang độ C.
D, liên hệ việc sử dụng rộng rãi thang độ C với việc sử dụng hạn chế của thang độ F đã đề cập trước đó.
Trong đoạn 3, tác giả đề cập rằng thang độ Celsius (ban đầu gọi là centigrade) đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới sau khi nó được phát triển và chấp nhận bởi nhiều quốc gia khác nhau. Điều này được so sánh với thang độ Fahrenheit, vốn chỉ còn được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ. Tác giả đã sử dụng thông tin này để nhấn mạnh sự phổ biến của thang độ C so với sự hạn chế trong việc sử dụng thang độ F. Đáp án: D
Câu 4 [576240]: Theo đoạn văn Điều nào sau đây không đúng về thang độ C?
A, Nó được phát triển bởi một nhà thiên văn học từ Thụy Điển.
B, Nó được đưa vào sử dụng từ thế kỉ XVIII.
C, Một trăm độ là nhiệt độ chênh lệch giữa nhiệt độ đóng băng và sôi của nước.
D, Anders Celsius chỉ ra 0° là nhiệt độ mà tại đó nước đóng băng.
Theo đoạn văn, Anders Celsius ban đầu phát triển thang đo của mình với 0° là nhiệt độ sôi của nước và 100° là nhiệt độ đóng băng của nước. Sau khi ông qua đời, nhà sinh vật học Carl von Linne đã đảo ngược thang đo này để 0° biểu thị nhiệt độ đóng băng của nước và 100° là nhiệt độ sôi của nước. Vì vậy, tuyên bố rằng Anders Celsius chỉ ra 0° là nhiệt độ mà tại đó nước đóng băng là không chính xác. Đáp án: D
Câu 5 [576241]: Từ bài viết trên có thể suy ra
A, Thang đo kelvin và celsius có cùng lượng nhiệt độ chênh lệch giữa nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi.
B, Thang đo Kelvin đang được sử dụng trong đời sống hằng ngày.
C, Thang đo Fahrenheit được sử dụng rất ít trong thời kì Đế quốc Anh đi xâm lược các thuộc địa.
D, Thang đo Centigrade xuất hiện trước thang đo celsius.
Theo đoạn văn, thang đo Kelvin có sự chênh lệch 100 độ giữa điểm đóng băng và điểm sôi của nước, giống như thang đo Celsius. Cả hai đều xác định 100° là chênh lệch giữa điểm đóng băng và điểm sôi của nước. Điều này phù hợp với đáp án A.
B là không đúng vì thang Kelvin chủ yếu được sử dụng trong khoa học, không phải trong đời sống hàng ngày.
C không đúng vì thang Fahrenheit được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ Đế quốc Anh và các thuộc địa.
D không đúng vì thang đo Celsius (sau này được đổi tên từ Centigrade) xuất hiện sau khi Anders Celsius phát triển thang đo của mình. Đáp án: A
B là không đúng vì thang Kelvin chủ yếu được sử dụng trong khoa học, không phải trong đời sống hàng ngày.
C không đúng vì thang Fahrenheit được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ Đế quốc Anh và các thuộc địa.
D không đúng vì thang đo Celsius (sau này được đổi tên từ Centigrade) xuất hiện sau khi Anders Celsius phát triển thang đo của mình. Đáp án: A
Câu 6 [576242]: Ý nghĩa “ điểm đóng băng” của nước là gì?
A, Là tại điểm đó có nhiệt độ khiến cho nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
B, Là tại điểm đó có nhiệt độ khiến cho nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi.
C, Là điểm mà nước ở trạng thái lỏng.
D, Là điểm mà nước ở trạng thái răn hoàn toàn.
“Điểm đóng băng” của nước là nhiệt độ mà nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn (nước đá). Đây là quá trình chuyển đổi từ lỏng sang rắn, thường xảy ra ở 0°C (32°F) trong điều kiện áp suất bình thường. Các đáp án khác không phản ánh đúng định nghĩa “điểm đóng băng”. Đáp án: A
Câu 7 [576243]: Nhiệt độ giả định trong đoạn 4 là nhiệt độ
A, được cho là tồn tại.
B, đã được phát hiện là sai.
C, được biết là không thể xảy ra.
D, đã được chứng minh qua các thí nghiệm.
Trong đoạn 4, nhiệt độ giả định được nhắc đến là "độ không tuyệt đối" (0°K), nhiệt độ mà mọi chuyển động của nguyên tử và phân tử lý thuyết đều ngừng lại. Đây là một nhiệt độ lý thuyết mà các nhà khoa học cho rằng tồn tại, nhưng không có bằng chứng cho thấy có thể đạt được trong thực tế. Do đó, "được cho là tồn tại" là mô tả chính xác nhất.
- B. Đã được phát hiện là sai:
Điều này không đúng, vì "độ không tuyệt đối" (0°K) chưa từng được chứng minh là sai. Độ không tuyệt đối vẫn là một khái niệm lý thuyết chính xác trong vật lý, nơi mà các phân tử ngừng chuyển động hoàn toàn, nhưng chúng ta chỉ mới đến gần nhiệt độ này chứ chưa đạt được nó.
- C. Được biết là không thể xảy ra:
Đây không phải là câu trả lời chính xác vì độ không tuyệt đối không bị coi là không thể xảy ra. Mặc dù chưa ai đạt được nhiệt độ này trong thực tế, nó vẫn được chấp nhận về mặt lý thuyết và có thể đạt được trong tương lai, ít nhất là theo nguyên lý vật lý hiện tại. Chỉ là chúng ta chưa thể làm được điều này.
- D. Đã được chứng minh qua các thí nghiệm:
Điều này cũng không đúng. Mặc dù có nhiều thí nghiệm giúp chúng ta đến gần độ không tuyệt đối, nhưng nhiệt độ này vẫn là lý thuyết. Chưa có thí nghiệm nào chứng minh rằng chúng ta đã thực sự đạt đến 0°K. Đáp án: C
- B. Đã được phát hiện là sai:
Điều này không đúng, vì "độ không tuyệt đối" (0°K) chưa từng được chứng minh là sai. Độ không tuyệt đối vẫn là một khái niệm lý thuyết chính xác trong vật lý, nơi mà các phân tử ngừng chuyển động hoàn toàn, nhưng chúng ta chỉ mới đến gần nhiệt độ này chứ chưa đạt được nó.
- C. Được biết là không thể xảy ra:
Đây không phải là câu trả lời chính xác vì độ không tuyệt đối không bị coi là không thể xảy ra. Mặc dù chưa ai đạt được nhiệt độ này trong thực tế, nó vẫn được chấp nhận về mặt lý thuyết và có thể đạt được trong tương lai, ít nhất là theo nguyên lý vật lý hiện tại. Chỉ là chúng ta chưa thể làm được điều này.
- D. Đã được chứng minh qua các thí nghiệm:
Điều này cũng không đúng. Mặc dù có nhiều thí nghiệm giúp chúng ta đến gần độ không tuyệt đối, nhưng nhiệt độ này vẫn là lý thuyết. Chưa có thí nghiệm nào chứng minh rằng chúng ta đã thực sự đạt đến 0°K. Đáp án: C
Câu 8 [576244]: Có thể suy ra từ đoạn văn cuối cùng rằng nhiệt độ 50° C sẽ bằng
A, 223° trên thang Kelvin.
B, 273° trên thang Kelvin
C, 323° trên thang Kelvin.
D, 373° trên thang đo Kelvin.
Từ đoạn văn, chúng ta biết rằng để chuyển đổi từ thang đo Celsius sang thang đo Kelvin, ta cần cộng thêm 273 vào nhiệt độ Celsius.
Với câu hỏi này:
Nhiệt độ 50°C sẽ tương đương với: 50 + 273 = 323 K
Do đó, đáp án đúng là C. 323° trên thang Kelvin. Đáp án: C
Với câu hỏi này:
Nhiệt độ 50°C sẽ tương đương với: 50 + 273 = 323 K
Do đó, đáp án đúng là C. 323° trên thang Kelvin. Đáp án: C