BÀI ĐỌC 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10
Công nghệ cô đặc lạnh bảo toàn dinh dưỡng cho nước trái cây
[1] Hầu hết các sản phẩm nước ép trên thị trường đều được sản xuất từ nước trái cây cô đặc. Tại sao các nhà sản xuất lại lựa chọn phương pháp có vẻ “ít nguyên chất” như vậy? Hàng loạt ưu điểm của công nghệ cô đặc thực phẩm chính là đáp án: “Việc cô đặc thực phẩm không chỉ giúp kéo dài thời gian bảo quản mà còn làm giảm bớt chi phí vận chuyển và lưu trữ, đồng thời tăng nồng độ một số chất dinh dưỡng”, TS. Huỳnh Tiến Đạt ở Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM giải thích.
[2] Kể từ khi bằng sáng chế đầu tiên về nước trái cây cô đặc được cấp tại Hoa Kỳ từ những năm 40 đến nay, các sản phẩm từ nước trái cây cô đặc đã phổ biến trên toàn thế giới nhờ tính tiện lợi và kinh tế. Tuy nhiên, cả hai phương pháp cô đặc thực phẩm phổ biến hiện nay, bao gồm công nghệ cô đặc bằng phương pháp gia nhiệt bốc hơi và công nghệ cô đặc bằng màng lọc vẫn còn những hạn chế dẫn đến thất thoát hương vị hoặc chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
[3] Trong quá trình tìm kiếm một phương pháp cô đặc thực phẩm tối ưu hơn, TS. Đạt đã chú ý đến công nghệ cô đặc lạnh. Về bản chất, công nghệ này sẽ làm đông lạnh một phần nước trong dung dịch thực phẩm, tạo thành các tinh thể đá, sau đó, tách các tinh thể này ra khỏi dung dịch, nhờ đó làm tăng nồng độ chất tan trong dung dịch thực phẩm cô đặc. “Công nghệ này dựa trên sự khác biệt về nhiệt độ đông đặc của chất tan và nước trong thực phẩm. Khi nhiệt độ xuống 0 oC, nước tinh khiết sẽ đông đặc, nhưng các thành phần chất tan thì không. Khi chúng ta đông lạnh cả khối thực phẩm, sau đó rã đông, phần chất tan sẽ tan trước, phần nước đá còn nguyên. Ví dụ rã đông từ -100C dần xuống 0oC, các thành phần chất tan sẽ tan trước còn thành phần nước phải lớn hơn 0oC mới bắt đầu tan. Do đó, chúng ta có thể loại bỏ được nước trong dung dịch mà không cần phải gia nhiệt cao như phương pháp gia nhiệt bốc hơi.
[4] Khi nghe TS. Đạt giới thiệu, điểm đầu tiên khiến nhiều người chú ý là các thiết bị cần dùng trong công nghệ cô đặc lạnh có vẻ khá đơn giản. Dựa trên nguyên lý cô đặc lạnh, một hệ thống chỉ cần ba thành phần chính là thiết bị làm lạnh, thiết bị làm tăng kích cỡ tinh thể và thiết bị tách tinh thể. “Thiết bị làm lạnh sẽ có chức năng tạo tinh thể đá, có thể làm lạnh theo kiểu trực tiếp, có bể môi chất làm lạnh, dịch cần cô đặc lưu chuyển trong ống, khi thành ống tiếp xúc với môi chất làm lạnh, phần tiếp xúc sẽ bị đông đá, phần còn lại không bị đông đá sẽ được thu hồi. Sau khi làm lạnh tạo tinh thể đá có kích cỡ dưới 50 micron, chúng ta sẽ chuyển sang thiết bị làm tăng kích cỡ tinh thể, về nguyên lý, dịch chứa tinh thể đá nhỏ sẽ được làm lạnh chậm để phát triển thành tinh thể nước đá lớn hơn, dễ dàng tách ra khỏi dịch cô đặc. Thiết bị tách tinh thể có thể dùng dạng ly tâm hoặc cột rửa”, TS. Huỳnh Tiến Đạt cho biết.
[5] Việc chế tạo các thiết bị như vậy ở quy mô phòng thí nghiệm không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, ứng dụng ở quy mô công nghiệp là câu chuyện hoàn toàn khác. Đây là lý do khiến công nghệ cô đặc lạnh vẫn còn lép vế so với công nghệ cô đặc bằng phương pháp gia nhiệt bốc hơi và công nghệ màng lọc. “Kỹ thuật cô đặc lạnh đã phát triển vài thập kỷ nay song ứng dụng vẫn còn hạn chế, do chi phí đầu tư khá cao”. Nhưng với xu hướng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng, “chúng ta vẫn có thể cân nhắc ứng dụng công nghệ này để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, tốt cho sức khỏe”. Những kết quả nghiên cứu về khả năng bảo tồn các chất dinh dưỡng của phương pháp cô đặc lạnh đã phần nào khẳng định tiềm năng của hướng đi này.
[6] Với nhiều ưu điểm, phương pháp cô đặc lạnh đã được ứng dụng trong sản xuất nước trái cây, rau quả, cà phê, bia rượu, thức uống lên men… Nhóm nghiên cứu của TS. Huỳnh Tiến Đạt cũng ứng dụng công nghệ này để sản xuất bột chanh sấy phun từ dịch chanh cô đặc có hàm lượng 45% chanh, cao hơn nhiều so với các sản phẩm trên thị trường (chỉ có khoảng 10%).
[7] “Ngoài ưu điểm bảo tồn hương vị và màu sắc thực phẩm, bảo tồn các thành phần nhạy với nhiệt, công nghệ cô đặc lạnh còn tiêu hao năng lượng thấp hơn so với phương pháp bốc hơi gia nhiệt, thiết bị dễ vệ sinh và chi phí bảo trì thấp, hệ thống đa năng có thể ứng dụng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau”, TS. Đạt cho biết. “Tuy có một số nhược điểm như chi phí đầu tư cao, hệ số cô đặc còn hạn chế, có thể mất chất tan vào tinh thể đá, song nếu chúng ta có quy trình tận dụng lại dịch sau cô đặc thì cũng không bị lãng phí”.

(Tạp chí Tia sáng, tiasang.com.vn)
Câu 1 [576542]: Nội dung chủ yếu của văn bản đọc là gì?
A, Cuộc phỏng vấn tiến sĩ Huỳnh Tiến Đạt về ưu điểm của công nghệ cô đặc lạnh.
B, Giới thiệu công nghệ cô đặc lạnh với những ưu điểm vượt trội.
C, Cuộc phỏng vấn tiến sĩ Huỳnh Tiến Đạt về vấn đề công nghệ cô đặc thực phẩm.
D, Giải thích quy trình thực hiện công nghệ cô đặc lạnh.
Giải thích: Nội dung văn bản tập trung vào việc giới thiệu công nghệ cô đặc lạnh, bao gồm cả ưu điểm và hạn chế của nó so với các phương pháp cô đặc truyền thống.
Các đoạn của văn bản nhấn mạnh vào việc công nghệ cô đặc lạnh giúp bảo tồn hương vị, chất dinh dưỡng, tiêu hao ít năng lượng, đồng thời giải thích cách thức vận hành và ứng dụng của nó trong sản xuất thực phẩm.
Mặc dù TS. Huỳnh Tiến Đạt là người cung cấp thông tin và được phỏng vấn, nhưng trọng tâm của bài không chỉ dừng lại ở một cuộc phỏng vấn mà nhấn mạnh đến công nghệ cô đặc lạnh và ứng dụng thực tế của nó trong công nghiệp thực phẩm.
Do đó, đáp án B là phù hợp nhất. Đáp án: B
Câu 2 [576543]: Đáp án nào dưới đây không đúng về lí do các nhà sản xuất lại lựa chọn phương pháp có vẻ “ít nguyên chất” để sản xuất nước trái cây?
A, Bảo quản lâu dài.
B, Bớt chi phí vận chuyển.
C, Giữ nguyên nồng độ chất dinh dưỡng.
D, Đem lại lợi ích kinh tế.
Giải thích: Trong đoạn [1] và [2], văn bản có nêu lý do các nhà sản xuất lựa chọn phương pháp cô đặc nước trái cây là để bảo quản lâu dài, giảm chi phí vận chuyển, và đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, phương pháp này không giữ nguyên hoàn toàn nồng độ chất dinh dưỡng. Thậm chí, trong đoạn [2], còn đề cập rằng một số phương pháp cô đặc có thể gây thất thoát hương vị hoặc chất dinh dưỡng.
Do đó, đáp án C không đúng vì phương pháp cô đặc không giữ nguyên hoàn toàn nồng độ chất dinh dưỡng. Đáp án: C
Câu 3 [576544]: Những phương pháp công nghệ cô đặc thực phẩm nào KHÔNG được nhắc tới trong bài đọc?
A, Cô đặc gia nhiệt bốc hơi.
B, Cô đặc bằng màng lọc.
C, Cô đặc lạnh.
D, Cô đặc áp suất chân không.
Giải thích: Trong văn bản, các phương pháp cô đặc được nhắc đến bao gồm:
Cô đặc gia nhiệt bốc hơi (được đề cập ở đoạn [2]).
Cô đặc bằng màng lọc (được đề cập ở đoạn [2]).
Cô đặc lạnh (là phương pháp chính được thảo luận trong suốt bài đọc, bắt đầu từ đoạn [3]).
Cô đặc áp suất chân không không được nhắc đến trong bài. Đáp án: D
Câu 4 [576545]: Tác dụng đáng chú ý của công nghệ cô đặc lạnh là gì?
A, Cô đặc ở nhiệt độ cực thấp.
B, Có khả năng giữ gìn các chất dinh dưỡng ở nồng độ cao.
C, Có thiết bị cần dùng khi cô đặc khá đơn giản.
D, Có thể làm đông lạnh khối thực phẩm lớn.
Giải thích: Trong văn bản, công nghệ cô đặc lạnh được nhấn mạnh là có khả năng giữ gìn các chất dinh dưỡng và bảo tồn hương vị, màu sắc, đặc biệt là những thành phần nhạy cảm với nhiệt. Điều này làm cho nó trở thành phương pháp hiệu quả hơn so với các phương pháp khác trong việc bảo tồn chất lượng thực phẩm (đoạn [8]).
Các đáp án khác:
A. Cô đặc ở nhiệt độ cực thấp đúng một phần, nhưng không phải là tác dụng đáng chú ý chính được đề cập.
C. Có thiết bị cần dùng khi cô đặc khá đơn giản chỉ là một đặc điểm của công nghệ, không phải là tác dụng đáng chú ý nhất.
D. Có thể làm đông lạnh khối thực phẩm lớn không phải là điểm nổi bật của phương pháp này. Đáp án: B
Câu 5 [576546]: Theo bài đọc, công nghệ cô đặc lạnh được phát minh bởi TS. Huỳnh Tiến Đạt ở Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn B. Sai
Giải thích: Trong bài đọc, TS. Huỳnh Tiến Đạt không phải là người phát minh ra công nghệ cô đặc lạnh, mà ông chỉ là người nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này trong thực phẩm (đoạn [3] và [5]). Công nghệ cô đặc lạnh đã phát triển qua nhiều thập kỷ và không được phát minh bởi một cá nhân cụ thể.
Câu 6 [576547]: Cơ chế cô đặc lạnh được nhắc đến ở đoạn [3] theo lời của TS. Đạt là gì?
A, Sự chênh lệch nhiệt độ môi trường, khi rã đông thực phẩm, các thành phần nước sẽ tan trước, các thành phần chất tan thì không.
B, Sự chênh lệch nhiệt độ môi trường, khi rã đông thực phẩm, các thành phần chất tan sẽ tan trước, các thành phần nước thì không.
C, Sự chênh lệch nhiệt độ đông đặc, khi rã đông thực phẩm, các thành phần nước sẽ tan trước, các thành phần chất tan thì không.
D, Sự chênh lệch nhiệt độ đông đặc, khi rã đông thực phẩm, các thành phần chất tan sẽ tan trước, các thành phần nước thì không.
Giải thích: Trong đoạn [3], TS. Huỳnh Tiến Đạt giải thích rằng nước tinh khiết sẽ đông đặc ở nhiệt độ 0°C, trong khi các chất tan thì không. Khi rã đông từ -10°C lên 0°C, các thành phần chất tan sẽ tan trước, còn phần nước đá cần nhiệt độ cao hơn 0°C mới bắt đầu tan. Nhờ đó, có thể tách phần nước ra khỏi dung dịch mà không cần gia nhiệt cao. Đáp án: D
Câu 7 [576548]: Có thế kết luận rằng trong cơ chế cô đặc lạnh ở đoạn [3], khi rã đông thực phẩm xuống 0oC, chất tan sẽ tan trước, khi nhiệt độ lớn hơn 0oC, nước sẽ tan sau.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn A. Đúng
Giải thích:
Trong đoạn [3], cơ chế của công nghệ cô đặc lạnh được TS. Đạt giải thích rằng khi rã đông từ -10°C lên đến 0°C, các chất tan sẽ tan trước. Khi nhiệt độ tăng lớn hơn 0°C, phần nước đá mới bắt đầu tan. Điều này cho phép tách phần nước khỏi dung dịch mà không cần sử dụng nhiệt độ cao.
Câu 8 [576549]: Từ nội dung đoạn [4], nối các cột với nội dung tương ứng phù hợp:
Đáp án:
1 – C
2 – D
3 – B
Câu 9 [576550]: Dòng nào dưới đây đúng khi nhận định về ứng dụng của công nghệ cô đặc lạnh?
A, Được ứng dụng phổ biến xong sản xuất.
B, Đã phát triển và sử dụng rộng rãi vài thập kỉ gần đây.
C, Chưa được ứng dụng sản xuất rộng rãi như công nghệ trên thị trường.
D, Mới chỉ được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Giải thích: Trong bài đọc, có nhấn mạnh rằng mặc dù công nghệ cô đặc lạnh đã phát triển trong vài thập kỷ qua, nhưng ứng dụng của nó trong sản xuất vẫn còn hạn chế so với các công nghệ cô đặc khác như gia nhiệt bốc hơi và màng lọc, do chi phí đầu tư khá cao. Các lựa chọn khác không chính xác vì chúng không phản ánh đúng mức độ phổ biến hoặc tình trạng hiện tại của công nghệ này. Đáp án: C
Câu 10 [576551]: Nội dung đoạn [7], [8] cho ta thấy thái độ gì của TS. Huỳnh Tiến Đạt với khả năng ứng dụng của công nghệ cô đặc lạnh vào sản xuất trong bài đọc?
A, Cố chấp.
B, Tích cực.
C, Hời hợt.
D, Tin tưởng.
Giải thích: Dựa vào nội dung đoạn [7] và [8], TS. Huỳnh Tiến Đạt thể hiện sự tin tưởng vào khả năng ứng dụng của công nghệ cô đặc lạnh, nhấn mạnh rằng mặc dù có một số hạn chế, nhưng công nghệ này có tiềm năng cao trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra những sản phẩm có giá trị tốt cho sức khỏe. Điều này cho thấy ông có một cái nhìn tích cực về tương lai của công nghệ này trong ngành sản xuất thực phẩm. Đáp án: D