BÀI ĐỌC 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 11 đến 20
ĐÔI NÉT VỀ BỨC TRANH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2022
[1] Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời; nếu như một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nâng cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, né tránh, bớt vô cảm với những khó khăn của doanh nghiệp và người dân.
[2] Trong năm có 208,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng có tới 143,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có gần 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
[3] Nếu như đầu tư công - động lực tăng trưởng của nền kinh tế được giải ngân nhanh hơn. Đối với kinh tế nước ta, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%.
[4] Đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, bù đắp cho suy giảm xuất khẩu.
[5] Xuất khẩu hàng hóa là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm qua và những năm tới. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.
[6] Kim ngạch của 8 nhóm hàng chiếm 70,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn nền kinh tế; kim ngạch của 2 nhóm hàng thuộc khu vực FDI là điện thoại và linh kiện và điện tử máy tính và linh kiện chiếm tới 30,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này phản ánh thương mại quốc tế của nước ta dễ bị tổn thương.
[7] Đặc biệt, tỷ giá thương mại hàng hóa năm 2022 giảm 1,36%, phản ánh nền kinh tế cần nhiều hơn giá trị hàng xuất khẩu để đổi được một lượng hàng nhập khẩu so với năm 2021. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu.
(Theo Tăng trưởng lập kỳ tích và 'nét khác biệt đáng tự hào' của kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn Bích Lâm, Báo Điện tử Chính phủ, đăng ngày 29/12/2022, https://baochinhphu.vn/)
Câu 1 [577457]: Kéo và thả các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế [___________] của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn gặp phải nhiều [___________]. Một trong những hạn chế lớn nhất là sự [___________] giữa kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc cách doanh nghiệp chưa biết tận dụng [___________] những lợi ích mà FTA mang lại.
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế [___________] của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn gặp phải nhiều [___________]. Một trong những hạn chế lớn nhất là sự [___________] giữa kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc cách doanh nghiệp chưa biết tận dụng [___________] những lợi ích mà FTA mang lại.
Đáp án đúng:
Kéo và thả các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn gặp phải nhiều thách thức. Một trong những hạn chế lớn nhất là sự mất cân bằng giữa kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc cách doanh nghiệp chưa biết tận dụng đúng mức những lợi ích mà FTA mang lại.
Hướng dẫn giải:
- Đoạn [5]: Xuất khẩu hàng hóa là động lực tăng trưởng của nền kinh tế... ⇨ Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế trọng điểm. ⇨ Chỗ trống thứ nhất điền "trọng điểm".
- Chỗ trống thứ 2 điền "thách thức" do bài viết chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn.
- Đoạn [5]: ... kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI. ⇨ Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa không đồng đều, lệch về một số nhóm hàng. ⇨ Chỗ trống thứ 3 điền "mất cân bằng".
- Đoạn [7]: ... nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu. ⇨ Những lợi ích của FTA chưa được tận dụng đủ như những gì nó có thể mang lại. ⇨ Chỗ trống thứ 4 điền "đúng mức".
Kéo và thả các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn gặp phải nhiều thách thức. Một trong những hạn chế lớn nhất là sự mất cân bằng giữa kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ việc cách doanh nghiệp chưa biết tận dụng đúng mức những lợi ích mà FTA mang lại.
Hướng dẫn giải:
- Đoạn [5]: Xuất khẩu hàng hóa là động lực tăng trưởng của nền kinh tế... ⇨ Xuất khẩu hàng hóa là một trong những ngành kinh tế trọng điểm. ⇨ Chỗ trống thứ nhất điền "trọng điểm".
- Chỗ trống thứ 2 điền "thách thức" do bài viết chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn.
- Đoạn [5]: ... kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI. ⇨ Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa không đồng đều, lệch về một số nhóm hàng. ⇨ Chỗ trống thứ 3 điền "mất cân bằng".
- Đoạn [7]: ... nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu. ⇨ Những lợi ích của FTA chưa được tận dụng đủ như những gì nó có thể mang lại. ⇨ Chỗ trống thứ 4 điền "đúng mức".
Câu 2 [577458]: Mục đích chính của ba đoạn cuối bài viết là gì?
A, Trình bày những hậu quả xảy ra do sự chênh lệch giữa tỉ trọng xuất khẩu và nhập khẩu.
B, Kêu gọi doanh nghiệp tìm hiểu tận dụng lơi ích của các FTA.
C, Nêu lên những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất khẩu ở nước ta.
D, Chỉ ra những hạn chế khách quan tác động đến tình hình xuất khẩu của nước ta.
Mục đích chính của 3 đoạn cuối là: Nêu lên những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất khẩu ở nước ta.
1. Phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.
2. Nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu. Đáp án: C
1. Phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.
2. Nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu. Đáp án: C
Câu 3 [577459]: Theo đoạn [4], việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế? (Chọn 2 đáp án đúng)
A, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B, Cân bằng nền kinh tế.
C, Làm giảm sự cạnh tranh khốc liệt của thương trường.
D, Thúc đẩy xuất khẩu.
Đoạn [4] có thông tin: ... đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, bù đắp cho suy giảm xuất khẩu.
⇨ Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công giúp "cân bằng nền kinh tế" khi nó bù đắp cho sự suy giảm xuất khẩu và giúp "thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế" theo như nguyên văn thông tin trong bài đọc.
⇨ Chọn A, B.
⇨ Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công giúp "cân bằng nền kinh tế" khi nó bù đắp cho sự suy giảm xuất khẩu và giúp "thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế" theo như nguyên văn thông tin trong bài đọc.
⇨ Chọn A, B.
Câu 4 [577460]: Theo đoạn [3], tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tỉ lệ thuận với mức tăng trưởng GDP, đúng hay sai?
A. Sai.
B. Đúng.
A. Sai.
B. Đúng.
“Tỉ lệ thuận” là có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai đại lượng, sao cho khi đại lượng này tăng giảm bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng giảm bấy nhiêu lần.
Từ đoạn [3] có thông tin: Đối với kinh tế nước ta, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%.
=> Chọn Đúng.
Từ đoạn [3] có thông tin: Đối với kinh tế nước ta, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%.
=> Chọn Đúng.
Câu 5 [577461]: Điền một cụm từ không quá ba tiếng trong đoạn [5] vào chỗ trống:
Bên cạnh việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để phục hồi và phát triển kinh tế, thì [___________] để phát triển kinh tế còn là xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để phục hồi và phát triển kinh tế, thì [___________] để phát triển kinh tế còn là xuất khẩu hàng hóa.
Trong đoạn [5] có thông tin: Xuất khẩu hàng hóa là động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm qua và những năm tới.
⇨ Điền từ "động lực".
⇨ Điền từ "động lực".
Câu 6 [577462]: Mục đích chính của văn bản là gì?
A, Chỉ ra những hạn chế, bất cập khiến kinh tế - xã hội của nước ta kém khởi sắc.
B, Đề xuất giải pháp để cải thiện nền kinh tế - xã hội nước ta.
C, Nêu nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa thể lớn mạnh như mong muốn.
D, Trình bày hiện trạng của việc xuất khẩu hàng hóa ở nước ta.
Mục đích chính của văn bản là Chỉ ra những hạn chế, bất cập khiến kinh tế - xã hội của nước ta kém khởi sắc. Đó là những hạn chế, bất cập sau:
- Bất cập trong thể chế và bộ máy quản lý.
- Tiến độ giải ngân chậm.
- Kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.
- Nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu. Đáp án: A
- Bất cập trong thể chế và bộ máy quản lý.
- Tiến độ giải ngân chậm.
- Kim ngạch xuất khẩu của nước ta phụ thuộc quá lớn vào một số ít nhóm hàng và khu vực FDI.
- Nhiều doanh nghiệp chưa phát huy và tận dụng lợi ích của các FTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu. Đáp án: A
Câu 7 [577463]: Nguyên nhân khiến tỉ trọng xuất khẩu của nước ta suy giảm đến từ những nguyên nhân chủ quan, đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
A. Đúng.
B. Sai.
Sai, vì một trong những nguyên nhân khiến tình hình xuất khẩu gặp khó khăn còn do "tổng cầu thế giới suy giảm" (thông tin trong đoạn [4]), đây là nguyên nhân khách quan.
Câu 8 [577464]: Kéo thả cụm từ phù hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn thành thông tin về đoạn [4]:
Bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm đã [___________] tiêu cực tới xuất khẩu của Việt Nam. Để phần nào khắc phục điều đó thì đẩy mạnh giải ngân [___________] là giải pháp quan trọng và hiệu quả để [___________], nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển.
Bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm đã [___________] tiêu cực tới xuất khẩu của Việt Nam. Để phần nào khắc phục điều đó thì đẩy mạnh giải ngân [___________] là giải pháp quan trọng và hiệu quả để [___________], nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển.
Bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm đã tác động tiêu cực tới xuất khẩu của Việt Nam. Để phần nào khắc phục điều đó thì đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả để khôi phục, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển.
Hướng dẫn giải:
- Thông tin nguyên văn của đoạn [4] là: Đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, thì sự ảnh hưởng ở đây khi tổng cầu suy giảm là ảnh hưởng xấu, nên nó tương đương với “tác động tiêu cực”.
- Đoạn [4] tiếp tục có thông tin “...đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả.” => Chỗ trống thứ 2 điền “vốn đầu tư công”.
- Chỗ trống thứ 3 điền “khôi phục” vì văn bản có thông tin “... nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng...”, “khôi phục” tương đương với “phục hồi”.
Hướng dẫn giải:
- Thông tin nguyên văn của đoạn [4] là: Đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, thì sự ảnh hưởng ở đây khi tổng cầu suy giảm là ảnh hưởng xấu, nên nó tương đương với “tác động tiêu cực”.
- Đoạn [4] tiếp tục có thông tin “...đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả.” => Chỗ trống thứ 2 điền “vốn đầu tư công”.
- Chỗ trống thứ 3 điền “khôi phục” vì văn bản có thông tin “... nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng...”, “khôi phục” tương đương với “phục hồi”.
Câu 9 [577465]: Thông tin nào KHÔNG được đề cập đến trong đoạn [1] và [2]?
A, Kinh tế - xã hội nước ta bị ảnh hưởng bởi số quy định, luật lệ còn chưa phù hợp.
B, Vẫn tồn tại những hạn chế trong môi trường đầu tư kinh doanh chưa được tháo gỡ kịp thời.
C, Tuy nền kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước đều tìm được giải pháp khắc phục để tồn tại.
D, Những khó khăn của doanh nghiệp và người dân bị một bộ phận cán bộ trong bộ máy quản lí dửng dưng, bỏ mặc.
- Thông tin Tuy nền kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước đều tìm được giải pháp khắc phục để tồn tại. không được đề cập đến. Thông tin văn bản đưa ra là "...bình quân cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có gần 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.", nghĩa là còn rất nhiều doanh nghiệp chưa khắc phục được khó khăn và phải rời khỏi thương trường.
- Thông tin Vẫn tồn tại những hạn chế trong môi trường đầu tư kinh doanh chưa được tháo gỡ kịp thời. được thể hiện qua ý "Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời"; nghĩa là thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết.
- Thông tin Kinh tế - xã hội nước ta bị ảnh hưởng bởi số quy định, luật lệ còn chưa phù hợp được thể hiện qua ý "Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời"; vì "thể chế" chính là những quy định, luật lệ được đặt ra trong một chế độ xã hội.
- Thông tin Những khó khăn của doanh nghiệp và người dân bị một bộ phận cán bộ trong bộ máy quản lí dửng dưng, bỏ mặc được thể hiện qua ý "Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn ... nếu như một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nâng cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, né tránh, bớt vô cảm với những khó khăn của doanh nghiệp và người dân". Đáp án: C
- Thông tin Vẫn tồn tại những hạn chế trong môi trường đầu tư kinh doanh chưa được tháo gỡ kịp thời. được thể hiện qua ý "Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời"; nghĩa là thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết.
- Thông tin Kinh tế - xã hội nước ta bị ảnh hưởng bởi số quy định, luật lệ còn chưa phù hợp được thể hiện qua ý "Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như một số bất cập về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh được tháo gỡ kịp thời"; vì "thể chế" chính là những quy định, luật lệ được đặt ra trong một chế độ xã hội.
- Thông tin Những khó khăn của doanh nghiệp và người dân bị một bộ phận cán bộ trong bộ máy quản lí dửng dưng, bỏ mặc được thể hiện qua ý "Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn ... nếu như một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nâng cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, né tránh, bớt vô cảm với những khó khăn của doanh nghiệp và người dân". Đáp án: C
Câu 10 [577466]: Điền một cụm từ không quá hai tiếng vào chỗ trống.
Trong đoạn [6], tác giả chỉ ra việc phân bổ không đều [___________] xuất khẩu giữa các nhóm hàng hóa khiến thương mại quốc tế của nước ta dễ bị tổn thương.
Trong đoạn [6], tác giả chỉ ra việc phân bổ không đều [___________] xuất khẩu giữa các nhóm hàng hóa khiến thương mại quốc tế của nước ta dễ bị tổn thương.
Đáp án
Trong đoạn [6], tác giả chỉ ra việc phân bổ không đều kim ngạch xuất khẩu giữa các nhóm hàng hóa khiến thương mại quốc tế của nước ta dễ bị tổn thương.
Hướng dẫn giải:
- Trong đoạn [6], tác giả chỉ ra chỉ 2 nhóm điện thoại và linh kiện và điện tử máy tính và linh kiện đã chiếm tới 30,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nên có sự phân bổ không đều kim ngạch xuất khẩu giữa các nhóm hàng.
Trong đoạn [6], tác giả chỉ ra việc phân bổ không đều kim ngạch xuất khẩu giữa các nhóm hàng hóa khiến thương mại quốc tế của nước ta dễ bị tổn thương.
Hướng dẫn giải:
- Trong đoạn [6], tác giả chỉ ra chỉ 2 nhóm điện thoại và linh kiện và điện tử máy tính và linh kiện đã chiếm tới 30,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nên có sự phân bổ không đều kim ngạch xuất khẩu giữa các nhóm hàng.