BÀI ĐỌC 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 11 đến 20
Con chim khướu
[1] Tạo hoá cho loài chim đôi cánh là để bay, nhưng trong trời đất này có biết bao nhiêu con chim không được bay. Nhà tôi cũng có một con, con khướu, được nuôi trong lồng. Nó được nuôi trong một cái lồng tuyệt đẹp, cái lồng tre nổi tiếng của Lạng Sơn. Nếu những con chim khác biết được không thể không ganh tị với nó. Quanh nó là cây cảnh với phong lan, không mưa không nắng nhưng vẫn nhìn thấy khoảng trời mênh mông qua mảnh vườn. Nó như sống trong cảnh thần tiên, thức ăn thức uống đủ đầy, chỉ có hót thôi.[2] Con khướu nhà tôi không đẹp như hoạ mi hay sơn ca, so với con cưỡng nó cũng không bằng. Lông một màu đen, trên đầu có một cái chóp trắng, trông nó như một lão già lụ khụ lúc nào cũng đội kết. “Đừng thấy vậy mà chê. Nghe nó hót rồi biết!". Ông bác tôi vốn là người chơi chim, mang nó từ quê lên cho, bảo vậy. “Tao chọn rồi, chim trong nhà, nó là con hót hay nhứt.” [..] Con khướu là niềm vui của cả nhà. Có lúc không còn nhớ nó xuất xứ từ đâu. Nó như có mặt cùng một lúc với mọi người, như một thành viên chính thức trong gia đình, không thể thiếu.
[3] Một buổi chiếu tối đi làm về, thằng út tôi tám tuổi đón tôi từ ngoài cổng vừa thấy tôi, nó dạng hai tay vừa chạy xô tới vừa la:
– Ba ơi! Chim bay rồi.
– Chim nào bay?
– Con khướu nhà mình đó, nó sổ lồng, nó bay mất rồi!
Tôi chạy vào nhà, bước một bước hai ba bậc thang, lên mảnh vườn treo. Thật vậy, chỉ còn có cái lồng không. Ngày ngày, mỗi lần tôi bước vào mảnh vườn, lần nào con khướu cũng cất tiếng hót chào tôi. Tôi ngồi phịch xuống ghế, nhìn cái lồng không. Suốt đêm hôm đó, cả nhà ai cũng thấy thiếu vắng. Không ai buồn lên mảnh vườn treo nữa.
[4] Buổi chiều hôm sau, trời vừa chạng vạng, bỗng có tiếng hót của con khướu vang lên từ trên vòm lá cây sao trước nhà. Cả nhà reo lên, ngược cố nhìn lên, không ai thấy, chỉ nghe tiếng hót. Nghe tiếng hót buồn thảm của nó tôi bỗng nghĩ đến những đứa con bỏ đi hoang, hối hận trở về nhưng không dám vào nhà, cứ thập thò trước cổng. [...] Trên vòm lá, con khướu vẫn hót, hót rồi ngưng, ngưng lại hót. Khi tiếng hót vừa dứt, từ trên vòm lá con khướu buông cánh sà thẳng vào lồng. Cửa lồng sập xuống từ các chỗ núp, cả nhà vừa lao ra vừa reo lên và giành nhau bung cái lồng. Cái lồng và con khướu lại được treo lên chỗ cũ. Cả nhà lại ngôi quanh nó, nghe nó hót, quên cả buổi cơm chiều. Một con chim sổ lồng bay đi rồi lại quay về là điều ít có, nên không thể không bàn cãi.
[5] [...] Có ý tán thêm: Nó ghiền nước đường như người ta ghiền rượu, ghiền bia vậy. Phải không mày, khướu? Riêng tôi, tôi nghĩ khác nhưng không nói. Nói đến tự do, người ta thường nghĩ đến đôi cánh. Khi nói đến đôi cánh, người ta nghĩ đến tự do. Đôi cánh với tự do như đồng nghĩa. Con khướu này, đôi cánh của nó đã dang ra mênh mông trên bầu trời tự do rồi sao nó lại khép cánh trở lại cái lồng nhỏ hẹp này. Có lẽ cái lồng này đã giam hãm đôi cánh nó quá lâu khiến cho đôi cánh nó chới với và cái lồng ngực của nó bị ngộp thở trước cảnh mênh mông của trời đất. Có lẽ nó bỗng thấy cô đơn, bỗng thấy mình quá nhỏ bé trước bầu trời? Và nó trở về lồng lại hót.
[6] Một lần thằng con tôi lại sơ ý. Con khướu lại vù bay. Nó bay đi lần này, cả nhà không lo buồn như lần trước bởi đoán thế nào nó cũng quay về. Và đúng như vậy, chiều hôm sau nó lại hót trên vòm lá cây sao, chỗ cũ. Thằng lớn của tôi lại treo cái lồng ra ngoài trời, người trong nhà không còn ai phập phồng nữa, biết chắc là chốc nữa nó sẽ lại sà xuống chui vào lồng. Chỉ có thằng út là vẫn háo hức đi tìm chỗ rập rình xem, với nó như một trò chơi hồi hộp lí thú.
[7] Trên vòm là con khướu lại hót. Nó hót một chuỗi dài như báo tin nó đã về và từ trên vòm lá nó lao xuống. Khi nó lao xuống đến lưng chừng thì trên trời bỗng vang lên tiếng hót của một con chim trời. Tiếng hót của con chim lạ ấy tôi nghe thảnh thơi hơn và cũng dịu dàng hơn, chắc là con chim mái. Tiếng con chim trời ấy đã cứu con khướu nhà ta. Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thẩm của bầu trời. Thế là con trước con sau như hai mũi tên đen đuổi nhau lượn vòng trên tán cây, vừa lượn đuối vừa hót. Rồi từ xa hai con chim vụt bay đến nhau. Khi vừa đến, thi nhau thì chúng dựng cánh cùng vút thẳng lên trời cao. Rồi xoè cánh, cánh kề cánh nương nhau bay lượn, vừa bay vừa hót.
[8] Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quýt như tiếng cuối tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hàng thế kỉ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều. Cái vòng lượn của đôi chim mỗi lúc rộng ra, và tiếng hót mỗi lúc, mỗi lúc từ xa cho đến xa,... Lần này, nó có đôi cánh của tình yêu. Và nó là chim – chim thì phải bay…
28/8/1988
(Nguyễn Quang Sáng. Con mèo của Phu-gi-a, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2020)
Câu 1 [576431]: Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào?
A, Ngôi thứ nhất.
B, Ngôi thứ hai.
C, Ngôi thứ ba.
D,
Đáp án: A
Câu 2 [576432]: Những chi tiết nào sau đây không đúng khi đề cập đến chú chim khướu ở đoạn [1]?
A, Khung cảnh chiếc lồng nhìn ra bên ngoài rất đẹp.
B, Sống cô đơn trong một chiếc lồng rất đẹp.
C, Bị rất nhiều chú chim khác ganh tỵ.
D, Cả ngày chỉ hót với thức ăn đầy đủ.
Đáp án: B
Câu 3 [576433]: Chi tiết nào sau đây không đúng khi đề cập đến chú chim khướu ở đoạn [1]?
A, Khung cảnh chiếc lồng nhìn ra bên ngoài rất đẹp.
B, Là một chú chim không đẹp.
C, Là chú chim hót hay nhất.
D, Cả ngày chỉ hót với thức ăn đầy đủ.
Đáp án: C
Câu 4 [576434]: Theo đoạn [2], [3] Chú chim khướu sống rất lâu nên không ai còn nhớ nó xuất xứ từ đâu. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Chọn B. Sai
Câu 5 [576435]: Có thể kết luận rằng con chim khướu bay đi mất do sự sơ hở của cậu con cả.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Chọn A. Đúng
Câu 6 [576436]: Ý nào sau đây đúng nhất khi đề cập tới nguyên nhân con khướu sổ lồng quay trở lại chiếc lồng sau lần sổ lồng thứ nhất trong suy nghĩ của nhân vật tôi.
A, Vì nó quen với việc được uống nước đường như người ta nghiền rượu, nghiền bia.
B, Vì con khướu thấy cô đơn trước bầu trời rộng lớn sau thời gian bị giam hãm quá lâu.
C, Vì con khướu mỏi cánh khi phải dang rộng ngoài không gian rộng lớn.
D, Vì nó muốn đem tiếng hót trở lại gia đình nhân vật tôi.
Đáp án: B
Câu 7 [576437]: Ở đoạn [6], vì sao con khướu bay đi mất lần thứ hai nhưng cả nhà không lo buồn nữa?
A, Vì cho rằng đây là chuyện bình thường.
B, Vì lần đầu bay đi con khướu đã tự quay trở lại.
C, Vì không quan tâm con khướu nữa nữa.
D, Vì cho rằng nó nhớ món nước đường nên sẽ quay trở lại.
Đáp án: B
Câu 8 [576438]: Kéo các cụm từ phù hợp để hoàn thành nội dung sau
Tình yêu Giam hãm Tự do
Theo nhân vật tôi, việc con khướu thoát lồng bay đi lần hai là bởi vì nó đã đi theo tiếng gọi [___________], thoát khỏi cảnh bị [___________] trong lồng để trở lại là một chú chim [___________] tung cánh giữa bầu trời bao la.
Tình yêu Giam hãm Tự do
Theo nhân vật tôi, việc con khướu thoát lồng bay đi lần hai là bởi vì nó đã đi theo tiếng gọi [___________], thoát khỏi cảnh bị [___________] trong lồng để trở lại là một chú chim [___________] tung cánh giữa bầu trời bao la.
Đáp án: tình yêu, giam hãm, tự do
Câu 9 [576439]: Tìm cụm từ ở đoạn không quá 3 tiếng ở các đoạn [5], [6], [7] điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau để hoàn thiện đoạn văn về ý nghĩa/bài học/thông điệp của đoạn trích.
Con người chúng ta sống trên đời cần phải có [___________], phải sống là chính mình. Như [___________] trong truyện ngắn, chúng ta cần phải vượt qua giới hạn của bản thân để thỏa sức tung bay trên [___________] rộng lớn.
Đáp án: tự do; con khướu/chú chim khướu/chim khướu; bầu trời
Câu 10 [576441]: Bài học nào sau đây không phù hợp với câu chuyện trên?
A, Hãy biết lắng nghe, cảm nhận tâm tư, tình cảm của người khác.
B, Ý nghĩa của tự do, của tình yêu.
C, Trân trọng cuộc sống tự nhiên tươi đẹp.
D, Cần sống là chính mình.
Đáp án: A