BÀI ĐỌC 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 11 đến 20
Đổi mới tư duy đào tạo nhân lực cho công nghiệp văn hóa
[[0] NDO - Nguồn nhân lực là một trong những "tài nguyên" đặc biệt quan trọng để phát triển công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực sáng tạo. Tháo gỡ những vướng mắc trong đào tạo nguồn nhân lực văn hóa là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.][1] Thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, công nghiệp văn hóa đã đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Để phát triển công nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực là một trong những "tài nguyên" đặc biệt quan trọng. Điều này cũng đã được đề cập, nhấn mạnh và quan tâm từ khi bắt đầu triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
[2] Thực tế, lực lượng tham gia vào quá trình sáng tác văn hóa, nghệ thuật đã có sự tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng, giàu bản sắc. Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn chưa đáp ứng với kỳ vọng, mục tiêu cũng như những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Đặc biệt, số lượng nhân lực văn hóa chất lượng cao còn đang ở mức khiêm tốn.
[3] Hiện có các nhóm nhân lực công nghiệp văn hóa. Cụ thể, nhân lực quản lý là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý công chức, viên chức ngành văn hóa và các ngành liên quan; giúp tham mưu, tư vấn, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cho Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương; xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách. Nguồn nhân lực sáng tạo là đội ngũ nòng cốt của các ngành công nghiệp văn hóa, có thành phần phong phú, đa dạng từ nhiều ngành nghề khác nhau. Nguồn nhân lực sản xuất kinh doanh chủ yếu là doanh nhân, người lao động trong các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty.
[4] Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu trầm trọng các cơ sở chuyên nghiệp đào tạo bài bản cho ba nhóm nhân lực này. Cụ thể, cả nước hiện có 40 cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật (25 cơ sở đào tạo do địa phương quản lý), 1 viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ và khoảng 80 cơ sở đào tạo công lập, tư thục tham gia đào tạo các ngành trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Trong khi đó, mục tiêu đến năm 2030 đạt 220 nghìn nhân lực trực tiếp và gián tiếp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao. Việc thiếu các cơ sở đào tạo nhân lực văn hóa cho thấy phần nào sự bất cập và thiếu nhạy bén bởi nhu cầu phát triển công nghiệp văn hóa là rất lớn. Chưa kể, Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”, tỷ lệ dân số trong độ tuổi có khả năng lao động (15-64 tuổi) rất cao, dao động khoảng 70%. Với đặc thù trẻ tuổi, nguồn nhân lực này có khả năng sáng tạo, thích ứng và nhanh nhạy trong việc chuyển giao khoa học công nghệ.
[5] Trong các nhóm giải pháp, đẩy mạnh nguồn nhân lực đang là đòi hỏi cấp thiết, bởi công nghiệp sáng tạo đòi hỏi những con người sáng tạo, am hiểu về quy trình của một ngành công nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần gỡ "nút thắt" đào tạo bằng cách thay đổi tư duy, đổi mới toàn diện từ triết lý đào tạo đến thiết kế chương trình, phương thức và mô hình đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa cần được định hướng theo thị trường lao động, gắn với nhu cầu thực tế phát triển kinh tế, xã hội, ngành nghề và hướng tới hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời, đào tạo phải bám sát nhu cầu thực tiễn sáng tạo, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo mục tiêu sinh viên tốt nghiệp có việc làm, sản phẩm đào tạo được chấp nhận bởi các nhà tuyển dụng...
[6] Thực tế là trong khi công nghiệp văn hóa đang có khoảng trống đào tạo ở các trường văn hóa nghệ thuật, khối tư nhân lại khá năng động khi xuất hiện các trung tâm đào tạo lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa, thu hút nguồn nhân lực trẻ tham gia. Vì thế, cần tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật để thúc đẩy một số ngành chọn lọc, tăng số lượng nhân lực có chất lượng.
[7] Việc gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp là phương thức hiệu quả để rút ngắn khoảng cách từ cơ sở đào tạo đến thị trường lao động, đảm bảo sự tương thích về tầm nhìn giữa nhà cung cấp và nhà tuyển dụng nhân lực. Sự vào cuộc của các doanh nghiệp cũng sẽ mở ra cho sinh viên cơ hội tiếp cận thực tiễn sinh động của ngành nghề, tăng cường trải nghiệm thực tế, trau dồi kỹ năng chuyên môn bên cạnh những kiến thức mang tính học thuật ở nhà trường; đồng thời, cơ sở đào tạo trong nước linh hoạt, chủ động đẩy mạnh liên kết với các trung tâm đào tạo tại nước ngoài, tạo cơ hội cho các học viên cọ sát, nắm vững quy trình chuẩn của công nghiệp văn hóa cũng như kỹ năng phát triển bản thân.
[8] Nhìn ra thế giới, xu hướng trong đào tạo các lĩnh vực công nghiệp văn hóa là cần có sự chuyên môn hóa cao. Kinh nghiệm ở các quốc gia phát triển hàng đầu về công nghiệp văn hóa, đào tạo theo triết lý chuyên môn hóa mới có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao để công nghiệp văn hóa mang về siêu lợi nhuận. Do đó, một số ngành chuyên môn hóa cao mà trong nước chưa mở chuyên ngành đào tạo hoặc chất lượng chưa đáp ứng thì cần sớm có chính sách linh hoạt hỗ trợ tài năng sáng tạo, cử đi du học...
(Báo Nhân Dân điện tử, nhandan.vn)
Câu 1 [576452]: Nội dung chủ yếu của bài đọc là gì?
A, Đưa ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam bằng cách đào tạo nguồn nhân lực
B, Cung cấp giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
C, Chỉ ra thực tế và nhấn mạnh nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực văn hóa
D, Thực tế đào tạo nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp văn hóa hiện nay
Đáp án: C
Câu 2 [576453]: Từ nội dung đoạn [1], [2], chúng ta có thể rút ra được kết luận nào dưới đây?
A, Nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp văn hóa vẫn chưa đảm bảo.
B, Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sản xuất đang ở mức khiêm tốn.
C, Nguồn nhân lực cần được chú trọng phát triển.
D, Nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp văn hóa vẫn đang ở mức khiêm tốn.
Đáp án: A
Câu 3 [576454]: Điền cụm từ thích hợp (không quá 4 tiếng) ở đoạn 3 để hoàn thành những nhận định sau?
Nhân lực [___________] là những thương nhân, những người làm việc cho các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn.
[___________] là đội ngũ các công nhân viên chức đứng đầu các ngành văn hóa và các ngành liên quan.
[___________] là đội ngũ nòng cốt ngành công nghiệp văn hóa.
Nhân lực [___________] là những thương nhân, những người làm việc cho các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn.
[___________] là đội ngũ các công nhân viên chức đứng đầu các ngành văn hóa và các ngành liên quan.
[___________] là đội ngũ nòng cốt ngành công nghiệp văn hóa.
Đáp án: sản xuất kinh doanh, nhân lực quản lý, nhân lực sáng tạo
Câu 4 [576455]: Dòng nào dưới đây không đúng với thực trạng vấn đề được nêu ở đoạn [4]?
A, Nguồn nhân lực trẻ Việt Nam có khả năng thích nghi cao trước công nghệ hiện đại của nền công nghiệp.
B, Mục tiêu đào tạo nhân lực cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và số lượng các cơ sở chuyên nghiệp đào tạo nhân lực chưa phù hợp.
C, Thiếu các cơ sở đào tạo chuyên ngành.
D, Sự bất cập trong việc khai thác số lượng lớn các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học ở lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Đáp án: D
Câu 5 [576456]: Kéo thả những cụm từ thích hợp vào các ô trống sau đây để hoàn thành nhận định:
phục vụ sáng tạo chu trình tổ chức
Công nghiệp [___________] đòi hỏi những con người có chất lượng văn hóa cao, hiểu biết [___________] của một ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp văn hóa. Vì thế, nguồn nhân lực [___________] những ngành công nghiệp văn hóa cần có những định hướng tư duy đổi mới.
Đáp án: sáng tạo, chu trình, phục vụ
Câu 6 [576457]: Từ “nút thắt” ở đoạn [5] ở trường hợp này được hiểu là những khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cơ sở đào tạo.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn A. Đúng
Câu 7 [576458]: Đâu là những khía cạnh được đề xuất để thực hiện nhiệm vụ thay đổi tư duy, đổi mới toàn diện các cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao? (Chọn nhiều hơn 1 đáp án)
A, Đổi mới phương thức và mô hình đào tạo, duy trì thiết kế chương trình đào tạo; định hướng nguồn đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển chung của quốc gia; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có sản phẩm lao động được chấp nhận
B, Đổi mới phương thức và mô hình đào tạo, đổi mới thiết kế chương trình đào tạo; định hướng nguồn đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển chung của quốc gia; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có sản phẩm lao động được chấp nhận
C, Đổi mới phương thức và mô hình đào tạo, đổi mới thiết kế chương trình đào tạo; định hướng nguồn đào tạo với nhu cầu phát triển chung của quốc gia; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đúng hạn
D, Đổi mới phương thức và mô hình đào tạo, đổi mới thiết kế chương trình đào tạo; định hướng nguồn đào tạo gắn với nhu cầu của người học; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có sản phẩm lao động được chấp nhận
Đáp án: B
Câu 8 [576459]: Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đâu là những nhiệm vụ được đề xuất khuyến khích thực hiện? (Chọn nhiều hơn một đáp án đúng)
A, Định hướng đào tạo nguồn nhân lực cần được thay đổi.
B, Các cơ sở đào tạo tạo cơ hội để sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các công ty, doanh nghiệp.
C, Tăng cường sự năng động trong đào tạo ở khối tư nhân để thúc đẩy phát triển chất lượng nhân lực.
D, Học tập các quốc gia phát triển chuyên môn hóa cao các chuyên ngành trong nước chưa có.
Chọn A, B, D.
Câu 9 [576460]: Đâu không phải là hiệu quả dự kiến của đề xuất gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao?
A, Rút ngắn khoảng cách giữa nơi đào tạo với nhu cầu thị trường về nhân lực lao động.
B, Người đọc được thực hành bằng những trải nghiệm thực tế.
C, Phát triển bản thân và trải nghiệm những quy trình chuẩn ở cơ sở đào tạo nước ngoài.
D, Học tập sự chuyên môn hóa cao thông qua hình thức du học ở nước ngoài.
Đáp án: D
Câu 10 [576461]: Có thể suy ra rằng hiện nay, Việt Nam chưa thực hiện các chính sách gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, cử đi học nước ngoài các tài năng sáng tạo để phát triển công nghiệp văn hóa.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn B. Sai