BÀI ĐỌC 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 11 đến 20
KÉP TƯ BỀN
[1] (Tóm tắt phần đầu: Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng. Các buổi kịch có anh biểu diễn rất đông khách. Nhưng hơn tháng rồi, anh không đi diễn do cha bị bệnh nặng. Ông chủ rạp kịch đến đòi tiền đã cho anh vay và dồn kép Tư Bền vào thế buộc phải nhận vai diễn mới... Trong khi đó, bệnh của cha anh ngày càng nặng hơn…)
[2] Vinh dự thay, anh kép Tư Bền! Nhưng mà khốn nạn thân anh! Người ta biết đâu rằng hiện giờ này, ở nhà, cha anh đương dở chứng khò khè, chỉ chờ từng phút để thở một hơi nữa là hết nợ, và ở trong buồng trò, anh cũng đương nẫu ruột nhầu gan. Thật vậy, ai ngó vào trong buồng trò mới thấy được cái khổ tâm của anh Tư Bền. Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rồi beng, mặt thì nhăn nhỏ, nhưng tay vẫn phải sở vào hộp phấn hồng để đánh mặt, quệt vào đĩa mực để bôi nhọ cái mồm. Rồi anh lại phải mặc trái cái áo thụng thêu, lận đôi hia xanh và đội cái mũ cánh chuồn ngược. Anh đóng vai này, trông ra phết, giàu sang sung sướng. Chốc nữa, anh còn phải làm cho chủ anh bằng lòng, các bạn anh trông anh mà gắng sức, các khán quanh được một phen cười vỡ bụng, vỗ rát tay kia mà! Nhưng mà cha anh Tư Bền sắp chết! Ban nãy, lúc anh ở nhà ra đi, đã thấy nguy lắm rồi. Thôi! Nhưng mà mặc kệ. Anh phải quên đi, mà bông, mà đùa, mà pha trò trên sân khấu, cho chúng tôi cười, hét lên mà cười, cười đến nỗi phải lăn cả ra đất chứ?
[3] Một hồi chuông vừa dứt. Màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ để hoan nghênh ông chúa khôi hài. Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc. Tiếng reo, tiếng hồ, tiếng vỗ tay lại làm dữ hơn trước! Mà khán quan thấy anh ăn mặc ngộ nghĩnh; cái mồm bôi nhọ nhem, thì ai mà nhịn cười được! Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già!
[4] Hết cảnh đầu. Sao mà lâu thế. Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về thăm xem tình hình cha anh ra làm sao. Rồi anh lại phải ra trò. Người xem hát thì cứ trông thấy anh là họ đủ cười rồi. Nào họ có để ý và nhìn rõ đâu được cái vẻ lo âu của anh, nó hiện ra ở trước mắt. Bỗng khi anh đương phệnh phạo trên sân khấu, khi người ta đương vỗ tay đôm đốp, thì anh nghe thấy có người ở trong phòng nói ra:
– Nguy hơn ban nãy. Đã cấm khẩu rồi!
[5] Cha anh cấm khẩu rồi! Đành vậy. Nhưng chính là bây giờ mới nhiều cái vui trò. Họ chỉ chờ anh hả miệng là họ được lăn ra cười và vỗ tay mà thôi. Cảnh thứ hai cũng lâu như cảnh đầu, mãi mới hết. Lúc anh đương ngồi thừ trong buồng trò, thì anh lại nhận được tin báo nữa, là hiện nay cha anh đã mê đạc, chân tay lạnh cả rồi. Còn gì đau đớn hơn cái tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở:
– Cha ơi!
Ông chủ thấy vậy, sợ quá. Anh mà bỏ dở vở kịch đương vui thì nguy. Ông cố khuyên giải, và cấm không cho ai được báo tin gì cho anh biết hết.
[6] Sân khấu bài trí đã gần xong. Anh lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy, để mua gượng lấy những tràng vỗ tay. Cái cảnh thương tâm của anh Tư Bền, đi đôi với cái bông lơn, cứ diễn ra mãi, mỗi chốc lại càng thương tâm hơn lên. Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!
[7] Cái cảnh cuối cùng mà anh cho là lâu tới, thì khán giả cho là chóng quá. Cho nên khi sắp hạ màn, anh cúi chào, thì cả rạp vỗ tay đôm đốp thật dài, dài mãi. Anh tưởng phen này quyết hết nợ, quyết được về cạnh giường bệnh của cha để nhìn thấy mặt cha một lượt sau cùng trước khi tắt nghỉ, thì ở hàng ghế hạng nhất, người ta kêu ầm:
– Bis! Bis!)
[8] Anh Tư Bền lại phải giấu bộ mặt rầu rầu mà anh thích - vì nó hợp với tâm lí anh hơn - để vui vẻ mà diễn lại đoạn cuối một lượt nữa. Rồi khi bài kèn chào nổi lên, hồi vỗ tay sau cùng như làm vỡ rạp. Cái màn từ từ buông xuống. Anh cúi đầu thong thả chào. Nhưng bao nhiêu người, chẳng để chậm thì giờ, đã tranh nhau chạy lên gần anh. Người thì tặng hoa. Người thì bắt tay. Người thì véo mũi. Người thì khen. Làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt.
[9] Khi không còn phải thở dài để hoan nghênh những cái hoan nghênh của công chúng, anh Tư Bền mới lật đật chạy vào buồng trò, cởi vội mũ áo và rửa quàng mặt mũi. Lúc ấy, trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh, không biết bây giờ đã lạnh đến đâu, thì một người bạn hát chạy đến, vội vã ấn vào tay tập giấy bạc của ông chủ để sẵn cho anh, và nói:
– Mau mà về. Anh Tư! Hỏng từ ban nãy mất rồi!
Khốn nạn thân anh quá!
27-7-1933
(NGUYỄN CÔNG HOAN, Truyện ngắn tuyển chọn, tập một, NXB Văn học, Hà Nội, 1996)
Câu 1 [576472]: Truyện Kép Tư Bền tập trung hướng đến kể câu chuyện gì?
A, Kép Tư Bền phải đi diễn hài, để có tiền mua thuốc cho cha ốm và trả nợ.
B, Cha của Kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để có tiền trả nợ cho ông chủ rạp hát.
C, Dù hát bội rất giỏi nhưng kép Tư Bền phải nghỉ việc vì cha đang đau ốm.
D, Kép Tư Bền là người hát bội rất giỏi ở Hà Nội đã ba năm nay.
Đáp án: B
Câu 2 [576473]: Ngôi kể của truyện ngắn là:
A, Ngôi kể thứ ba.
B, Ngôi kể thứ hai.
C, Ngôi kể thứ nhất.
D,
Đáp án: A
Câu 3 [576474]: Ý nào sau đây đúng khi nói đến nguyên nhân dù cha ốm rất nặng nhưng kép Tư Bền vẫn cố diễn xong vở kịch.
A, Do sợ hãi sẽ đánh mất ánh hào quang sân khấu.
B, Do anh muốn kiếm tiền để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
C, Do sức ép đồng tiền của ông chủ nhà hát đã dồn ép anh phải thực hiện tốt công việc.
D, Do anh muốn được thành công trong sự nghiệp và đạt được sự công nhận của mọi người.
Đáp án: C
Câu 4 [576475]: Tâm trạng của anh kép Tư Bền trong đoạn [2] là gì?
A, Sung sướng, hãnh diện vì được tán thưởng.
B, Vui vẻ, hạnh phúc vì mang đến tiếng cười cho khán giả.
C, Đau khổ, dằn vặt, lo lắng, nóng lòng vì cha đang lâm bệnh nặng.
D, Bức bối, phẫn nộ vì phải làm vừa lòng người chủ của mình.
Đáp án: C
Câu 5 [576476]: Kéo thả các đáp án để bổ sung ý nghĩa của các câu cảm thán thích hợp.

Đáp án:
1 – C
2 – D
3 – B
1 – C
2 – D
3 – B
Câu 6 [576477]: Kéo thả những cụm từ phù hợp để hoàn thành nội dung sau từ nội dung các đoạn nói về diễn biến các hồi kịch của anh kép.
đau đớn lo âu thương tâm rối ren
Người nghe hát trong rạp nào có để ý được cái vẻ [___________], ruột như thiêu như đốt của anh trong suốt buổi diễn. Cái vẻ anh kép Tư Bền phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy để mua vui, đem đến tiếng cười thật to cho người xem hiện lên đầy [___________] trong lòng mỗi người đọc. Sự [___________] tột cùng mỗi khi nghe tin về người cha đau bệnh là sự day dứt, xót xa vì bất lực dưới đồng tiền của kẻ vẽ nhọ bôi hề.
đau đớn lo âu thương tâm rối ren
Người nghe hát trong rạp nào có để ý được cái vẻ [___________], ruột như thiêu như đốt của anh trong suốt buổi diễn. Cái vẻ anh kép Tư Bền phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy để mua vui, đem đến tiếng cười thật to cho người xem hiện lên đầy [___________] trong lòng mỗi người đọc. Sự [___________] tột cùng mỗi khi nghe tin về người cha đau bệnh là sự day dứt, xót xa vì bất lực dưới đồng tiền của kẻ vẽ nhọ bôi hề.
Đáp án: rối ren, thương tâm, đau đớn
Câu 7 [576478]: Từ “Hỏng” ở đoạn [9] ý muốn chỉ điều gì trong lời nói của người bạn hát?
A, Hấp hối.
B, Suy yếu.
C, Không nói được.
D, Chết.
Đáp án: D
Câu 8 [576479]: Tác giả chủ yếu ca ngợi phẩm chất gì ở nhân vật kép Tư Bền?
A, Lòng hiếu thảo.
B, Lòng tự trọng.
C, Sự cống hiến.
D, Tài năng.
Đáp án: A
Câu 9 [576480]: Câu văn cuối cùng của đoạn trích thể hiện điều gì?
A, Anh kép Tư Bền là người con ham tiền.
B, Thể hiện tình yêu lớn lao của anh với nghiệp diễn.
C, Thể hiện tình cảnh bi kịch, éo le của anh kép.
D, Anh kép Tư Bền là người con bất hiếu.
Đáp án: C
Câu 10 [576481]: Thông qua truyện ngắn, tác giả muốn nói lên sự đồng cảm với những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội, đại diện là anh kép Tư Bền.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn A. Đúng