Quay lại
Đáp án
1D
2C
3A
4B
5C
6B
7D
8C
9D
10A
11B
12C
13D
14B
15A
16D
17A
18D
19B
20A
21C
22B
23D
24C
25A
26C
27A
28D
29C
30B
31A
32B
33C
34C
35A
36D
37C
38A
39B
40B
41C
42A
43B
44D
45C
46A
47C
48B
49D
50B
51C
52B
53A
54B
55C
56A
57D
58C
59C
60B
61A
62D
63A
64C
65A
66C
67B
68D
69A
70A
71B
72C
73C
74A
75C
76A
77B
78D
79C
80D
81A
82B
83B
84B
85B
86A
87D
88C
89D
90B
91C
92D
93C
94C
95D
96A
97A
98B
99D
100A
101B
102B
103C
104B
105A
106C
107A
108B
109A
110B
111A
112A
113A
114B
115C
116D
117C
118A
119A
120A
Câu 1 [744573]: “Ơ-ri-xtê lại trao cho Hê-ra-clét một nhiệm vụ mới nữa, khó khăn hơn, nguy hiểm hơn: đoạt bằng được đàn bò của Gê-ri-ông đem về cho hắn. Không phải Ơ-ri-xtê thiếu thốn gì giống vật quá quen thuộc này. Trong đàn súc vật của y, số bò cũng chẳng phải là ít. Nhưng lòng tham của y không đáy, hơn nữa y được sinh ra để hành hạ, thù ghét Hê-ra-clét, cho nên y cứ phải nghĩ hết việc này đến việc khác để bắt Hê-ra-clét làm.”
(Thần thoại Hy Lạp, Hê-ra-clét đi đoạt đàn bò của Gê-ri-ông, NXB Văn hoá, 2002)
Theo đoạn trích, điều gì khiến Ơ-ri-xtê bắt Hê-ra-clét đoạt đàn bò của Gê-ri-ông đem về cho hắn? A, Ơ-ri-xtê thù ghét Hê-ra-clét.
B, Đàn bò của Gê-ri-ông quá đẹp.
C, Ơ-ri-xtê có lòng tham không đáy.
D, Lòng tham và sự thù ghét.
Giải thích chi tiết:
Dựa vào câu văn: “Nhưng lòng tham của y không đáy, hơn nữa y được sinh ra để hành hạ, thù ghét Hê-ra-clét, cho nên y cứ phải nghĩ hết việc này đến việc khác để bắt Hê-ra-clét làm.”
→ Lòng tham và sự thù ghét khiến Ơ-ri-xtê bắt Hê-ra-clét đoạt đàn bò của Gê-ri-ông đem về cho hắn. Đáp án: D
Dựa vào câu văn: “Nhưng lòng tham của y không đáy, hơn nữa y được sinh ra để hành hạ, thù ghét Hê-ra-clét, cho nên y cứ phải nghĩ hết việc này đến việc khác để bắt Hê-ra-clét làm.”
→ Lòng tham và sự thù ghét khiến Ơ-ri-xtê bắt Hê-ra-clét đoạt đàn bò của Gê-ri-ông đem về cho hắn. Đáp án: D
Câu 2 [744575]:
“Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba,
Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra.
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả,
Việc gì mà thức một mình ta.”
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ in đậm?
“Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba,
Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra.
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả,
Việc gì mà thức một mình ta.”
(Trần Tế Xương, Chợt giấc, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ in đậm?
A, Phép liệt kê.
B, Phép nói quá.
C, Phép đối lập.
D, Phép ẩn dụ.
Hai dòng thơ in đậm sử dụng phép đối lập:
- thiên hạ (mọi người) – một mình ta (cá nhân)
- đang ngủ cả (trạng thái nghỉ ngơi, vô tư) - thức (trạng thái cô đơn, trằn trọc,suy tư)
→Sự đối lập này làm nổi bật sự khác biệt giữa tác giả và mọi người xung quanh, nhấnmạnh tâm trạng cô đơn, thao thức của nhân vật trữ tình. Đáp án: C
- thiên hạ (mọi người) – một mình ta (cá nhân)
- đang ngủ cả (trạng thái nghỉ ngơi, vô tư) - thức (trạng thái cô đơn, trằn trọc,suy tư)
→Sự đối lập này làm nổi bật sự khác biệt giữa tác giả và mọi người xung quanh, nhấnmạnh tâm trạng cô đơn, thao thức của nhân vật trữ tình. Đáp án: C
Câu 3 [744577]: “Khi Hưng mới chết đã hiển linh, thường hiện hình trong đám dân quê. Nghìn xe vạn ngựa bay trên khoảng ngọn cây nóc nhà. Mọi người ngẩng lên thì thấy rực rỡ như mây kết năm màu, văng vẳng tiếng đàn tiếng sáo ở trên trời, lại có tiếng hò hét, bóng cờ tiếng trống, kiệu cáng sáng rực, tất cả đều nhìn thấy được rành rành. Phàm trong thôn ấp có việc sợ hãi, việc vui mừng thì trước đã có bậc dị nhân ban đêm đến bảo cho người hào trưởng biết. Mọi nhà cho là thần, lập miếu ở phía Tây phủ Đô hộ mà thờ cúng, cầu tạnh cầu mưa, không có điều gì là không linh ứng.”
(Lý Tế Xuyên, Bố Cái Đại Vương, theo Việt điện u linh tập, NXB Văn học, 2008)
Chi tiết nào sau đây không phải là yếu tố kì ảo trong đoạn trích? A, Mọi nhà lập miếu ở phía Tây phủ Đô hộ mà thờ cúng.
B, Mới chết đã hiển linh, thường hiện hình trong đám dân quê.
C, Mọi nhà có việc gì tới miếu ở phía Tây phủ Đô hộ cầu xin, không có điều gì là không linh ứng.
D, Nghìn xe vạn ngựa bay trên khoảng ngọn cây nóc nhà.
Chi tiết “Mọi nhà lập miếu ở phía Tây phủ Đô hộ mà thờ cúng” là hành động thực tế thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính của người dân đối với Hưng. Đáp án: A
Câu 4 [744574]: “Nói xong, nàng bước xuống lầu. Lòng nàng rất đỗi phân vân: nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn? Khi vào đến nhà, bước qua ngưỡng cửa bằng đá, nàng đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện, còn Uy-lít-xơ thì ngồi tựa vào một cái cột cao, mắt nhìn xuống đất, đợi xem bây giờ tận mắt trông thấy mình rồi, người vợ cao quý của mình sẽ nói gì với mình. Nhưng nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp.”
(Sử thi Hy Lạp, Uy-lít-xơ trở về, theo Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
Chi tiết nào sau đây không miêu tả tâm trạng của nhân vật “nàng” (Pê-nê-lốp)? A, Lòng nàng sửng sốt.
B, Nàng đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ.
C, Nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn.
D, Lòng nàng rất đỗi phân vân.
Chi tiết “Nàng đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ” chỉ là một hành động, không miêu tả trực tiếp tâm trạng của nhân vật. Đáp án: B
Câu 5 [744578]: “Rạch Lá, Gò Công mấy trận, giặc thấy đã kinh;
Cửa Khẩu, Trại Cá mấy nơi, ai nghe chẳng hãi.
Chi đợi quan hộ tào biên sổ, lương tiền nhà ruộng, cho một câu háo nghĩa lạc quyên;
Chi nhọc quan võ khố bình cân, thuốc đạn ghe buôn, quyền bốn chữ gian thương đạo tải.
Cửa Khẩu, Trại Cá mấy nơi, ai nghe chẳng hãi.
Chi đợi quan hộ tào biên sổ, lương tiền nhà ruộng, cho một câu háo nghĩa lạc quyên;
Chi nhọc quan võ khố bình cân, thuốc đạn ghe buôn, quyền bốn chữ gian thương đạo tải.
(Nguyễn Đình Chiểu, Điếu Trương Tướng quân văn, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Phương án nào sau đây không thể hiện đúng nội dung, nghệ thuật của đoạn trích? A, Sử dụng lối văn biền ngẫu, phép đối, phép liệt kê,...
B, Ngợi ca tinh thần chủ động của Trương Tướng quân trong công cuộc đánh giặc ngoại xâm.
C, Lên án tội ác của thực dân Pháp.
D, Ca ngợi chiến công của Trương Tướng quân.
Giải thích chi tiết:
Đoạn trích ngợi ca lòng yêu nước, ý chí kiên cường và những chiến công hiển hách của Trương Tướng quân qua các trận đánh ở Rạch Lá, Gò Công, Cửa Khẩu, Trại Cá trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
→ Đoạn trích không thể hiện nội dung lên án tội ác của thực dân Pháp. Đáp án: C
Đoạn trích ngợi ca lòng yêu nước, ý chí kiên cường và những chiến công hiển hách của Trương Tướng quân qua các trận đánh ở Rạch Lá, Gò Công, Cửa Khẩu, Trại Cá trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
→ Đoạn trích không thể hiện nội dung lên án tội ác của thực dân Pháp. Đáp án: C
Câu 6 [744579]: “Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm - cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hòa. Ba làng có ba cái chợ, chẳng thua ai. Mỗi làng có một cái trường, dù cột cây, mái lá cũng là trường, thua ở nơi khác là không có xe hơi, nhưng có xe ngựa, xuồng ghe thì không đâu bằng. Tàu không có, nhưng ngày nào lũ nhỏ cũng lao xuống thấy tàu chạy lên chạy xuống - cái thú vui của lũ nhỏ chúng tôi là nhìn sóng và lúc tắm thì được nhoi sóng mỗi khi có một con tàu chạy qua bến. Cái mà dân cù lao tôi thấy thiếu nhất là không được xem hát.”
(Nguyễn Quang Sáng, Tôi thích làm vua, theo baovannghe.vn)
Chi tiết nào phản ánh sự thiếu thốn ở góc độ văn hoá tinh thần nơi cù lao nơi nhân vật “tôi” sinh sống? A, Tàu không có.
B, Cái mà dân cù lao tôi thấy thiếu nhất là không được xem hát.
C, Không có xe hơi.
D, Cù lao có đến ba cái làng, ba cái làng có ba cái chợ.
Giải thích chi tiết:
Đoạn trích miêu tả cuộc sống trên một cù lao giữa sông Tiền, nơi nhân vật “tôi” sinh ra. Nhân vật “tôi” đã liệt kê những điều kiện sống ở cù lao của mình, bao gồm cả những mặt tốt và mặt thiếu sót. Trong đó, điều thiếu thốn nhất mà người dân cảm nhận chính là không được xem hát – một hoạt động giải trí quan trọng.
→ Chi tiết phản ánh sự thiếu thốn về văn hóa tinh thần ở cù lao là “Cái mà dân cù lao tôi thấy thiếu nhất là không được xem hát.” Đáp án: B
Đoạn trích miêu tả cuộc sống trên một cù lao giữa sông Tiền, nơi nhân vật “tôi” sinh ra. Nhân vật “tôi” đã liệt kê những điều kiện sống ở cù lao của mình, bao gồm cả những mặt tốt và mặt thiếu sót. Trong đó, điều thiếu thốn nhất mà người dân cảm nhận chính là không được xem hát – một hoạt động giải trí quan trọng.
→ Chi tiết phản ánh sự thiếu thốn về văn hóa tinh thần ở cù lao là “Cái mà dân cù lao tôi thấy thiếu nhất là không được xem hát.” Đáp án: B
Câu 7 [744580]:
“Đất nước
Ta hát mãi bài ca Đất Nước
Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như ngọc
Cho mắt ta nhìn tận cùng trời
Và cho chân ta đi tới cuối đất
Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất
Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi
Việt Nam ơi!”
“Đất nước
Ta hát mãi bài ca Đất Nước
Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như ngọc
Cho mắt ta nhìn tận cùng trời
Và cho chân ta đi tới cuối đất
Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất
Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi
Việt Nam ơi!”
(Nam Hà, Chúng con chiến đấu, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Câu thơ nào trong đoạn thơ thể hiện khát vọng dâng hiến, hi sinh vì sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước? A, Việt Nam ơi!
B, Và cho chân ta đi tới cuối đất
C, Ta hát mãi bài ca Đất Nước
D, Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi
Giải thích chi tiết:
Câu thơ “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi” thể hiện rõ khát vọng dâng hiến, hy sinh của thế hệ con cháu cho sự trường tồn của đất nước. “Người” ở đây là Tổ quốc Việt Nam, là đất nước mà “ta yêu quý nhất”. Từ “chiến đấu” thể hiện sự sẵn sàng đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, thậm chí hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ quốc. Cụm từ “sống mãi” thể hiện mong muốn đất nước sẽ tồn tại mãi mãi, trường tồn cùng thời gian. Đáp án: D
Câu thơ “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi” thể hiện rõ khát vọng dâng hiến, hy sinh của thế hệ con cháu cho sự trường tồn của đất nước. “Người” ở đây là Tổ quốc Việt Nam, là đất nước mà “ta yêu quý nhất”. Từ “chiến đấu” thể hiện sự sẵn sàng đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, thậm chí hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ quốc. Cụm từ “sống mãi” thể hiện mong muốn đất nước sẽ tồn tại mãi mãi, trường tồn cùng thời gian. Đáp án: D
Câu 8 [744581]: “Chàng bắt đầu lắng tai nghe ngóng, và có thấy tiếng ngựa đang đi lại gần và tiếng người nói bằng tiếng Pháp. Chàng mở mắt ra. Ở trên đầu, chàng thấy lại bầu trời cao, vẫn bầu trời ấy và những đám mây lơ lửng còn cao hơn sáng nay. Qua mấy đám mây ấy có thể thấy những khoảng không vô tận màu xanh ngắt. Chàng không quay đầu lại và không trông thấy người mà cứ nghe tiếng vó ngựa và tiếng nói có thể đoán biết là đang đi về phía chàng.”
(Lép Tôn-xtôi, Chiến tranh và hoà bình, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 12, NXB Đại học Huế, 2024)
Các phương thức biểu đạt nào được kết hợp vận dụng trong đoạn trích trên? A, Nghị luận, biểu cảm.
B, Miêu tả, nghị luận.
C, Tự sự, miêu tả.
D, Biểu cảm, thuyết minh.
Giải thích chi tiết:
Các phương thức biểu đạt được kết hợp vận dụng trong đoạn trích là:
- Tự sự: Đoạn trích kể về tình huống nhân vật “chàng” (Andrey Bolkonsky) lắng tai nghe ngóng, rồi mở mắt ra, thấy bầu trời, nghe tiếng vó ngựa và tiếng nói.
- Miêu tả: Đoạn trích tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên (bầu trời, mây), âm thanh (tiếng ngựa, tiếng người) và cảm giác, hành động của nhân vật (lắng tai nghe ngóng, mở mắt ra, không quay đầu lại,…) Đáp án: C
Các phương thức biểu đạt được kết hợp vận dụng trong đoạn trích là:
- Tự sự: Đoạn trích kể về tình huống nhân vật “chàng” (Andrey Bolkonsky) lắng tai nghe ngóng, rồi mở mắt ra, thấy bầu trời, nghe tiếng vó ngựa và tiếng nói.
- Miêu tả: Đoạn trích tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên (bầu trời, mây), âm thanh (tiếng ngựa, tiếng người) và cảm giác, hành động của nhân vật (lắng tai nghe ngóng, mở mắt ra, không quay đầu lại,…) Đáp án: C
Câu 9 [744582]: “VUA - Thế trong khi chuyện trò cùng thái tử, các khanh lại không lựa được cơ hội nào để tìm hiểu tại sao người rối loạn tâm thần, để cho chuỗi ngày xanh êm đẹp bị tan nát vì những cơn điên dữ dội, hiểm nghèo hay sao?
RÔDENCRAN - Tâu Bệ hạ, thái tử cũng biết mình bị mất trí, nhưng duyên do tại đâu thì nhất định người không nói.
GHINĐƠNXTƠN - Thực ra thì thái tử cũng không để cho tìm hiểu sâu hơn. Người cứ đánh trống lảng bằng những cơn điên khôn khéo, mỗi khi chúng thần tìm cách gợi Người tỏ bày thực trạng tâm hồn mình.
HOÀNG HẬU - Thái tử tiếp các khanh có tử tế không?
RÔDENCRAN - Thưa, thật đúng như một người lịch thiệp.
GHINĐƠNXTƠN - Nhưng bên trong vẫn có vẻ gì gượng gạo.
RÔDENCRAN - Người hỏi rất ít, nhưng trả lời những câu hỏi của chúng thần thì huyên thuyên dài dòng.”
RÔDENCRAN - Tâu Bệ hạ, thái tử cũng biết mình bị mất trí, nhưng duyên do tại đâu thì nhất định người không nói.
GHINĐƠNXTƠN - Thực ra thì thái tử cũng không để cho tìm hiểu sâu hơn. Người cứ đánh trống lảng bằng những cơn điên khôn khéo, mỗi khi chúng thần tìm cách gợi Người tỏ bày thực trạng tâm hồn mình.
HOÀNG HẬU - Thái tử tiếp các khanh có tử tế không?
RÔDENCRAN - Thưa, thật đúng như một người lịch thiệp.
GHINĐƠNXTƠN - Nhưng bên trong vẫn có vẻ gì gượng gạo.
RÔDENCRAN - Người hỏi rất ít, nhưng trả lời những câu hỏi của chúng thần thì huyên thuyên dài dòng.”
(William Shakespeare, Hamlet, theo William Shakespeare Tuyển tập tác phẩm, NXB Sân khấu, 2006)
Trong đoạn trích, biểu hiện nào sau đây cho thấy nhân vật thái tử (Hamlet) giống người điên? A, Thái tử cũng không để cho tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân khiến mình bị mất trí.
B, Thái tử cũng biết mình bị mất trí, nhưng duyên do tại đâu thì nhất định người không nói.
C, Thái tử cứ đánh trống lảng bằng những cơn điên khôn khéo.
D, Thái tử trả lời những câu hỏi của Rôdencran và Ghinđơnxtơn huyên thuyên, dài dòng.
Giải thích chi tiết:
Trong vở kịch Hamlet của Shakespeare, Hamlet giả điên để che giấu ý định trả thù của mình. Hành vi của Hamlet đôi khi khiến người khác nghĩ rằng chàng thật sự mất trí, nhưng thực chất đó chỉ là một cách đánh lạc hướng.
→ Thái tử trả lời những câu hỏi của Rôdencran và Ghinđơnxtơn huyên thuyên, dài dòng là biểu hiện giống người điên nhất vì cách nói huyên thuyên, dài dòng, không kiểm soát được lời nói là một đặc điểm dễ thấy ở người bị rối loạn tâm thần. Đáp án: D
Trong vở kịch Hamlet của Shakespeare, Hamlet giả điên để che giấu ý định trả thù của mình. Hành vi của Hamlet đôi khi khiến người khác nghĩ rằng chàng thật sự mất trí, nhưng thực chất đó chỉ là một cách đánh lạc hướng.
→ Thái tử trả lời những câu hỏi của Rôdencran và Ghinđơnxtơn huyên thuyên, dài dòng là biểu hiện giống người điên nhất vì cách nói huyên thuyên, dài dòng, không kiểm soát được lời nói là một đặc điểm dễ thấy ở người bị rối loạn tâm thần. Đáp án: D
Câu 10 [744583]:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
“Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.”
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
(Hồ Chí Minh, Mộ)
Dịch nghĩa:“Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.”
(Hồ Chí Minh, Chiều tối, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 38, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Dòng nào sau đây không phản ánh sự vận động của hình tượng nghệ thuật trong bài thơ? A, Từ đau thương, li loạn đến bình yên, hạnh phúc.
B, Từ chiều tối sang tối.
C, Từ bóng tối ra ánh sáng.
D, Từ thiên nhiên sang đời sống con người.
Giải thích chi tiết:
Bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh thể hiện sự vận động của không gian và thời gian từ chiều tối sang đêm khuya. Trong đó, hình ảnh thiên nhiên và con người đều có sự chuyển động, phản ánh tinh thần lạc quan và ý chí vượt lên hoàn cảnh của tác giả. Đáp án: A
Bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh thể hiện sự vận động của không gian và thời gian từ chiều tối sang đêm khuya. Trong đó, hình ảnh thiên nhiên và con người đều có sự chuyển động, phản ánh tinh thần lạc quan và ý chí vượt lên hoàn cảnh của tác giả. Đáp án: A
Câu 11 [744585]: “Trên mâm cơm có miếng ngon nhất, bao giờ bố mẹ cũng gắp nhường ông bà, và thông thường ông bà lại gắp trả lại cho cháu, người được ưu tiên nhất cả nhà. Có khi bé em không thích, gắp trả vào bát của mẹ, và người mẹ lại nhường cho bố. Thật hạnh phúc khi có không khí gia đình thương yêu nhường nhịn nhau như vậy.”
(Băng Sơn, Bữa ăn ngày thường, NXB Văn hoá - Thông tin, 2005)
Chi tiết nào sau đây là yếu tố biểu cảm của đoạn văn? A, Em bé gắp trả vào bát của mẹ.
B, Thật hạnh phúc khi có không khí gia đình thương yêu nhường nhịn nhau.
C, Ông bà gắp trả lại cho cháu.
D, Bố mẹ cũng gắp nhường ông bà.
Giải thích chi tiết:
Chi tiết “Thật hạnh phúc khi có không khí gia đình thương yêu nhường nhịn nhau như vậy” đã trực tiếp bày tỏ cảm xúc hạnh phúc tác giả khi chứng kiến không khí gia đình đầm ấm, yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau. Đáp án: B
Chi tiết “Thật hạnh phúc khi có không khí gia đình thương yêu nhường nhịn nhau như vậy” đã trực tiếp bày tỏ cảm xúc hạnh phúc tác giả khi chứng kiến không khí gia đình đầm ấm, yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau. Đáp án: B
Câu 12 [744586]: Dòng nào sau đây nêu tên những tác phẩm không cùng phong cách sáng tác của trường phái văn học lãng mạn?
A, Lạnh lùng (Nhất Linh), Con đường sáng (Hoàng Đạo), Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng).
B, Nửa chừng xuân (Khái Hưng), Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Gia đình (Khái Hưng).
C, Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Dì Hảo (Nam Cao), Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam).
D, Đời mưa gió (Nhất Linh), Lạnh lùng (Nhất Linh), Cô hàng xén (Thạch Lam).
Giải thích chi tiết:
Trong các tác phẩm được liệt kê, chỉ có Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) và Dì Hảo (Nam Cao) là hai tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực.
→ C là đáp án đúng. Đáp án: C
Trong các tác phẩm được liệt kê, chỉ có Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) và Dì Hảo (Nam Cao) là hai tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực.
→ C là đáp án đúng. Đáp án: C
Câu 13 [744587]: Dòng nào dưới đây có các từ viết đúng chính tả?
A, Cốt chuyện, tự sự, trữ tình.
B, Cốt chuyện, tự sự, chữ tình.
C, Cốt truyện, tự xự, trữ tình.
D, Cốt truyện, tự sự, trữ tình.
Giải thích chi tiết:
Dòng có các từ viết đúng chính tả là: Cốt truyện, tự sự, trữ tình. Đáp án: D
Dòng có các từ viết đúng chính tả là: Cốt truyện, tự sự, trữ tình. Đáp án: D
Câu 14 [744589]: Câu nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?
A, Cô ấy thường đi chợ từ rất sớm để chọn được thực phẩm tươi ngon nhất cho bữa ăn.
B, Thấy cô đến bước reo neo này, chúng tôi cũng đau lòng lắm.
C, Tôi chưa bao giờ gặp một người nào quý phái, thanh lịch như thế.
D, Cuốn sách dày nghìn trang nhưng thực sự rất hấp dẫn.
Giải thích chi tiết:
- Câu chứa từ viết sai chính tả: Thấy cô đến bước reo neo này, chúng tôi cũng đau lòng lắm.
- Sửa lại: Thấy cô đến bước gieo neo này, chúng tôi cũng đau lòng lắm. Đáp án: B
- Câu chứa từ viết sai chính tả: Thấy cô đến bước reo neo này, chúng tôi cũng đau lòng lắm.
- Sửa lại: Thấy cô đến bước gieo neo này, chúng tôi cũng đau lòng lắm. Đáp án: B
Câu 15 [744592]: “Ngay khi nhìn cái phong thư nằm trên mặt bàn cẩn xà cừ, bà đã có linh ứng xấu.”·
Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
A, linh ứng.
B, phong thư.
C, mặt bàn.
D, ngay khi.
Giải thích chi tiết:
- Từ “linh ứng” sai về ngữ nghĩa. “Linh ứng” có nghĩa là ứng nghiệm ngay lập tức như có phép lạ, thường theo mê tín, không phù hợp với ngữ cảnh của câu văn. Việc bà có cảm giác xấu khi nhìn thấy phong thư không mang tính chất tâm linh hay huyền bí. Cảm giác của bà xuất phát từ những suy đoán, lo lắng dựa trên kinh nghiệm hoặc thông tin đã biết.
- Sửa lại: Ngay khi nhìn cái phong thư nằm trên mặt bàn cẩn xà cừ, bà đã có linh cảm xấu. Đáp án: A
- Từ “linh ứng” sai về ngữ nghĩa. “Linh ứng” có nghĩa là ứng nghiệm ngay lập tức như có phép lạ, thường theo mê tín, không phù hợp với ngữ cảnh của câu văn. Việc bà có cảm giác xấu khi nhìn thấy phong thư không mang tính chất tâm linh hay huyền bí. Cảm giác của bà xuất phát từ những suy đoán, lo lắng dựa trên kinh nghiệm hoặc thông tin đã biết.
- Sửa lại: Ngay khi nhìn cái phong thư nằm trên mặt bàn cẩn xà cừ, bà đã có linh cảm xấu. Đáp án: A
Câu 16 [744593]: “Bà chị hai sớm mắc chứng loãng xương, hai chân mở ra một cổng vòm gió lộng, lúc nào ghé qua nhà ông em cũng lấy gì đó của gia chủ, cũng mì gói, hành tỏi không thì đường cát, đậu xanh.”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A, Sai về dùng từ.
B, Sai ngữ pháp.
C, Sai quy chiếu.
D, Sai logic.
Giải thích chi tiết:
- Chi tiết “hai chân mở ra một cổng vòm gió lộng” không có sự liên kết logic với bệnh loãng xương. Hình ảnh này mô tả dáng đi của bà chị hai do chứng loãng xương, hai chân cong vẹo, khó khép lại. Tuy nhiên, việc so sánh hai chân với "cổng vòm gió lộng" không phù hợp vì cổng vòm gợi lên sự vững chãi, trang nghiêm.
→ Câu mắc lỗi sai về logic.
- Sửa lại: Bà chị hai sớm mắc chứng loãng xương, dáng đi xiêu vẹo, lúc nào ghé qua nhà ông em cũng lấy gì đó của gia chủ, khi thì mì gói, hành tỏi, khi thì đường cát, đậu xanh. Đáp án: D
- Chi tiết “hai chân mở ra một cổng vòm gió lộng” không có sự liên kết logic với bệnh loãng xương. Hình ảnh này mô tả dáng đi của bà chị hai do chứng loãng xương, hai chân cong vẹo, khó khép lại. Tuy nhiên, việc so sánh hai chân với "cổng vòm gió lộng" không phù hợp vì cổng vòm gợi lên sự vững chãi, trang nghiêm.
→ Câu mắc lỗi sai về logic.
- Sửa lại: Bà chị hai sớm mắc chứng loãng xương, dáng đi xiêu vẹo, lúc nào ghé qua nhà ông em cũng lấy gì đó của gia chủ, khi thì mì gói, hành tỏi, khi thì đường cát, đậu xanh. Đáp án: D
Câu 17 [744594]: Câu nào dưới đây là câu đúng?
A, Chúng tôi đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người nhưng chưa thấy nơi nào ấm áp, thân tình như nơi đây.
B, Trung tâm mầm bệnh (GC) của tế bào B có vai trò phản hồi để tạo ra các kháng thể - tế bào B còn được gọi là tế bào lympho B, là một loại tế bào bạch huyết của phân nhóm tế bào lympho, công tác trong thành phần miễn dịch dịch thể của hệ miễn dịch bằng cách tiết ra các kháng thể.
C, Thói tiêu pha của anh sa sỉ quá, chúng tôi không theo được.
D, Bầy ngựa gầy này, con nào cũng béo ú nụ.
Giải thích chi tiết:
- Loại B vì câu văn mắc lỗi diễn đạt, câu văn quá dài, thông tin về tế bào B quá phức tạp, gây khó hiểu cho người đọc.
- Loại C vì từ “sa sỉ” sai chính tả.
- Loại D vì câu mắc lỗi sai logic. “Gầy” và “béo” là hai tính từ trái nghĩa, không thể cùng xuất hiện trong một câu để miêu tả một đối tượng.
→ A là đáp án đúng. Đáp án: A
- Loại B vì câu văn mắc lỗi diễn đạt, câu văn quá dài, thông tin về tế bào B quá phức tạp, gây khó hiểu cho người đọc.
- Loại C vì từ “sa sỉ” sai chính tả.
- Loại D vì câu mắc lỗi sai logic. “Gầy” và “béo” là hai tính từ trái nghĩa, không thể cùng xuất hiện trong một câu để miêu tả một đối tượng.
→ A là đáp án đúng. Đáp án: A
Câu 18 [744595]: “Khi hoàng cung của cõi chết bắt đầu hiện ra rõ ràng, diễm lệ dưới ánh dương quang.”
Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
A, Thiếu trạng ngữ.
B, Thiếu chủ ngữ.
C, Thiếu vị ngữ.
D, Thiếu nòng cốt câu.
Giải thích chi tiết:
- Câu văn chỉ có trạng ngữ, thiếu thành phần nóng cốt câu (gồm chủ ngữ và vị ngữ).
- Sửa lại: Khi hoàng cung của cõi chết bắt đầu hiện ra rõ ràng, diễm lệ dưới ánh dương quang, tôi không khỏi kinh ngạc. Đáp án: D
- Câu văn chỉ có trạng ngữ, thiếu thành phần nóng cốt câu (gồm chủ ngữ và vị ngữ).
- Sửa lại: Khi hoàng cung của cõi chết bắt đầu hiện ra rõ ràng, diễm lệ dưới ánh dương quang, tôi không khỏi kinh ngạc. Đáp án: D
Câu 19 [744596]: “Những ngày hè này, ngoài giờ lên trường hội hè, Láng có thể tới nhà thuốc nấu cơm rồi ăn ở đó.”
Nhận định nào về câu trên là đúng?
Nhận định nào về câu trên là đúng?
A, Câu sai logic ngữ nghĩa.
B, Câu mắc lỗi dùng từ.
C, Câu sai cấu tạo ngữ pháp.
D, Câu mắc lỗi dấu câu.
Giải thích chi tiết:
- Cụm từ “lên trường hội hè” sai về cách dùng từ. Vì “lên trường” là hành động đến trường để học, còn hội hè” là hoạt động mang tính giải trí, vui chơi. Việc ghép hai cụm từ này lại với nhau khiến câu mâu thuẫn về mặt ý nghĩa.
- Sửa lại: Những ngày hè này, ngoài giờ vui chơi, Láng có thể tới nhà thuốc nấu cơm rồi ăn ở đó. Đáp án: B
- Cụm từ “lên trường hội hè” sai về cách dùng từ. Vì “lên trường” là hành động đến trường để học, còn hội hè” là hoạt động mang tính giải trí, vui chơi. Việc ghép hai cụm từ này lại với nhau khiến câu mâu thuẫn về mặt ý nghĩa.
- Sửa lại: Những ngày hè này, ngoài giờ vui chơi, Láng có thể tới nhà thuốc nấu cơm rồi ăn ở đó. Đáp án: B
Câu 20 [744598]: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A, Duy đưa cả cánh tay lên che ánh nắng chói chang của hoàng hôn sau dãy núi Sam.
B, Duy đưa cánh tay lên che ánh nắng đang chuẩn bị ngả xuống phía chân trời sau dãy núi Sam.
C, Duy đưa cánh tay lên che ánh nắng đang ngả xuống phía chân trời sau dãy núi Sam.
D, Duy đưa cánh tay lên che ánh nắng đang chuẩn bị ngả xuống phía chân trời.
Giải thích chi tiết:
Câu “Duy đưa cả cánh tay lên che ánh nắng chói chang của hoàng hôn sau dãy núi Sam.” sai về logic. Hoàng hôn là thời điểm mặt trời lặn, ánh nắng đã tắt hoặc rất yếu còn “chói chang” thường dùng để chỉ ánh nắng gay gắt của buổi trưa hoặc buổi chiều. Vì vậy, “ánh nắng chói chang của hoàng hôn” là một cách diễn đạt không hợp lý về logic. Đáp án: A
Câu “Duy đưa cả cánh tay lên che ánh nắng chói chang của hoàng hôn sau dãy núi Sam.” sai về logic. Hoàng hôn là thời điểm mặt trời lặn, ánh nắng đã tắt hoặc rất yếu còn “chói chang” thường dùng để chỉ ánh nắng gay gắt của buổi trưa hoặc buổi chiều. Vì vậy, “ánh nắng chói chang của hoàng hôn” là một cách diễn đạt không hợp lý về logic. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“Các nhà nghiên cứu trường đại học Iowa khuyến nghị mọi bệnh nhân cần xem xét các mức hoạt động thể chất của mình để giảm bệnh tật, sau khi họ tìm thấy mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và các bệnh mãn tính.
Nghiên cứu này - do Phó giáo sư Lucas Carr, Khoa Sức khỏe và thể chất người, dẫn dắt - đã kiểm tra phản hồi của hơn 7.000 bệnh nhân tại trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe Đại học Iowa từ một bảng hỏi về mức hoạt động thể chất của họ.
Từ phần trả lời của các bệnh nhân, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người có các mức hoạt động thể chất cao nhất - nghĩa là họ tập luyện từ vừa phải đến mạnh mẽ ít nhất 150 phút mỗi tuần - đã làm giảm đi nguy cơ rủi ro thấp hơn một cách đáng kể về mặt thống kê 19 điều kiện gây bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp và tiểu đường.
Phát hiện này còn đề xuất các bệnh nhân ít hoạt động thể chất - nghĩa là từ ít đến không tập luyện trong vòng một tuần - làm gia tăng nguy cơ phát triển một bệnh mãn tính.
Trên cơ sở những kết quả đó, các nhà nghiên cứu Iowa đề xuất các hệ thống chăm sóc sức khỏe cung cấp thông tin về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân không hoạt động thể chất gặp nhiều nguy cơ rủi ro nhất.
“Trong môi trường chăm sóc sức khỏe của chúng ta, không dễ gì để một bác sĩ biết được thông tin để giúp các bệnh nhân hoạt động thể chất nhiều hơn”, Carr nói. “Và do đó, với các bệnh nhân có kể lại những các hoạt động thể chất ít ỏi của họ, chúng ta cần những phương án để dễ dàng kết nối họ với những dịch vụ hỗ trợ như những “toa thuốc” rèn luyện sức khỏe và/ hoặc cộng đồng các chuyên gia sức khỏe”.
Phần lớn các bệnh viện ở Mỹ đều không hỏi các bệnh nhân về hoạt động thể chất của họ và không có hệ thống bệnh viện nào ở Trung Tây làm điều đó, theo các nhà nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, Carr đã hợp tác với Britt Marcussen, một chuyên gia y học gia đình ở UI Health Care, để xây dựng bảng hỏi về việc các bệnh nhân đến các phòng khám sức khỏe hằng năm. Nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 12/2022.
Cuộc khảo sát Dấu hiệu quan trọng của tập thể dục này hỏi các bệnh nhân hai câu hỏi mà họ cần trả lời theo bảng:
• “Trung bình, bạn tập luyện từ trung bình đến mạnh mẽ (giống như đi bộ nhanh) bao nhiêu ngày một tuần?” (từ 0 đến 7 ngày)
• “Tính trung bình, bạn tập bao nhiêu phút ở cấp độ này?”
Carr và nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện cuộc khảo sát với mọi bệnh nhân.
“Cuộc khảo sát hai câu hỏi này chỉ lấy mất ở mỗi bệnh nhân khoảng 30 giây để hoàn thành, vì vậy không khiến họ khó chịu lắm. Tuy nhiên nó đã đủ nói với chúng tôi rất nhiều về tổng thể sức khỏe của bệnh nhân”, Carr nói.
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh các kết quả từ các bệnh nhân đã hoàn thành cuộc khảo sát với hơn 33.000 người chưa từng tham gia vào bất cứ cuộc khảo sát nào của bệnh viện. Họ phát hiện ra, các bệnh nhân tham gia khảo sát trẻ hơn và có sức khỏe tốt hơn so với những bệnh nhân không trả lời câu hỏi, dựa trên việc phân tích các bệnh án điện tử của mọi bệnh nhân.
Trong khi mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mãn tính đã được hiểu khá rõ thì các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này nhấn mạnh vào giá trị của việc khảo sát các bệnh nhân về các mức độ hoạt động thể chất của họ.
“Chúng tôi tin tưởng, phát hiện này là một kết quả cho thấy các bệnh nhân dành thời gian tới các buổi kiểm tra sức khỏe hằng năm cũng dành nhiều thời gian hơn cho các hành vi giúp gia tăng sức khỏe cũng như các hoạt động thể chất”, Carr nói.
Trong một nghiên cứu liên quan, xuất bản trên Journal of Physical Activity and Health vào tháng trước, nhóm nghiên cứu của Carr đã phát hiện ra khi những nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tính hóa đơn tư vấn tập luyện cho các bệnh nhân, các hóa đơn đó đã được các công ty bảo hiểm sức khỏe trả kinh phí tới 95%.
“Phát hiện của chúng tôi đã giúp đề xuất mã tính phí cho các hoạt động thể chất được đề xuất được hoàn lại ở mức cao khi các nhà cung cấp dịch vụ đề xuất kinh phí, qua đó làm củng cố ý tưởng về việc thực hiện các khảo sát hoạt động thể chất và các dịch vụ tư vấn”, Carr nói.”
Nghiên cứu này - do Phó giáo sư Lucas Carr, Khoa Sức khỏe và thể chất người, dẫn dắt - đã kiểm tra phản hồi của hơn 7.000 bệnh nhân tại trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe Đại học Iowa từ một bảng hỏi về mức hoạt động thể chất của họ.
Từ phần trả lời của các bệnh nhân, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người có các mức hoạt động thể chất cao nhất - nghĩa là họ tập luyện từ vừa phải đến mạnh mẽ ít nhất 150 phút mỗi tuần - đã làm giảm đi nguy cơ rủi ro thấp hơn một cách đáng kể về mặt thống kê 19 điều kiện gây bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp và tiểu đường.
Phát hiện này còn đề xuất các bệnh nhân ít hoạt động thể chất - nghĩa là từ ít đến không tập luyện trong vòng một tuần - làm gia tăng nguy cơ phát triển một bệnh mãn tính.
Trên cơ sở những kết quả đó, các nhà nghiên cứu Iowa đề xuất các hệ thống chăm sóc sức khỏe cung cấp thông tin về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân không hoạt động thể chất gặp nhiều nguy cơ rủi ro nhất.
“Trong môi trường chăm sóc sức khỏe của chúng ta, không dễ gì để một bác sĩ biết được thông tin để giúp các bệnh nhân hoạt động thể chất nhiều hơn”, Carr nói. “Và do đó, với các bệnh nhân có kể lại những các hoạt động thể chất ít ỏi của họ, chúng ta cần những phương án để dễ dàng kết nối họ với những dịch vụ hỗ trợ như những “toa thuốc” rèn luyện sức khỏe và/ hoặc cộng đồng các chuyên gia sức khỏe”.
Phần lớn các bệnh viện ở Mỹ đều không hỏi các bệnh nhân về hoạt động thể chất của họ và không có hệ thống bệnh viện nào ở Trung Tây làm điều đó, theo các nhà nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, Carr đã hợp tác với Britt Marcussen, một chuyên gia y học gia đình ở UI Health Care, để xây dựng bảng hỏi về việc các bệnh nhân đến các phòng khám sức khỏe hằng năm. Nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 12/2022.
Cuộc khảo sát Dấu hiệu quan trọng của tập thể dục này hỏi các bệnh nhân hai câu hỏi mà họ cần trả lời theo bảng:
• “Trung bình, bạn tập luyện từ trung bình đến mạnh mẽ (giống như đi bộ nhanh) bao nhiêu ngày một tuần?” (từ 0 đến 7 ngày)
• “Tính trung bình, bạn tập bao nhiêu phút ở cấp độ này?”
Carr và nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện cuộc khảo sát với mọi bệnh nhân.
“Cuộc khảo sát hai câu hỏi này chỉ lấy mất ở mỗi bệnh nhân khoảng 30 giây để hoàn thành, vì vậy không khiến họ khó chịu lắm. Tuy nhiên nó đã đủ nói với chúng tôi rất nhiều về tổng thể sức khỏe của bệnh nhân”, Carr nói.
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh các kết quả từ các bệnh nhân đã hoàn thành cuộc khảo sát với hơn 33.000 người chưa từng tham gia vào bất cứ cuộc khảo sát nào của bệnh viện. Họ phát hiện ra, các bệnh nhân tham gia khảo sát trẻ hơn và có sức khỏe tốt hơn so với những bệnh nhân không trả lời câu hỏi, dựa trên việc phân tích các bệnh án điện tử của mọi bệnh nhân.
Trong khi mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mãn tính đã được hiểu khá rõ thì các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này nhấn mạnh vào giá trị của việc khảo sát các bệnh nhân về các mức độ hoạt động thể chất của họ.
“Chúng tôi tin tưởng, phát hiện này là một kết quả cho thấy các bệnh nhân dành thời gian tới các buổi kiểm tra sức khỏe hằng năm cũng dành nhiều thời gian hơn cho các hành vi giúp gia tăng sức khỏe cũng như các hoạt động thể chất”, Carr nói.
Trong một nghiên cứu liên quan, xuất bản trên Journal of Physical Activity and Health vào tháng trước, nhóm nghiên cứu của Carr đã phát hiện ra khi những nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tính hóa đơn tư vấn tập luyện cho các bệnh nhân, các hóa đơn đó đã được các công ty bảo hiểm sức khỏe trả kinh phí tới 95%.
“Phát hiện của chúng tôi đã giúp đề xuất mã tính phí cho các hoạt động thể chất được đề xuất được hoàn lại ở mức cao khi các nhà cung cấp dịch vụ đề xuất kinh phí, qua đó làm củng cố ý tưởng về việc thực hiện các khảo sát hoạt động thể chất và các dịch vụ tư vấn”, Carr nói.”
(Nguyễn Thanh dịch từ University of Iowa, Thói quen năng động làm giảm đáng kể 19 bệnh mãn tính, theo tiasang.com.vn)
Câu 21 [744599]: Các nhà nghiên cứu trường đại học Iowa khuyến nghị bệnh nhân điều gì sau khi họ tìm thấy mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và các bệnh mãn tính?
A, Kết nối với những dịch vụ hỗ trợ rèn luyện sức khỏe và/ hoặc cộng đồng các chuyên gia sức khỏe.
B, Trả lời bảng hỏi về việc các bệnh nhân đến các phòng khám sức khỏe hằng năm.
C, Xem xét các mức hoạt động thể chất của mình để giảm bệnh tật.
D, Cung cấp dịch vụ sức khỏe tính hóa đơn tư vấn tập luyện cho các bệnh nhân.
Giải thích chi tiết:
Dựa vào thông tin trong câu: “Các nhà nghiên cứu trường đại học Iowa khuyến nghị mọi bệnh nhân cần xem xét các mức hoạt động thể chất của mình để giảm bệnh tật, sau khi họ tìm thấy mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và các bệnh mãn tính.”
→ C là đáp án đúng. Đáp án: C
Dựa vào thông tin trong câu: “Các nhà nghiên cứu trường đại học Iowa khuyến nghị mọi bệnh nhân cần xem xét các mức hoạt động thể chất của mình để giảm bệnh tật, sau khi họ tìm thấy mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và các bệnh mãn tính.”
→ C là đáp án đúng. Đáp án: C
Câu 22 [744600]: Nghiên cứu của trường đại học Iowa tiến hành khảo sát trên bao nhiêu bệnh nhân?
A, 33.000.
B, 7.000.
C, 19.
D, 30.
Giải thích chi tiết:
Dựa vào thông tin trong câu: “Nghiên cứu này - do Phó giáo sư Lucas Carr, Khoa Sức khỏe và thể chất người, dẫn dắt - đã kiểm tra phản hồi của hơn 7.000 bệnh nhân tại trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe Đại học Iowa từ một bảng hỏi về mức hoạt động thể chất của họ.”
→ Nghiên cứu của trường đại học Iowa tiến hành khảo sát trên 7.000 bệnh nhân. Đáp án: B
Dựa vào thông tin trong câu: “Nghiên cứu này - do Phó giáo sư Lucas Carr, Khoa Sức khỏe và thể chất người, dẫn dắt - đã kiểm tra phản hồi của hơn 7.000 bệnh nhân tại trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe Đại học Iowa từ một bảng hỏi về mức hoạt động thể chất của họ.”
→ Nghiên cứu của trường đại học Iowa tiến hành khảo sát trên 7.000 bệnh nhân. Đáp án: B
Câu 23 [744604]: Phương án nào sâu đây là kết quả nghiên cứu của trường đại học Iowa?
A, Khi những nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tính hóa đơn tư vấn tập luyện cho các bệnh nhân, các hóa đơn đó đã được các công ty bảo hiểm sức khỏe trả kinh phí tới 95%.
B, Thu thập được nhiều thông tin về sức khoẻ và việc sử dụng bảo hiểm sức khoẻ của bệnh nhân.
C, Các nhà nghiên cứu phát hiện ra bệnh nhân tham gia khảo sát trẻ hơn và có sức khỏe tốt hơn so với những bệnh nhân không trả lời câu hỏi.
D, Những người có các mức hoạt động thể chất cao nhất - nghĩa là họ tập luyện từ vừa phải đến mạnh mẽ ít nhất 150 phút mỗi tuần - đã làm giảm đi nguy cơ rủi ro thấp hơn một cách đáng kể về mặt thống kê 19 điều kiện gây bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp và tiểu đường.
Giải thích chi tiết:
Phương án “Những người có các mức hoạt động thể chất cao nhất - nghĩa là họ tập luyện từ vừa phải đến mạnh mẽ ít nhất 150 phút mỗi tuần - đã làm giảm đi nguy cơ rủi ro thấp hơn một cách đáng kể về mặt thống kê 19 điều kiện gây bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp và tiểu đường.” là phát hiện quan trọng của nghiên cứu, được đề cập trực tiếp trong đoạn thứ ba của văn bản. Kết quả này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứ của trường đại học Iowa tiến hành khảo sát trên 7.000 bệnh nhân. Đáp án: D
Phương án “Những người có các mức hoạt động thể chất cao nhất - nghĩa là họ tập luyện từ vừa phải đến mạnh mẽ ít nhất 150 phút mỗi tuần - đã làm giảm đi nguy cơ rủi ro thấp hơn một cách đáng kể về mặt thống kê 19 điều kiện gây bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp và tiểu đường.” là phát hiện quan trọng của nghiên cứu, được đề cập trực tiếp trong đoạn thứ ba của văn bản. Kết quả này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứ của trường đại học Iowa tiến hành khảo sát trên 7.000 bệnh nhân. Đáp án: D
Câu 24 [744605]: “Họ phát hiện ra, các bệnh nhân tham gia khảo sát trẻ hơn và có sức khỏe tốt hơn so với những bệnh nhân không trả lời câu hỏi, dựa trên việc phân tích các bệnh án điện tử của mọi bệnh nhân.”
“các bệnh nhân tham gia khảo sát trẻ hơn và có sức khỏe tốt hơn so với những bệnh nhân không trả lời câu hỏi, dựa trên việc phân tích các bệnh án điện tử của mọi bệnh nhân” trong câu trên là thành phần gì của câu?
“các bệnh nhân tham gia khảo sát trẻ hơn và có sức khỏe tốt hơn so với những bệnh nhân không trả lời câu hỏi, dựa trên việc phân tích các bệnh án điện tử của mọi bệnh nhân” trong câu trên là thành phần gì của câu?
A, Trạng ngữ.
B, Nòng cốt câu.
C, Cụm C-V đóng vai trò là thành phần mở rộng vị ngữ.
D, Vị ngữ.
Giải thích chi tiết:
Cụm “các bệnh nhân tham gia khảo sát trẻ hơn và có sức khỏe tốt hơn so với những bệnh nhân không trả lời câu hỏi” là một cụm chủ - vị, làm rõ ý nghĩa cho vị ngữ “họ phát hiện ra”, nên đóng vai trò mở rộng vị ngữ. Đáp án: C
Cụm “các bệnh nhân tham gia khảo sát trẻ hơn và có sức khỏe tốt hơn so với những bệnh nhân không trả lời câu hỏi” là một cụm chủ - vị, làm rõ ý nghĩa cho vị ngữ “họ phát hiện ra”, nên đóng vai trò mở rộng vị ngữ. Đáp án: C
Câu 25 [744606]: Thông điệp của văn bản trên là gì?
A, Hình thành, duy trì thói quen vận động thể chất sẽ giúp giảm thiểu bệnh tật.
B, Vận động thể chất giúp bệnh nhân khỏi bệnh.
C, Vận động thể chất giúp các bệnh nhân trẻ hơn.
D, Việc người bệnh cởi mở chia sẻ về hoạt động thể chất giúp bác sĩ nắm bắt rõ bệnh tình của bệnh nhân.
Giải thích chi tiết:
Thông điệp của văn bản trên là hình thành, duy trì thói quen vận động thể chất sẽ giúp giảm thiểu bệnh tật. Đây là thông điệp chính của văn bản, nhấn mạnh lợi ích của vận động thể chất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Đáp án: A
Thông điệp của văn bản trên là hình thành, duy trì thói quen vận động thể chất sẽ giúp giảm thiểu bệnh tật. Đây là thông điệp chính của văn bản, nhấn mạnh lợi ích của vận động thể chất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
“Cho đến ngày Huệ gặp An. Điều ghi dấu sâu đậm vào cảm quan của cậu, khiến cậu gần như sững sờ, là cái dáng điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, linh động của An. Từ cách đưa ngón tay út lên vén nhẹ một mảng tóc loà xoà, cho đến cách đưa lưỡi liếm nhẹ lên môi trên, cách rót một tách nước trà, cách gật đầu nhận một lời chỉ bảo, tất cả, tất cả đều vừa độ cần thiết. Cử chỉ biểu lộ sự thân mật dịu dàng, đồng thời cũng giữ riêng cho An một sự bí mật tôn nghiêm. Huệ chưa từng bao giờ gặp sự hoà điệu như vậy giữa hai đòi hỏi gần như mâu thuẫn là sự cởi mở thân tình và sự gói ghém kiêu hãnh, nơi một người con gái. Cậu cũng ngạc nhiên khi thấy cô gái có dáng điệu trang nhã thân mật ấy còn giữ nguyên nét trẻ thơ trên khuôn mặt. Nước da ửng sáng trên đôi má bầu bĩnh. Cái môi trên mọng. Chỉ trừ đôi mắt buồn trước tuổi. Huệ nghĩ có lẽ nhờ đôi mắt ấy mà khuôn mặt và cử chỉ của An hoà hợp nhau, tiết ra một sức hấp dẫn lạ lùng. Cậu đau khổ công nhận giữa cái đẹp xa lạ ấy và mình có một hố cách biệt trang nghiêm; cậu không thể nói gì thêm, không thể phác một cử chỉ nhỏ, vì bất cứ hành động nào của cậu cũng trở thành vụng về, thừa thãi trước vẻ đẹp toàn bích ấy. Và lần đầu tiên trong đời, cậu thấy lúng túng, thất vọng cho sự vụng dại của mình.”
(Nguyễn Mộng Giác, Sông Côn mùa lũ, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 12, NXB Đại học Huế, 2024)
(Nguyễn Mộng Giác, Sông Côn mùa lũ, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 12, NXB Đại học Huế, 2024)
Câu 26 [744607]: Từ nào sau đây không phải từ láy?
A, bầu bĩnh.
B, dịu dàng.
C, linh động.
D, loà xoà.
Giải thích chi tiết:
- linh động: từ ghép.
- bầu bĩnh/ dịu dàng/ loà xoà: từ láy. Đáp án: C
- linh động: từ ghép.
- bầu bĩnh/ dịu dàng/ loà xoà: từ láy. Đáp án: C
Câu 27 [744609]: “Cho đến ngày Huệ gặp An.”
Câu trên thuộc kiểu câu gì?
Câu trên thuộc kiểu câu gì?
A, Trần thuật.
B, Nghi vấn.
C, Cảm thán.
D, Cầu khiến.
Giải thích chi tiết:
Câu trần thuật dùng để kể, thuật lại một sự việc, sự kiện.
→ Câu “Cho đến ngày Huệ gặp An.” là câu trần thuật. Đáp án: A
Câu trần thuật dùng để kể, thuật lại một sự việc, sự kiện.
→ Câu “Cho đến ngày Huệ gặp An.” là câu trần thuật. Đáp án: A
Câu 28 [744612]: “Từ cách đưa ngón tay út lên vén nhẹ một mảng tóc loà xoà, cho đến cách đưa lưỡi liếm nhẹ lên môi trên, cách rót một tách nước trà, cách gật đầu nhận một lời chỉ bảo, tất cả, tất cả đều vừa độ cần thiết.”
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn trên?
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn trên?
A, So sánh.
B, Nói quá.
C, Hoán dụ.
D, Liệt kê.
Giải thích chi tiết:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Từ cách đưa ngón tay út lên vén nhẹ một mảng tóc loà xoà, cho đến cách đưa lưỡi liếm nhẹ lên môi trên, cách rót một tách nước trà, cách gật đầu nhận một lời chỉ bảo, tất cả, tất cả đều vừa độ cần thiết.” là liệt kê. Câu văn liệt kê các hành động, cử chỉ của An để làm nổi bật vẻ đẹp uyển chuyển của cô. Đáp án: D
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Từ cách đưa ngón tay út lên vén nhẹ một mảng tóc loà xoà, cho đến cách đưa lưỡi liếm nhẹ lên môi trên, cách rót một tách nước trà, cách gật đầu nhận một lời chỉ bảo, tất cả, tất cả đều vừa độ cần thiết.” là liệt kê. Câu văn liệt kê các hành động, cử chỉ của An để làm nổi bật vẻ đẹp uyển chuyển của cô. Đáp án: D
Câu 29 [744616]: Chi tiết nào sau đây không miêu tả vẻ đẹp của An?
A, Cử chỉ biểu lộ sự thân mật dịu dàng.
B, Dáng điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, linh động.
C, Cậu thấy lúng túng, thất vọng cho sự vụng dại của mình.
D, Khuôn mặt giữ nguyên nét trẻ thơ.
Giải thích chi tiết:
Chi tiết “Cậu thấy lúng túng, thất vọng cho sự vụng dại của mình.” không miêu tả vẻ đẹp của An, mà nói về cảm xúc của Huệ khi đối diện với An. Điều này chỉ cho thấy sự tự ti, bối rối của Huệ trước An, không miêu tả vẻ đẹp của An. Đáp án: C
Chi tiết “Cậu thấy lúng túng, thất vọng cho sự vụng dại của mình.” không miêu tả vẻ đẹp của An, mà nói về cảm xúc của Huệ khi đối diện với An. Điều này chỉ cho thấy sự tự ti, bối rối của Huệ trước An, không miêu tả vẻ đẹp của An. Đáp án: C
Câu 30 [744617]: Theo đoạn trích, điều gì khiến Huệ đau khổ khi đứng trước An?
A, Sự vụng dại của bản thân.
B, Huệ nhận ra giữa mình và An có một hố cách biệt trang nghiêm.
C, An không có tình cảm với Huệ.
D, An có nhiều chàng trai theo đuổi.
Giải thích chi tiết:
Dựa vào câu văn: “Cậu đau khổ công nhận giữa cái đẹp xa lạ ấy và mình có một hố cách biệt trang nghiêm; cậu không thể nói gì thêm, không thể phác một cử chỉ nhỏ, vì bất cứ hành động nào của cậu cũng trở thành vụng về, thừa thãi trước vẻ đẹp toàn bích ấy.”
→ Khi đứng trước An, Huệ đau khổ vì cảm thấy mình không thể với tới An, giữa họ có một khoảng cách mà cậu không thể vượt qua. Đáp án: B
Dựa vào câu văn: “Cậu đau khổ công nhận giữa cái đẹp xa lạ ấy và mình có một hố cách biệt trang nghiêm; cậu không thể nói gì thêm, không thể phác một cử chỉ nhỏ, vì bất cứ hành động nào của cậu cũng trở thành vụng về, thừa thãi trước vẻ đẹp toàn bích ấy.”
→ Khi đứng trước An, Huệ đau khổ vì cảm thấy mình không thể với tới An, giữa họ có một khoảng cách mà cậu không thể vượt qua. Đáp án: B
Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Questions 31-35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 31 [288931]: I _____ football in the playground when it started raining.
A, was playing
B, played
C, were playing
D, play
Kiến thức về sự phối thì:
Sự phối thì với “when”: S + V (QKTD) + when + S + V (QKĐ)
=> Diễn tả hành động đang xảy ra trong quá khứ thì hành động khác xen vào
+ Hành động đang xảy ra chia thì Quá khứ tiếp diễn
+ Hành động xen vào chia thì Quá khứ đơn
Tạm dịch: Tôi đang chơi bóng đá ngoài sân thì trời mưa. Đáp án: A
Sự phối thì với “when”: S + V (QKTD) + when + S + V (QKĐ)
=> Diễn tả hành động đang xảy ra trong quá khứ thì hành động khác xen vào
+ Hành động đang xảy ra chia thì Quá khứ tiếp diễn
+ Hành động xen vào chia thì Quá khứ đơn
Tạm dịch: Tôi đang chơi bóng đá ngoài sân thì trời mưa. Đáp án: A
Câu 32 [288932]: I know Hoa very well. She is a good friend of _____.
A, my
B, mine
C, me
D, I
Kiến thức về đại từ:
a good friend of mine = a good friend of my friends
=> dùng đại từ sở hữu để thay thế cho danh từ có chứa tính từ sở hữu (Đại từ sở hữu = Tính từ sở hữu + Danh từ), tránh sự lặp lại, lủng củng trong câu
Tạm dịch: Tôi biết Hoa rất rõ. Cô ấy là một người bạn tốt trong số những người bạn của tôi. Đáp án: B
a good friend of mine = a good friend of my friends
=> dùng đại từ sở hữu để thay thế cho danh từ có chứa tính từ sở hữu (Đại từ sở hữu = Tính từ sở hữu + Danh từ), tránh sự lặp lại, lủng củng trong câu
Tạm dịch: Tôi biết Hoa rất rõ. Cô ấy là một người bạn tốt trong số những người bạn của tôi. Đáp án: B
Câu 33 [288933]: His father is in _____ army and his mother is _____ doctor.
A, a/a
B, the/the
C, the/a
D, an/the
Kiến thức về mạo từ:
- Chỗ trống (1):
+ Dùng mạo từ “the” trước những danh từ chỉ tập hợp: the army (quân đội), the police (cảnh sát),...
- Chỗ trống (2):
+ “doctor” là danh từ đếm được số ít, bắt đầu bằng một phụ âm và chưa được nhắc tới trước đó => dùng mạo từ “a”
Tạm dịch: Bố anh ấy làm trong quân đội còn mẹ anh ấy là một bác sĩ. Đáp án: C
- Chỗ trống (1):
+ Dùng mạo từ “the” trước những danh từ chỉ tập hợp: the army (quân đội), the police (cảnh sát),...
- Chỗ trống (2):
+ “doctor” là danh từ đếm được số ít, bắt đầu bằng một phụ âm và chưa được nhắc tới trước đó => dùng mạo từ “a”
Tạm dịch: Bố anh ấy làm trong quân đội còn mẹ anh ấy là một bác sĩ. Đáp án: C
Câu 34 [740914]: She’s only eight years old and she has learned to dance both ________.
A, modern and classic ballet
B, modern ballet and classic
C, classical and modern ballet
D, ballet classical and modern
Kiến thức về Vị trí của từ loại:
+) classical /ˈklæsɪkl/ (adj): cổ điển, truyền thống
+) classic /ˈklæsɪk/ (adj): kinh điển, hay ho
+) modern /ˈmɑːdərn/ (adj): hiện đại, tân thời
+) ballet /bæˈleɪ/ (n): múa ba lê
⇒ Vị trí của từ loại: adj + N
⇒ Ta dùng “classical” và “modern”
Tạm dịch: Cô bé chỉ mới tám tuổi và đã học nhảy cả ballet cổ điển và ballet hiện đại.
Đáp án: C
Câu 35 [288935]: My mom hates the fact that the rich can simply pay for better healthcare. ________ do I.
A, So
B, Too
C, Also
D, Either
Kiến thức về Đảo ngữ với “so/too”:
Mệnh đề đồng tình dạng khẳng định với “so/too”:
- S + trợ động từ/động từ khuyết thiếu + too
- So + trợ động từ/động từ khuyết thiếu + S
Tạm dịch: Mẹ tôi ghét việc người giàu có thể đơn giản trả tiền để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tôi cũng thế. Đáp án: A
Mệnh đề đồng tình dạng khẳng định với “so/too”:
- S + trợ động từ/động từ khuyết thiếu + too
- So + trợ động từ/động từ khuyết thiếu + S
Tạm dịch: Mẹ tôi ghét việc người giàu có thể đơn giản trả tiền để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tôi cũng thế. Đáp án: A
Questions 36-40: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Câu 36 [740917]: Everyone should turn off all the electrical devices before leaving the room to saving energy.
A, turn off
B, the
C, leaving
D, to saving
Kiến thức về Danh động từ/ Động từ nguyên mẫu
- Đáp án A đúng vì:
+) Kiến thức về động từ khuyết thiếu: should + V
- Đáp án B đúng vì:
+) Sử dụng mạo từ “the”
- Đáp án C đúng vì:
+) Kiến thức về danh động từ: before + V-ing (trước khi làm gì)
- Đáp án D sai vì:
+) Chỉ mục đích: … + to V
⇒ Sửa lỗi: to save
Tạm dịch: Mọi người nên tắt tất cả các thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng để tiết kiệm năng lượng.
Đáp án: D
Câu 37 [740918]: I'm fascinated by your idea. Shall we discuss about it over lunch?
A, by
B, Shall
C, discuss about
D, over
Kiến thức về Giới từ đi với động từ/danh từ
Một số cấu trúc cần lưu ý:
- Cấu trúc: be fascinated by sth: thích thú, quan tâm tới việc gì
- Cấu trúc với “discuss”:
+) a discussion about: cuộc thảo luận về...
+) discuss sth (v): thảo luận cái gì
⇒ Sửa lỗi: discuss it (bỏ giới từ “about”)
Tạm dịch: Tôi thấy hứng thú đến ý tưởng của bạn. Chúng ta sẽ thảo luận về nó trong bữa trưa nhé?
Đáp án: C
Câu 38 [740923]: My classmate Henry told to me that his parents had left him without any money.
A, told
B, his
C, had left
D, any
Kiến thức về Động từ tường thuật
Cấu trúc: told sb = said to sb: nói, kể với ai
⇒ Sửa lỗi: said
Tạm dịch: Bạn cùng lớp tớ, Henry kể rằng bố mẹ cô ấy bỏ cô lại mà không để lại một đồng nào cả.
Đáp án: A
Câu 39 [290105]: She saw the beautiful beach and knew on once that she’d have a great holiday.
A, saw
B, on
C, she’d
D, a
Kiến thức về Cụm từ cố định
at once = immediately = suddenly: ngay lập tức
=> know at once that: biết ngay rằng
=> chuyển “on” thành “at”
Tạm dịch: Cô ấy đã nhìn thấy bãi biển xinh đẹp và biết ngay rằng mình sẽ có một kỳ nghỉ tuyệt vời. Đáp án: B
at once = immediately = suddenly: ngay lập tức
=> know at once that: biết ngay rằng
=> chuyển “on” thành “at”
Tạm dịch: Cô ấy đã nhìn thấy bãi biển xinh đẹp và biết ngay rằng mình sẽ có một kỳ nghỉ tuyệt vời. Đáp án: B
Câu 40 [290106]: I don’t like this place due to its annoying noise. Is there other café around here we could go to?
A, annoying
B, other café
C, around
D, could
Kiến thức về Other/another
Một số kiến thức cần lưu ý:
- Đứng trước và bổ nghĩa cho danh từ cần tính từ => đáp án A đúng
- “could” (có thể, có thể): diễn tả một khả năng trong quá khứ và cũng dùng để dự đoán khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai => đáp án D đúng
- other + N (s/es) hoặc N (không đếm được): ...khác
another + N (đếm được số ít): một...khác
=> cafe’ (quán cà phê) là danh từ đếm được số ít
=> chuyển “other” thành “another”
Tạm dịch: Tôi không thích nơi này vì tiếng ồn khó chịu của nó. Có quán cà phê nào khác xung quanh mà chúng ta có thể đến không?
Đáp án: B
Một số kiến thức cần lưu ý:
- Đứng trước và bổ nghĩa cho danh từ cần tính từ => đáp án A đúng
- “could” (có thể, có thể): diễn tả một khả năng trong quá khứ và cũng dùng để dự đoán khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai => đáp án D đúng
- other + N (s/es) hoặc N (không đếm được): ...khác
another + N (đếm được số ít): một...khác
=> cafe’ (quán cà phê) là danh từ đếm được số ít
=> chuyển “other” thành “another”
Tạm dịch: Tôi không thích nơi này vì tiếng ồn khó chịu của nó. Có quán cà phê nào khác xung quanh mà chúng ta có thể đến không?
Đáp án: B
Questions 41-45: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Câu 41 [290107]: Keep silent or you will wake the baby up.
A, If you keep silent, the baby will wake up.
B, If the baby wakes up, you have to keep silent.
C, Unless you keep silent, the baby will wake up.
D, The baby would wake up if you didn’t keep silent.
Tạm dịch: Giữ trật tự nếu không bạn sẽ đánh thức em bé dậy.
Xét các đáp án:
A. Nếu bạn giữ im lặng, em bé sẽ thức dậy.
=> Sai nghĩa
B. Nếu bé thức dậy, bạn phải giữ im lặng.
=> Sai nghĩa
C. Nếu bạn không giữ trật tự thì em bé sẽ thức dậy
=> Câu điều kiện loại 1: If + S + V (Hiện tại đơn),S + V (Tương lai đơn)
=> Unless = If...not: nếu không...
=> Diễn tả những sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết quả của nó
=> Đáp án đúng
D. Em bé sẽ thức dậy nếu bạn không giữ im lặng.
=> Đúng về mặt nghĩa tuy nhiên sai ngữ pháp vì câu gốc muốn diễn tả một khả năng có thể xảy ra trong tương lai mà câu này dùng câu điều kiện 2 dùng để diễn tả tình huống không có thật ở hiện tại. Đáp án: C
Xét các đáp án:
A. Nếu bạn giữ im lặng, em bé sẽ thức dậy.
=> Sai nghĩa
B. Nếu bé thức dậy, bạn phải giữ im lặng.
=> Sai nghĩa
C. Nếu bạn không giữ trật tự thì em bé sẽ thức dậy
=> Câu điều kiện loại 1: If + S + V (Hiện tại đơn),S + V (Tương lai đơn)
=> Unless = If...not: nếu không...
=> Diễn tả những sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết quả của nó
=> Đáp án đúng
D. Em bé sẽ thức dậy nếu bạn không giữ im lặng.
=> Đúng về mặt nghĩa tuy nhiên sai ngữ pháp vì câu gốc muốn diễn tả một khả năng có thể xảy ra trong tương lai mà câu này dùng câu điều kiện 2 dùng để diễn tả tình huống không có thật ở hiện tại. Đáp án: C
Câu 42 [740926]: The bookstore is struggling to attract customers, which might be due to its limited selection of books.
A, The limited variety of books may be the reason why the bookstore isn't attracting many customers.
B, The bookstore’s inability to attract customers could stem from the content of its books.
C, It is unlikely that the bookstore's poor selection of books is deterring customers.
D, Customers may avoid the bookstore because it lacks professional customer service.
Tạm dịch: Hiệu sách đang gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng, có thể là do sự hạn chế về lượng sách.
A. Sự hạn chế về số lượng sách có thể là lý do khiến hiệu sách không thu hút được nhiều khách hàng.
⇒ Đúng nghĩa
B. Sự không thu hút được khách hàng của hiệu sách có thể xuất phát từ nội dung sách.
⇒ Sai nghĩa, vì lý do là số lượng, không phải nội dung sách
C. Sự hạn chế về số lượng sách của hiệu sách không phải là lý do khiến khách hàng nản lòng.
⇒ Sai nghĩa
D. Khách hàng có thể tránh xa hiệu sách vì thiếu dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
⇒ Sai nghĩa, vì câu không đề cập đến dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Đáp án: A
Câu 43 [290109]: Jane didn’t drink water because it was too hot.
A, Jane couldn’t drink the water because she was hot.
B, The water was so hot that Jane couldn’t drink it.
C, The water might be too hot for Jane to drink.
D, Water couldn’t be drank by Jane due to being too hot.
Tạm dịch: Jane đã không uống nước vì nó quá nóng.
Xét các đáp án:
A. Jane không thể uống nước vì cô ấy nóng.
=> Sai nghĩa
B. Nước nóng đến nỗi Jane không thể uống được.
=> Cấu trúc: so...that: S + V + so + adj/adv + that + S + V: quá...đến nỗi mà...
=> Đáp án đúng
C. Nước có thể quá nóng để Jane uống.
=> might + Vinf: có thể, có lẽ...
=> thực tế thì nước quá nóng chứ không phải sự phỏng đoán nữa
=> Đáp án sai
D. Jane không thể uống nước do quá nóng.
=> Xét về nghĩa không sai, tuy nhiên sai ngữ pháp
=> Cấu trúc bị động: be Vp2, dạng phân từ của “drink” là “drunk” chứ không phải “drank”
=> Đáp án sai Đáp án: B
Xét các đáp án:
A. Jane không thể uống nước vì cô ấy nóng.
=> Sai nghĩa
B. Nước nóng đến nỗi Jane không thể uống được.
=> Cấu trúc: so...that: S + V + so + adj/adv + that + S + V: quá...đến nỗi mà...
=> Đáp án đúng
C. Nước có thể quá nóng để Jane uống.
=> might + Vinf: có thể, có lẽ...
=> thực tế thì nước quá nóng chứ không phải sự phỏng đoán nữa
=> Đáp án sai
D. Jane không thể uống nước do quá nóng.
=> Xét về nghĩa không sai, tuy nhiên sai ngữ pháp
=> Cấu trúc bị động: be Vp2, dạng phân từ của “drink” là “drunk” chứ không phải “drank”
=> Đáp án sai Đáp án: B
Câu 44 [290110]: I met a handsome man yesterday. His father is a doctor.
A, I met a handsome man whom father is a doctor.
B, I met a man yesterday. His father is a doctor and he is handsome.
C, The man I met yesterday works as a doctor. He is very handsome.
D, Yesterday, I met a handsome man whose father is a doctor.
Tạm dịch: Hôm qua tôi đã gặp một anh chàng đẹp trai. Bố anh ấy là một bác sĩ.
Xét các đáp án:
A. Tôi gặp một người đàn ông đẹp trai người mà bố là bác sĩ.
=> Dùng đại từ quan hệ “whom” để thay thế cho danh từ trước nó đóng vai trò làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ. Tuy nhiên “a handsome man” ở đây không đóng vai trò tân ngữ trong mệnh đề “His father is a doctor.”
B. Hôm qua tôi đã gặp một người đàn ông. Bố anh ấy là bác sĩ và anh ấy rất đẹp trai.
=> Sai nghĩa
C. Người đàn ông tôi gặp hôm qua làm bác sĩ. Anh ấy rất đẹp trai.
=> Sai nghĩa
D. Hôm qua, tôi gặp một người đàn ông đẹp trai có bố là bác sĩ.
=> Dùng đại từ quan hệ “whose” để chỉ sự sở hữu của danh từ trước nó trong mệnh đề quan hệ.
- N chỉ người + whose + N
- N chỉ vật + whose + N
=> Đáp án đúng Đáp án: D
Xét các đáp án:
A. Tôi gặp một người đàn ông đẹp trai người mà bố là bác sĩ.
=> Dùng đại từ quan hệ “whom” để thay thế cho danh từ trước nó đóng vai trò làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ. Tuy nhiên “a handsome man” ở đây không đóng vai trò tân ngữ trong mệnh đề “His father is a doctor.”
B. Hôm qua tôi đã gặp một người đàn ông. Bố anh ấy là bác sĩ và anh ấy rất đẹp trai.
=> Sai nghĩa
C. Người đàn ông tôi gặp hôm qua làm bác sĩ. Anh ấy rất đẹp trai.
=> Sai nghĩa
D. Hôm qua, tôi gặp một người đàn ông đẹp trai có bố là bác sĩ.
=> Dùng đại từ quan hệ “whose” để chỉ sự sở hữu của danh từ trước nó trong mệnh đề quan hệ.
- N chỉ người + whose + N
- N chỉ vật + whose + N
=> Đáp án đúng Đáp án: D
Câu 45 [290111]: My birthday party didn’t end until 12 AM.
A, My birthday party didn’t end at 12 AM.
B, My birthday party didn’t end after 12 AM.
C, It was not until 12 AM that my birthday party ended.
D, My birthday party ended before 12 AM.
Tạm dịch: Bữa tiệc sinh nhật của tôi mãi đến 12 giờ đêm mới kết thúc.
A. Bữa tiệc sinh nhật của tôi không kết thúc lúc 12 giờ đêm.
=> Sai nghĩa. Thực tế là bữa tiệc kết thúc lúc 12h.
B. Bữa tiệc sinh nhật của tôi không kết thúc sau 12 giờ đêm.
=> Sai nghĩa
C. Mãi đến 12 giờ đêm, bữa tiệc sinh nhật của tôi mới kết thúc.
=> Cấu trúc: It’s not until...that...: mãi cho đến tận khi...thì...
=> Đáp án đúng
D. Bữa tiệc sinh nhật của tôi kết thúc trước 12 giờ đêm.
=> Sai nghĩa Đáp án: C
A. Bữa tiệc sinh nhật của tôi không kết thúc lúc 12 giờ đêm.
=> Sai nghĩa. Thực tế là bữa tiệc kết thúc lúc 12h.
B. Bữa tiệc sinh nhật của tôi không kết thúc sau 12 giờ đêm.
=> Sai nghĩa
C. Mãi đến 12 giờ đêm, bữa tiệc sinh nhật của tôi mới kết thúc.
=> Cấu trúc: It’s not until...that...: mãi cho đến tận khi...thì...
=> Đáp án đúng
D. Bữa tiệc sinh nhật của tôi kết thúc trước 12 giờ đêm.
=> Sai nghĩa Đáp án: C
Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Questions 46-52: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions.
1. What makes Japanese people distinctively Japanese? For me, the key lies in what we are taught during our elementary school years.
2. Children as young as 6 are given the responsibility to clean their own classrooms and serve one another lunch. Schools are structured like mini societies, where everyone has a role and is expected to contribute to the community. There’s a strong focus on nonacademic education intended to teach teamwork, work ethic, and a sense of accomplishment.
3. Growing up in Japan as the child of a Japanese mother and a British father, I struggled with my identity. It was only years later when I was living abroad that I came to appreciate the values and work ethic instilled in me by my elementary school education; they are so normalized in Japan that their worth is underappreciated. These traits also contribute to why Japanese society works the way it does: Our trains run on time because we are taught to prioritize harmony and consideration for others; on the other hand, we live under a collective pressure to conform and not bring shame upon our community.
4. In the short documentary above, “Instruments of a Beating Heart,” filmed in 2022, first graders at a Tokyo public school are presented with a challenge for their final semester: to form an orchestra and perform at a school ceremony. As the children are taught to “make your hearts as one” and rigorously rehearse, we see both the pressures and the wonders of being held responsible to a group. The character-building traditions in Japanese education are experienced through Ayame, who, in the face of newfound challenges, learns to be resilient. I believe the experience of overcoming obstacles, as Ayame does, is crucial to education. But where should the balance lie between discipline and freedom?
5. What is happening in our schools will shape what our future society will look like. While the Japanese system has its strengths and weaknesses, I hope this film provides the opportunity for other societies around the world to hold a mirror to their educational systems and to reflect on how they want to raise the next generation.
1. What makes Japanese people distinctively Japanese? For me, the key lies in what we are taught during our elementary school years.
2. Children as young as 6 are given the responsibility to clean their own classrooms and serve one another lunch. Schools are structured like mini societies, where everyone has a role and is expected to contribute to the community. There’s a strong focus on nonacademic education intended to teach teamwork, work ethic, and a sense of accomplishment.
3. Growing up in Japan as the child of a Japanese mother and a British father, I struggled with my identity. It was only years later when I was living abroad that I came to appreciate the values and work ethic instilled in me by my elementary school education; they are so normalized in Japan that their worth is underappreciated. These traits also contribute to why Japanese society works the way it does: Our trains run on time because we are taught to prioritize harmony and consideration for others; on the other hand, we live under a collective pressure to conform and not bring shame upon our community.
4. In the short documentary above, “Instruments of a Beating Heart,” filmed in 2022, first graders at a Tokyo public school are presented with a challenge for their final semester: to form an orchestra and perform at a school ceremony. As the children are taught to “make your hearts as one” and rigorously rehearse, we see both the pressures and the wonders of being held responsible to a group. The character-building traditions in Japanese education are experienced through Ayame, who, in the face of newfound challenges, learns to be resilient. I believe the experience of overcoming obstacles, as Ayame does, is crucial to education. But where should the balance lie between discipline and freedom?
5. What is happening in our schools will shape what our future society will look like. While the Japanese system has its strengths and weaknesses, I hope this film provides the opportunity for other societies around the world to hold a mirror to their educational systems and to reflect on how they want to raise the next generation.
(Source: New York Times https://www.nytimes.com/)
Câu 46 [740927]: What is the main idea of the passage?
A, The Japanese Education System and Its Values
B, The Influence of Discipline on Japanese Society
C, Balancing Tradition and Modernity in Japanese Schools
D, The Role of Teamwork in Japanese Education
Câu hỏi: Ý chính của đoạn văn là gì?
A. Hệ thống giáo dục Nhật Bản và các giá trị của nó
B. Ảnh hưởng của kỷ luật đối với xã hội Nhật Bản
C. Cân bằng giữa truyền thống và hiện đại trong các trường học Nhật Bản
D. Vai trò của làm việc nhóm trong giáo dục Nhật Bản
Căn cứ vào những thông tin sau:
“What makes Japanese people distinctively Japanese? For me, the key lies in what we are taught during our elementary school years.” (Điều gì làm cho người Nhật trở nên đặc trưng? Đối với tôi, câu trả lời nằm ở những gì chúng tôi được dạy trong những năm học tiểu học.)
“... There’s a strong focus on non academic education intended to teach teamwork, work ethic, and a sense of accomplishment.” (Có sự tập trung mạnh vào giáo dục phi học thuật nhằm dạy về tinh thần đồng đội, đạo đức làm việc và cảm giác hoàn thành nhiệm vụ.) ⇒ giá trị
“... they are so normalized in Japan that their worth is underappreciated. These traits also contribute to why Japanese society works the way it does…” (... những điều này đã trở nên bình thường đến mức ít ai nhận ra giá trị của chúng. Những phẩm chất này cũng giải thích tại sao xã hội Nhật Bản vận hành như hiện nay…)
⇒ Phương án A đúng, vì nội dung bài đọc xoay quanh việc giải thích các giá trị được dạy trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, đặc biệt trong những năm tiểu học, và cách chúng ảnh hưởng đến bản sắc và xã hội Nhật Bản. Các đoạn văn nhấn mạnh vai trò của giáo dục không chỉ trong việc phát triển kỹ năng học thuật mà còn hình thành nhân cách, tinh thần cộng đồng, và đạo đức làm việc của học sinh; ngoài ra, tác giả còn liên hệ các giá trị này với xã hội Nhật Bản hiện tại.
⇒ Phương án B sai, vì mặc dù bài đọc có đề cập đến kỷ luật và ảnh hưởng của nó đến xã hội Nhật Bản (ví dụ: "Trains run on time because we are taught to prioritize harmony"), nhưng đây chỉ là một khía cạnh phụ của bài.
⇒ Phương án C sai, vì bài đọc không tập trung so sánh hoặc giải quyết mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục Nhật Bản. Tác giả chỉ đề cập đến những giá trị truyền thống trong giáo dục mà không thảo luận về sự cân bằng hay xung đột với các yếu tố hiện đại.
⇒ Phương án D sai, vì mặc dù tinh thần làm việc nhóm là một phần quan trọng của giáo dục Nhật Bản (như được nhắc đến ở việc học sinh làm việc cùng nhau để dọn dẹp lớp học hay bản nhạc), nhưng đó chỉ là một yếu tố nhỏ trong bài đọc.
Đáp án: A
Câu 47 [740932]: In paragraph 1, the word “distinctively” can be best replaced by _____.
A, attractively
B, separately
C, uniquely
D, exactly
Câu hỏi: Trong đoạn 1, từ “distinctively” có thể được thay thế tốt nhất bằng _____.
A. attractively /əˈtræktɪvli/ (adv): hấp dẫn, lôi cuốn
B. separately /ˈseprətli/ (adv): tách riêng ra, không cùng nhau
C. uniquely /juˈniːkli/ (adv): độc đáo
D. exactly /ɪɡˈzæktli/ (adv): chính xác
⇒ Từ đồng nghĩa: distinctively /dɪˈstɪŋktɪvli/ (adj): đặc biệt, riêng biệt ~ uniquely
Tạm dịch: “What makes Japanese people distinctively Japanese? For me, the key lies in what we are taught during our elementary school years.” (Điều gì làm cho người Nhật trở nên khác biệt? Đối với tôi, câu trả lời nằm ở những gì chúng tôi được dạy trong những năm học tiểu học.)
Đáp án: C
Câu 48 [740933]: In paragraph 2, the phrase “mini societies” refers to _____.
A, a society of children
B, small communities within schools
C, communities where students live
D, different groups in society
Câu hỏi: Trong đoạn 2, cụm từ “mini societies” đề cập đến _____.
A. xã hội trẻ em
B. cộng đồng nhỏ trong trường học
C. cộng đồng nơi học sinh sinh sống
D. các nhóm khác nhau trong xã hội
Căn cứ vào thông tin:
“Children as young as 6 are given the responsibility to clean their own classrooms and serve one another lunch. Schools are structured like mini societies, where everyone has a role and is expected to contribute to the community.” (Trẻ em từ 6 tuổi đã được giao nhiệm vụ dọn dẹp lớp học và phục vụ bữa trưa cho nhau. Các trường học được tổ chức như những xã hội thu nhỏ, nơi các em đều có vai trò và được mong đợi đóng góp cho cộng đồng.)
Đáp án: B
Câu 49 [740936]: According to paragraph 3, what does the writer suggest is overlooked in Japan?
A, The value of discipline
B, The sense of teamwork
C, The importance of education
D, The work value of ethic learned in school
Câu hỏi: Theo đoạn 3, tác giả cho rằng điều gì bị bỏ qua ở Nhật Bản?
A. Giá trị của kỷ luật
B. Ý thức làm việc nhóm
C. Tầm quan trọng của giáo dục
D. Giá trị công việc của đạo đức học được ở trường
Căn cứ vào thông tin:
“It was only years later when I was living abroad that I came to appreciate the values and work ethic instilled in me by my elementary school education; they are so normalized in Japan that their worth is underappreciated.” (Chỉ khi sống ở nước ngoài nhiều năm sau đó, tôi mới nhận ra những giá trị và đạo đức học tập được hình thành từ những năm tiểu học của mình. Ở Nhật Bản, những điều này đã trở nên bình thường đến mức ít ai nhận ra giá trị của chúng.)
⇒ Phương án A sai, vì đoạn 3 không đề cập cụ thể đến "kỷ luật" là yếu tố bị coi nhẹ. Tính kỷ luật có thể liên quan trong giáo dục Nhật Bản, nhưng đây không phải là trọng tâm mà tác giả muốn nói khi đề cập đến điều bị "underappreciated."
⇒ Phương án B sai, vì tinh thần làm việc nhóm được nhắc đến trong bài như một phần quan trọng của giáo dục Nhật Bản (ví dụ: dọn dẹp lớp học, phục vụ bữa trưa); tuy nhiên, đoạn văn không ám chỉ yếu tố này bị coi nhẹ hay không được đánh giá cao tại Nhật Bản.
⇒ Phương án C sai, vì đoạn 3 không đề cập rằng tầm quan trọng của giáo dục nói chung bị bỏ qua ở Nhật Bản; thực tế, giáo dục được coi là rất quan trọng trong xã hội Nhật, nhưng ý chính ở đây là về giá trị cụ thể được học từ giáo dục tiểu học.
⇒ Phương án D đúng, vì tác giả nhấn mạnh các giá trị và đạo đức nghề nghiệp (work ethic) được dạy từ nhỏ ở trường tiểu học ở Nhật Bản bị "underappreciated" (không được đánh giá cao và đúng mức); điều này chỉ được nhận ra sau khi tác giả sống ở nước ngoài, khi so sánh với các hệ thống giáo dục khác.
Đáp án: D
Câu 50 [740939]: According to paragraph 4, what aspect of the documentary is used by the writer to illustrate the educational values of Japanese society?
A, The focus on individual performance
B, The group effort required to create an orchestra
C, The competitive nature of Japanese education
D, The academic rigor of the curriculum
Câu hỏi: Theo đoạn 4, khía cạnh nào của phim tài liệu được tác giả sử dụng để minh họa các giá trị giáo dục của xã hội Nhật Bản?
A. Tập trung vào màn trình diễn của cá nhân
B. Nỗ lực của nhóm cần thiết để tạo ra một dàn nhạc
C. Bản chất cạnh tranh của nền giáo dục Nhật Bản
D. Sự nghiêm ngặt về mặt học thuật của chương trình giảng dạy
Căn cứ vào thông tin:
“As the children are taught to “make your hearts as one” and rigorously rehearse, we see both the pressures and the wonders of being held responsible to a group.” (Khi các em được dạy phải "hợp nhất trái tim" và tập luyện nghiêm túc, chúng ta thấy cả áp lực lẫn điều kỳ diệu khi chịu trách nhiệm trước tập thể.)
⇒ Phương án A sai, vì đoạn 4 không nhấn mạnh vào việc trẻ em phải tập trung vào thành tích cá nhân mà nhấn mạnh làm việc nhóm và tinh thần cộng đồng. Trong đoạn văn, cụm từ "make your hearts as one" (khiến trái tim của các em hòa làm một) và "responsible to a group" (chịu trách nhiệm với nhóm) cho thấy trọng tâm nằm ở sự phối hợp nhóm, không phải ở hiệu suất cá nhân.
⇒ Phương án B đúng, vì đoạn 4 mô tả cách các học sinh lớp 1 được giao nhiệm vụ thành lập một dàn nhạc và biểu diễn tại buổi lễ của trường. Cụm từ "make your hearts as one" và "rigorously rehearse" cho thấy tinh thần làm việc nhóm và sự gắn bó để đạt được mục tiêu chung. Những yếu tố này minh họa rõ ràng các giá trị giáo dục của xã hội Nhật Bản, tập trung vào sự hợp tác và trách nhiệm với tập thể.
⇒ Phương án C sai, vì đoạn 4 không nhắc đến bất kỳ yếu tố nào liên quan đến sự cạnh tranh giữa cá nhân hay giữa các nhóm học sinh.
⇒ Phương án D sai, vì đoạn 4 không đề cập đến chương trình học thuật hay các môn học mang tính học thuật. Mặc dù có nhắc đến sự luyện tập nghiêm túc ("rigorously rehearse"), điều này liên quan đến việc chuẩn bị cho buổi biểu diễn, không phải nội dung học thuật của chương trình giáo dục.
Đáp án: B
Câu 51 [740941]: Which of the following is NOT mentioned in paragraph 4?
A, The challenge faced by first graders to form an orchestra
B, Ayame’s growth in resilience through overcoming challenges
C, The specific instruments the children play in the orchestra
D, The year the documentary was filmed
Câu hỏi: Nội dung nào sau đây KHÔNG được đề cập trong đoạn 4?
A. Thách thức mà học sinh lớp một phải đối mặt khi thành lập một dàn nhạc
B. Sự trưởng thành của Ayame về khả năng phục hồi thông qua việc vượt qua các thử thách
C. Các nhạc cụ cụ thể mà trẻ em chơi trong dàn nhạc
D. Năm bộ phim tài liệu được quay
Căn cứ vào những thông tin sau:
⇒ Phương án A: “... a challenge for their final semester: to form an orchestra and perform at a school ceremony.” (... một thử thách trong học kỳ cuối: thành lập một dàn nhạc và biểu diễn trong buổi lễ của trường.)
⇒ Phương án B: “The character-building traditions in Japanese education are experienced through Ayame, who, in the face of newfound challenges, learns to be resilient. I believe the experience of overcoming obstacles, as Ayame does, is crucial to education.” (Những truyền thống xây dựng nhân cách trong giáo dục Nhật Bản được thể hiện qua Ayame, người học cách kiên cường trước những thử thách mới. Tôi tin rằng trải nghiệm vượt qua khó khăn, như Ayame đã làm, là rất quan trọng trong giáo dục.)
⇒ Phương án D: “In the short documentary above, “Instruments of a Beating Heart,” filmed in 2022…” (Trong bộ phim tài liệu ngắn "Những Nhạc Cụ Của Trái Tim Đập" quay năm 2022…)
Đáp án: C
Câu 52 [740942]: The phrase "where should the balance lie between discipline and freedom?" in paragraph 4 implies _____.
A, freedom should be restricted in the education system.
B, the writer is uncertain about the optimal balance.
C, discipline is not important in education
D, the writer believes discipline should be prioritized
Câu hỏi: Cụm từ "where should the balance lie between discipline and freedom?" trong đoạn 4 ngụ ý _____.
A. tự do nên bị hạn chế trong hệ thống giáo dục.
B. người viết không chắc chắn về sự cân bằng tối ưu.
C. kỷ luật không quan trọng trong giáo dục
D. người viết tin rằng kỷ luật nên được ưu tiên
⇒ Phương án A sai, cụm từ này không thể hiện tự do (freedom) nên bị hạn chế trong hệ thống giáo dục. Tác giả không đưa ra ý kiến một trong hai yếu tố này cần bị giới hạn.
⇒ Phương án B đúng, vì cụm từ ngụ ý tác giả chưa chắc chắn về câu trả lời cho vấn đề này. Đoạn văn không khẳng định rõ ràng tác giả có một ý kiến dứt khoát, mà đang khuyến khích sự suy ngẫm và thảo luận về sự cân bằng giữa hai yếu tố.
⇒ Phương án C sai, vì đoạn 4 không đề cập kỷ luật không quan trọng trong giáo dục. Ngược lại, qua ví dụ của Ayame, tác giả nhấn mạnh vai trò của kỷ luật trong việc giúp trẻ vượt qua thử thách và rèn luyện tính kiên cường. Tuy nhiên, tác giả cũng đặt ra câu hỏi về mức độ hợp lý của việc áp dụng kỷ luật so với việc cho phép tự do.
⇒ Phương án D sai, vì tác giả không khẳng định kỷ luật nên được ưu tiên hơn tự do. Tác giả chỉ nêu lên quan sát và câu hỏi để suy ngẫm.
Đáp án: B Question 53-60: Read the passage carefully.
1. Young Beckham showed his own promise as a footballer, winning the coveted Bobby Charlton Soccer Schools National Skills competition at 11 years old. His talent soon caught the notice of Manchester United team officials, who asked him to try out for the club’s youth league. By age 16, Beckham had left home and was playing for United’s training division. Two years later, he made the club, and by 1995, he was a full-time starter.
2. Beckham wasted little time in making a splash on the English soccer landscape. The talented goal scorer was named the Professional Footballers’ Association Young Player of the Year in 1997. A year later, he was one of the leading faces of England’s World Cup team. In 1998, Beckham, who’d already signed a deal with Adidas, netted $13 million in endorsement deals.
3. In 1999, he led Manchester United to the Premier League title, the FA Cup championship, and the Champions League title. Thanks to a last-minute free kick against Greece in 2001, England qualified for the 2002 World Cup. That same year, Beckham signed a three-year $22 million contract to remain with Manchester United.
4. But Beckham’s time with United proved to be shorter than anyone thought. In 2003, he was acquired by Real Madrid in a stunning deal that brought to light Beckham’s growing rift with Manchester’s then-manager Alex Ferguson. Spanish soccer fans were thrilled to have their archrival join their team. Americans, meanwhile, were just getting to know him with the release of the 2002 movie Bend It Like Beckham, which follows a young girl who bucks her family’s traditional ways in order to play soccer.
5. America’s fascination with Beckham and his decade of dominance culminated in 2007 when the soccer great moved across the Atlantic on a reported five-year, $250 million deal with the L.A. Galaxy. The relocation was as much about giving his wife - Victoria Beckham a career boost (she helped drive the decision to move to the States) as it was to give America’s MLS a shot in the arm. Within 48 hours of the signing, the Galaxy sold more than 5,000 season tickets.
6. Beckham’s career after moving to the United States, however, was a rocky one. He was beset by injuries, spraining a knee ligament his first season in Los Angeles, and later missed out on a chance to play in the 2010 World Cup because of an Achilles tendon injury.
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
1. Young Beckham showed his own promise as a footballer, winning the coveted Bobby Charlton Soccer Schools National Skills competition at 11 years old. His talent soon caught the notice of Manchester United team officials, who asked him to try out for the club’s youth league. By age 16, Beckham had left home and was playing for United’s training division. Two years later, he made the club, and by 1995, he was a full-time starter.
2. Beckham wasted little time in making a splash on the English soccer landscape. The talented goal scorer was named the Professional Footballers’ Association Young Player of the Year in 1997. A year later, he was one of the leading faces of England’s World Cup team. In 1998, Beckham, who’d already signed a deal with Adidas, netted $13 million in endorsement deals.
3. In 1999, he led Manchester United to the Premier League title, the FA Cup championship, and the Champions League title. Thanks to a last-minute free kick against Greece in 2001, England qualified for the 2002 World Cup. That same year, Beckham signed a three-year $22 million contract to remain with Manchester United.
4. But Beckham’s time with United proved to be shorter than anyone thought. In 2003, he was acquired by Real Madrid in a stunning deal that brought to light Beckham’s growing rift with Manchester’s then-manager Alex Ferguson. Spanish soccer fans were thrilled to have their archrival join their team. Americans, meanwhile, were just getting to know him with the release of the 2002 movie Bend It Like Beckham, which follows a young girl who bucks her family’s traditional ways in order to play soccer.
5. America’s fascination with Beckham and his decade of dominance culminated in 2007 when the soccer great moved across the Atlantic on a reported five-year, $250 million deal with the L.A. Galaxy. The relocation was as much about giving his wife - Victoria Beckham a career boost (she helped drive the decision to move to the States) as it was to give America’s MLS a shot in the arm. Within 48 hours of the signing, the Galaxy sold more than 5,000 season tickets.
6. Beckham’s career after moving to the United States, however, was a rocky one. He was beset by injuries, spraining a knee ligament his first season in Los Angeles, and later missed out on a chance to play in the 2010 World Cup because of an Achilles tendon injury.
(Source: https://www.biography.com)
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Câu 53 [740944]: The best title for the passage can be _________.
A, The Rise and Challenges of David Beckham’s Career
B, Manchester United’s Greatest Star
C, The Legacy of Beckham's World Cup Achievements
D, Beckham’s Life Beyond Soccer
Câu hỏi: Tiêu đề phù hợp nhất cho bài đọc là _____.
A. Sự thăng tiến và những thách thức trong sự nghiệp của David Beckham.
B. Ngôi sao vĩ đại nhất của Manchester United
C. Di sản của những thành tích tại World Cup của Beckham
D. Cuộc sống của Beckham ngoài bóng đá
⇒ Bài đọc nói về quá trình phát triển sự nghiệp của David Beckham: từ khi bắt đầu chơi bóng, gặt hái nhiều thành công và phải đối mặt với các thử thách như chấn thương, xung đột với huấn luyện viên và việc chuyển câu lạc bộ.
⇒ Phương án A là tiêu đề phù hợp nhất.
Đáp án: A
Câu 54 [740945]: The word "promise" in paragraph 1 is closest in meaning to ________.
A, dedication
B, potential
C, training
D, influence
Câu hỏi: Từ "promise" trong đoạn 1 đồng nghĩa với từ _____.
A. dedication /ˌdedɪˈkeɪʃn/ (n): sự tận tụy, cống hiến
B. potential /pəˈtenʃl/ (n): tiềm năng
C. training /ˈtreɪnɪŋ/ (n): việc huấn luyện, đào tạo
D. influence /ˈɪnfluəns/ (n): ảnh hưởng
⇒ Từ đồng nghĩa: promise /ˈprɑːmɪs/ (n): triển vọng, tiềm năng ~ potential
Tạm dịch: “Young Beckham showed his own promise as a footballer, winning the coveted Bobby Charlton Soccer Schools National Skills competition at 11 years old.” (Beckham trẻ đã thể hiện tiềm năng của mình như một cầu thủ bóng đá, giành chiến thắng trong cuộc thi Kỹ năng Quốc gia của Trường Bóng đá Bobby Charlton danh giá khi mới 11 tuổi.)
Đáp án: B
Câu 55 [740948]: In paragraph 2, Beckham’s early career was marked by ________.
A, a series of injuries
B, a move to the U.S.
C, rapid success and recognition
D, conflicts with his manager
Câu hỏi: Trong đoạn 2, sự nghiệp ban đầu của Beckham được đánh dấu bằng ________.
A. một loạt chấn thương
B. chuyển đến Mỹ
C. thành công và được công nhận nhanh chóng
D. xung đột với người quản lý (huấn luyện viên)
Căn cứ vào thông tin:
“The talented goal scorer was named the Professional Footballers’ Association Young Player of the Year in 1997. A year later, he was one of the leading faces of England’s World Cup team. In 1998, Beckham, who’d already signed a deal with Adidas, netted $13 million in endorsement deals.” (Cầu thủ ghi bàn tài năng này được vinh danh là Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm của Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp vào năm 1997. Một năm sau, ông trở thành một trong những gương mặt dẫn đầu của đội tuyển Anh tại World Cup. Năm 1998, Beckham, người đã ký hợp đồng với Adidas, kiếm được 13 triệu USD từ các hợp đồng quảng cáo.)
⇒ Phương án A sai, vì đoạn 2 không đề cập đến bất kỳ chấn thương nào trong giai đoạn đầu sự nghiệp của Beckham.
⇒ Phương án B sai, vì Beckham không chuyển đến Hoa Kỳ trong giai đoạn này.
⇒ Phương án C đúng, vì đoạn 2 nhấn mạnh Beckham nhanh chóng nổi bật trong làng bóng đá Anh với việc được vinh danh là Cầu thủ trẻ của năm và trở thành gương mặt tiêu biểu của đội tuyển Anh tại World Cup 1998; và ông cũng kiếm được hợp đồng tài trợ lớn.
⇒ Phương án D sai, vì mâu thuẫn giữa Beckham và huấn luyện viên Alex Ferguson không được đề cập trong đoạn này.
Đáp án: C
Câu 56 [740949]: It can be inferred from paragraphs 5 that _____.
A, Beckham's transfer to the L.A. Galaxy advanced Victoria’s professional paths
B, his early career at Manchester United was marked by numerous setbacks
C, his transition to Real Madrid was seamless and without conflict
D, the movie Bend It Like Beckham led to a decline in his popularity
Câu hỏi: Có thể suy ra từ đoạn 5 rằng _____.
A. Beckham chuyển đến L.A. Galaxy giúp Victoria phát triển sự nghiệp.
B. sự nghiệp ban đầu của ông ấy ở Manchester United bị cản trở bởi nhiều thất bại.
C. việc chuyển đến Real Madrid diễn ra suôn sẻ và không có xung đột.
D. bộ phim “Bend It Like Beckham” khiến ông ấy giảm sự nổi tiếng.
Căn cứ vào thông tin sau:
“The relocation was as much about giving his wife - Victoria Beckham a career boost (she helped drive the decision to move to the States) as it was to give America’s MLS a shot in the arm. Within 48 hours of the signing, the Galaxy sold more than 5,000 season tickets.” (Việc chuyển đến Mỹ không chỉ nhằm thúc đẩy sự nghiệp của Victoria Beckham - vợ ông (người đã góp phần vào quyết định này), mà còn giúp giải bóng đá MLS của Mỹ thu hút sự chú ý. Trong vòng 48 giờ sau khi ký hợp đồng, L.A. Galaxy đã bán được hơn 5.000 vé mùa.)
⇒ Phương án A đúng, vì đoạn 5 đề cập rằng Victoria Beckham đóng vai trò quan trọng trong quyết định chuyển đến Mỹ của Beckham để thúc đẩy sự nghiệp của bà.
⇒ Phương án B sai, vì đoạn 5 không đề cập đến sự nghiệp đầu của Beckham tại Manchester United gặp khó khăn.
⇒ Phương án C sai, vì đoạn 5 không đề cập đến việc chuyển đến Real Madrid của Beckham và xảy ra do sự rạn nứt giữa ông và huấn luyện viên Alex Ferguson của Manchester United.
⇒ Phương án D sai, vì không có thông tin nào cho thấy bộ phim làm giảm sự nổi tiếng của ông.
Đáp án: A
Câu 57 [740952]: It is NOT mentioned in the passage that _____.
A, Beckham's move to the L.A. Galaxy increased ticket sales
B, his move to Real Madrid highlighted issues with his former manager
C, Beckham’s endorsement deal with Adidas was signed before 1998
D, Beckham missed the 2010 World Cup due to a knee injury
Câu hỏi: Đoạn văn KHÔNG đề cập đến _____.
A. việc Beckham chuyển đến L.A. Galaxy làm tăng doanh số bán vé
B. việc ông chuyển đến Real Madrid đã làm bật lên mâu thuẫn với huấn luyện viên cũ
C. hợp đồng quảng cáo của Beckham với Adidas được ký trước năm 1998
D. Beckham bỏ lỡ World Cup 2010 do chấn thương đầu gối
Căn cứ vào những thông tin sau:
⇒ Phương án A: “... Within 48 hours of the signing, the Galaxy sold more than 5,000 season tickets.” (... Trong vòng 48 giờ sau khi ký hợp đồng, L.A. Galaxy đã bán được hơn 5.000 vé mùa.)
⇒ Phương án B: “In 2003, he was acquired by Real Madrid in a stunning deal that brought to light Beckham’s growing rift with Manchester’s then-manager Alex Ferguson.” (Năm 2003, anh được Real Madrid chiêu mộ trong một thương vụ bất ngờ, làm lộ rõ mâu thuẫn ngày càng tăng giữa ông và huấn luyện viên Alex Ferguson của Manchester.)
⇒ Phương án C: “In 1998, Beckham, who’d already signed a deal with Adidas, netted $13 million in endorsement deals.” (Năm 1998, Beckham, người đã ký hợp đồng với Adidas, kiếm được 13 triệu USD từ các hợp đồng quảng cáo.)
⇒ Phương án D: “Beckham’s career after moving to the United States, however, was a rocky one. He was beset by injuries, spraining a knee ligament his first season in Los Angeles, and later missed out on a chance to play in the 2010 World Cup because of an Achilles tendon injury.” (Tuy nhiên, sự nghiệp của Beckham sau khi chuyển đến Mỹ gặp nhiều khó khăn. Ông liên tục gặp chấn thương, bong gân dây chằng đầu gối ngay trong mùa giải đầu tiên ở Los Angeles, và sau đó lỡ cơ hội thi đấu tại World Cup 2010 do chấn thương gân Achilles.) ⇒ Sai vì Beckham lỡ cơ hội thi đấu tại World Cup vì chấn thương gân Achilles.
Đáp án: D
Câu 58 [740953]: The word “it” in paragraph 5 refers to ____.
A, fascination
B, career
C, relocation
D, signing
Câu hỏi: Từ “it” trong đoạn 5 đề cập đến ____.
A. sự say mê
B. sự nghiệp
C. việc chuyển đến nơi khác
D. việc ký kết hợp đồng
Căn cứ vào thông tin:
“The relocation was as much about giving his wife - Victoria Beckham a career boost (she helped drive the decision to move to the States) as it was to give America’s MLS…” (Việc chuyển đến Mỹ không chỉ nhằm thúc đẩy sự nghiệp của Victoria Beckham - vợ ông (người đã góp phần vào quyết định này), mà còn giúp giải bóng đá MLS của Mỹ…)
Đáp án: C
Câu 59 [740954]: The phrase "shot in the arm" in paragraph 5 implies _____.
A, a financial burden
B, a source of injury
C, a much-needed boost
D, a long-term setback
Câu hỏi: Cụm từ "shot in the arm" trong đoạn 5 ngụ ý _____.
A. gánh nặng tài chính
B. nguyên nhân gây chấn thương
C. sự thúc đẩy cần thiết
D. sự cản trở lâu dài
Căn cứ vào thông tin sau:
“The relocation was as much about giving his wife - Victoria Beckham a career boost (she helped drive the decision to move to the States) as it was to give America’s MLS a shot in the arm. Within 48 hours of the signing, the Galaxy sold more than 5,000 season tickets.” (Việc chuyển đến Mỹ không chỉ nhằm thúc đẩy sự nghiệp của Victoria Beckham - vợ ông (người đã góp phần vào quyết định này), mà còn giúp giải bóng đá MLS của Mỹ thu hút sự chú ý. Trong vòng 48 giờ sau khi ký hợp đồng, L.A. Galaxy đã bán được hơn 5.000 vé mùa.)
⇒ Bối cảnh ở đây đề cập đến việc Beckham giúp giải MLS tăng sức hút
Đáp án: C
Câu 60 [740956]: From the information in paragraph 6, it can be inferred that _____.
A, Beckham had a flawless career in the U.S.
B, injuries hindered Beckham’s opportunities
C, Beckham retired after joining the L.A. Galaxy
D, Beckham never returned to playing after 2010
Câu hỏi: Từ thông tin ở đoạn 6, có thể suy ra rằng _____.
A. Beckham có sự nghiệp hoàn hảo ở Mỹ.
B. Các chấn thương cản trở cơ hội của Beckham.
C. Beckham giải nghệ sau khi gia nhập L.A. Galaxy.
D. Beckham không bao giờ trở lại thi đấu sau năm 2010.
Tạm dịch: “Beckham’s career after moving to the United States, however, was a rocky one. He was beset by injuries, spraining a knee ligament his first season in Los Angeles, and later missed out on a chance to play in the 2010 World Cup because of an Achilles tendon injury.” (Tuy nhiên, sự nghiệp của Beckham sau khi chuyển đến Mỹ gặp nhiều khó khăn. Anh liên tục gặp chấn thương, bong gân dây chằng đầu gối ngay trong mùa giải đầu tiên ở Los Angeles, và sau đó lỡ cơ hội thi đấu tại World Cup 2010 do chấn thương gân Achilles.)
⇒ Phương án A sai, vì đoạn 6 nêu rõ Beckham gặp nhiều chấn thương trong sự nghiệp tại Mỹ, như chấn thương dây chằng đầu gối và gân Achilles, khiến ông không thể tham dự World Cup 2010.
⇒ Phương án B đúng, vì đoạn 6 chỉ ra Beckham gặp chấn thương dây chằng đầu gối trong mùa đầu tiên tại L.A. Galaxy, và sau đó chấn thương gân Achilles khiến ông không thể tham gia World Cup 2010. Đây là bằng chứng rõ ràng cho việc các chấn thương đã cản trở cơ hội của ông.
⇒ Phương án C sai, vì đoạn 6 không đề cập đến việc Beckham “giải nghệ” sau khi gia nhập L.A. Galaxy.
⇒ Phương án D sai, vì đoạn 6 không nói đến Beckham ngừng thi đấu hoàn toàn sau năm 2010.
Đáp án: B
Câu 61 [348900]: Cho hàm số
có đạo hàm
Khẳng định nào dưới đây đúng?


A, 

B, 

C, 

D, 

Ta có 
Suy ra hàm số nghịch biến trên khoảng
Do đó
Chọn đáp án A. Đáp án: A

Suy ra hàm số nghịch biến trên khoảng

Do đó

Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 62 [528548]: Gọi
là giao điểm của trục tung với đồ thị hàm số
. Tiếp tuyến của
tại
có phương trình là




A,
.

B,
.

C,
.

D,
.

Chọn D
Do
là giao điểm của trục tung với đồ thị hàm số
nên
.
Ta có:
.
Hệ số góc tiếp tuyến của đồ thị
tại
là
.
Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là
. Đáp án: D
Do



Ta có:

Hệ số góc tiếp tuyến của đồ thị



Vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm là

Câu 63 [739708]: Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 24 học sinh giỏi Toán, 18 học sinh giỏi Văn và 10 học sinh không giỏi môn nào trong hai môn Toán và Văn. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh giỏi cả hai môn Toán và Văn?
A, 12.
B, 10.
C, 11.
D, 13.
Chọn đáp án A.
Vì trong tổng số 40 học sinh có 10 học sinh không giỏi môn nào trong 2 môn Toán và Văn nên suy ra tổng số học sinh chỉ giỏi môn Toán hoặc chỉ giỏi môn Văn hoặc giỏi cả Toán và Văn bằng
(học sinh).
Ta có sơ đồ ven biểu diễn số học sinh chỉ giỏi Toán, học sinh chỉ giỏi Văn hoặc học sinh giỏi cả 2 môn như sau:

Gọi
là số học sinh giỏi cả hai môn Toán và Văn.
Khi đó, số học sinh chỉ giỏi môn Toán bằng
(học sinh); số học sinh chỉ giỏi môn Văn bằng
(học sinh).
Mà tổng số học sinh chỉ giỏi Toán, học sinh chỉ giỏi Văn hoặc học sinh giỏi cả 2 môn bằng 30 hay
Vậy có 12 học sinh giỏi cả hai môn. Đáp án: A
Vì trong tổng số 40 học sinh có 10 học sinh không giỏi môn nào trong 2 môn Toán và Văn nên suy ra tổng số học sinh chỉ giỏi môn Toán hoặc chỉ giỏi môn Văn hoặc giỏi cả Toán và Văn bằng

Ta có sơ đồ ven biểu diễn số học sinh chỉ giỏi Toán, học sinh chỉ giỏi Văn hoặc học sinh giỏi cả 2 môn như sau:

Gọi

Khi đó, số học sinh chỉ giỏi môn Toán bằng


Mà tổng số học sinh chỉ giỏi Toán, học sinh chỉ giỏi Văn hoặc học sinh giỏi cả 2 môn bằng 30 hay


Vậy có 12 học sinh giỏi cả hai môn. Đáp án: A
Câu 64 [50285]: Biết
Tính
theo
và
.




A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án C.
Chú ý sử dụng đổi cơ số ta có
Đáp án: C
Chú ý sử dụng đổi cơ số ta có

Câu 65 [739712]: Tính tích các giá trị nguyên của
thỏa mãn


A, 

B, 

C, 

D, 

Ta có 





Suy ra tích các giá trị nguyên của
thoả mãn bằng
Chọn A. Đáp án: A







Suy ra tích các giá trị nguyên của


Câu 66 [255862]: Đồ thị hàm số
có bao nhiêu đường tiệm cận ngang?

A, 

B, 

C, 

D, 

Ta có 

Lại có

Suy ra đồ thị hàm số có hai đường TCN là
Chọn đáp án C. Đáp án: C


Lại có


Suy ra đồ thị hàm số có hai đường TCN là

Chọn đáp án C. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 69

Câu 67 [739718]: Với
hàm số
đồng biến trên khoảng nào sau đây?


A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Thay
vào hàm số
ta được

Hàm số đồng biến khi

(do
Vậy với
thì hàm số đã cho đồng biến hay hàm số đồng biến trên khoảng
Đáp án: B
Thay





Hàm số đồng biến khi




Vậy với


Câu 68 [739719]: Có bao nhiêu giá trị nguyên của
thuộc đoạn
để hàm số
có ba điểm cực trị?



A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án D.
Để hàm số có 3 điểm cực trị thuộc đoạn
thì
phải có 3 nghiệm đơn (hay nghiệm bội lẻ) phân biệt thuộc đoạn
Ta có


Để phương trình
có 3 nghiệm phân biệt thì phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt
Kết hợp điều kiện
Vậy có 4 giá trị nguyên của
thoả mãn yêu cầu bài toán.
Đáp án: D
Để hàm số có 3 điểm cực trị thuộc đoạn



Ta có





Để phương trình



Kết hợp điều kiện


Vậy có 4 giá trị nguyên của

Câu 69 [739722]: Nếu
thì
bằng


A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án A.
Vì
(2 không là 1 trong 2 giá trị đầu mút) với giả thiết
là max của hàm số trên đoạn
do đó
là điểm cực đại của hàm số trên đoạn 
Vì
là điểm cực đại của hàm số trên đoạn
nên ta suy ra 




Khi đó,
Suy ra
Đáp án: A
Vì





Vì







Khi đó,

Suy ra

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71

Câu 70 [739724]: Tính tổng
số hạng đầu của cấp số cộng trên.

A, 100.
B, 110.
C, 10.
D, 90.
Chọn A.
Gọi cấp cố cộng có công sai là
ta có 
Khi đó

Áp dụng công thức
Vậy tổng của 10 số hạng đầu của cấp số cộng là
Đáp án: A
Gọi cấp cố cộng có công sai là


Khi đó




Áp dụng công thức

Vậy tổng của 10 số hạng đầu của cấp số cộng là

Câu 71 [739729]: Ta có:
bằng

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Ta có
Khi đó


Đáp án: B
Ta có

Khi đó




Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 72 đến 73

Câu 72 [739734]: Với
tổng tất cả các nghiệm của phương trình là

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án C.
Đặt
Với
suy ra phương trình đã cho là



Cách 1:
Do
nên phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt
Áp dụng định lí Viet, ta có


Cách 2:

Suy ra tổng các nghiệm của phương trình bằng

Đáp án: C
Đặt


Với





Cách 1:
Do


Áp dụng định lí Viet, ta có




Cách 2:


Suy ra tổng các nghiệm của phương trình bằng



Câu 73 [739735]: Gọi
là tập hợp các giá trị nguyên của tham số
để phương trình có hai nghiệm thực phân biệt. Tổng các phần tử của tập hợp
bằng



A, 13.
B, 15.
C, 12.
D, 16.
Đặt 
PT
Để phương trình đã cho có 2 nghiệm thực phân biệt
có 2 nghiệm dương phân biệt


Suy ra
Vậy
Chọn C. Đáp án: C

PT

Để phương trình đã cho có 2 nghiệm thực phân biệt





Suy ra

Vậy

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Trong đợt hỗ trợ, tặng quà cho người dân vùng lũ lụt ở miền Bắc, một doanh nghiệp cần thuê xe để chở ít nhất 100 người và 6 tấn hàng. Nơi thuê xe có hai loại xe A và B, trong đó xe loại A có 8 chiếc và xe loại B có 6 chiếc. Một chiếc xe loại A cho thuê với giá 4 triệu đồng, một chiếc xe loại B cho thuê với giá 3 triệu đồng. Biết rằng mỗi chiếc xe loại A có thể chở tối đa 20 người và 0,5 tấn hàng; mỗi chiếc xe loại B có thể chở tối đa 10 người và 2 tấn hàng.
Câu 74 [739739]: Nếu chủ doanh nghiệp cần thuê
xe loại A và
xe loại B thì số tấn hàng có thể chở tối đa là


A,
(tấn).

B,
(tấn).

C,
(tấn).

D,
(tấn).

Chọn đáp án A.
Vì 1 xe loại A chở được tối đa 0,5 tấn hàng nên
xe loại A sẽ chở được tối đa được
tấn hàng.
Tương tự, vì 1 xe loại B chở được tối đa 2 tấn hàng nên
xe loại B sẽ chở được tối đa được
tấn hàng.
Suy ra tổng số tấn hàng có thể chở tối đa khi thuê
xe loại A và
xe loại B là
(tấn).
Đáp án: A
Vì 1 xe loại A chở được tối đa 0,5 tấn hàng nên


Tương tự, vì 1 xe loại B chở được tối đa 2 tấn hàng nên


Suy ra tổng số tấn hàng có thể chở tối đa khi thuê



Câu 75 [739741]: Để chi phí thuê xe là ít nhất, chủ doanh nghiệp đã thuê
xe loại A và
xe loại B. Giá trị của
là



A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án C.
Ta có chi phí thuê xe là
triệu đồng.
Từ dữ kiện đề bài, ta có được các bất phương trình sau:
Vì có 8 xe loại A nên ta có điều kiện của
là
Vì có 6 xe loại B nên ta có điều kiện của
là
+) Số người ít nhất cần chở là 100 người do đó
+) Số hàng ít nhất cần chở là 6 tấn do đó
Từ (1), (2), (3), (4) ta có hệ bất phương trình
Từ hệ bất phương trình trên, ta được hình vẽ biểu diễn miền nghiệm như sau:
Miền nghiệm của bất phương trình là phần không được tô màu trong hình trên (bao gồm cả bờ).
(Khi đó để tìm giá trị nhỏ nhất/lớn nhất của
ta chỉ cần thay lần lượt toạ độ các điểm 


vào
và so sánh. Khi đó giá trị nhỏ nhất tìm được sẽ là chi phí thuê xe nhỏ nhất và giá trị
sẽ tương ứng với hoành độ và tung độ của điểm đó.)
Ta có giá trị của
tại các điểm:
Tại điểm
triệu đồng;
Tại điểm
triệu đồng;
Tại điểm
triệu đồng;
Tại điểm
triệu đồng;
Vậy chi phí thấp nhất để thuê xe là 22 triệu đồng khi
Đáp án: C
Ta có chi phí thuê xe là

Từ dữ kiện đề bài, ta có được các bất phương trình sau:
Vì có 8 xe loại A nên ta có điều kiện của


Vì có 6 xe loại B nên ta có điều kiện của


+) Số người ít nhất cần chở là 100 người do đó


+) Số hàng ít nhất cần chở là 6 tấn do đó

Từ (1), (2), (3), (4) ta có hệ bất phương trình

Từ hệ bất phương trình trên, ta được hình vẽ biểu diễn miền nghiệm như sau:

Miền nghiệm của bất phương trình là phần không được tô màu trong hình trên (bao gồm cả bờ).
(Khi đó để tìm giá trị nhỏ nhất/lớn nhất của







Ta có giá trị của

Tại điểm

Tại điểm

Tại điểm

Tại điểm

Vậy chi phí thấp nhất để thuê xe là 22 triệu đồng khi

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77

Câu 76 [739744]: Khi
tập nghiệm của bất phương trình là

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án A.
Thay
vào bất phương trình đã cho ta được 
Điều kiện xác định:
Vì cơ số của logarit bằng
do đó bất phương trình không đổi dấu, khi đó bất phương trình tương đương 


Kết hợp với điều kiện
suy ra tập nghiệm của bất phương trình là
Đáp án: A
Thay


Điều kiện xác định:

Vì cơ số của logarit bằng




Kết hợp với điều kiện


Câu 77 [739745]: Gọi
là tập tất cả các giá trị nguyên của
sao cho bất phương trình đã cho vô nghiệm. Số phần tử của tập hợp
là



A, 

B, 5.
C, 2.
D, 3.
Chọn đáp án B.
Bất phương trình đã cho tương đương
Để tìm các giá trị
để bất phương trình (*) vô nghiệm sẽ tương đương với tìm các giá trị
để bất phương trình
xảy ra.



Kết hợp với điều kiện
Vậy có 5 giá trị của
thoả mãn yêu cầu bài toán. Đáp án: B
Bất phương trình đã cho tương đương


Để tìm các giá trị








Kết hợp với điều kiện

Vậy có 5 giá trị của

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 78 đến 79
Cho hình thoi ABCD có độ dài các cạnh AC = 8 và BD = 6.
Câu 78 [739747]: Đẳng thức nào sau đây đúng?
A, 

B, 

C, 

D, 

HD: Chọn D
Gọi
giả thiết không cho góc, ta phân tích các vectơ
theo các vectơ có giá vuông góc với nhau.
Ta có


Đáp án: D
Gọi


Ta có




Câu 79 [739749]: Độ dài đường cao kẻ từ
của tam giác
là


A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án C.
Gọi
là giao điểm của 2 đường chéo của hình thoi. Ta có hình vẽ sau.

Giả sử
là độ dài đường cao kẻ từ
của tam giác
Khi đó, diện tích tam giác
là
Đáp án: C
Gọi


Giả sử



Khi đó, diện tích tam giác



Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 80 đến 82
Cho hai đường thẳng song song d1, d2. Trên d1 có 6 điểm phân biệt được tô màu đỏ, trên d2 có 4 điểm phân biệt được tô màu xanh.
Câu 80 [739751]: Số tam giác được tạo thành khi nối 10 điểm trên lại với nhau là
A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án D.
Để tạo thành 1 tam giác thì ta cần nối 3 điểm lại với nhau. Do đó ta sẽ có 2 trường hợp:
+) TH1: Ta nối 2 điểm màu xanh với 1 điểm màu đỏ, có
tam giác.
+) TH2: Ta nối 1 điểm màu xanh với 2 điểm màu đỏ, có
tam giác.
Vậy có tất cả
tam giác được tạo thành khi nối 10 điểm trên lại.
Đáp án: D
Để tạo thành 1 tam giác thì ta cần nối 3 điểm lại với nhau. Do đó ta sẽ có 2 trường hợp:
+) TH1: Ta nối 2 điểm màu xanh với 1 điểm màu đỏ, có

+) TH2: Ta nối 1 điểm màu xanh với 2 điểm màu đỏ, có

Vậy có tất cả

Câu 81 [739752]: Xét tất cả các đoạn thẳng được tạo thành từ 10 điểm trên. Chọn ngẫu nhiên một đoạn thẳng, khi đó xác suất thu được đoạn thẳng có hai đỉnh khác màu là
A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án A.
Ta có không gian mẫu là các đoạn thẳng được tạo thành từ 10 điểm trên. Để tạo thành 1 đoạn thẳng thì chỉ cần nối 2 điểm bất kì lại với nhau. Do đó, ta có
Số đoạn thẳng có 2 đỉnh khác nhau được tạo thành từ 10 điểm trên là
Suy ra xác suất thu được đoạn thẳng có hai đỉnh khác màu là
Đáp án: A
Ta có không gian mẫu là các đoạn thẳng được tạo thành từ 10 điểm trên. Để tạo thành 1 đoạn thẳng thì chỉ cần nối 2 điểm bất kì lại với nhau. Do đó, ta có

Số đoạn thẳng có 2 đỉnh khác nhau được tạo thành từ 10 điểm trên là

Suy ra xác suất thu được đoạn thẳng có hai đỉnh khác màu là

Câu 82 [739753]: Xét tất cả các tam giác được tạo thành khi nối các điểm đó với nhau. Chọn ngẫu nhiên một tam giác, khi đó xác suất để thu được tam giác có hai đỉnh màu đỏ là
A, 

B, 

C, 

D, 

Mỗi tam giác được tạo thành khi lấy 2 điểm trên
và 1 điểm trên
hoặc 2 điểm trên
và 1 điểm trên
Số tam giác được tạo thành là: 
Số tam giác có hai đỉnh màu đỏ là
Vậy xác suất để thu được tam giác có hai đỉnh màu đỏ là:
Chọn B. Đáp án: B





Số tam giác có hai đỉnh màu đỏ là


Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 83 đến 84

Câu 83 [739754]: Phương trình đường thẳng
là

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Ta có hình vẽ sau:
Phương trình
Ta có
(theo tính chất của hình bình hành)
Suy ra phương trình
có dạng
Để tìm được
ta cần tìm toạ độ điểm
Giả sử
Ta có
nên toạ độ điểm
là nghiệm của hệ phương trình 


Vì
là trung điểm của đoạn thẳng
nên ta có hệ sau 

Thay
vào phương trình
ta được 
Suy ra
Đáp án: B
Ta có hình vẽ sau:

Phương trình

Ta có

Suy ra phương trình


Để tìm được


Giả sử

Ta có






Vì





Thay




Suy ra

Câu 84 [739755]: Diện tích hình bình hành
là

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Ta có
suy ra toạ độ điểm
là nghiệm của hệ phương trình 

Ta có
Suy ra
Suy ra diện tích tam giác
là
Vậy diện tích hình bình hành
là
Đáp án: B
Ta có





Ta có

Suy ra


Suy ra diện tích tam giác


Vậy diện tích hình bình hành


Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 85 đến 87

Câu 85 [739756]: Khoảng cách từ gốc toạ độ
đến mặt phẳng
bằng


A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Ta có công thức khoảng cách từ điểm
đến mặt phẳng
là
Từ công thức trên, suy ra khoảng cách từ gốc toạ độ
đến mặt phẳng
bằng 
Đáp án: B
Ta có công thức khoảng cách từ điểm



Từ công thức trên, suy ra khoảng cách từ gốc toạ độ




Câu 86 [739757]: Mặt phẳng
vuông góc với cả
và
đồng thời cắt trục
tại điểm có hoành độ bằng
Phương trình của
là






A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án A.
Giả sử vectơ pháp tuyến của mặt phẳng
là
Ta có
lần lượt là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng
và
Vì mặt phẳng
vuông góc với mặt phẳng
và
nên ta có 

Suy ra một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng
là
Mặt phẳng
đi qua điểm có hoành độ bằng 3 tức đi qua điểm
và có vectơ pháp tuyến là
có phương trình là 
Đáp án: A
Giả sử vectơ pháp tuyến của mặt phẳng


Ta có



Vì mặt phẳng






Suy ra một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng


Mặt phẳng





Câu 87 [739758]: Gọi
là đường thẳng giao tuyến của
và
Điểm
nào sau đây thuộc
?





A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án D.
Cách 1: Vì
là đường thẳng giao tuyến của
và
nên điểm thuộc đường thẳng
sẽ thuộc vào mặt phẳng
và
Do đó, ta có thể lần lượt thay toạ độ các điểm ở các đáp án vào phương trình mặt phẳng
và
Và thu được đáp án đúng là đáp án D.
Cách 2: Viết phương trình đường thẳng
Vì


(ứng dụng của tích có hướng).
Để tìm được 1 điểm
thuộc đường thẳng
biết toạ độ điểm
thoả mãn hệ phương trình
để tìm được
ta cho




Từ đó, suy ra phương trình đường thẳng
là 
Thay lần lượt toạ độ điểm ở các đáp án, ta được đáp án D đúng. Đáp án: D
Cách 1: Vì








Cách 2: Viết phương trình đường thẳng

Vì




Để tìm được 1 điểm










Từ đó, suy ra phương trình đường thẳng


Thay lần lượt toạ độ điểm ở các đáp án, ta được đáp án D đúng. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90

Câu 88 [739759]: Thể tích khối chóp
bằng

A, 

B, 

C, 

D, 

HD: Chọn đáp án C.

Ta có
(tính chất của 2 mặt phẳng vuông góc)
Suy ra
là chiều cao của hình chóp 
Suy ra thể tích của hình chóp
là 
Đáp án: C

Ta có


Suy ra


Suy ra thể tích của hình chóp



Câu 89 [739760]: Cosin của góc giữa đường thẳng
và mặt phẳng
bằng


A, 

B, 

C, 

D, 

HD: Chọn đáp án D.


Do hình chiếu của
lên mặt phẳng
là
nên góc giữa đường thẳng
và mặt phẳng
là góc giữa hai đường thẳng
và
và bằng 
Trong tam giác vuông
ta có 

Suy ra

Vậy cosin của góc giữa đường thẳng
và mặt phẳng
là
Đáp án: D



Do hình chiếu của








Trong tam giác vuông



Suy ra


Vậy cosin của góc giữa đường thẳng



Câu 90 [739762]: Khoảng cách giữa hai đường thẳng
và
bằng


A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Trong mặt phẳng đáy, kẻ
Suy ra
Kẻ

Ta có
Lại có
Để tính được
ta cần tính được
Thực hiện như sau:
Gọi
Vì ta kẻ
nên dễ dàng thấy được
là hình bình hành.
Ta có
(gt) và
(tính chất của hình vuông) mà
là hình chữ nhật hay
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông
ta có




Đáp án: B
Trong mặt phẳng đáy, kẻ


Suy ra


Kẻ


Ta có


Lại có


Để tính được


Gọi

Vì ta kẻ


Ta có





Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông






Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Bảy đại biểu P, Q, R, S, T, U và V được mời tham dự một buổi lễ đặc biệt. Họ được xếp ngồi ở cùng một dãy ghế hàng đầu (có đúng 7 ghế). Vì S và V phải về sớm nên họ được xếp ngồi ở hai ghế ngoài cùng phía bên trái. T được xếp ngồi ở chính giữa hàng và có 3 người ngồi giữa P và R.
Câu 91 [289510]: Đại biểu nào sau đây không thể được xếp ngồi ở một trong hai vị trí ngoài cùng hàng ghế?
A, P.
B, R.
C, U.
D, V.
Dựa vào giả thiết:
• S và V phải về sớm nên họ được xếp ngồi ở hai ghế ngoài cùng phía bên trái;
• T được xếp ngồi ở chính giữa hàng và có 3 người ngồi giữa P và R.
• có 3 người ngồi giữa P và R.
Ta có bảng minh họa sau:

Kết hợp với các đáp án
U không thể ngồi ngoài cùng hàng ghế. Chọn đáp án C. Đáp án: C
• S và V phải về sớm nên họ được xếp ngồi ở hai ghế ngoài cùng phía bên trái;
• T được xếp ngồi ở chính giữa hàng và có 3 người ngồi giữa P và R.
• có 3 người ngồi giữa P và R.
Ta có bảng minh họa sau:

Kết hợp với các đáp án

Câu 92 [289511]: Hai vị đại biểu nào sau đây không thể được xếp ngồi cạnh nhau?
A, P và U.
B, T và R.
C, R và V.
D, Q và S.
Dựa vào bảng minh họa, chọn D. Đáp án: D
Câu 93 [289512]: Hai vị đại biểu nào sau đây không thể là hai người ngồi cạnh bên với T?
A, R và U.
B, Q và R.
C, Q và V.
D, P và U.
Dựa vào bảng minh họa, chọn C. Đáp án: C
Câu 94 [289513]: Nếu có chính xác hai người ngồi ở giữa Q và S thì ai là người cách U ba ghế ngồi về phía bên trái?
A, T.
B, R.
C, S.
D, V.
“Có chính xác hai người ngồi ở giữa Q và S”, ta có:

Chọn C. Đáp án: C

Chọn C. Đáp án: C
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 98
P, Q, R, S, T, U, V và W là tám nhân viên văn phòng của công ty M. Mỗi người trong số họ được phân cho một tủ khóa đựng đồ khác nhau trong số 8 tủ được đánh số từ 1 đến 8. Các tủ đựng này được sắp xếp thành bốn hàng, mỗi hàng có hai tủ đựng đồ. Tủ khóa số 1 và 2 ở hàng trên cùng, tủ khóa số 7 và 8 ở hàng dưới cùng, chúng được sắp xếp theo đúng thứ tự trên từ trái qua phải. Các tủ số 3 và 4 ở hàng số 2 từ trên xuống, tiếp đến là hàng tủ số 5 và 6, chúng cũng được sắp xếp theo đúng thứ tự trên nhưng theo chiều từ phải qua trái. Nhân viên P đã được phân cho tủ đựng đồ số 1 còn V thì được phân cho tủ đựng đồ số 8. Tủ đồ của T nằm ngay trên tủ của Q, tủ của Q thì lại ngay trên tủ của R còn tủ đồ của W thì nằm ở hàng dưới cùng.
Câu 95 [289658]: Cặp nào sau đây không thể là cặp “số tủ khóa – nhân viên” đúng?
A, 3-Q.
B, 7-W.
C, 4-U.
D, 6-R.
Dựa vào dữ kiện:
• Tủ khóa số 1 và 2 ở hàng trên cùng; tủ khóa số 7 và 8 ở hàng dưới cùng, chúng được sắp xếp theo đúng thứ tự trên từ trái qua phải.
• Các tủ số 3 và 4 ở hàng số 2 từ trên xuống, tiếp đến là hàng tủ số 5 và 6, chúng cũng được sắp xếp theo đúng thứ tự trên nhưng theo chiều từ phải qua trái.
Ta có bảng minh họa như sau:

Kết hợp với dữ kiện:
• Nhân viên P đã được phân cho tủ đựng đồ số 1;
• V thì được phân cho tủ đựng đồ số 8;
• Tủ đồ của W thì nằm ở hàng dưới cùng
W được phân tủ số 7.
• Tủ đồ của T nằm ngay trên tủ của Q, tủ của Q thì lại ngay trên tủ của R
T, Q, R lần lượt được phân cho tủ 2, 3, 5.
U và S có thể ở tủ 4 và 6.
Minh họa:

Kết hợp với các đáp án
Chọn đáp án D. Đáp án: D
• Tủ khóa số 1 và 2 ở hàng trên cùng; tủ khóa số 7 và 8 ở hàng dưới cùng, chúng được sắp xếp theo đúng thứ tự trên từ trái qua phải.
• Các tủ số 3 và 4 ở hàng số 2 từ trên xuống, tiếp đến là hàng tủ số 5 và 6, chúng cũng được sắp xếp theo đúng thứ tự trên nhưng theo chiều từ phải qua trái.
Ta có bảng minh họa như sau:

Kết hợp với dữ kiện:
• Nhân viên P đã được phân cho tủ đựng đồ số 1;
• V thì được phân cho tủ đựng đồ số 8;
• Tủ đồ của W thì nằm ở hàng dưới cùng

• Tủ đồ của T nằm ngay trên tủ của Q, tủ của Q thì lại ngay trên tủ của R


Minh họa:

Kết hợp với các đáp án

Câu 96 [289659]: Nếu tủ của U không ở ngay bên cạnh tủ của Q thì tủ của nhân viên nào ở ngay trên tủ của W?
A, U.
B, S.
C, R.
D, Q.
Chọn đáp án A.
Dựa vào bảng minh họa câu số 53:

Kết hợp với dữ kiện câu hỏi:
Tủ của U không ở ngay bên cạnh tủ của Q
U được phân tủ số 6, S được phân cho tủ số 4.
Minh họa:
Đáp án: A
Dựa vào bảng minh họa câu số 53:

Kết hợp với dữ kiện câu hỏi:
Tủ của U không ở ngay bên cạnh tủ của Q

Minh họa:

Câu 97 [289660]: Nhóm nào sau đây gồm những nhân viên có số tủ đựng đồ là số lẻ?
A, Q, R, W.
B, R, V, W.
C, T, R, Q.
D, P, T, Q.
Chọn đáp án A. Dựa vào bảng minh họa câu số 53 và các đáp án:
Đáp án: A

Câu 98 [289661]: Nếu tủ của U ở cùng hàng ngang với tủ của R và S đổi tủ của mình với V thì tủ ngay bên cạnh của V là của nhân viên nào? (Giả sử không có gì khác bị xáo trộn so với sự sắp xếp ban đầu)
A, P.
B, Q.
C, R.
D, U.
Chọn đáp án B.
Dựa vào bảng minh họa câu số 53:“U ở cùng hàng ngang với tủ của R và S đổi tủ của mình với V”. Ta có:

Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: U ở cùng hàng ngang với tủ của R và S đổi tủ của mình với V.
Minh họa:
Đáp án: B
Dựa vào bảng minh họa câu số 53:“U ở cùng hàng ngang với tủ của R và S đổi tủ của mình với V”. Ta có:

Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: U ở cùng hàng ngang với tủ của R và S đổi tủ của mình với V.
Minh họa:

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102
Câu 99 [690226]: Hai cửa hàng nào có tổng số mặt hàng bán được bằng nhau?
A, A và B.
B, C và D.
C, D và E.
D, A và D.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện:
Ta tính tổng số mặt hàng của các cửa hàng sau đó só sánh vói nhau.
Cửa hàng A:
Cửa hàng B:
Cửa hàng C:
Cửa hàng D:
Cửa hàng E:
Cửa hàng A và D có tổng số mặt hàng bán được là bằng nhau. Đáp án: D
Dựa vào dữ kiện:
Ta tính tổng số mặt hàng của các cửa hàng sau đó só sánh vói nhau.
Cửa hàng A:

Cửa hàng B:

Cửa hàng C:

Cửa hàng D:

Cửa hàng E:


Câu 100 [690227]: Nếu mỗi nhân viên bán hàng ở cửa hàng C bán được 24 mặt hàng ngoại trừ một người nhân viên bán được 36 món thì cửa hàng C có bao nhiêu nhân viên?
A, 7.
B, 8.
C, 9.
D, 10.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện:
Gọi số nhân viên bán được 24 mặt hàng là
.
Theo đề bài ta có phương trình:

Cửa hàng có tất cả 7 nhân viên. Đáp án: A
Dựa vào dữ kiện:
Gọi số nhân viên bán được 24 mặt hàng là

Theo đề bài ta có phương trình:



Câu 101 [690228]: Nếu cửa hàng C chỉ bán được một nửa tổng số mặt hàng trên; cửa hàng A và D không bán được chiếc áo phao nào thì cửa hàng nào sẽ bán được nhiều mặt hàng nhất?
A, A.
B, B.
C, D.
D, E.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện:
Số mặt hàng của hàng A bán được khi không bán được chiếc áo phao là
Số mặt hàng của hàng D bán được khi không bán được chiếc áo phao là
Số mặt hàng của cửa hàng C nếu chỉ bán được một nửa tổng số mặt hàng trên là
Số mặt hàng cửa hàng B bán được là
Số mặt hàng cửa hàng E bán được là
Cửa hàng B bán được nhiều mặt hàng nhất. Đáp án: B
Dựa vào dữ kiện:
Số mặt hàng của hàng A bán được khi không bán được chiếc áo phao là

Số mặt hàng của hàng D bán được khi không bán được chiếc áo phao là

Số mặt hàng của cửa hàng C nếu chỉ bán được một nửa tổng số mặt hàng trên là

Số mặt hàng cửa hàng B bán được là

Số mặt hàng cửa hàng E bán được là


Câu 102 [690229]: Nếu giá bán trung bình của áo hoodie ở cửa hàng B là 575 000 đồng thì doanh số của cửa hàng B thu được từ việc bán áo hoodie là
A, 11 650 000 đồng.
B, 12 265 000 đồng.
C, 14 465 000 đồng.
D, 15 565 000 đồng.
Chọn đáp án B.
Doanh số của cửa hàng B thu được từ việc bán áo hoodie là
(VNĐ). Đáp án: B
Doanh số của cửa hàng B thu được từ việc bán áo hoodie là

Biến thiên entropy tiêu chuẩn (ΔrSo) của một phản ứng là đại lượng đặc trưng cho mức độ hỗn loạn của hệ.
▪ ΔrSo > 0: Mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
▪ ΔrSo < 0: Mức độ hỗn loạn của hệ giảm.
Để nghiên cứu sự biến đổi giá trị entropy tiêu chuẩn (ΔrSo) của một phản ứng, tiến hành thí nghiệm như sau: Nung một mẫu khí SiH4 ở nhiệt độ cao, lúc này SiH4 bị phân hủy tạo thành Si rắn và khí H2.
Bảng dưới đây cho biết giá trị entropy tiêu chuẩn của các chất.

▪ ΔrSo > 0: Mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
▪ ΔrSo < 0: Mức độ hỗn loạn của hệ giảm.
Để nghiên cứu sự biến đổi giá trị entropy tiêu chuẩn (ΔrSo) của một phản ứng, tiến hành thí nghiệm như sau: Nung một mẫu khí SiH4 ở nhiệt độ cao, lúc này SiH4 bị phân hủy tạo thành Si rắn và khí H2.

Bảng dưới đây cho biết giá trị entropy tiêu chuẩn của các chất.

Câu 103 [746410]: Chất tồn tại ở trạng thái nào sau đây có sự gia tăng mức độ hỗn loạn là lớn nhất?
A, Rắn – solid (s).
B, Lỏng – liquid (l).
C, Khí – gas (g).
D, Cả ba trạng thái giống nhau.
Entropy là một khái niệm khoa học, cũng như một thuộc tính vật lý có thể đo lường được, dùng để chỉ trạng thái mất trật tự, ngẫu nhiên hoặc không chắc chắn.
- Trạng thái rắn – solid (s): Trong chất rắn, các hạt cấu thành (ion, nguyên tử hoặc phân tử) được đóng gói chặt chẽ với nhau.
- Trạng thái lỏng – liqid (l): Chất lỏng là một chất lưu gần như không nén có hình dạng phù hợp với những hình dạng của vật chứa nó nhưng vẫn giữ một thể tích xác định nếu nhiệt độ và áp suất không đổi.
- Trạng thái khí – gas (g): Một chất khí là một chất lưu có thể nén, không những có hình dạng của vật chứa của nó mà còn có thể phân tán để lấp đầy vật chứa. Khoảng cách giữa các phân tử khí rất lớn. Các phân tử khí có rất yếu hoặc không có liên kết nào cả. Các phân tử trong "khí" có thể di chuyển tự do và nhanh chóng.
→ Trạng thái khí có sự gia tăng độ hỗn loạn là lớn nhất.
Chọn đáp án C Đáp án: C
- Trạng thái rắn – solid (s): Trong chất rắn, các hạt cấu thành (ion, nguyên tử hoặc phân tử) được đóng gói chặt chẽ với nhau.
- Trạng thái lỏng – liqid (l): Chất lỏng là một chất lưu gần như không nén có hình dạng phù hợp với những hình dạng của vật chứa nó nhưng vẫn giữ một thể tích xác định nếu nhiệt độ và áp suất không đổi.
- Trạng thái khí – gas (g): Một chất khí là một chất lưu có thể nén, không những có hình dạng của vật chứa của nó mà còn có thể phân tán để lấp đầy vật chứa. Khoảng cách giữa các phân tử khí rất lớn. Các phân tử khí có rất yếu hoặc không có liên kết nào cả. Các phân tử trong "khí" có thể di chuyển tự do và nhanh chóng.
→ Trạng thái khí có sự gia tăng độ hỗn loạn là lớn nhất.
Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 104 [746411]: Biến thiên entropy tiêu chuẩn (ΔrSo) của một phản ứng được tính bằng biểu thức:

Trong đó:
là biến thiên entropy tiêu chuẩn của một phản ứng.
là tổng entropy tiêu chuẩn của các chất sản phẩm.
là tổng entropy tiêu chuẩn của các chất tham gia.
Phản ứng SiH4 bị phân hủy tạo thành Si rắn và khí H2 có biến thiên entropy tiêu chuẩn là

Trong đó:



Phản ứng SiH4 bị phân hủy tạo thành Si rắn và khí H2 có biến thiên entropy tiêu chuẩn là
A, 43 J/K.
B, 75 J/K.
C, 110 J/K.
D, 154 J/K.

Biến thiên entropy của phản ứng trên là

Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 105 [746413]: Trong các phát biểu sau:
(a) SiH4 là hợp chất cộng hoá trị nên bền với nhiệt hơn hợp chất ion.
(b) H2 tồn tại ở thể khí nên có mức độ hỗn loạn nhỏ hơn Si tồn tại ở thể rắn.
(c) Hệ có càng nhiều số mol chất khí thì mức độ hỗn loạn của hệ càng tăng.
(d) Theo chiều thuận, dựa vào giá trị biến thiên entropy của phản ứng (*) có thể biết mức độ hỗn loạn của hệ giảm.
Số phát biểu đúng là
(a) SiH4 là hợp chất cộng hoá trị nên bền với nhiệt hơn hợp chất ion.
(b) H2 tồn tại ở thể khí nên có mức độ hỗn loạn nhỏ hơn Si tồn tại ở thể rắn.
(c) Hệ có càng nhiều số mol chất khí thì mức độ hỗn loạn của hệ càng tăng.
(d) Theo chiều thuận, dựa vào giá trị biến thiên entropy của phản ứng (*) có thể biết mức độ hỗn loạn của hệ giảm.
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Phân tích các phát biểu:
(a) – Sai. SiH4 là hợp chất cộng hoá trị nên kém bền với nhiệt hơn hợp chất ion. Hợp chất cộng hóa trị không có lực hút tĩnh điện mạnh như hợp chất ion nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
(b) – Sai. H2 tồn tại ở thể khí nên có mức độ hỗn loạn lớn hơn Si tồn tại ở thể rắn So (H2(g)) = 131 J/mol.K lớn hơn So (Si(s)) = 18 J/mol.K
(c) – Đúng. Hệ có càng nhiều số mol chất khí thì mức độ hỗn loạn của hệ càng tăng nguyên do trạng thái khí các phân tử không sắp xếp theo trật tự nhất định nên có giá trị entropy cao nhất dẫn đến mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
(d) – Sai. Theo chiều thuận, dựa vào giá trị biến thiên entropy của phản ứng (*) có thể biết mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
Với biến thiên entropy của phản ứng (*) là 75 J/K > 0 → Mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
Chỉ có phát biểu (c) đúng.
Chọn đáp án A Đáp án: A
(a) – Sai. SiH4 là hợp chất cộng hoá trị nên kém bền với nhiệt hơn hợp chất ion. Hợp chất cộng hóa trị không có lực hút tĩnh điện mạnh như hợp chất ion nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
(b) – Sai. H2 tồn tại ở thể khí nên có mức độ hỗn loạn lớn hơn Si tồn tại ở thể rắn So (H2(g)) = 131 J/mol.K lớn hơn So (Si(s)) = 18 J/mol.K
(c) – Đúng. Hệ có càng nhiều số mol chất khí thì mức độ hỗn loạn của hệ càng tăng nguyên do trạng thái khí các phân tử không sắp xếp theo trật tự nhất định nên có giá trị entropy cao nhất dẫn đến mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
(d) – Sai. Theo chiều thuận, dựa vào giá trị biến thiên entropy của phản ứng (*) có thể biết mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
Với biến thiên entropy của phản ứng (*) là 75 J/K > 0 → Mức độ hỗn loạn của hệ tăng.
Chỉ có phát biểu (c) đúng.
Chọn đáp án A Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

Câu 106 [748441]: Cho các phát biểu bên dưới:
(I) Đơn vị của đo công suất của tấm pin là Wp.
(II) Năng lượng Mặt Trời là năng lượng tái tạo.
(III) Trong điều kiện tiêu chuẩn (cường độ bức xạ mặt trời
tốc độ gió là 1 m/s, nhiệt độ không khí là 25 oC, áp suất khí quyển là 1,5 atm, … 1 Wp pin năng lượng mặt trời sẽ tạo ra 1 Wh điện Mặt Trời.
(IV) Pin năng lượng Mặt Trời là thiết bị chuyển hóa điện năng thành quang năng.
Số phát biểu đúng là
(I) Đơn vị của đo công suất của tấm pin là Wp.
(II) Năng lượng Mặt Trời là năng lượng tái tạo.
(III) Trong điều kiện tiêu chuẩn (cường độ bức xạ mặt trời

(IV) Pin năng lượng Mặt Trời là thiết bị chuyển hóa điện năng thành quang năng.
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Phát biểu (I), (II) và (III) là phát biểu đúng. Đáp án: C
Câu 107 [748442]: Một tấm pin có công suất 400 Wp. Cho biết trong 1 ngày có trung bình 8 h chiếu sáng tiêu chuẩn. Hỏi trong trong một tháng (30 ngày) thì lượng điện năng mà tấm pin này tạo ra là bao nhiêu kWh?
A, 96.
B, 48.
C, 72.
D, 68.
Trong 1h chiếu sáng tiêu chuẩn tạo ra được: 
Trong 8h chiếu sáng tiêu chuẩn tạo ra được:
Trong 30 ngày:
Đáp án: A

Trong 8h chiếu sáng tiêu chuẩn tạo ra được:

Trong 30 ngày:

Câu 108 [748443]: Nếu tấm pin trên có diện tích bề mặt là 2 m2 thì hiệu suất của tấm pin sẽ là
A, 10%.
B, 20%.
C, 30%.
D, 40%.
Hiệu suất tấm pin là: 
Chọn B Đáp án: B

Chọn B Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 109 đến 111
Hai nhà khoa học thực hiện thí nghiệm sử dụng 2 loài cây A và B (một loài là thực vật C3, một loài là thực vật C4) với các cây được chọn giống nhau về độ tươi và khối lượng chất khô (tương quan với sinh khối khô). Các cây đều được trồng trong điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng dưới đây:

Một thí nghiệm khác được thiết kế để xem xét về cưởng độ quang hợp của thực vật C3 và thực vật C4 (2 cây được sử dụng ở thí nghiệm trên). Đặt 2 cây vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0% đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Dựa vào thông tin được cung cấp ở trên trả lời các câu hỏi sau:

Một thí nghiệm khác được thiết kế để xem xét về cưởng độ quang hợp của thực vật C3 và thực vật C4 (2 cây được sử dụng ở thí nghiệm trên). Đặt 2 cây vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0% đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Dựa vào thông tin được cung cấp ở trên trả lời các câu hỏi sau:
Câu 109 [740994]: Xác định ở hai loài trên loài nào là thực vật C3, loài nào là thực vật C4?
A, Loài A là thực vật C4, loài B là thực vật C3.
B, Loài A là thực vật C3, loài B là thực vật C4.
C, Loài A và loài B đều là thực vật C4.
D, Loài A và loài B đều là thực vật C3.
Lời giải chi tiết
Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/ sinh khối khô tích luỹ ở loài A xấp xỉ 250/1, còn ở loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy loài A có nhu cầu nước thấp hơn nên A là loài thực vật C4, B là loài thực vật C3.
Mặt khác trong cùng 1 điều kiện thời gian, hiệu suất tích luỹ chất khô của các cây nhóm A cao hơn so với cây nhóm B. Đáp án: A
Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/ sinh khối khô tích luỹ ở loài A xấp xỉ 250/1, còn ở loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy loài A có nhu cầu nước thấp hơn nên A là loài thực vật C4, B là loài thực vật C3.
Mặt khác trong cùng 1 điều kiện thời gian, hiệu suất tích luỹ chất khô của các cây nhóm A cao hơn so với cây nhóm B. Đáp án: A
Câu 110 [740995]: Trong điều kiện ánh sáng mạnh và nồng độ CO2 thấp, sự khác biệt nào sau đây thường đúng khi so sánh lượng sinh khối khô của thực vật C3 và C4?
A, Sự tích luỹ sinh khối khô ở thực vật C3 hiệu quả hơn so với thực vật C4 trong điều kiện này.
B, Sự tích luỹ sinh khối khô ở thực vật C4 hiệu quả hơn so với thực vật C3 trong điều kiện này.
C, Cả thực vật C3 và thực vật C4 đều có hiệu quả tích luỹ sinh khối khô như nhau.
D, Cả thực vật C3 và thực vật C4 đều giảm hiệu quả tích luỹ sinh khối khô trong điều kiện này.
Lời giải chi tiết
Thực vật C4 có hệ thống cố định CO2 hiệu quả hơn trong điều kiện ánh sáng mạnh và nồng độ CO2 thấp nhờ chu trình cố định CO2 qua enzyme PEP carboxylase. Điều này giúp chúng tích lũy sinh khối khô tốt hơn so với thực vật C3 trong các điều kiện này. Đáp án: B
Thực vật C4 có hệ thống cố định CO2 hiệu quả hơn trong điều kiện ánh sáng mạnh và nồng độ CO2 thấp nhờ chu trình cố định CO2 qua enzyme PEP carboxylase. Điều này giúp chúng tích lũy sinh khối khô tốt hơn so với thực vật C3 trong các điều kiện này. Đáp án: B
Câu 111 [740996]: Một nhà nghiên cứu muốn thiết kế một hệ thống nhà kính giúp tối ưu hóa cường độ quang hợp của thực vật C3 trong điều kiện nhiệt đới. Dựa trên dữ liệu từ thí nghiệm về ảnh hưởng của O2 đến cường độ quang hợp, nhà nghiên cứu nên điều chỉnh yếu tố nào sau đây để tăng hiệu quả quang hợp cho thực vật C3?
A, Giảm nồng độ O2 trong nhà kính để hạn chế hô hấp sáng, từ đó tăng cường cường độ quang hợp ở thực vật C3.
B, Tăng nồng độ O2 trong nhà kính để tăng cường quá trình hô hấp, từ đó cung cấp năng lượng cho quang hợp.
C, Tăng cường độ ánh sáng và nồng độ O2 để kích thích quang hợp ở thực vật C3 trong điều kiện nhiệt đới.
D, Tăng nồng độ CO2 và O2 để hỗ trợ quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 và ngăn chặn hô hấp sáng.
Lời giải chi tiết
Hô hấp sáng xảy ra khi nồng độ O2 cao, gây cản trở cho quá trình cố định CO2 của thực vật C3. Giảm nồng độ O2 trong nhà kính sẽ hạn chế hô hấp sáng, giúp thực vật C3 tăng hiệu quả quang hợp, đặc biệt trong điều kiện nhiệt đới. Đáp án: A
Hô hấp sáng xảy ra khi nồng độ O2 cao, gây cản trở cho quá trình cố định CO2 của thực vật C3. Giảm nồng độ O2 trong nhà kính sẽ hạn chế hô hấp sáng, giúp thực vật C3 tăng hiệu quả quang hợp, đặc biệt trong điều kiện nhiệt đới. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng
suất đạt 28,2 tạ/ha. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước.
Trong 5 tỉnh Tây Nguyên trồng cà phê, Đắk Lắk và Lâm Đồng có diện tích trồng cà phê lớn
nhất và cho sản lượng lớn nhất và Lâm Đồng là tỉnh sản xuất cà phê cho năng suất cao nhất là 33,1 tạ/ha, cao hơn 17,1% so với tổng trung bình năng suất của 5 tỉnh Tây Nguyên, cũng như cả nước.
suất đạt 28,2 tạ/ha. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước.
Trong 5 tỉnh Tây Nguyên trồng cà phê, Đắk Lắk và Lâm Đồng có diện tích trồng cà phê lớn
nhất và cho sản lượng lớn nhất và Lâm Đồng là tỉnh sản xuất cà phê cho năng suất cao nhất là 33,1 tạ/ha, cao hơn 17,1% so với tổng trung bình năng suất của 5 tỉnh Tây Nguyên, cũng như cả nước.
(Nguồn: baochinhphu.vn)
Câu 112 [744440]: Sản lượng cà phê của Việt Nam năm 2022 khoảng
A, hơn 1,8 triệu tấn.
B, hơn 2,8 triêụ tấn.
C, hơn 3,8 triệu tấn.
D, dưới 1,8 triệu tấn.
Để tính sản lượng cà phê của Việt Nam năm 2022, ta sử dụng diện tích và năng suất cà phê:
• Diện tích cà phê: 710.000 ha
• Năng suất: 28,2 tạ/ha
Sản lượng cà phê được tính bằng công thức:
Sản lượng = Diện tích × Năng suất
Chuyển đổi năng suất từ tạ/ha sang tấn/ha (1 tạ = 0,1 tấn):
Năng suất = 28,2 tạ/ha = 2,82 tấn/ha
Áp dụng công thức:
Sản lượng = 710.000 ha × 2,82 tấn/ha = 2.002.200 tấn Đáp án: A
• Diện tích cà phê: 710.000 ha
• Năng suất: 28,2 tạ/ha
Sản lượng cà phê được tính bằng công thức:
Sản lượng = Diện tích × Năng suất
Chuyển đổi năng suất từ tạ/ha sang tấn/ha (1 tạ = 0,1 tấn):
Năng suất = 28,2 tạ/ha = 2,82 tấn/ha
Áp dụng công thức:
Sản lượng = 710.000 ha × 2,82 tấn/ha = 2.002.200 tấn Đáp án: A
Câu 113 [744441]: Sản lượng nông sản được tính bằng
A, Diện tích x Năng suất.
B, Diện tích : Năng suất.
C, Diện tích + Năng suất.
D, Diện tích - Năng suất.
Sản lượng được tính bằng năng suất * diện tích Đáp án: A
Câu 114 [744442]: Các vùng khác ngoài Tây Nguyên chiếm bao nhiêu % sản lượng cà phê cả nước năm 2022?
A, 8,6%.
B, 6,8%.
C, 8,8%.
D, 7,8%.
Theo thông tin được cung cấp, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 93,2% sản lượng cà phê cả nước. Do đó, các vùng khác ngoài Tây Nguyên sẽ chiếm:
100% - 93,2% = 6,8%
Vậy, các vùng khác ngoài Tây Nguyên chiếm 6,8% sản lượng cà phê cả nước năm 2022. Đáp án: B
100% - 93,2% = 6,8%
Vậy, các vùng khác ngoài Tây Nguyên chiếm 6,8% sản lượng cà phê cả nước năm 2022. Đáp án: B
Dựa vào tư liệu sau đây để trả lời các câu từ 115 đến 117
“Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước. Thực dân Pháp không còn chỗ đứng ở Đông Dương nhưng vẫn không từ bỏ âm mưu đặt lại ách thống trị thực dân kiểu cũ trên bán đảo này. Lơ-cơ-léc đã vạch ra một kế hoạch chiếm lại Đông Dương gồm 5 điểm sau:
1) Dựa vào quân Anh để làm chủ phía Nam vĩ tuyến 16.
2) Thả dù nhân viên dân sự và lực lượng quân sự xuống miền Bắc Việt Nam.
3) Xác nhận với Đồng minh việc duy trì chủ quyền của Pháp ở Đông Dương.
4) Từng bước giành lại những vùng do Trung Hoa Dân quốc kiểm soát.
5) Tiến hành các cuộc thương thuyết với người bản xứ”.
1) Dựa vào quân Anh để làm chủ phía Nam vĩ tuyến 16.
2) Thả dù nhân viên dân sự và lực lượng quân sự xuống miền Bắc Việt Nam.
3) Xác nhận với Đồng minh việc duy trì chủ quyền của Pháp ở Đông Dương.
4) Từng bước giành lại những vùng do Trung Hoa Dân quốc kiểm soát.
5) Tiến hành các cuộc thương thuyết với người bản xứ”.
(Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.14)
Câu 115 [755105]: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa nhân dân Việt Nam trở thành
A, dân tộc đầu tiên giành được độc lập.
B, quốc gia có trình độ dân trí cao.
C, người làm chủ vận mệnh dân tộc.
D, quốc gia thoát khỏi đói nghèo.
Đáp án: C
Câu 116 [755106]: Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Củng cố hậu phương kháng chiến.
B, Tiêu diệt toàn bộ quân Pháp.
C, Ngăn cản Pháp đưa quân ra miền Bắc.
D, Xây dựng gắn với bảo vệ.
Đáp án: D
Câu 117 [755107]: Vào thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thế lực ngoại xâm nào sau đây là rào cản lớn nhất trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam?
A, Quân Đồng minh.
B, Thực dân Anh.
C, Thực dân Pháp.
D, Quân Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Theo Tổng cục Thống kê năm 2022, tổng tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước là 9,35%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 5,2% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 4,15%. Theo báo cáo, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, tăng hai bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Điều này cho thấy, kinh tế, xã hội của nước ta đang tiếp tục phát triển và là điểm sáng thứ hai châu Á về tốc độ tăng GDP, cải thiện về thu hút FDI, vốn gián tiếp, kiều hối và phát triển du lịch, nông nghiệp và một số ngành công nghiệp phụ trợ gắn với xuất khẩu. Để thực hiện và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, nhất định chúng ta phải xây dựng môi trường xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với một hệ giá trị thật sự tiến bộ.
(Nguồn: Theo Tổng cục thống kê)
Câu 118 [749761]: Để đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI), Việt Nam dựa vào các tiêu chí nào sau đây?
A, Tuổi thọ, thu nhập và giáo dục.
B, Tuổi thọ, hạnh phúc và nhận thức.
C, Thu nhập, trình độ và kinh tế.
D, Nhận thức, trị tuệ và sức khỏe.
Đáp án: A. Tuổi thọ, thu nhập và giáo dục.
Giải thích: Chỉ số phát triển con người (HDI (Human Development Index) được xây dựng dựa trên ba yếu tố: tuổi thọ trung bình (đánh giá sức khỏe), thu nhập bình quân đầu người (đánh giá mức sống) và mức độ giáo dục. Đáp án: A
Giải thích: Chỉ số phát triển con người (HDI (Human Development Index) được xây dựng dựa trên ba yếu tố: tuổi thọ trung bình (đánh giá sức khỏe), thu nhập bình quân đầu người (đánh giá mức sống) và mức độ giáo dục. Đáp án: A
Câu 119 [749762]: Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã giải quyết hài hòa mối quan hệ nào sau đây?
A, Tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội.
B, Tăng trưởng kinh tế là yếu tố duy nhất để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C, Xây dựng nền kinh tế thị trường không cần thiết phải có sự quản lí của nhà nước.
D, Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Đáp án: A. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội.
Giải thích: Nội dung này nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và các yếu tố văn hóa, xã hội, đảm bảo tính bền vững và công bằng xã hội. Đáp án: A
Giải thích: Nội dung này nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và các yếu tố văn hóa, xã hội, đảm bảo tính bền vững và công bằng xã hội. Đáp án: A
Câu 120 [749765]: Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm cho thấy nền kinh tế, xã hội nước ta đang thay đổi như thế nào?
A, Kinh tế, xã hội của nước ta đang tiếp tục phát triển và là điểm sáng thứ hai châu Á về tốc độ tăng GDP.
B, Kinh tế, xã hội của nước ta chậm phát triển và là điểm sáng thứ hai châu Âu về tốc độ tăng GDP.
C, Kinh tế, xã hội của nước ta đang tiếp tục phát triển và là điểm sáng thứ hai châu Á về tốc độ tăng GNI.
D, Kinh tế, xã hội của nước ta đang tiếp tục duy trì và là điểm đến thứ hai châu Á về tốc độ tăng GNI.
Đáp án: A. Kinh tế, xã hội của nước ta đang tiếp tục phát triển và là điểm sáng thứ hai châu Á về tốc độ tăng GDP.
Giải thích: Theo thông tin bài cung cấp, nền kinh tế đang phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP đứng thứ hai châu Á, và các chỉ số xã hội như giảm tỷ lệ nghèo cũng cho thấy sự cải thiện toàn diện. Đáp án: A
Giải thích: Theo thông tin bài cung cấp, nền kinh tế đang phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP đứng thứ hai châu Á, và các chỉ số xã hội như giảm tỷ lệ nghèo cũng cho thấy sự cải thiện toàn diện. Đáp án: A