Câu 1 [754244]:
“Trong xứ có nhiều ao, đầm, hồ, sông và tiếp giáp biển, dân chúng sinh hoạt về nghề chài lưới thường bị các giống thủy tộc như thuồng luồng, cá sấu làm hại. Hùng Vương nghe những tai nạn dân sự hay gặp phải mới bảo rằng:
- Ta cùng các anh em ta vốn thuộc giống rồng. Rồng thường ưa đồng loại mà ghét dị loại, vậy nên dùng chàm vẽ hình rồng vào người, để khi lặn xuống các em ta nhận ra đồng loại, mà không làm hại nữa.
Do đó mà người Lạc Việt có tục xăm mình và tin rằng mình là cháu giao long. Nước của Hùng Vương cũng vì thế mà gọi tên là Văn Lang.”
(Thần thoại Việt Nam, Hùng Vương, NXB Sáng tạo, 1970)
Nội dung chính của văn bản là gì?
A, Giải thích tục xăm mình của người Lạc Việt.
B, Giải thích nguồn gốc của người Lạc Việt.
C, Giải thích quan hệ họ hàng của người Lạc Việt với giống rồng.
D, Phản ánh hiện tượng dân chúng thường bị các giống thuỷ tộc như thuồng luồng, cá sấu làm hại.
Đoạn trích giải thích nguồn gốc của tục xăm mình ở người Lạc Việt. Theo đó, vua Hùng Vương đã đưa ra lời khuyên cho dân chúng về việc xăm hình rồng lên người để tránh bị các loài thủy tộc làm hại.
→ Nội dung chính của văn bản là giải thích tục xăm mình của người Lạc Việt. Đáp án: A
Câu 2 [754248]:
“Một hôm thầy đi đám, có cho Cầu và Trọng cùng theo. Lúc về, nhà đám biếu thầy một cái thủ lợn. Hai người ganh tị nhau không chịu xách.
Thầy liền ra một câu đối: Huề trư thủ nghĩa là “xách đầu lợn”, bảo ai đối hay thì được miễn. Trọng đối lại là Phan long lân nghĩa là “vin vẩy rồng”. Còn Cầu thì đối là Phá Tần diệt Sở. Thầy gõ một giáo quạt vào đầu Cầu, chê Cầu đối gì mà lại thừa chữ. Nhưng Cầu cố cãi:
- Tôi dầu đối sai, nhưng tôi không muốn vin vẩy rồng mà lóc vẩy rồng kia!
Thầy mắng:
- Thế thì tội to đấy, không phải chơi đâu, con ạ! Cuối cùng, chàng bị thầy bắt phải xách thủ lợn về nhà.”
(Nguyễn Đổng Chi, Quận He, theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2000)
Nhân vật Cầu được khắc hoạ qua phương diện nào?
A, Hành động.
B, Lời nói.
C, Qua lăng kính của nhân vật khác.
D, Suy nghĩ.
Nhân vật Cầu được khắc họa chủ yếu qua lời nói của mình. Những câu đối và lời cãi lại thầy của Cầu giúp bộc lộ tính cách thông minh nhưng cũng rất bướng bỉnh của nhân vật này. Đáp án: B
Câu 3 [754249]: “Dấu người đi la đá mòn,
Đường hoa vắng vắt trúc luồn.
Cửa song giại xâm hơi nắng,
Tiếng vượn kêu vang cách non.
Cây rợp tán che am mát,
Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.
Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn,
Ủ ấp cùng ta làm cái con.”

(Nguyễn Trãi, Ngôn chí, bài 20, theo Nguyễn Trãi thơ và đời, NXB Văn học, 2016)
Nhận định nào sau đây không đúng về bài thơ?
A, Bài thơ chất chứa tâm trạng u uất, buồn khổ của nhân vật trữ tình.
B, Bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ của nhân vật trữ tình.
C, Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn.
D, Thiên nhiên gần gũi, thân thuộc, quây quần, quấn quýt với con người.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn. Những hình ảnh như “cây rợp tán che am mát”, “hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn”, “rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn”… cho thấy sự hòa hợp, gắn bó giữa thiên nhiên và con người. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ của nhân vật trữ tình.
→ Nhận định “Bài thơ chất chứa tâm trạng u uất, buồn khổ của nhân vật trữ tình.” là không chính xác. Đáp án: A
Câu 4 [754250]:
“Xưa ở huyện Vĩnh Lại, Hồng Châu có nhiều giống thủy tộc. Ven sông người ta lập đền thờ đến hơn chục nơi. Năm tháng dần lâu, có chỗ linh thiêng thành yêu, song cầu tạnh đảo mưa rất linh ứng, nên hương lửa nghi ngút, người đời càng kính sợ.”
(Nguyễn Dữ, Chuyện đối tụng ở long cung, theo Truyền kì mạn lục, NXB Văn học, 2008)
Chỉ ra yếu tố hiện thực trong đoạn trích.
A, Có chỗ linh thiêng thành yêu.
B, Huyện Vĩnh Lại, Hồng Châu.
C, Có nhiều giống thuỷ tộc.
D, Cầu tạnh đảo mưa rất linh ứng.
Chi tiết “Huyện Vĩnh Lại, Hồng Châu” là địa danh có thật trong lịch sử Việt Nam, là một yếu tố hiện thực. Đáp án: B
Câu 5 [754252]:
“Khi bóng trăng, lá in lấp lánh,
Ngỡ tàn vàng nhớ cảnh ngự chơi.
Vội vàng dạo bước tới nơi,
Thương ôi, vắng vẻ giữa trời tuyết sa!
Tưởng phong thể xót xa đòi đoạn,
Mặt rồng sao cách gián lâu nay!
Có ai chốn ấy về đây,
Nguồn cơn xin ngỏ cho hay được đành?”
(Lê Ngọc Hân, Ai tư vãn, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 13, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Tâm trạng nào không xuất hiện ở nhân vật trữ tình trong đoạn trích?
A, Xót xa, tiếc nuối.
B, Hụt hẫng, trống trải.
C, Nhớ thương, mong ngóng.
D, Hân hoan, chờ đợi.
Đoạn trích trong bài Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân thể hiện tâm trạng đau buồn, thương tiếc của bà dành cho chồng là vua Quang Trung.
→ Tâm trạng nào không xuất hiện ở nhân vật trữ tình trong đoạn trích là: hân hoan, chờ đợi. Đáp án: D
Câu 6 [754254]:
“Từ Nà-lôộc lên Pá-pầu nửa ngày đường. Lối đi xoai xoải dưới chân rồi càng cao càng dựng đứng. Qua rẫy sàn của bản Nà-lôộc đến dốc rừng tre, độc rừng tre rồi rừng gianh, rồi lại dốc, lại dốc rừng tre nữa. Bỗng Tư trông thấy một cái rẫy lúa chín vàng nuột bên sườn núi. Tư hơi ngạc nhiên vì sự đột ngột gặp được công cuộc làm ăn cấy hái ở một nơi cheo leo thế này. Rừng núi mênh mang mà chỗ nào cũng có lối, lối đi chằng chịt như mạch máu trên thân người.”
(Tô Hoài, Tào Lường, theo baovannghe.vn)
Theo đoạn trích, đâu là bằng chứng của “công cuộc làm ăn cấy hái” ở nơi cheo leo mà nhân vật Tư đã phát hiện ra trước tiên?
A, Một cái rẫy lúa chín vàng nuột bên sườn núi.
B, Rẫy sàn của bản Nà-lôộc.
C, Rừng tre.
D, Rừng gianh.
Dựa vào hai câu văn: “Bỗng Tư trông thấy một cái rẫy lúa chín vàng nuột bên sườn núi. Tư hơi ngạc nhiên vì sự đột ngột gặp được công cuộc làm ăn cấy hái ở một nơi cheo leo thế này.”
→ Theo đoạn trích, một cái rẫy lúa chín vàng nuột bên sườn núi là bằng chứng của “công cuộc làm ăn cấy hái” ở nơi cheo leo mà nhân vật Tư đã phát hiện ra trước tiên. Đáp án: A
Câu 7 [754255]:
“Thuở ấy tôi mới lên mười
Còn em lên bảy, theo tôi cả ngày
Quần em dệt kín cỏ may
Áo tôi đứt cúc, mực dây tím bầm
Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên”
(Phạm Công Trứ, Lời thề cỏ may, theo nhandan.vn)
Chi tiết nào thể hiện sự quấn quýt, gắn bó của “tôi” và “em” thuở bé thơ?
A, Quần em dệt kín cỏ may.
B, Áo tôi đứt cúc, mực dây tím bầm.
C, Em lên bảy, theo tôi cả ngày.
D, Từ trong lấm láp em thầm lớn lên.
Chi tiết “Em lên bảy, theo tôi cả ngày” thể hiện sự quấn quýt, gắn bó không rời của hai nhân vật “tôi” và “em” trong những năm tháng tuổi thơ. Đáp án: C
Câu 8 [754256]:
“Quỳnh Hoa như một người mất hồn, lắm lúc nàng như điên như dại. Lại vừa lúc quốc mẫu về thăm quê ngoại tận Thanh Hóa. Tìm chúa thì không sao gặp được. Những cung tần thị nữ chỉ biết ái ngại cho nàng, nhưng không thể giúp được gì cả. Nỗi đau khổ quá lớn mà người nàng nhỏ bé, linh hồn yếu ớt. Nàng không thiết ăn uống, chỉ ngồi khóc lóc từng hồi, từng trận, khóc đến nỗi bọn thị nữ tưởng như hết cơn thì nàng sẽ chết. Họ xúm quanh nàng khuyên giải. Vì động lòng thương chủ, chúng cũng khóc. Cung quận chúa thành một phòng tang không người chết.”
(Nguyễn Huy Tưởng, Đêm hội Long Trì, theo vnu.edu.vn)
Chi tiết nào sau đây không miêu tả tâm trạng của quận chúa Quỳnh Hoa?
A, Nàng không thiết ăn uống, chỉ ngồi khóc lóc từng hồi, từng trận.
B, Bọn thị nữ xúm quanh nàng khuyên giải.
C, Nỗi đau khổ quá lớn mà người nàng nhỏ bé, linh hồn yếu ớt.
D, Quỳnh Hoa như một người mất hồn, lắm lúc nàng như điên như dại.
Chi tiết “Bọn thị nữ xúm quanh nàng khuyên giải” miêu tả hành động của bọn thị nữ, không nói về tâm trạng của Quỳnh Hoa. Đáp án: B
Câu 9 [754257]:
“THỢ PHỤ - Bẩm, ông lớn ạ.
ÔNG GIUỐC-ĐANH - “Ông lớn” ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này!
THỢ PHỤ - Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.
ÔNG GIUỐC-ĐANH - “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.”
(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang, theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
Tính cách nào của ông Giuốc-đanh được thể hiện trong đoạn văn trên?
A, Hào phóng, dễ gần.
B, Ngu dốt, học đòi.
C, Háo danh, ưa phỉnh nịnh.
D, Quan cách, kệch cỡm.
Trong đoạn trích, ông Giuốc-đanh bộc lộ rõ bản chất của mình qua cách phản ứng với lời gọi của người thợ phụ:
- Háo danh: Ông Giuốc-đanh rất thích được gọi bằng những danh xưng cao quý như “ông lớn”, “cụ lớn”.
- Ưa phỉnh nịnh: Ông ta dễ dàng bị thuyết phục và vui vẻ khi được người khác nịnh nọt, khen ngợi. Đáp án: C
Câu 10 [754258]:
“Triêu dương xuyên quá lung toàn bộ,
Thiêu tận u yên dữ ám mai.
Sinh khí đốn thì sung vũ trụ,
Phạm nhân cá cá tiếu nhan khai.”
(Hồ Chí Minh, Tảo tình)
Dịch nghĩa:
“Ánh nắng sớm xuyên suốt toàn bộ nhà lao,
Đốt sạch bao làn khói, mù u ám.
Sinh khí bỗng chốc tràn đầy vũ trụ,
Tù nhân ai nấy vẻ mặt tươi cười.”
(Hồ Chí Minh, Buổi sớm tạnh nắng, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 38, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Nhận xét nào không đúng với bài thơ?
A, Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
B, Nhân vật trữ tình là người tù cộng sản.
C, Bài thơ phản ánh thực trạng đen tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch.
D, Hình tượng nghệ thuật luôn vận động hướng đến ánh sáng, hơi ấm, sự sống.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ra đời trong hoàn cảnh Hồ Chí Minh đang bị giam giữ trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Tác phẩm sử dụng hình ảnh ánh nắng xuyên qua nhà lao, đốt sạch u ám để đem lại sinh khí cho tù nhân. Từ bóng tối nhà tù đến ánh nắng sớm mai ấm áp, từ những khó khăn, khổ đau đê niềm tin vào sự sống. Điều này cho thấy sự vận động hướng đến ánh sáng, hơi ấm và sự sống.
→ Bài thơ không phản ánh thực trạng đen tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Đáp án: C
Câu 11 [754259]:
“Vẽ, chụp, viết, trang trí làm sao để tạo ra được “thần thái” (yếu tố này quá trừu tượng) khó hơn hàng trăm lần cái cách làm chỉ để người ta xem được phần cụ thể, phần bề nổi. Cái diễn ra hàng ngày ngay trước mắt mình thì lại không thấy. Nhìn mà không thấy. Phải đợi đến khi nó đã qua đi thì mới thấy. Phải đi thật xa mới thấy mình, phải lùi xa mới hiểu rõ mình. Phải đi thật xa để trở về mình. Giá mà mỗi lần mắt mở đều là lần đầu tiên.”
(Lê Thiết Cương, Mòn sen, theo daidoanket.vn)
Theo đoạn trích, cái khó của người nghệ sĩ là gì?
A, Tạo ra được “thần thái” của đối tượng.
B, Mang đến người đọc, người xem phần cụ thể, phần bề nổi.
C, Lùi xa để hiểu rõ bản thân mình.
D, Nhìn thấu “thần thái” của cái ngay trước mắt mình.
Dựa vào câu văn: ““Vẽ, chụp, viết, trang trí làm sao để tạo ra được “thần thái” (yếu tố này quá trừu tượng) khó hơn hàng trăm lần cái cách làm chỉ để người ta xem được phần cụ thể, phần bề nổi.”
→ Theo đoạn trích, cái khó của người nghệ sĩ là tạo ra được “thần thái” của đối tượng. Đáp án: A
Câu 12 [754260]: Dòng nào sau đây nêu tên những tác phẩm không cùng thuộc thể loại kịch?
A, Lơ Xít (Coóc-nây), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Con nai đen (Nguyễn Đình Thi).
B, Lão hà tiện (Mô-li-e), Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi), Tin ở hoa hồng (Lưu Quang Vũ).
C, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc), Sống mòn (Nam Cao), Mưa đỏ (Chu Lai).
D, Kẻ ghét đời (Mô-li-e), Quan thanh tra (Gô-gôn), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
Những tác phẩm không cùng thuộc thể loại kịch là:
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc): là truyện ngắn trong tập Truyện kí Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 của thế kỉ XX ở Pháp.
- Sống mòn (Nam Cao): là tiểu thuyết được nhà văn Nam Cao sáng tác vào năm 1944, tác phẩm viết về tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội.
- Mưa đỏ (Chu Lai): là tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của nhà văn Chu Lai. Đáp án: C
Câu 13 [754262]: Dòng nào dưới đây có các từ viết đúng chính tả?
A, Dằng dặc, rủng rỉnh, giận rỗi.
B, Giằng giặc, rủng rỉnh, giận dỗi.
C, Dằng dặc, dủng dỉnh, giận dỗi.
D, Dằng dặc, rủng rỉnh, giận dỗi.
Dòng có các từ viết đúng chính tả là: Dằng dặc, rủng rỉnh, giận dỗi. Đáp án: D
Câu 14 [754264]: Câu nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?
A, Những đợt gió hiếm hoi giữa cái hè tháng bảy như bong da tróc thịt.
B, Lúc tôi đi đến chỗ cái khúc ngoặt về nhà mình thì thấy đám thanh niên ngồi uống bia buổi chiều.
C, Cú va chạm đó làm chúng tôi kinh hoàng, hồn siêu phách lạc.
D, Người đàn bà có thân hình to săn chắc, đẫy đà, đôi mắt hoa cau lúc nào cũng nhưng nhức, long lanh đưa đẩy nhìn người đối diện.
- Câu “Cú va chạm đó làm chúng tôi kinh hoàng, hồn siêu phách lạc.” có cụm từ “hồn siêu phách lạc” sai chính tả.
- Sửa lại: Cú va chạm đó làm chúng tôi kinh hoàng, hồn xiêu phách lạc. Đáp án: C
Câu 15 [754265]:
“Sau những trận mưa giữa mùa, hoa sấu rụng lịch bịch, nằm la liệt trên mặt đất cùng xác những chú ve sầu mới lột.”
Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
A, la liệt.
B, lịch bịch.
C, trận mưa.
D, hoa sấu.
- Từ “lịch bịch” sai logic ngữ nghĩa. “Lịch bịch” là từ tượng thanh, thường dùng để mô tả âm thanh của vật nặng rơi xuống tuy nhiên “hoa sấu” rất nhẹ, khi rơi xuống mặt đất không thể phát ra âm thanh mạnh như “lịch bịch”.
- Sửa lại: Sau những trận mưa giữa mùa, hoa sấu rụng lả tả, nằm la liệt trên mặt đất cùng xác những chú ve sầu mới lột. Đáp án: B
Câu 16 [754266]:
“Nắng lên mấy ngày, vườn tược ỏng ướt, nhà nhà rộn ràng bắt đầu làm đất trồng rau vụ đông.”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A, Sai về dùng từ.
B, Sai ngữ pháp.
C, Sai quy chiếu.
D, Sai logic.
- Câu mắc lỗi sai logic. “Nắng lên mấy ngày” thì vườn tược phải khô ráo chứ không thể “ỏng ướt” được.
- Sửa lại: Nắng lên mấy ngày, vườn tược khô ráo, nhà nhà rộn ràng bắt đầu làm đất trồng rau vụ đông. Đáp án: D
Câu 17 [754267]: Câu nào dưới đây là câu đúng?
A, Cho tới giờ này, tôi vẫn là người chậm hiểu, phản xạ trậm trạp.
B, Từ khi tôi biết quan sát cuộc sống và có được trí nhớ nhất định nên tôi đã biết má tôi luôn thức dậy khi “gà gáy trên đầu ngọn tre”.
C, Năm nào tôi cũng theo chân má để mót những gié lúa sót.
D, Một chút hăng hăng nồng nồng.
- Loại A vì từ “trậm trạp” sai chính tả, từ đúng là “chậm chạp.
- Loại B vì dùng thừa quan hệ từ “nên”.
- Loại D vì câu thiếu thành phần nòng cốt.
→ C là đáp án đúng. Đáp án: C
Câu 18 [754270]:
“Tháng Năm Âm lịch, cuối vụ gặt, đem cơm ra đồng cho thợ.”
Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
A, Thiếu trạng ngữ.
B, Thiếu chủ ngữ.
C, Thiếu vị ngữ.
D, Thiếu nòng cốt câu.
- Câu mắc lỗi thiếu chủ ngữ.
- Sửa lại: Tháng Năm Âm lịch, cuối vụ gặt, ông đem cơm ra đồng cho thợ. Đáp án: B
Câu 19 [754272]:
“Nhưng ở ngoại ô Sài Gòn, trong một căn nhà lụp xụp trong khu dân cư lao động.”
Nhận định nào về câu trên là đúng?
A, Câu sai logic ngữ nghĩa.
B, Câu mắc lỗi dùng từ.
C, Câu sai cấu tạo ngữ pháp.
D, Câu mắc lỗi dấu câu.
- Câu sai cấu tạo ngữ pháp vì thiếu thành phần nòng cốt.
- Sửa lại: Nhưng ở ngoại ô Sài Gòn, trong một căn nhà lụp xụp trong khu dân cư lao động, một thanh niên yêu nước đã được cách mạng giao nhiệm vụ đặc biệt. Đáp án: C
Câu 20 [754274]: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A, Chúng tôi không biết lí do nào khiến hai người ấy giận nhau.
B, Chúng tôi không biết nguyên nhân hai người ấy giận nhau.
C, Chúng tôi không biết vì sao hai người ấy giận nhau.
D, Chúng tôi không biết cơ sở hai người ấy giận nhau.
Câu “Chúng tôi không biết cơ sở hai người ấy giận nhau.” sai ngữ nghĩa. Từ “cơ sở” chỉ cái làm nền tảng, căn cứ, điều kiện để một sự việc xảy ra, không phù hợp để chỉ nguyên nhân của một sự việc như “hai người ấy giận nhau”. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“Trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội tràn ngập những khuôn mẫu về vẻ đẹp lí tưởng, sự bận tâm về ngoại hình không chỉ dấy nên nỗi buồn hay tủi thân thoáng qua mà còn tạo ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Sự bận tâm về ngoại hình hoặc ám ảnh ngoại hình là sự để ý và không hài lòng với ngoại hình, gồm hình dáng, cân nặng và nhiều đặc điểm cơ thể khác. Mặc dù việc bận tâm về ngoại hình cũng có tác động tích cực như thúc đẩy hành vi chăm sóc ngoại hình, cải thiện sức khỏe nhưng nó cũng có thể dẫn đến những tình huống tồi tệ.
Một nghiên cứu tổng quan tổng hợp kết quả từ 212 nghiên cứu học thuật đảm bảo chất lượng trong suốt 20 năm từ 2004 được lưu trữ trên PubMed, Scopus, Embase, Science Direct, Sports Discuss, ResearchGate và Web of Science đã khái quát các nhóm ảnh hưởng tiêu cực của nỗi bận tâm về ngoại hình đến sức khỏe tinh thần cá nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống (Merino & cs, 2024). Trong đó, nỗi bận tâm về ngoại hình không chỉ làm gia tăng các hành vi và cảm xúc tiêu cực. Cụ thể, những người này có thể ăn kiêng cực đoan, tập thể dục quá mức để theo đuổi vẻ đẹp ngoại hình lí tưởng. Họ cũng có thể trải nghiệm nhiều hơn những cảm xúc buồn chán dai dẳng, hạ thấp lòng tự trọng của mình. Nhiều người có thể né tránh tương tác xã hội để tránh phải đối diện với sự so sánh ngoại hình, từ đó càng cảm thấy cô đơn và càng muốn cô lập mình khỏi xã hội. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, những cảm xúc này có thể phát triển thành các rối loạn ăn uống như chán ăn tâm lí hoặc ăn vô độ không kiểm soát nổi, ăn ói (có hành vi móc họng, gây nôn mửa sau khi ăn xong). Đặc biệt, một tỉ lệ nhỏ có thể bị dẫn đến rối loạn mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder). Đây là rối loạn về nhận thức bản thân về khía cạnh cơ thể. Người mắc rối loạn này bị ám ảnh về ngoại hình hoàn hảo. Theo đó, họ không hài lòng với khuyết điểm dù rất nhỏ trên cơ thể mình. Tỉ lệ mắc rối loạn này khoảng 0,7-2,4% dân số nói chung, tỉ lệ lớn hơn trong nhóm những người thường xuyên sử dụng các phương pháp can thiệp thẩm mỹ. Trên không gian mạng xã hội, tính ẩn danh và dư luận ảo có thể dẫn đến bắt nạt và chế giễu ngoại hình trên mạng, làm trầm trọng thêm tác động tiêu cực đến hình ảnh cơ thể và sức khỏe tinh thần.
Những tác động tiêu cực nói trên dễ xảy ra hơn ở những nhóm: vị thành niên, người trưởng thành trẻ tuổi, người sử dụng mạng xã hội thụ động (lướt mạng xã hội để tiêu khiển, không có mục đích tìm kiếm thông tin hoặc các mục đích rõ ràng khác), người vốn có đánh giá tiêu cực về bản thân. Mặc dù phần lớn các nghiên cứu quan tâm đến những ảnh hưởng dễ tổn thương ở phụ nữ, nhưng ngày càng có các nghiên cứu chỉ ra rằng sự bận tâm về ngoại hình cũng đang gây áp lực lên nam giới.”
(Đặng Hoàng Ngân, Nỗi bận tâm về ngoại hình, theo tiasang.com.vn)
Câu 21 [754276]: Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
A, Sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần của mỗi người.
B, Sự bận tâm về ngoại hình.
C, Chứng rối loạn mặc cảm ngoại hình ở con người.
D, Những nghiên cứu về tác động tiêu cực của hình ảnh cơ thể tới sức khoẻ tinh thần con người.
Đoạn trích trình bày khái niệm, phân tích tác động và hệ quả của sự bận tâm về ngoại hình đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, cùng những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
→ Chủ đề của đoạn trích là: Sự bận tâm về ngoại hình. Đáp án: B
Câu 22 [754277]: Theo đoạn trích, thế nào là “ám ảnh ngoại hình”?
A, Là quá bận tâm về ngoại hình của mình.
B, Là ám ảnh về ngoại hình hoàn hảo.
C, Là rối loạn về nhận thức bản thân về khía cạnh cơ thể.
D, Là sự để ý và không hài lòng với ngoại hình, gồm hình dáng, cân nặng và nhiều đặc điểm cơ thể khác.
Dựa vào thông tin trong câu: “Sự bận tâm về ngoại hình hoặc ám ảnh ngoại hình là sự để ý và không hài lòng với ngoại hình, gồm hình dáng, cân nặng và nhiều đặc điểm cơ thể khác.”
→ Theo đoạn trích, “ám ảnh ngoại hình” là sự để ý và không hài lòng với ngoại hình, gồm hình dáng, cân nặng và nhiều đặc điểm cơ thể khác. Đáp án: D
Câu 23 [754278]: Bận tâm về ngoại hình mang đến tác động tích cực nào?
A, Làm gia tăng các hành vi và cảm xúc tiêu cực.
B, Buồn chán dai dẳng, hạ thấp lòng tự trọng của mình.
C, Thúc đẩy hành vi chăm sóc ngoại hình, cải thiện sức khỏe.
D, Rối loạn ăn uống, rối loạn mặc cảm ngoại hình.
Dựa vào thông tin trong câu: “Mặc dù việc bận tâm về ngoại hình cũng có tác động tích cực như thúc đẩy hành vi chăm sóc ngoại hình, cải thiện sức khỏe nhưng nó cũng có thể dẫn đến những tình huống tồi tệ.”
→ Bận tâm về ngoại hình mang đến tác động tích cực là thúc đẩy hành vi chăm sóc ngoại hình, cải thiện sức khỏe. Đáp án: C
Câu 24 [754281]:
“Mặc dù phần lớn các nghiên cứu quan tâm đến những ảnh hưởng dễ tổn thương ở phụ nữ, nhưng ngày càng có các nghiên cứu chỉ ra rằng sự bận tâm về ngoại hình cũng đang gây áp lực lên nam giới.”
Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu trên.
A, Đồng thời.
B, Tăng tiến.
C, Đối lập.
D, Nhân - quả.
Hai vế câu thể hiện mối quan hệ đối lập:
- Vế thứ nhất nói về sự quan tâm chủ yếu đến phụ nữ.
- Vế thứ hai nói về sự ảnh hưởng đến nam giới. Đáp án: C
Câu 25 [754283]:
“Trên không gian mạng xã hội, tính ẩn danh và dư luận ảo có thể dẫn đến bắt nạt và chế giễu ngoại hình trên mạng, làm trầm trọng thêm tác động tiêu cực đến hình ảnh cơ thể và sức khỏe tinh thần.”
Cụm từ “trên không gian mạng xã hội” là thành phần nào của câu?
A, Trạng ngữ.
B, Chủ ngữ.
C, Vị ngữ.
D, Nòng cốt câu.
Cụm từ “trên không gian mạng xã hội” là trạng ngữ chỉ nơi chốn. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
Hoa dong riềng
(Nguyễn Đức Mậu)
Hoa dong riềng chợt bừng lên sắc đỏ
khi tôi về thăm lại mảnh vườn xưa

Hoa như thầm nhắc cho tôi nhớ
ngày xưa lùi xa như vệt khói xa mờ
củ dong riềng mẹ luộc
cơn đói xót lòng trũng mắt vàng da
từ tôi về tuổi thơ
gần hết một đời người
mà chớp mắt đã thành dĩ vãng
từ tôi về tuổi thơ
dài hơn hai cuộc chiến
tôi đã đi qua những dòng sông đỉnh núi cánh rừng
bàn chân đạp đá tai mèo và sắc nhọn mảnh bom
bàn chân lội qua đầm lầy, cái chết
thi thoảng tôi vẫn gặp
dong riềng đỏ hoa trong giấc tôi mơ, trên những triền đồi
màu hoa tựa cánh chuồn ớt đỏ
dọc đường tôi đi từng chấm nhỏ xa vời

Hoa dong riềng sót lại chờ tôi
ơi màu hoa thuở đói nghèo kham khổ
mình thoáng chốc đã thành xưa cũ
màu hoa tuổi thơ đỏ đến bây giờ.
(Theo vannghequandoi.com.vn)
Câu 26 [754286]: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A, Tự sự.
B, Biểu cảm.
C, Miêu tả.
D, Nghị luận.
Hoa dong riềng là một bài thơ, đặc trưng đầu tiên và cơ bản của thơ là biểu cảm. Đáp án: B
Câu 27 [754287]: Trong bài thơ, hình ảnh hoa rong riềng gắn với thời gian nào?
A, Quá khứ.
B, Hiện tại.
C, Từ quá khứ tuổi thơ, qua hai cuộc kháng chiến, đến hiện tại.
D, Những năm tháng kháng chiến.
Trong bài thơ, hình ảnh hoa dong riềng gợi nhớ về tuổi thơ nghèo khó, qua những năm tháng chiến tranh gian khổ và cả cảm xúc của nhân vật trữ tình ở hiện tại khi nhìn lại quá khứ. Đáp án: C
Câu 28 [754288]: Hoa dong riềng nhắc “tôi” nhớ lại điều gì trong những năm tháng tuổi thơ?
A, Cơn đói xót lòng trũng mắt vàng da.
B, Những dòng sông đỉnh núi cánh rừng.
C, Đá tai mèo, mảnh bom sắc nhọn.
D, Mảnh vườn xưa.
Dựa vào những dòng thơ: “Hoa như thầm nhắc cho tôi nhớ… cơn đói xót lòng trũng mắt vàng da”
→ Hoa dong riềng nhắc “tôi” nhớ lại “cơn đói xót lòng trũng mắt vàng da” trong những năm tháng tuổi thơ. Đáp án: A
Câu 29 [754290]:
“Hoa dong riềng sót lại chờ tôi
ơi màu hoa thuở đói nghèo kham khổ”
Nhận xét nào không đúng với hai dòng thơ trên?
A, Sắc đỏ của hoa dong riềng gắn với bao khốn khó một thời tạo nên một phản xạ có điều kiện: nhìn sắc hoạ là rưng rức nhớ quá khứ “đói nghèo kham khổ”.
B, Phép nhân hoá (hoa dong riềng sót lại chờ tôi) khắc sâu một tình cảm yêu thương trọn vẹn, đượm tình chung thuỷ giữa quê hương, quá khứ với con người.
C, Từ “ơi” vang lên đong tràn lời thơ xúc cảm rưng rưng, cảm động.
D, Hoa dong riềng làm cho con người đói nghèo, kham khổ.
Hoa dong riềng không phải là nguyên nhân gây ra đói nghèo, kham khổ mà là chứng nhân cho sự đói nghèo, là biểu tượng gợi nhớ về quãng thời gian gian khó ấy. Đáp án: D
Câu 30 [754291]:
“mình thoáng chốc đã thành xưa cũ
màu hoa tuổi thơ đỏ đến bây giờ.”
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ.
A, Nghịch ngữ, nói mỉa.
B, Phép đối, ẩn dụ.
C, So sánh, phép điệp.
D, Ẩn dụ, hoán dụ.
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ là:
- Phép đối: Hình ảnh con người và màu hoa tạo nên sự đối lập giữa cái đổi thay (con người) và cái trường tồn (hoa dong riềng – biểu tượng của ký ức tuổi thơ).
- Ẩn dụ:
+ mình thoáng chốc đã thành xưa cũ gợi sự đổi thay của con người theo thời gian, tuổi trẻ đã lùi xa, quá khứ đã trở thành dĩ vãng.
+ màu hoa tuổi thơ đỏ đến bây giờ gợi những ký ức, hoài niệm vẫn còn vẹn nguyên, dù con người có đổi thay. Đáp án: B
Questions 31-35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 31 [290392]: Alice ______ care of herself. She left home when she was 16 and has been on her own ever since.
A, got used to taking
B, used to take
C, is used to take
D, is used to taking
Kiến thức về cấu trúc “used to”:
- used to V: thói quen trong quá khứ và bây giờ không còn nữa
- get used to Ving: dần quen với việc gì
- be used to Ving: đã quen với việc gì
=> Dựa vào nghĩa, áp dụng cấu trúc “get used to Ving
Tạm dịch: Alice đã quen với việc tự chăm sóc bản thân. Cô rời nhà năm 16 tuổi và sống một mình kể từ đó. Đáp án: D
Câu 32 [290393]: Yesterday's math test turned _____ to be a lot harder than we expected.
A, up
B, out
C, on
D, down
Kiến thức về Cụm động từ (phrasal verb):
- turn up: xuất hiện, tăng âm lượng
- turn out: trở nên, trở thành, hóa ra là
- turn on: bật
- turn down: giảm âm lượng, từ chối
Tạm dịch: Bài kiểm tra toán ngày hôm qua trở nên khó hơn rất nhiều so với chúng tôi mong đợi. Đáp án: B
Câu 33 [290394]: I don't understand the meaning of this vocabulary ________ know how to use it in communication.
A, either
B, neither
C, none
D, nor
Kiến thức về Liên từ:
- either...or: hoặc...hoặc (dùng trong câu khẳng định)
- neither...nor: không...cũng không (dùng trong câu phủ định
- none: không gì cả (không đứng trước danh từ)
- nor: cũng không (dùng trong câu phủ định)
Tạm dịch: Tôi không hiểu nghĩa của từ này và cũng không biết cách sử dụng nó trong giao tiếp. Đáp án: D
Câu 34 [290395]: Before I went to school yesterday, I _______ the dog.
A, feed
B, fed
C, would fed
D, had fed
Kiến thức về Sự phối thì với “before” ở quá khứ:Before + S + V (QKĐ), S + V (QKHT)
=> Diễn tả hai hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ:
- Hành động xảy ra trước chia Quá khứ hoàn thành
- Hành động xảy ra sau chia Quá khứ đơn
Tạm dịch: Hôm qua trước khi tôi đi học thì tôi đã cho chó ăn. Đáp án: D
Câu 35 [743884]: Kelly finds _________ quite hard because she is often shy.
A, the spoken public
B, speaking and publicizing
C, public speaking
D, speak publicly
Kiến thức về từ loại - cụm từ:
Xét các đáp án:
+) Đáp án A. the spoken public sai vì không có ý nghĩa trong ngữ cảnh. "The spoken public" không phải cụm từ đúng ngữ pháp.
+) Đáp án B. speaking and publicizing sai vì  "publicizing” (publicize) /ˈpʌblɪsaɪz/" nghĩa là quảng bá, không liên quan đến việc nói trước công chúng.
+) Đáp án C. public speaking đúng vì là cụm danh từ chỉ việc nói trước công chúng, phù hợp cả về ngữ pháp và ngữ nghĩa.
+) Đáp án D. speak publicly sai vì "speak publicly" là một cụm động từ, không đúng với ngữ pháp vì câu cần một danh từ hoặc cụm danh từ.
⇒ Do đó, đáp án C là đáp án đúng
Tạm dịch: Sally cảm thấy việc nói chuyện trước đám đông là khá khó vì cô ấy thường xuyên cảm thấy xấu hổ.
Đáp án: C
Questions 36-40: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Câu 36 [743886]: The CEO was famous for his unethical business practices, which eventually led to the company’s downfall.
A, famous
B, unethical
C, practices
D, led to
Kiến thức về từ loại - nghĩa của từ:
Xét 2 từ sau: 
+) famous: /ˈfeɪməs/: nổi tiếng, nổi danh, trứ danh, có tiếng
+) infamous: /ˈɪnfəməs/: tai tiếng, tức là nổi tiếng vì những lý do tiêu cực
Căn cứ vào nghĩa của câu: 
Vị CEO này chịu tai tiếng với các hoạt động kinh doanh phi đạo đức cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của công ty.
⇒Chuyển “famous” thành “infamous”.
⇒ Đáp án A là đáp án chính xác.
Đáp án: A
Câu 37 [290398]: Every candidate is required to develop solutions for tough questions to ensure they are qualified for the job.
A, is required
B, for
C, to ensure
D, are qualified
Kiến thức về Collocations (cách kết hợp từ):
Cụm từ: solution to st: cách giải quyết, giải pháp cho vấn đề gì
=> Sửa lỗi: for => to
Tạm dịch: Mỗi ứng viên được yêu cầu phát triển giải pháp cho những câu hỏi khó để đảm bảo họ đủ tiêu chuẩn cho công việc. Đáp án: B
Câu 38 [743888]: Either of Lan's colleagues could come to her birthday party. They were both busy.
A, Either
B, Lan's colleagues
C, to
D, They
Kiến thức phân biệt Neither of/Either of:
- Xét cách dùng Neither of/ Either
+) Neither of: có nghĩa là "không ai trong hai người hoặc vật
+) Either of: có nghĩa là "một trong hai người hoặc vật"
Tạm dịch: Không ai trong hai đồng nghiệp của Lan có thể đến bữa tiệc sinh nhật của cô ấy. Nhưng cả hai đều bận.
⇒ Căn cứ vào nghĩa của câu, ta phải đổi “Either of” thành “Neither of”. 
⇒ Do đó, A là đáp án chính xác.
Đáp án: A
Câu 39 [743889]: With the deadline approaching, I need to get the reports to be finalized by tomorrow afternoon.
A, With
B, approaching
C, the
D, to be finalized
Kiến thức về cấu trúc “get sth done”
- Ta có cấu trúc “S + have/get + something done”: nhờ, thuê, yêu cầu ai đó làm gì.
⇒Dựa vào cấu trúc, ta phải sửa “to be finalized” thành “finalized
Tạm dịch: Do thời hạn nộp đang đến gần, tôi cần phải hoàn thiện báo cáo vào chiều mai.
⇒ Do đó, D là đáp án chính xác. 
Đáp án: D
Câu 40 [290401]: The farmers are able to working better than they did last year thanks to the advancement of farming techniques.
A, are
B, to working
C, did
D, advancement
Kiến thức về Động từ nguyên mẫu (to V):
Cụm từ: be able to V: có thể làm gì
=> Sửa lỗi: to working => to work
Tạm dịch: Nông dân có thể làm việc tốt hơn năm ngoái nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật canh tác. Đáp án: B
Questions 41-45: Mark the letter A, B, C or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Câu 41 [290402]: That makes me think of a memorable experience which happened to me when I was a child.
A, That reminds me of a memorable experience that happened to me as a child.
B, That brings back some unforgettable memories of my childhood.
C, That I used to be a child makes me remember unforgettable things which happened to me.
D, I never forget that memorable experience which happened to me when I was a child.
Tạm dịch: Điều đó khiến tôi nhớ lại một trải nghiệm đáng nhớ đã xảy ra với tôi khi còn nhỏ.
Xét các đáp án:
A. Điều đó làm tôi nhớ đến một trải nghiệm đáng nhớ đã xảy ra với tôi khi còn nhỏ.
=> make sb think of st = remind sb of st: khiến ai đó nghĩ, nhớ về
=> đại từ quan hệ “that” thay thế cho “a memorable experience” tương đương với “which” trong câu gốc
B. Sai vì thiếu tân ngữ “me” và giới từ "to" trong cụm “brings me back
C. Việc tôi từng là một đứa trẻ khiến tôi nhớ lại những điều khó quên đã xảy ra với mình.
=> Sai nghĩa
D. Tôi không bao giờ quên trải nghiệm đáng nhớ đó đã xảy ra với tôi khi còn nhỏ.
=> Sai nghĩa Đáp án: A
Câu 42 [290404]: Julia’s boyfriend said, “My girlfriend is a very energetic and beautiful person, so I love her very much.”
A, Julia’s boyfriend said that his girlfriend was so energetic and beautiful that he loved her very much.
B, Julia’s boyfriend said that he loved energetic and beautiful girls like his girlfriend.
C, Julia’s boyfriend said that he loves her so much because she is very energetic and beautiful.
D, Julia’s boyfriend told her that he loved her because of her good appearance and personality.
Tạm dịch: Bạn trai của Julia cho biết: “Bạn gái tôi là người rất năng động và xinh đẹp nên tôi rất yêu cô ấy”.
Xét các đáp án:
A. Bạn trai của Julia cho biết bạn gái anh rất năng động và xinh đẹp nên anh rất yêu cô.
=> Câu gián tiếp dạng câu trần thuật lùi 1 thì so với câu trực tiếp
=> Cấu trúc: so + adj/adv + that + S + V: quá...đến nỗi mà
B. Bạn trai của Julia cho biết anh rất thích những cô gái năng động, xinh đẹp giống bạn gái mình.
=> Chưa sát nghĩa
C. Sai vì chưa lùi thì
D. Bạn trai của Julia nói với cô rằng anh yêu cô vì ngoại hình đẹp và tính cách của cô.
=> Sai vì nếu câu trực tiếp không đề cập cụ thể việc nói với ai thì ta mặc định là nói với “tôi” Đáp án: A
Câu 43 [743890]: Alex seems to be more creative than all the other children in his class.
A, Alex is as creative as all the other children in his class.
B, All the other children in Alex’s class are certainly not as creative as him.
C, Other children are creative, but Alex is more creative than most of them.
D, It is likely that Alex is the most creative of all the children in his class.
Kiến thức về diễn đạt câu - câu đồng nghĩa: 
Tạm dịch câu gốc: Alex có vẻ sáng tạo hơn tất cả những đứa trẻ khác trong lớp.
Xét 4 đáp án: 
+) A. Alex is as creative as all the other children in his class.
(Alex cũng sáng tạo như những đứa trẻ khác trong lớp.)
Sai nghĩa vì câu này nói Alex chỉ ngang bằng, trong khi câu gốc nói Alex sáng tạo hơn. Ta có cấu trúc so sánh bằng: S + V + as + adj/adv + as + N/Pronoun/Clause
+) B. All the other children in Alex’s class are certainly not as creative as him.
(Tất cả những đứa trẻ khác trong lớp của Alex chắc chắn không sáng tạo bằng cậu bé.)
⇒ Sai nghĩa vì câu gốc không mang ý nghĩa khẳng định chắc chắn những đứa trẻ trong lớp không sáng tạo bằng Alex. 
+) C. Other children are creative, but Alex is more creative than most of them.
(Những đứa trẻ khác đều sáng tạo, nhưng Alex sáng tạo hơn hầu hết các em.)
 ⇒ Sai nghĩa vì câu này chỉ nói Alex hơn "hầu hết," không phải tất cả, trái với ý nghĩa câu gốc.
+) D. It is likely that Alex is the most creative of all the children in his class.
(Có lẽ Alex là đứa trẻ sáng tạo nhất trong lớp.)
⇒Câu này hợp lý vì cũng dùng ý suy luận như câu gốc. Ta có cấu trúc: “S + to be likely + to V” dùng để diễn tả khả năng xảy ra việc gì đó.
⇒Do đó, đáp án D là đáp án chính xác. 
Đáp án: D
Câu 44 [290407]: I will not go on holiday to relax if I do not have enough time to study.
A, I have no intention to go on holiday to relax despite having enough time for study.
B, I won’t go on holiday to relax for fear of not having enough time for study.
C, I won’t go on a holiday to relax in case of not having enough time to study.
D, Not any time given to me can stop me from going on holiday to relax regardless of study.
Tạm dịch: Tôi sẽ không đi nghỉ mát để thư giãn nếu tôi không có đủ thời gian để học.
=> Câu này sử dụng câu điều kiện loại 1 để diễn ra sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai và kểt quả của nó
Xét các đáp án:
A. Tôi không có ý định đi nghỉ để thư giãn mặc dù có đủ thời gian cho việc học.
=> Sai nghĩa
B. Tôi sẽ không đi nghỉ để thư giãn vì sợ không có đủ thời gian cho việc học.
=> Sai vì ý của câu đề bài cho là vẫn có thể đi nếu có đủ thời gian cho việc học
C. Tôi sẽ không đi nghỉ để thư giãn trong trường hợp không có đủ thời gian để học.
=> Cấu trúc: in case of st/doing st: trong trường hợp..,
=> Đáp án đúng
D. Không có lúc nào có thể ngăn cản tôi đi nghỉ để thư giãn bất kể việc học.
=> Sai nghĩa Đáp án: C
Câu 45 [743891]: “Why don’t you confess your love to Sophia face-to-face?” asked Jack.
A, Jack suggested that I confess my love to Sophia face-to-face.
B, Jack advised that I confess my love to Sophia face-to-face.
C, Jack asked me why I hadn’t confessed my love to Sophia face-to-face.
D, Jack wondered why I don't confess my love to Sophia face-to-face.
Kiến thức về câu tường thuật - câu đề nghị, khuyên bảo
Tạm dịch câu gốc: “Sao cậu không bày tỏ tình cảm của mình với Sophia trực tiếp nhỉ?” Jack hỏi.
- Xét 4 đáp án:
A. Jack suggested that I confess my love to Sophia face-to-face.
(Jack gợi ý rằng tôi bày tỏ tình cảm của mình với Sophia trực tiếp.)
Đúng vì động từ "suggest" phù hợp để diễn đạt ý gợi ý như trong câu gốc. Ta có cấu trúc: “S + suggested + that + S + (should) V + O” dùng để chuyển đổi lời khuyên từ câu trực tiếp sang câu tường thuật.
B. Jack advised that I confess my love to Sophia face-to-face.
(Jack khuyên rằng tôi bày tỏ tình cảm của mình với Sophia trực tiếp.)
Sai vì câu này dùng sai cấu trúc. Ta có cấu trúc đúng là: S + advise + sb + (not) to V + O”  dùng để đưa ra lời khuyên. 
C. Jack asked me why I hadn’t confessed my love to Sophia face-to-face.
(Jack hỏi tôi tại sao tôi chưa bày tỏ tình cảm của mình với Sophia trực tiếp.)
Sai vì thì quá khứ hoàn thành "hadn’t confessed" không đúng với quy tắc lùi thì so với câu gốc, vốn là một gợi ý mang tính hiện tại.
D. Jack wondered why I don't confess my love to Sophia face-to-face.
(Jack tự hỏi tại sao tôi không bày tỏ tình cảm của mình với Sophia trực tiếp.)
Sai vì câu gốc là một lời gợi ý, không phải sự thắc mắc và câu này không áp dụng đúng quy tắc lùi thì. 
⇒ Đáp án đúng là đáp án A
Đáp án: A
Questions 46-50: Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the questions.
CAN ANIMALS TALK?

1. In 1977, a young Harvard graduate named Irene Pepperberg brought a one-year-old African gray parrot into her lab and attempted something very unusual. At a time when her fellow scientists thought that animals could only communicate on a very basic level, Irene set out to discover what was on a creature's mind by talking to it. The bird, named Alex, proved to be a very good pupil.

2. Scientists at the time believed that animals were incapable of any thought. They believed that animals only reacted to things because they were programmed by nature to react that way, not because they had the ability to think or feel. Any pet owner would probably disagree. Pepperberg disagreed, too, and started her work with Alex to prove them wrong.

3. Pepperberg bought Alex in a pet store. She let the store's assistant pick him out because she didn't want other scientists saying later that she'd deliberately chosen an especially smart bird for her work. Most researchers thought that Pepperberg's attempt to communicate with Alex would end in failure.

4. However, Pepperberg's experiment did not fail. In fact, over the next few years, Alex learned to imitate almost one hundred and fifty English words, and was even able to reason and use those words on a basic level to communicate. For example, when Alex was shown an object and was asked about its shape, color, or material, he could label it correctly. He could understand that a key was a key no matter what its size or color, and could figure out how the key was different from others.

5. Pepperberg was careful not to exaggerate Alex's success and abilities. She did not claim that Alex could actually “use” language. Instead, she said that Alex had learned to use a two-way communication code. Alex seemed to understand the turn-taking pattern of communication.
(Oxford University Press, Second Edition Intermediate Chapter 4 Test)
Câu 46 [743893]: The reading passage is mainly about __________.
A, the way animals communicate with humans
B, a graduate’s successful attempt to communicate with a bird
C, reasons why parrots are more intelligent than other animals
D, successful efforts of a Harvard graduate to prove her fellow scientists wrong
Đoạn văn đọc chủ yếu nói về __________.
A. cách động vật giao tiếp với con người
B. nỗ lực giao tiếp thành công của một sinh viên tốt nghiệp với một loài chim
C. lý do tại sao vẹt thông minh hơn các loài động vật khác
D. nỗ lực thành công của một sinh viên tốt nghiệp Harvard để chứng minh các nhà khoa học đồng nghiệp của cô ấy đã sai
Căn cứ vào những thông tin sau: 
+) “In 1977, a young Harvard graduate named Irene Pepperberg brought a one-year-old African gray parrot into her lab and attempted something very unusual. 
(Năm 1977, một sinh viên mới tốt nghiệp Harvard tên là Irene Pepperberg đã mang một chú vẹt xám Châu Phi một tuổi vào phòng thí nghiệm của mình và thử một điều rất khác thường.) 
+) “At a time when her fellow scientists thought that animals could only communicate on a very basic level, Irene set out to discover what was on a creature's mind by talking to it. The bird, named Alex, proved to be a very good pupil.
(Vào thời điểm mà các nhà khoa học đồng nghiệp của cô nghĩ rằng động vật chỉ có thể giao tiếp ở mức độ rất cơ bản, Irene đã bắt đầu khám phá những gì trong tâm trí của một sinh vật bằng cách nói chuyện với nó. Con chim tên là Alex đã chứng tỏ mình là một học trò rất giỏi.)
+) “However, Pepperberg's experiment did not fail. In fact, over the next few years, Alex learned to imitate almost one hundred and fifty English words, and was even able to reason and use those words on a basic level to communicate.
(Tuy nhiên, thí nghiệm của Pepperberg đã không thất bại. Trên thực tế, trong vài năm tiếp theo, Alex đã học cách bắt chước gần một trăm năm mươi từ tiếng Anh và thậm chí có thể lý luận và sử dụng những từ đó ở mức cơ bản để giao tiếp.)
⇒Đáp án B là đáp án chính xác 
+) Đáp án A sai vì bài viết không nói chung về cách động vật giao tiếp với con người mà tập trung vào trường hợp của Alex.
+) Đáp án C sai vì không có sự so sánh nào giữa vẹt và các loài động vật khác.
+) Đáp án D sai vì bài viết nhấn mạnh nỗ lực giao tiếp với Alex hơn là việc chứng minh các nhà khoa học khác sai, chi tiết chỉ là một chi tiết rất nhỏ trong đoạn 2
⇒.Do đó ta chọn B
Đáp án: B
Câu 47 [743894]: The word "they" in paragraph 2 refers to ____________.
A, animals
B, scientists
C, pet owners
D, reactions
Từ "they" trong đoạn 2 ám chỉ ____________.
A. animals (animal) /ˈænɪml/: động vật
B. scientists ( scientist) /ˈsaɪəntɪst/: nhà khoa học
C. pet owners (pet owner) /pet ˈəʊnər /: chủ vật nuôi
D. reaction: /riˈækʃn/: phản ứng
Căn cứ vào những thông tin sau: 
+) “Scientists at the time believed that animals were incapable of any thought. They believed that animals only reacted to things because they were programmed by nature to react that way, not because they had the ability to think or feel.”
(Các nhà khoa học thời đó tin rằng động vật không có khả năng suy nghĩ. Họ tin rằng động vật chỉ phản ứng với mọi thứ vì chúng được lập trình theo bản chất để phản ứng theo cách đó, chứ không phải vì chúng có khả năng suy nghĩ hoặc cảm nhận.)
⇒Do đó, từ “they” trong đoạn ám chỉ đến animal /ˈænɪml/: động vật.
Đáp án: A
Câu 48 [743895]: According to paragraph 3, why did Pepperberg let the store assistant choose Alex?
A, She thought the assistant could pick the best bird.
B, She wanted to avoid accusations of choosing an especially smart bird.
C, The assistant was an expert in parrot behavior.
D, The assistant was conducting a related experiment.
Theo đoạn 3, tại sao Pepperberg để nhân viên bán hàng chọn Alex?
A. Cô ấy nghĩ rằng nhân viên bán hàng có thể chọn được chú chim đẹp nhất.
B. Cô ấy muốn tránh bị buộc tội chọn một chú chim đặc biệt thông minh.
C. Nhân viên bán hàng là chuyên gia về hành vi của vẹt.
D. Nhân viên bán hàng đang tiến hành một thí nghiệm liên quan.
Căn cứ vào những thông tin sau: 
+) “She let the store's assistant pick him out because she didn't want other scientists saying later that she'd deliberately chosen an especially smart bird for her work.
(Cô để nhân viên cửa hàng chọn chú chim đó vì cô không muốn các nhà khoa học khác sau đó nói rằng cô cố tình chọn một chú chim đặc biệt thông minh cho công trình của mình.)
⇒ Đáp án B là đáp án chính xác.
+) Đáp án A sai vì cô ấy không tìm con vẹt tốt nhất mà chỉ muốn tránh bị cáo buộc.
+) Đáp án C sai vì không có thông tin nào cho thấy người trợ lý là chuyên gia về hành vi của vẹt.
+) Đáp án D sai vì không đề cập người trợ lý thực hiện thí nghiệm liên quan.
Đáp án: B
Câu 49 [743896]: According to paragraph 4, what example shows Alex’s ability to reason?
A, His ability to mimic one hundred and fifty words
B, His skill in identifying the color, shape, or material of an object
C, His understanding of how to mimic human speech patterns
D, His capacity to learn new words quickly
Theo đoạn 4, ví dụ nào cho thấy khả năng lý luận của Alex?
A. Khả năng bắt chước một trăm năm mươi từ
B. Kỹ năng nhận dạng màu sắc, hình dạng hoặc chất liệu của một vật thể
C. Sự hiểu biết của anh ấy về cách bắt chước các mẫu lời nói của con người
D. Khả năng học từ mới nhanh chóng của anh ấy
Căn cứ vào thông tin sau: 
"However, Pepperberg's experiment did not fail. In fact, over the next few years, Alex learned to imitate almost one hundred and fifty English words, and was even able to reason and use those words on a basic level to communicate. For example, when Alex was shown an object and was asked about its shape, color, or material, he could label it correctly. He could understand that a key was a key no matter what its size or color, and could figure out how the key was different from others.”
(Tuy nhiên, thí nghiệm của Pepperberg đã không thất bại. Trên thực tế, trong vài năm tiếp theo, Alex đã học cách bắt chước gần một trăm năm mươi từ tiếng Anh, và thậm chí có thể lý luận và sử dụng những từ đó ở mức cơ bản để giao tiếp. Ví dụ, khi Alex được cho xem một vật thể và được hỏi về hình dạng, màu sắc hoặc chất liệu của nó, cậu bé có thể dán nhãn chính xác cho nó. Cậu bé có thể hiểu rằng chìa khóa là chìa khóa bất kể kích thước hay màu sắc của nó như thế nào, và có thể tìm ra chìa khóa khác với những chìa khóa khác như thế nào.)
⇒ Khả năng nhận biết hình dạng, màu sắc, và chất liệu của Alex chứng minh rằng nó có khả năng suy luận.
⇒Đáp án B là đáp án chính xác.
+) Đáp án A sai vì việc bắt chước 150 từ không phải là ví dụ về khả năng suy luận.
+) Đáp án C sai vì bắt chước các mẫu lời nói của con người không liên quan đến khả năng suy luận.
+) Đáp án D sai vì việc học từ không phải là bằng chứng cụ thể về khả năng suy luận.
Đáp án: B
Câu 50 [743898]: All of the following are mentioned about Irene Pepperberg’s experiment EXCEPT:
A, It began in 1977 with a parrot named Alex.
B, It aimed to prove that animals could reason and communicate.
C, It was initially considered a likely failure by other scientists.
D, It attempted to show that parrots naturally understand human language.
Tất cả những điều sau đây đều được đề cập đến thí nghiệm của Irene Pepperberg TRỪ:
A. Thí nghiệm bắt đầu vào năm 1977 với một con vẹt tên là Alex.
B. Thí nghiệm nhằm mục đích chứng minh rằng động vật có thể lý luận và giao tiếp.
C. Ban đầu, các nhà khoa học khác coi đây là một thất bại có thể xảy ra.
D. Nó cố gắng chứng minh rằng vẹt có khả năng hiểu ngôn ngữ con người một cách tự nhiên.
Căn cứ vào những thông tin sau: 
+) “In 1977, a young Harvard graduate named Irene Pepperberg brought a one-year-old African gray parrot into her lab and attempted something very unusual.”
(Năm 1977, một sinh viên trẻ mới tốt nghiệp Harvard tên là Irene Pepperberg đã mang một chú vẹt xám Châu Phi một tuổi vào phòng thí nghiệm củ a mình và thử một điều rất khác thường.)
⇒ Đáp án A đã được đề cập đến
+) “In 1977, a young Harvard graduate named Irene Pepperberg brought a one-year-old African gray parrot into her lab and attempted something very unusual. At a time when her fellow scientists thought that animals could only communicate on a very basic level, Irene set out to discover what was on a creature's mind by talking to it.”
(Năm 1977, một sinh viên trẻ tốt nghiệp Harvard tên là Irene Pepperberg đã mang một con vẹt xám châu Phi một tuổi vào phòng thí nghiệm của mình và thử một điều rất khác thường. Vào thời điểm mà các nhà khoa học đồng nghiệp của cô nghĩ rằng động vật chỉ có thể giao tiếp ở mức độ rất cơ bản, Irene đã bắt đầu khám phá những gì trong tâm trí của một sinh vật bằng cách nói chuyện với nó.)
⇒ Đáp án B đã được đề cập đến
+) “Most researchers thought that Pepperberg's attempt to communicate with Alex would end in failure.”
(Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nghĩ rằng nỗ lực giao tiếp với Alex của Pepperberg sẽ thất bại.)
⇒ Đáp án C đã được đề cập đến
+) Bài viết không nói rằng Pepperberg cố gắng chứng minh vẹt hiểu ngôn ngữ con người một cách tự nhiên (naturally understand human language). Thay vào đó, cô ấy chỉ ra rằng Alex học cách sử dụng một "hệ thống giao tiếp hai chiều" (a two-way communication code).
⇒ Đáp án D không được đề cập đến
Đáp án: D
Câu 51 [743900]: In paragraph 4, "reason" is closest in meaning to _________.
A, analyze
B, repeat
C, debate
D, describe
Trong đoạn 4, "reason" có nghĩa gần nhất với _________.
A. analyze /ˈænəlaɪz/:  phân tích, diễn giải
B. repeat /rɪˈpiːt/:  lặp lại, nhắc lại 
C. debate /dɪˈbeɪt/: tranh luận
D. describe /dɪˈskraɪb/:  mô tả, miêu tả
Căn cứ vào thông tin sau: 
+) “Alex learned to imitate almost one hundred and fifty English words, and was even able to reason and use those words on a basic level to communicate.”
(Alex đã học cách bắt chước gần một trăm năm mươi từ tiếng Anh và thậm chí có thể lý luận và sử dụng những từ đó ở mức độ cơ bản để giao tiếp.)
⇒Do đó reason (v) /ˈriːzn/ ~ analyze: phân tích, diễn giải
⇒ Chọn đáp án A
Đáp án: A
Câu 52 [743901]: Based on paragraph 5, it can be inferred that Pepperberg was careful to _____.
A, Overstate Alex’s abilities in order to gain public attention.
B, Present Alex’s success as an example of animal intelligence.
C, Avoid claiming that Alex had human-like language skills.
D, Let others interpret Alex’s abilities however they saw fit.
Dựa trên đoạn 5, có thể suy ra rằng Pepperberg đã cẩn thận _____.
A. Phóng đại khả năng của Alex để thu hút sự chú ý của công chúng.
B. Trình bày thành công của Alex như một ví dụ về trí thông minh của động vật.
C. Tránh khẳng định rằng Alex có kỹ năng ngôn ngữ giống con người.
D. Để người khác diễn giải khả năng của Alex theo cách họ thấy phù hợp.
Căn cứ vào thông tin sau: 
“Pepperberg was careful not to exaggerate Alex's success and abilities. She did not claim that Alex could actually “use” language. Instead, she said that Alex had learned to use a two-way communication code.
(Pepperberg đã cẩn thận không phóng đại thành công và khả năng của Alex. Bà không khẳng định rằng Alex thực sự có thể "sử dụng" ngôn ngữ. Thay vào đó, bà nói rằng Alex đã học cách sử dụng mã giao tiếp hai chiều.)
Đáp án C là đúng vì Pepperberg đã cẩn thận không khẳng định Alex có kỹ năng ngôn ngữ giống con người mà chỉ là nó học cách giao tiếp hai chiều.
Đáp án: C
Question 53-60: Read the passage carefully.

1. Discovered in the early 1800s and named ‘nicotianine’, the oily essence now called nicotine is the main active ingredient of tobacco. Nicotine, however, is only a small component of cigarette smoke, which contains more than 4,700 chemical compounds, including 43 cancer-causing substances. In recent times, scientific research has been providing evidence that years of cigarette smoking vastly increase the risk of developing fatal medical conditions.

2. In addition to being responsible for more than 85 percent of lung cancers, smoking is associated with cancers of, amongst others, the mouth, stomach and kidneys, and is thought to cause about 14 percent of leukemia and cervical cancers. In 1990, smoking caused more than 84,000 deaths, mainly resulting from such problems as pneumonia, bronchitis and influenza. Smoking, it is believed, is responsible for 30 percent of all deaths from cancer and clearly represents the most important preventable cause of cancer in countries like the United States today.

3. Passive smoking, the breathing in of the side-stream smoke from the burning of tobacco between puffs or of the smoke exhaled by a smoker, also causes a serious health risk. A report published in 1992 by the US Environmental Protection Agency (EPA) emphasized the health dangers, especially from side-stream smoke. This type of smoke contains more smaller particles and is therefore more likely to be deposited deep in the lungs. On the basis of this report, the EPA has classified environmental tobacco smoke in the highest risk category for causing cancer.

4. As an illustration of the health risks, in the case of a married couple where one partner is a smoker and one a non-smoker, the latter is believed to have a 30 per cent higher risk of death from heart disease because of passive smoking. The risk of lung cancer also increases over the years of exposure and the figure jumps to 80 per cent if the spouse has been smoking four packs a day for 20 years. It has been calculated that 17 per cent of cases of lung cancer can be attributed to high levels of exposure to second-hand tobacco smoke during childhood and adolescence.

5. A more recent study by researchers at the University of California at San Francisco (UCSF) has shown that second-hand cigarette smoke does more harm to non-smokers than to smokers. Leaving aside the philosophical question of whether anyone should have to breathe someone else’s cigarette smoke, the report suggests that the smoke experienced by many people in their daily lives is enough to produce substantial adverse effects on a person’s heart and lungs.

6. The report, published in the Journal of the American Medical Association (AMA), was based on the researchers’ own earlier research but also includes a review of studies over the past few years. The American Medical Association represents about half of all US doctors and is a strong opponent of smoking. The study suggests that people who smoke cigarettes are continually damaging their cardiovascular system, which adapts in order to compensate for the effects of smoking. It further states that people who do not smoke do not have the benefit of their system adapting to the smoke inhalation. Consequently, the effects of passive smoking are far greater on non-smokers than on smokers.

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Câu 53 [743902]: The best title for the passage can be ________.
A, The Chemistry of Nicotine
B, The Risks of Cigarette Smoke
C, The Rise of Passive Smoking Awareness
D, Nicotine as the Main Cause of Cancer
Tiêu đề hay nhất cho đoạn văn có thể là ________.
A. Ngành hóa học của Nicotine
B. Rủi ro của khói thuốc lá
C. Sự gia tăng nhận thức về hút thuốc thụ động
D. Nicotine là nguyên nhân chính gây ung thư
Căn cứ vào thông tin sau: 
+) “Nicotine, however, is only a small component of cigarette smoke, which contains more than 4,700 chemical compounds, including 43 cancer-causing substances.”
(Tuy nhiên, nicotine chỉ là một thành phần nhỏ trong khói thuốc lá, chứa hơn 4.700 hợp chất hóa học, bao gồm 43 chất gây ung thư.)
+) “Smoking is associated with cancers of, amongst others, the mouth, stomach and kidneys, and is thought to cause about 14 percent of leukemia and cervical cancers. In 1990, smoking caused more than 84,000 deaths, mainly resulting from such problems as pneumonia, bronchitis and influenza.”
(Hút thuốc lá có liên quan đến ung thư miệng, dạ dày và thận, và được cho là gây ra khoảng 14 phần trăm bệnh bạch cầu và ung thư cổ tử cung. Năm 1990, hút thuốc lá gây ra hơn 84.000 ca tử vong, chủ yếu là do các vấn đề như viêm phổi, viêm phế quản và cúm.)
+) “ Passive smoking, the breathing in of the side-stream smoke from the burning of tobacco between puffs or of the smoke exhaled by a smoker, also causes a serious health risk.”
(Hút thuốc thụ động, hít phải luồng khói thuốc từ việc đốt thuốc lá giữa các hơi thuốc hoặc khói thuốc do người hút thuốc thở ra, cũng gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe.)
+) A more recent study by researchers at the University of California at San Francisco (UCSF) has shown that second-hand cigarette smoke does more harm to non-smokers than to smokers.
(Một nghiên cứu gần đây hơn của các nhà nghiên cứu tại Đại học California tại San Francisco (UCSF) đã chỉ ra rằng khói thuốc lá thụ động gây hại nhiều hơn cho người không hút thuốc so với người hút thuốc.)
⇒ Từ thông tin trên, B là đáp án đúng. 
+) Đáp án A không phù hợp vì bài chỉ đề tiếp cận nicotine ngắn gọn và tập trung vào toàn bộ khói thuốc.
+) Đáp án C quá hẹp, vì bài viết không chỉ nói về hút thuốc thụ động mà còn nói về hút thuốc chủ động.
+) Đáp án D sai vì nicotine không phải nguyên nhân chính gây ung thư; bài nhấn mạnh tổng thể khói thuốc gây hại.
⇒Từ đó ta chọn được B
Đáp án: B
Câu 54 [743903]: Which of the following statements is true about cigarette smoke as mentioned in paragraph 1?
A, It contains only a few harmful substances.
B, Nicotine is the primary component responsible for health issues.
C, It consists of more than 4,700 chemical compounds, including cancer-causing substances.
D, It poses no significant risk if smoked for less than a year.
Câu nào sau đây là đúng về khói thuốc lá như đã đề cập ở đoạn 1?
A. Nó chỉ chứa một số ít chất có hại.
B. Nicotine là thành phần chính gây ra các vấn đề sức khỏe.
C. Nó bao gồm hơn 4.700 hợp chất hóa học, bao gồm các chất gây ung thư.
D. Nó không gây ra rủi ro đáng kể nếu hút thuốc trong thời gian dưới một năm.
Căn cứ vào thông tin sau: 
+) “Nicotine, however, is only a small component of cigarette smoke, which contains more than 4,700 chemical compounds, including 43 cancer-causing substances.”
(Tuy nhiên, nicotine chỉ là một thành phần nhỏ trong khói thuốc lá, chứa hơn 4.700 hợp chất hóa học, bao gồm 43 chất gây ung thư.)
⇒ Đáp án C là đáp án chính xác
Đáp án A sai vì bài nhấn mạnh số lượng lớn hợp chất độc hại
Đáp án B sai vì nicotine chỉ là một trong nhiều chất độc, không phải chất chính gây hại.
+)  “In recent times, scientific research has been providing evidence that years of cigarette smoking vastly increase the risk of developing fatal medical conditions.”
(Gần đây, các nghiên cứu khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy việc hút thuốc lá trong nhiều năm làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.)
⇒Đoạn này chỉ đề cập đến việc hút thuốc lá lâu năm gây ra  nhiều bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng chứ k nhắc đến việc hút thuốc lá dưới 1 năm sẽ không gây ra rủi ro nên đáp án D sai
Đáp án: C
Câu 55 [743904]: The author uses the phrase “passive smoking” in paragraph 3 to describe ________.
A, The toxic substances emitted as a result of cigarette combustion
B, The unintentional inhalation of smoke exhaled or emitted by someone else’s cigarette
C, The physiological advantages associated with abstaining from tobacco consumption
D, The combustion process of tobacco as it occurs during the act of smoking
Tác giả sử dụng cụm từ “hút thuốc thụ động” trong đoạn 3 để mô tả ________.
A. Các chất độc hại phát ra do quá trình đốt thuốc lá
B. Việc hít phải khói thuốc lá do người khác thở ra hoặc phát ra một cách vô ý
C. Những lợi ích về mặt sinh lý liên quan đến việc kiêng hút thuốc lá
D. Quá trình đốt cháy thuốc lá diễn ra trong quá trình hút thuốc
Căn cứ vào thông tin sau: 
+) “Passive smoking, the breathing in of the side-stream smoke from the burning of tobacco between puffs or of the smoke exhaled by a smoker, also causes a serious health risk.
(Hút thuốc thụ động là việc hít phải luồng khói thuốc từ việc đốt thuốc lá giữa các hơi thuốc hoặc khói thuốc do người hút thuốc thở ra, cũng gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe.)
⇒Đáp án B là đáp án đúng
Đáp án: B
Câu 56 [743908]: According to paragraph 4, what percentage of lung cancer cases result from long-term childhood exposure to passive smoke?
A, 17%
B, 30%
C, 43%
D, 80%
Theo đoạn 4, tỷ lệ phần trăm các trường hợp ung thư phổi là do tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá thụ động ở trẻ em là bao nhiêu?
A. 17%
B. 30%
C. 43% 
D. 80%
Căn cứ vào thông tin sau: 
+) “It has been calculated that 17 per cent of cases of lung cancer can be attributed to high levels of exposure to second-hand tobacco smoke during childhood and adolescence.”
(Người ta tính toán rằng 17 phần trăm các trường hợp ung thư phổi có thể là do tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thụ động trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên.)
⇒Đáp án A là đáp án chính xác.
Đáp án: A
Câu 57 [743909]: In paragraph 4, it is NOT mentioned that ________.
A, One partner in a married couple can have a higher risk of heart disease due to passive smoking.
B, The risk of lung cancer grows with years of exposure to secondhand smoke.
C, Secondhand tobacco smoke exposure during childhood and adolescence can be linked to lung cancer cases.
D, Smoking four packs a day for 20 years can result in a 30 percent higher risk of lung cancer.
Trong đoạn 4, KHÔNG đề cập đến ________.
A. Một trong hai người bạn đời trong một cặp vợ chồng có thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn do hút thuốc lá thụ động.
B. Nguy cơ ung thư phổi tăng lên theo nhiều năm tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
C. Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên có thể liên quan đến các trường hợp ung thư phổi.
D. Hút bốn gói thuốc lá mỗi ngày trong 20 năm có thể dẫn đến nguy cơ ung thư phổi cao hơn 30 phần trăm.
Căn cứ vào thông tin sau: 
+) “In the case of a married couple where one partner is a smoker and one a non-smoker, the latter is believed to have a 30 per cent higher risk of death from heart disease because of passive smoking.”
(Trong trường hợp một cặp vợ chồng mà một người hút thuốc và một người không hút thuốc, người sau được cho là có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn 30 phần trăm do hút thuốc thụ động.)
⇒Đáp án A đã được đề cập đến. 
+)“It has been calculated that 17 per cent of cases of lung cancer can be attributed to high levels of exposure to second-hand tobacco smoke during childhood and adolescence.”
(Người ta tính toán rằng 17 phần trăm các trường hợp ung thư phổi có thể là do tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thụ động trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên.)
⇒Đáp án C đã được đề cập đến. 
+) “The risk of lung cancer also increases over the years of exposure and the figure jumps to 80 per cent if the spouse has been smoking four packs a day for 20 years.”
(Nguy cơ ung thư phổi cũng tăng theo thời gian tiếp xúc với khói thuốc thụ động và con số này tăng lên tới 80 phần trăm nếu vợ/chồng hút bốn bao thuốc một ngày trong 20 năm.)
⇒Đáp án B đã được đề cập đến
Đáp án D không đúng vì tỷ lệ tăng nguy cơ ung thư phổi được nói đến trong bài là 80%, không phải 30%.
⇒ Đáp án D là đáp án đúng
Đáp án: D
Câu 58 [743913]: It can be inferred from paragraph 5 that ________.
A, non-smokers suffer more damage from second-hand smoke than smokers
B, second-hand smoke is harmless for those who do not smoke
C, smoking is beneficial to the cardiovascular system
D, exposure to second-hand smoke has no significant effect on health
Có thể suy ra từ đoạn 5 rằng ________.
A. những người không hút thuốc chịu nhiều tổn hại hơn từ khói thuốc lá so với những người hút thuốc
B. khói thuốc lá vô hại đối với những người hút thuốc
C. hút thuốc có lợi cho hệ tim mạch
D. tiếp xúc với khói thuốc lá không có tác động đáng kể đến sức khỏe
Căn cứ vào những thông tin sau: 
+) “A more recent study by researchers at the University of California at San Francisco (UCSF) has shown that second-hand cigarette smoke does more harm to non-smokers than to smokers.”
(Một nghiên cứu gần đây hơn của các nhà nghiên cứu tại Đại học California tại San Francisco (UCSF) đã chỉ ra rằng khói thuốc lá thụ động gây hại nhiều hơn cho người không hút thuốc so với người hút thuốc.)
⇒ Đáp án A là đáp án chính xác 
+) Đáp án B và D sai vì thông tin trong bài đã chỉ rõ tác hại của khói thuốc đối với cả người hút thuốc và người hít phải khói thuốc.
+) “the report suggests that the smoke experienced by many people in their daily lives is enough to produce substantial adverse effects on a person’s heart and lungs.
(Báo cáo cho thấy lượng khói mà nhiều người hít phải trong cuộc sống hàng ngày đủ để gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến tim và phổi của một người.)  
⇒ Đáp án D là đáp án sai
⇒ Chọn A là đáp án đúng
Đáp án: A
Câu 59 [743914]: The phrase “compensate for” can be replaced by ________.
A, do a favor
B, catch up with
C, make up for
D, attribute to
Cụm từ “compensate for” có thể được thay thế bằng ________.
A. do a favor: giúp đỡ ai đó làm gì
B. catch up with: bắt kịp, đuổi kịp ai/cái gì
C. make up for: bù đắp, đền bù cho điều gì đó
D. attribute to: quy cho, cho rằng điều gì là do một nguyên nhân nào đó.
Căn cứ vào thông tin sau: 
“The study suggests that people who smoke cigarettes are continually damaging their cardiovascular system, which adapts in order to compensate for the effects of smoking.”
(Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá liên tục làm tổn thương hệ thống tim mạch của họ, hệ thống này thích nghi để bù đắp cho tác động của việc hút thuốc.)
⇒Từ đó, C là đáp án đúng
Đáp án: C
Câu 60 [743916]: It can be seen in paragraphs 1, 2, and 3 that _________.
A, Cigarette smoke is less harmful than other types of smoke
B, Nicotine is the only harmful substance in cigarette smoke
C, Cigarettes and passive smoke both pose significant health risks
D, Passive smoking has less impact on health than active smoking
Có thể thấy trong đoạn 1, 2 và 3 rằng _________.
A. Khói thuốc lá ít gây hại hơn các loại khói khác
B. Nicotine là chất gây hại duy nhất trong khói thuốc lá
C. Thuốc lá và khói thuốc thụ động đều gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe
D. Hút thuốc thụ động ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn hút thuốc chủ động
Căn cứ vào thông tin từ đoạn 1, 2, 3 sau: 
+) “In recent times, scientific research has been providing evidence that years of cigarette smoking vastly increase the risk of developing fatal medical conditions.
(Gần đây, các nghiên cứu khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy việc hút thuốc lá trong nhiều năm làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.)
+) “Smoking, it is believed, is responsible for 30 percent of all deaths from cancer and clearly represents the most important preventable cause of cancer in countries like the United States today.”
(Người ta tin rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 30 phần trăm tổng số ca tử vong do ung thư và rõ ràng là yếu tố gây ra ung thư phải được phòng ngừa nhất ở các quốc gia như Hoa Kỳ ngày nay.)
+) “Passive smoking, the breathing in of the side-stream smoke from the burning of tobacco between puffs or of the smoke exhaled by a smoker, also causes a serious health risk.”
(Hút thuốc thụ động, hít phải luồng khói thuốc phụ từ việc đốt thuốc lá giữa các hơi thuốc hoặc khói thuốc do người hút thuốc thở ra, cũng gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe.)
+) Đáp án A sai vì bài đọc không có thông tin so sánh giữa khói thuốc lá và những loại khói khác. 
+) Đáp án B sai vì bài nói rằng khói thuốc chứa hơn 4,700 chất độc hại, không chỉ mỗi khói nicotine. 
+) Đáp án D sai vì thông tin này chưa được đề cập đến ở đoạn 1, 2, 3. 
⇒Do đó, C là đáp án chính xác
Đáp án: C
Câu 61 [240686]: Cho ba lực cùng tác động vào một vật tại điểm và vật đứng yên. Cho biết cường độ của đều bằng và góc Khi đó cường độ lực của
202.PNG
A, .
B, .
C, .
D, .
Chọn A.
Vật đứng yên nên ba lực đã cho cân bằng. Ta được .
203.PNG
Dựng hình bình hành . Ta có .Suy ra . Đáp án: A
Câu 62 [203154]: Khoảng nghịch biến của hàm số
A,
B,
C,
D,
Ta có:
Chọn B.
Đáp án: B
Câu 63 [25895]: Cho , khi đó biểu thức có giá trị bằng:
A, 14.
B, 49.
C, 42.
D, 28.
Đáp án D
Ta có
(2).
Thay (1) và vào biểu thức ta có Đáp án: D
Câu 64 [256688]: Số giao điểm của đồ thị hàm số và đường thẳng
A,
B,
C,
D,
Xét phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số:
Phương trình chỉ có 1 nghiệm thực là . Vậy số giao điểm của hai đồ thị hàm số là 1. Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 65 [803319]:
A,
B,
C,
D,
Chọn D
Đáp án: D
Câu 66 [802302]: Đạo hàm của hàm số
A,
B,
C,
D,
Chọn B
(có ) Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 69
Câu 67 [745235]: Với hàm số có bao nhiêu điểm cực trị?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Thay ta được
Xét
Suy ra hàm số nghịch biến trên
Vậy hàm số không có điểm cực trị. Đáp án: B
Câu 68 [745236]: Với điểm có hoành độ dương nằm trên sao cho tứ giác có diện tích bằng trong đó lần lượt là hình chiếu vuông góc của trên hai trục Khi đó
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Thay ta được
Điểm có tọa độ là
Suy ra
lần lượt là hình chiếu vuông góc của trên hai trục nên là hình chữ nhật
Ta có:
nên
Vì 1 phương trình vô nghiệm có hoành độ dương nên
Điểm có tọa độ là Đáp án: C
Câu 69 [745238]: Có bao nhiêu giá trị nguyên của để hàm số đồng biến trên khoảng ?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.


Để hàm số đồng biến trên khoảng thì
Ta có:
Nên để thì
Vậy có 10 giá trị của để hàm số đồng biến trên khoảng Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71
Câu 70 [745239]: Tính
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Ta có Cộng hai vế ta được
Đáp án: A
Câu 71 [745242]: Ta có bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.


Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 72 đến 73
Một nông trại thu hoạch được 180 kg cà chua và 15 kg hành tây. Chủ nông trại muốn làm các hũ tương cà để bán. Biết rằng, để làm ra một hũ tương cà loại A cần 10 kg cà chua cùng với 1 kg hành tây và khi bán lãi được 200 nghìn đồng, còn để làm được một hũ tương cà loại B cần 5 kg cà chua cùng với 0,25 kg hành tây và khi bán lãi được 150 nghìn đồng. Thăm dò thị hiếu của khách hàng cho thấy cần phải làm số hũ tương loại A ít nhất gấp 3,5 lần số hũ tương loại B.
Câu 72 [745243]: Nếu chủ nông trại cần làm hũ tương cà loại A và hũ tương cà loại B thì
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Số hũ tương loại A ít nhất gấp 3,5 lần số hũ tương cà loại B, suy ra
Do nông trại chỉ thu hoạch được 180 kg cà chua nên ta có bất phương trình sau: tức là
Do nóng trại chỉ thu hoạch được 15 kg hành tây, để làm hũ tương cà loại A cần kg hành tây và để làm hũ tương cà loại B cần kg hành tây.
Ta có bất phương trình: Đáp án: B
Câu 73 [745244]: Hỏi nông trại cần phải làm bao nhiêu hũ tương cà loại B để số tiền lãi thu về lớn nhất?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Số hũ tương loại A ít nhất gấp 3,5 lần số hũ tương cà loại B, suy ra
Do nông trại chỉ thu hoạch được 180 kg cà chua nên ta có bất phương trình sau:
tức là
Do nóng trại chỉ thu hoạch được 15 kg hành tây, để làm hũ tương cà loại A cần kg hành tây và để làm hũ tương cà loại B cần kg hành tây.
Ta có bất phương trình:
Vậy ta có hệ bất phương trình:

Miền nghiệm của hệ trên là miền tam giác với



So sánh các giá trị thì ta thấy lớn nhất bằng 4096 (nghìn đồng) khi ứng với tọa độ đỉnh
Vậy nông trại cần phải làm 4 hũ tương cà loại B để số tiền lãi thu về lớn nhất. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Câu 74 [745247]: Với tổng các nghiệm của phương trình đã cho bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Thay ta được



Ta có
Nên nó có 2 nghiệm phân biệt, áp dụng định lý Vi-ét ta được:
Tổng các nghiệm là Đáp án: B
Câu 75 [745250]: Số giá trị nguyên âm của tham số để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Lấy logarit cơ số 2 hai vế của phương trình ban đầu, ta được




Để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt thì



Kết hợp với
Vậy có 3 giá trị của thỏa mãn yêu cầu bài toán. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Câu 76 [745252]: Hàm số đã cho có tập xác định là khi và chỉ khi
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Hàm số đã cho có tập xác định là khi và chỉ khi
Xét hàm số

BBT:

Để thì Đáp án: D
Câu 77 [745253]: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số để bất phương trình nghiệm đúng với mọi số thực của ?
A,
B,
C, Vô số.
D,
Chọn B
Yêu cầu bài toán được thỏa mãn

Ta thấy ; không thỏa mãn điều kiện đề bài.
Với Khi đó ta có:
(1)
(2)
Từ (1) và (2) suy ra Do nên Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 78 đến 80
Có 10 học sinh, gồm 5 bạn lớp 12A và 5 bạn lớp 12B tham gia một trò chơi. Để thực hiện trò chơi, người điều khiển ghép ngẫu nhiên 10 học sinh đó thành 5 cặp.
Câu 78 [745255]: Số cách ghép 10 học sinh trên thành 5 cặp là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Số cách ghép 10 học sinh trên thành 5 cặp là Đáp án: A
Câu 79 [745256]: Xác suất để có duy nhất một cặp gồm hai học sinh khác lớp bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Số phần tử của không gian mẫu là
Gọi là biến cố: “Có duy nhất một cặp gồm hai học sinh khác lớp
Số cách sắp một cặp hai học sinh khác lớp là
Số cách sắp bốn cặp còn lại cùng lớp là
Đáp án: A
Câu 80 [745257]: Xác suất để không có cặp nào gồm hai học sinh cùng lớp bằng
A,
B,
C,
D,
Xác suất để không có cặp nào gồm hai học sinh cùng lớp bằng:
Chọn D. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 81 đến 82
Câu 81 [745261]: Diện tích tam giác bằng
A,
B,
C,
D,

Ta có tam giác vuông tại nên do đó

Khi đó, ,
Lại có
Vậy diện tích tam giác bằng Đáp án: A
Câu 82 [745262]: Giá trị của bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.

Ta có tam giác vuông tại nên
Do đó
Khi đó,
Ta có: Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 83 đến 84
Câu 83 [745265]: Hoành độ của điểm
A,
B,
C,
D,
nên có tọa độ là nghiệm của hệ Đáp án: D
Câu 84 [745266]: Phương trình đường cao hạ từ của tam giác
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
qua và vuông với có phương trình: . qua và vuông với có phương trình: . nên có tọa độ là nghiệm của hệ .
Xét
Gọi đường cao hạ từ của tam giác
Phương trình đường thẳng có và đi qua Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 85 đến 87
Câu 85 [745269]: Góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Gọi là trung điểm của
Ta có: .
Dựng , .
Ta có là đoạn vuông góc chung của .


là chân đường vuông góc từ điểm

Suy ra Đáp án: A
Câu 86 [745270]: Thể tích khối chóp bằng
A,
B,
C,
D,

Gọi là trung điểm của
Ta có:
Dựng ,
Ta có là đoạn vuông góc chung của

Ta có:

Vậy thể tích khối chóp : Đáp án: C
Câu 87 [745273]: Khoảng cách từ đến mặt phẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Ta có .
Suy ra
Ta có:
Xét

Suy ra Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90
Câu 88 [745274]: Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Kiến thức áp dụng: Đường thẳng có vectơ chỉ phương và mặt phẳng có vectơ pháp tuyến là Khi đó góc giữa đường thẳng và mặt phẳng được tính theo công thức:
Đường thẳng có vectơ chỉ phương và mặt phẳng có vectơ pháp tuyến là
Áp dụng công thức trên, ta có góc cần tìm là
Suy ra góc giữa đường thẳng và mặt phẳng Đáp án: D
Câu 89 [745275]: Khoảng cách từ điểm đến đường thẳng bằng bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Biến đổi phương trình chính tắc của đường thẳng thành phương trình tham số, ta được
Gọi là hình chiếu của điểm trên đường thẳng
nên tọa độ
Suy ra
Ta có nên


Đáp án: C
Câu 90 [745276]: Đường thẳng nằm trong mặt phẳng cắt và vuông góc với đường thẳng có phương trình là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Ta có

Đường thẳng nằm trong mặt phẳng cắt và vuông góc với đường thẳng
Suy ra
Tham số hóa điểm theo



Phương trình đường thẳng và đi qua Đáp án: D
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Giang và Sơn đang chơi một trò chơi liên quan đến việc nhặt những đồng xu được đặt trên bàn. Hai người chơi lần lượt thay phiên nhau và mỗi người chơi trong lượt của mình phải nhặt ít nhất 2 và nhiều nhất là 5 đồng xu trừ khi trên bàn chỉ còn một đồng xu thì người chơi phải nhặt đồng xu đó trong lượt của mình. Cả hai người chơi đều thông minh như nhau và chơi hết khả năng của mình để giành chiến thắng trong trò chơi.
Giả sử rằng người chơi nhặt được đồng xu cuối cùng sẽ thua cuộc.
Câu 91 [698396]: Trong một ván chơi, khi đến lượt Giang chơi thì trên bàn còn lại 32 đồng xu. Trong các số sau, số nào là số đồng xu mà Giang nên nhặt để thắng bất kể Sơn chơi như thế nào?
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 5.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện:
• Giang và Sơn đang chơi một trò chơi liên quan đến việc nhặt những đồng xu được đặt trên bàn.Hai người chơi lần lượt thay phiên nhau và mỗi người chơi trong lượt của mình phải nhặt ít nhất 2 và nhiều nhất là 5 đồng xu trừ khi trên bàn chỉ còn một đồng xu thì người chơi phải nhặt đồng xu đó trong lượt của mình.
• Cả hai người chơi đều thông minh như nhau và chơi hết khả năng của mình để giành chiến thắng trong trò chơi.
• Giả sử rằng người chơi nhặt được đồng xu cuối cùng sẽ thua cuộc.
Để đảm bảo chiến thắng, Giang phải chắc chắn rằng khi đến lượt Sơn chơi, chỉ còn lại 1 hoặc 2 đồng xu. Trong mỗi lượt chơi, Giang phải đảm bảo rằng tổng cộng 7 đồng xu (2 + 5) được lấy ra khỏi bàn.
Số đồng xu còn lại trên bàn trước lượt của Sơn phải có dạng hoặc , trong đó n là một số tự nhiên. Vì có 32 đồng xu trên bàn, Giang phải lấy 2 hoặc 3 đồng xu để số đồng xu còn lại có dạng hoặc . Đáp án: B
Câu 92 [698397]: Trong lượt của Sơn, nếu cô ấy loại bỏ 4 đồng xu khỏi bàn để chắc chắn rằng mình thắng trò chơi thì số đồng xu trên bàn trước khi cô ấy loại bỏ 4 đồng xu đó là bao nhiêu?
A, 45.
B, 52.
C, 76.
D, 3 đáp án trên đều sai.
Chọn đáp án C.
Số đồng xu còn lại sau lượt của Sơn phải có dạng hoặc .
Vì Sơn đã lấy 4 đồng xu, số đồng xu ban đầu phải có dạng hoặc .
Ta thấy chỉ có đáp án C thỏa mãn yêu cầu. Đáp án: C
Câu 93 [698398]: Trong một trò chơi khi đến lượt Sơn chơi, có 28 đồng xu còn lại trên bàn. Cô ấy nên nhặt bao nhiêu đồng xu để chắc chắn chiến thắng?
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, Sơn không thể thắng.
Chọn đáp án D.
Để đảm bảo chiến thắng, Sơn phải chắc chắn rằng khi đến lượt Giang chơi, chỉ còn lại 1 hoặc 2 đồng xu. Trong mỗi lượt chơi, Giang phải đảm bảo rằng tổng cộng 7 đồng xu (2 + 5) được lấy ra khỏi bàn.
Số đồng xu còn lại trên bàn trước lượt của Giang phải có dạng hoặc , trong đó là một số tự nhiên.Vì có 28 đồng xu trên bàn dạng nên bất kể Sơn chơi như thế nào, số đồng xu còn lại sẽ không có dạng hoặc trước lượt của Giang. Điều này có nghĩa là Sơn không thể thắng. Đáp án: D
Câu 94 [698400]: Nếu trong lượt chơi của mình, Sơn phải loại bỏ 2 đồng xu để đảm bảo chiến thắng thì số đồng xu trên bàn trước khi cô ấy loại bỏ chúng có thể là bao nhiêu?
A, 25.
B, 30.
C, 50.
D, B hoặc C.
Chọn đáp án D.
Vì Sơn đã lấy 2 đồng xu, số đồng xu ban đầu phải có dạng hoặc . Đáp án: D
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 98
Bảy người bạn P, Q, R, S, T, U và V ngồi trên chiếc ghế dài cùng quay mặt về phía bắc. Mỗi người trong số họ có cân nặng khác nhau (tính bằng kg) là một trong các giá trị 79, 83, 85, 87, 89, 92 và 96. P ngồi thứ ba phía bên phải người nặng nhất. Người nhẹ nhất ngồi ở ngoài cùng và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất. Người nhẹ thứ ba ngồi cạnh R và người đó không phải là P cũng không ngồi cạnh P. Q ngồi thứ ba phía bên trái của người mà có cân nặng cao hơn ngay trên R. Cân nặng của R không phải là 87 kg. Cân nặng của P không phải là 92 kg hay 79 kg. T nặng 83 kg. S nặng hơn V nhưng không phải là người nặng nhất.
Câu 95 [289267]: Ai là người nhẹ thứ ba?
A, P.
B, Q.
C, R.
D, S.
Dựa vào các giả thiết để suy luận:
• Bảy bạn ngồi trên chiếc ghế dài cùng quay mặt về phía bắc Bảy bạn đều nhìn lên trên.
Giả sử, các bạn ngồi theo thứ từ trái qua phải như sau:
m154.png
• P ngồi thứ ba phía bên phải người nặng nhất
Người nặng nhất (96kg) có thể ngồi ở vị trí số 1, 2, 3 hoặc 4 và P có có thể ở vị trí số 4, 5, 6 hoặc 7. (1)
• Người nhẹ nhất ngồi ở ngoài cùng và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất
Người nhẹ nhất (79 kg) ngồi ở vị trí số 1 và bạn R có thể ngồi ở vị trị số 3, 5 hoặc 7 (phụ thuộc vào người nặng nhất) (suy luận tương tự nếu ngồi từ phải sang trái). (2)
Kết hợp (1) và (2) Người nặng nhất (96kg) không thể ngồi ở vị trí 1.
• Cân nặng của P không phải là 92 kg hay 79 kg P không phải người nhẹ nhất.
Dựa vào dữ kiện: Người nhẹ thứ ba (85kg) ngồi cạnh R và người đó không phải là P cũng không ngồi cạnh P ta có các trường hợp sau:
TH1: Người nhẹ nhất ngồi ở vị trí số 1, R ngồi ở vị trí số 3.
Mâu thuẫn với dữ kiện “Người nhẹ nhất ngồi ở ngoài cùng và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất” hoặc mâu thuẫn với dữ kiện “Người nhẹ thứ ba ngồi cạnh R và người đó không phải là P cũng không ngồi cạnh P”. (Trường hợp này không thỏa mãn).
m155.png
R không thể ngồi ở vị trí số 3
R có thể ngồi ở vị trị số 5 hoặc 7.
TH2: Người nhẹ nhất ngồi ở vị trí số 1, R ngồi ở vị trí số 7.
m156.png
Vì “Người nhẹ nhất (79kg) ngồi ở vị trí số 1 và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất” Người nặng nhất (96kg) ngồi ở vị trí số 4.
Mà “P ngồi thứ ba phía bên phải người nặng nhất” P ngồi ở vị trị số 7.P với R cùng ngồi vị trí số 7 (Trường hợp này không thỏa mãn).
TH3: Người nhẹ nhất ngồi ở vị trí số 1, R ngồi ở vị trí số 5.
m157.png
Vì “Người nhẹ nhất (79kg) ngồi ở vị trí số 1 và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất” Người nặng nhất (96kg) ngồi ở vị trí 3.
Do “P ngồi thứ ba phía bên phải người nặng nhất” P ngồi vị số 6.Mà “Người nhẹ thứ ba ngồi cạnh R và người đó không phải là P cũng không ngồi cạnh P” người nhẹ thứ ba (85kg) ngồi ở vị trí số 4.Trường này thỏa mãn dữ kiện đề bài cho.
Xét với trường hợp:
m158.png
Kết hợp với dữ kiện “Cân nặng của R không phải là 87 kg” và “T nặng 83 kg” R nặng 89 hoặc 92kg.
TH3.1: R nặng 92 kg.
m159.png
Mâu thuẫn dữ kiện “Q ngồi thứ ba phía bên trái của người mà có cân nặng cao hơn ngay trên R” vì cao hơn R là người nặng nhất (96kg) mà không còn vị trí thứ 3 bên trái người nặng nhất cho Q ngồi (Trường hợp này không thỏa mãn).
TH3.2: R nặng 89 kg.
m160.png
Dựa vào dữ kiện: Q ngồi thứ ba phía bên trái của người mà có cân nặng cao hơn ngay trên R. Mà cân nặng cao hơn R có 2 người là 96 kg hoặc 92 kg.Trường hợp Q ngồi thứ ba phía bên trái người có cân nặng 96 kg (loại) vì tương tự trường hợp TH3.1.
Q ngồi bên phía bên trái người có cân nặng 92 kg.
Kết hợp với dữ kiện “Cân nặng của P không phải là 92 kg hay 79 kg”
Người nặng 92kg chắc chắn ở vị trí số 7 và Q ở vị trí 4.
Ta có bảng dữ kiện sau:
m161.png
Và vì “T nặng 83 kg” T ngồi ở vị trí số 2 và P nặng 87 kg.
m1622.png
Dựa vào dữ kiện “S nặng hơn V nhưng không phải là người nặng nhất” S nặng 92kg, V nặng 79kg.
Ta có bảng dữ kiện thông tin đầy đủ như sau:
m163.png
Người nhẹ thứ ba là Q Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 96 [289268]: Có bao nhiêu người ngồi giữa R và U?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 5.
Chọn đáp án A.
Dựa vào phân tích giải thiết:
m164.png
Ngồi giữa R và U có 1 bạn là bạn Q. Đáp án: A
Câu 97 [289269]: Ai ngồi thứ hai về phía bên phải người nặng nhất?
A, A.
B, S.
C, Người nặng 89 kg.
D, Người nặng 87 kg.
Chọn đáp án C.
Dựa vào phân tích giải thiết:
m165.png
Người ngồi thứ hai phía bên phải người nặng nhất (U-96kg) là R (89 kg).
Đáp án: C
Câu 98 [289270]: Có bao nhiêu người nhẹ hơn S?
A, 4.
B, 5.
C, 3.
D, 2.
Chọn đáp án B.
Dựa vào phân tích giải thiết:
m166.png
Có 5 người nhẹ hơn S (92 kg) là:V, T, Q, R, P. Đáp án: B
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102
Biểu đồ cột dưới đây thể hiện doanh số bán sách (tính bằng triệu đồng) của 6 nhà sách thuộc công ty xuất bản Moon.vn trong năm 2022 và năm 2023.
Câu 99 [380633]: Tổng doanh thu của nhà sách 3 so với tổng doanh thu của nhà sách 6 trong hai năm bằng
A, 41 : 30.
B, 3 : 5.
C, 13 : 17.
D, 29 : 31.
Chọn đáp án A.
Tổng doanh thu của nhà sách 3 so với tổng doanh thu của nhà sách 6 trong hai năm là Đáp án: A
Câu 100 [380634]: Tổng doanh thu của nhà sách 5 bằng bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu của nhà sách 2 trong hai năm?
A, 110%.
B, 115%.
C, 135%.
D, 121%.
Chọn đáp án D.
Tổng doanh thu của nhà sách 5 bằng tổng doanh thu của nhà sách 2 trong hai năm. Đáp án: D
Câu 101 [380635]: Doanh thu trung bình của nhà sách 1, nhà sách 3 và nhà sách 6 năm 2023 bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu trung bình của nhà sách 1, nhà sách 2 và nhà sách 3 năm 2022?
A, 118%.
B, 95%.
C, 110%.
D, 120%.
Chọn đáp án A.
Tỷ lệ phần trăm cần tìm là Đáp án: A
Câu 102 [380636]: Doanh thu trung bình của tất cả các nhà sách trong năm 2023 là bao nhiêu triệu đồng?
A, 82 triệu đồng.
B, 87 triệu đồng.
C, 92 triệu đồng.
D, 97 triệu đồng.
Chọn đáp án C.
Doanh thu trung bình của tất cả các nhà sách trong năm 2023 là Đáp án: C
Biến thiên enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) kí hiệu ∆fHo298 là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng khi tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn. Dựa vào biến thiên enthalpy tạo thành chuẩn của các chất trong một phương trình hóa học có thể xác định được biến thiên enthalpy chuẩn của cả phản ứng ∆rHo298. Ví dụ:
Câu 103 [746443]: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau:
(1) CS2(l) + 3O2(g) CO2(g) + 2SO2(g)
(2) CO2(g) CO(g) + 1/2O2(g)
(3) Na(s) + 2H2O(l) NaOH(aq) + H2(g)
(4) 3H2(g) + N2(g) 2NH3(g)
Các phản ứng tỏa nhiệt là
A, (1) và (2).
B, (3) và (4).
C, (2), (3) và (4).
D, (1), (3) và (4).
Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học thường kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng nhỏ hơn không.
Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng (1), (3) và (4) lần lượt là -1110,21 kJ; -367,50 kJ và -91,8 kJ.

⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 104 [706009]: Sơ đồ phản ứng của phản ứng giữa sodium hydroxide và sulfuric acid loãng được thể hiện như sau:

Giá trị biến thiên enthalpy của quá trình trung hòa bên trên là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Biến thiên enthalpy của phản ứng đuơc xác định bằng hiệu số giữa tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm (sp) và tổng nhiêt tạo thành của các chất đầu (cđ).
Từ sơ đồ biến thiên enthalpy của quá trình trung hòa trên là x

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 105 [746444]: Trong quá trình sản xuất vôi sống từ đá vôi xảy ra phản ứng sau:
CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) (1)
CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(g) (2)
Nhiệt lượng từ phản ứng số (2) cung cấp cho quá trình nung CaCO3 sản xuất vôi sống. Giả thiết hiệu suất chuyển hóa nhiệt năng có ích là 80% và hiệu suất của quá trình sản xuất vôi sống là 85%. Bảng sau cung cấp enthalpy tiêu chuẩn của một số chất:

Tính thể tích CH4 ở đkc được sử dụng để sản xuất 5,6 tấn vôi sống (làm tròn đến số nguyên).
A, 548 m3.
B, 731 m3.
C, 871 m3.
D, 965 m3.
(1) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)
(2) CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(g)
Biến thiên enthalpy của phản ứng (1) là:

Biến thiên enthalpy của phản ứng (2) là:

Hiệu suất chuyển hóa nhiệt năng có ích là 80%
1 mol CH4 tỏa ra lượng nhiệt có ích là 890,3 × 0,8 = 712,24 kJ
Nhiệt lượng cần dùng để điều chế 1 mol CaO là 178,5 kJ
→ Cứ 1 mol CH4 cung cấp lượng nhiệt điều chế được 3,99014 mol CaO ứng với 223,447843 gam CaO
x mol CH4 cung cấp lượng nhiệt điều chế được 5,6 × 106 gam CaO

Thể tích khí CH4 được sử dụng là:
VCH4 = 29484,443 × 24,79 = 730919,352 (L) ≈ 731 m3.

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Cơ hệ con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m, được treo cố định bởi một sợi dây nhẹ, không giãn như Hình vẽ 1.
Để kích thích cho con lắc dao động ta có thể kéo vật nặng của con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ rồi thả nhẹ. Lúc này con lắc dao động điều hòa với chu kì:
với g là gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc, l là chiều dài dây treo có đơn vị mét (m), T là chu kì có đơn vị giây (s).
Một trong những ứng dụng quan trọng của cơ hệ con lắc đơn là xác định gia tốc trọng trường g tại nơi treo con lắc. Gia tốc trọng trường sẽ được do gián tiếp qua phép đo chu kì T và chiều dài l của dây treo, thông qua biểu thức chu kì, ta sẽ tính toán được gia tốc trọng trường g.
Câu 106 [751626]: Cho các phát biểu bên dưới:
(I) Một trong những ứng dụng của con lắc đơn là do gia tốc trọng trường.
(II) Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
(III) Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ với chiều dài của dây treo.
(IV) Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ với gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc.
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Phát biểu (I) là đúng. Đáp án: A
Câu 107 [751627]: Tại một nơi nào đó trên Trái Đất, gia tốc trọng trường có độ lớn g = 9,81 m/s2 thì một con lắc đơn với chiều dài dây treo l = 1,20 m sẽ dao động điều hòa với chu kì
A, 2,20 s.
B, 1,10 s.
C, 2,43 s.
D, 1,56 s.
Con lắc đơn sẽ dao động điều hòa với chu kì
Chọn A Đáp án: A
Câu 108 [751628]: Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường g bằng con lắc đơn, một nhóm học sinh tiến hành đo, xử lý số liệu và vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của bình phương chu kì dao động điều hòa (T2) theo chiều dài l của con lắc như Đồ thị 2 – Hình vẽ. Lấy π = 3,14. Giá trị trung bình của phép đo gia tốc trọng trường trên bằng
A, 9,80 m/s2.
B, 9,81 m/s2.
C, 9,74 m/s2.
D, 9,86 m/s2.
Quan sát đồ thị, ta thấy với sợi dây có chiều dài l=0,6m thì ta có:
Giá trị trung bình của phép đo gia tốc trọng trường trên bằng
Chọn C Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 109 đến 111
Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thuộc nhóm retrovirus có hệ gene gồm hai bản sao RNA với kích thước khoảng 10 kb. Sau khi xâm nhập vào tế bào chủ, HIV sử dụng enzyme phiên mã ngược để tạo nên DNA mạch kép từ chính hệ gene của nó. Phân tử DNA này sẽ chèn vào DNA của tế bào chủ và tiến hành phiên mã tạo thành hệ gene RNA virus. Hệ gene RNA này sẽ được đóng gói vào trong hạt virus rồi giải phóng ra khỏi tế bào chủ bằng protease của virus. Một trong những liệu pháp nhằm ức chế sự nhân lên của HIV là sử dụng các nucleotide giả (đã loại bỏ gốc phosphat) để ức chế enzyme phiên mã ngược nhưng không ảnh hưởng đến DNA polymerase của tế bào chủ. Một liệu pháp khác là sử dụng các chất ức chế protease nhằm ngăn chặn sự phóng thích các hạt virus mới.

Doukhan và Delwart (2001) đã nghiên cứu tần số các nhóm allele của gene mã hóa protease của hai quần thể virus HIV (kí hiệu quần thể 1 và 2 tương ứng ở hai bệnh nhân 1 và 2) sau khi họ được dùng thuốc ức chế protease. Kết quả của nghiên cứu được biểu thị trong hai đồ thị dưới đây.
Câu 109 [741059]: Nhận xét về sự thay đổi tần số các nhóm allele của gene mã hóa protease của HIV khi bệnh nhân dùng thuốc ức chế protease?
A, Các allele có tần số cao ban đầu vẫn chiếm tỉ lệ cao sau khi dùng thuốc.
B, Các allele có tần số thấp ban đầu tăng lên, chiếm tỉ lệ cao trong quần thể sau khi dùng thuốc.
C, Các allele mới không xuất hiện trong quần thể sau khi dùng thuốc.
D, Tất cả các allele đều bị loại bỏ hoàn toàn sau khi dùng thuốc.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Trước khi dùng thuốc: tần số các allele 1-7 chiếm tỉ lệ rất cao, trong khi các allele 8-15 và 16-21 (BN1) và allele 8-15, 16-22 (BN2) chiếm tỉ lệ rất thấp trong quần thể.
Sau khi dùng thuốc: các allele chiếm tỉ lệ thấp nói trên nhanh chóng chiếm tỷ lệ cao trong quần thể virus → Các allele này có liên quan đến tính kháng thuốc của virus HIV. Đáp án: B
Câu 110 [741061]: Ba yếu tố quan trọng có thể tác động làm thay đổi nhanh tần số các nhóm allele của gene mã hóa protease của HIV như dữ liệu mô tả là những yếu tố nào?
A, Thời gian thế hệ, tốc độ đột biến, chọn lọc tự nhiên.
B, Tốc độ đột biến, di nhập genee, chọn lọc tự nhiên.
C, Chọn lọc tự nhiên, thời gian thế hệ, giao phối không ngẫu nhiên.
D, Di nhập gene, đột biến genee, thời gian thế hệ.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Ba yếu tố quan trọng bao gồm :
- Thời gian thế hệ ngắn.
- Tốc độ đột biến cao.
- Áp lực chọn lọc (nồng độ của thuốc ức chế protease). Đáp án: A
Câu 111 [741064]: Xu hướng thay đổi tần số các nhóm allele nếu bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc ức chế protease sau đợt điều trị trên sẽ như thế nào?
A, Các allele kháng thuốc sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong quần thể.
B, Tần số các allele nhạy cảm với thuốc sẽ tăng lên, trong khi nhóm allele khác giảm dần.
C, Tần số của tất cả các allele sẽ giữ nguyên như khi đang điều trị.
D, Các allele mới được tạo ra do đột biện và chiếm ưu thế.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

Nếu bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc thì áp lực chọn lọc không còn, có thể làm tỷ lệ các allele 1-7 tăng nhanh trở lại và các nhóm allele khác giảm.
Giải thích: Trong môi trường không có thuốc ức chế protease, các allele 1-7 thể hiện khả năng sinh trưởng vượt trội so với các allele còn lại (có thể là các allele đột biến chỉ có lợi đối với virus HIV khi môi trường có thuốc ức chế protease). Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
SỐ GIỜ NẮNG CÁC THÁNG TRONG NĂM TẠI TRẠM QUY NHƠN NĂM 2022
(Đơn vị: giờ)
(Nguồn: gso.gov.vn)
Câu 112 [744515]: Tổng số giờ nắng trong năm ở Quy Nhơn 2022 là bao nhiêu giờ?
A, 2800,5 giờ.
B, 2427,5 giờ.
C, 3210,1 giờ.
D, 2343,5 giờ.
Cách tính tổng số giờ nắng trong năm ở Quy Nhơn 2022:
1. Thu thập dữ liệu: Lấy số giờ nắng của từng tháng trong năm.
2. Cộng tất cả các giá trị lại: Tổng số giờ nắng trong năm là tổng của tất cả các giá trị giờ nắng của 12 tháng.
Ví dụ:
Tổng số giờ nắng = 194,6 + 124,0 + 241,8 + 230,1 + 246,0 + 310,8 + 248, 9 + 237,3 + 197,0 + 150,9 + 157,2 + 88,9 = 2427,5 giờ Đáp án: B
Câu 113 [744517]: Số giờ nắng trung bình năm ở Quy Nhơn là bao nhiêu giờ?
A, 205,1 giờ.
B, 243,4 giờ.
C, 202,3 giờ.
D, 432,1 giờ.
Cách tính số giờ nắng trung bình năm ở Quy Nhơn:
1. Tính tổng số giờ nắng trong năm: Sử dụng kết quả từ câu 112.
2. Chia tổng số giờ nắng cho 12: Để tìm số giờ nắng trung bình mỗi tháng.
Ví dụ:
Số giờ nắng trung bình = 2427,5 giờ / 12 ≈ 202,3 giờ/tháng Đáp án: C
Câu 114 [744518]: Quy Nhơn có kiểu khí hậu
A, Nhiệt đới.
B, Ôn đới.
C, Hàn đới.
D, Á nhiệt đới.
Hướng dẫn: Do nằm trong vùng nội chí tuyến, có số giờ nắng trong năm cao nên Quy Nhơn có kiểu khí hậu nhiệt đới. Đáp án: A
Dựa vào tư liệu sau đây để trả lời các câu từ 115 đến 117
“Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợ phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch “tố công, diệt cộng” bằng cái gọi là sức mạnh của quân lực cộng hòa,…
... Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”.

(Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.294)
Câu 115 [758615]: Chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu có hành động nào sau đây để phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương?
A, Kéo dài thời gian thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ làm chậm việc thống nhất đất nước.
B, Dựa vào viện trợ của thực dân Pháp và Mỹ để cản trợ công cuộc thống nhất Tổ quốc.
C, Thẳng tay đàn áp, khủng bố người yêu nước, mở các chiến dịch “tố công, diệt cộng”.
D, Phá hoại cách mạng Bắc để làm chậm quá trình Tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Đáp án: C
Câu 116 [758617]: Từ thực tiễn đất nước sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Nam được đặt ra là
A, hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của cải cách điền địa.
B, tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C, lật đổ chính quyền tay say Ngô Đình Diệm do Mỹ lập ra.
D, đấu tranh yêu cầu đối phương thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Đáp án: B
Câu 117 [758618]: Thế lực nào sau đây là kẻ thù trực tiếp cản trở con đường thống nhất đất nước của Việt Nam?
A, Đế quốc Mỹ.
B, Chính quyền Ngô Đình Diệm.
C, Quân phiệt Nhật Bản.
D, Thực dân Pháp.
Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Sáng ngày 19/9/2022, tại Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tuyến. Tại phiên giao dịch, có 83 doanh nghiệp tham gia với 11.523 chỉ tiêu việc làm tuyển dụng. Trong số 11.523 chỉ tiêu việc làm tuyển dụng, các vị trí việc làm có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên chiếm tỉ lệ 19%, các vị trí việc làm có thu nhập từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng chiếm tỉ lệ 37%, các vị trí việc làm có thu nhập dưới 7 triệu đồng chiếm tỉ lệ 16% và các vị trí tuyển dụng lương theo thoả thuận chiếm tỉ lệ 10%.
Nguồn: Báo lao động
Câu 118 [749840]: Những thông tin trên là biểu hiện của thị trường nào sau đây ở nước ta?
A, Thị trường lao động.
B, Thị trường xuất việc làm.
C, Thị trường cạnh tranh việc làm.
D, Thị trường thu nhập việc làm.
Đáp án B: Thị trường xuất việc làm Đáp án: B
Câu 119 [749841]: Để tìm kiếm việc làm người lao động cần kết hợp mối quan hệ giữa các loại thị trường nào sau đây?
A, Thị trường lao động và thị trường việc làm.
B, Thị trường trực tuyến và thị trường trực tiếp.
C, Thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
D, Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hòa hảo.
Đáp án B: Thị trường lao động và thị trường việc làm. Đáp án: B
Câu 120 [749843]: Người lao động muốn tìm được việc làm cần phải trang bị cho những những yếu tố nào sau đây?
A, Có trình độ chuyên môn vững vàng là yếu tố duy nhất để tìm được việc làm phù hợp.
B, Có sức khỏe tốt, nắm bắt xu hướng việc làm, các yêu cầu phổ biến của nhà tuyển dụng.
C, Có trình độ chuyên môn vững vàng, trang bị kĩ năng mền để đáp ứng nhu cầu công việc.
D, Có hiểu biết về nhu cầu công việc, biết cách tìm kiếm thông tin tuyển dụng và nộp hồ sơ hiệu quả.
Đáp án C: Có trình độ chuyên môn vững vàng, trang bị kĩ năng mền để đáp ứng nhu cầu công việc. Đáp án: C
© 2023 - - Made With