Quay lại
Đáp án
1C
2B
3B
4B
5D
6C
7B
8D
9C
10B
11B
12A
13B
14A
15C
16B
17D
18C
19B
20A
21B
22C
23A
24D
25C
26D
27B
28A
29D
30C
31A
32B
33D
34D
35D
36B
37C
38D
39B
40B
41A
42B
43B
44C
45C
46D
47C
48D
49C
50B
51C
52B
53D
54A
55A
56B
57B
58C
59C
60A
61A
62A
63A
64C
65D
66A
67D
68B
69B
70A
71D
72B
73C
74A
75D
76B
77A
78C
79B
80D
81D
82C
83C
84B
85B
86C
87D
88B
89D
90A
91D
92A
93D
94C
95B
96C
97D
98D
99D
100B
101C
102A
103C
104C
105A
106A
107C
108D
109A
110B
111D
112B
113D
114C
115C
116A
117B
118A
119D
120B
Câu 1 [754292]:
“Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai cô con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng nên cho các nàng hằng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm trọn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài và đi với tốp già thì ngày lại ngắn.”
(Thần thoại Việt Nam, Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Đoạn trích lí giải hiện tượng nào trong tự nhiên?
A, Hiện tượng Mặt Trời lên cao, xuống thấp.
B, Hiện tượng mùa xuân dài, mùa hè ngắn.
C, Hiện tượng ngày dài, ngày ngắn.
D, Hiện tượng Mặt Trời sáng, tối.
Đoạn trích giải thích hiện tượng ngày dài, ngày ngắn thông qua hình ảnh cô con gái của Ngọc Hoàng là Mặt Trời và hai tốp người khiêng kiệu. Khi tốp người già cần cù khiêng kiệu, Mặt Trời di chuyển nhanh, ngày ngắn lại. Ngược lại, khi tốp người trẻ lười biếng khiêng kiệu, Mặt Trời di chuyển chậm, ngày dài ra. Đáp án: C
Câu 2 [754294]:
“Một hôm, sau khi vượt qua một trái núi, sư nữ tìm vào một ngôi nhà hẻo lánh dọc đường để nghỉ chân. Hai mẹ con chủ nhân tuy người rừng núi quê mùa nhưng vốn là kẻ ăn chay niệm Phật, nên thấy khách là nhà tu hành thì tiếp đãi rất hậu. Khi được nghe kể công trình tu luyện của sư nữ họ càng cung kính, coi như bậc thầy. Và khi biết rõ ý định của sư nữ thì họ cũng xin phép bỏ nhà bỏ cửa đi theo thầy để mong được đắc đạo. Nghe họ cầu khẩn, sư nữ cười: - “Hai mẹ con nhà này cũng muốn thành Phật ư? Được, cứ đi theo ta!”. Nhưng bụng nàng bảo dạ:
- “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chính vứt ngoài bở tre”.”
(Nguyễn Đổng Chi, Sự tích Ông Bình vôi, theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2000)
Chi tiết nào khắc hoạ sự bất thiện của sư nữ?
A, Hai mẹ con tiếp đãi sư nữ rất hậu.
B, Sư nữ nghĩ: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chính vứt ngoài bở tre”.
C, Sư nữ đồng ý cho hai mẹ con đi theo mình để được đắc đạo.
D, Tìm vào một ngôi nhà hẻo lánh dọc đường để nghỉ chân.
Chi tiết Sư nữ nghĩ: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chính vứt ngoài bờ tre” cho thấy sự bất thiện của sư nữ. Bề ngoài, sư nữ đồng ý cho hai mẹ con theo học đạo, nhưng trong lòng lại khinh miệt, coi thường họ, xem họ không đáng giá, chẳng có khả năng đắc đạo, ví họ như mảnh sành vứt ngoài bờ tre - những thứ vô dụng, không có giá trị. Đáp án: B
Câu 3 [754295]:
“Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt,
Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.”
(Nguyễn Trãi, Ngôn chí, bài 3, theo Nguyễn Trãi thơ và đời, NXB Văn học, 2016)
Cặp câu thơ nào diễn tả cuộc sống thanh đạm của nhân vật trữ tình.
A, Hai câu đề.
B, Hai câu thực.
C, Hai câu luận.
D, Hai câu kết.
Hai câu thơ Bữa ăn dù có dưa muối/Áo mặc nài chi gấm là miêu tả cuộc sống thanh đạm, giản dị của nhân vật trữ tình. Bữa ăn chỉ có dưa muối đạm bạc, áo mặc không cầu kì gấm vóc, dù vậy nhân vật trữ tình vẫn cảm thấy hài lòng, an nhiên. Đáp án: B
Câu 4 [754297]:
“Chu An là người điềm đạm, ít ham muốn, không đi thi. Khoảng năm Chí Nguyên, Trần Minh Vương có vời ông đến Kinh Đô trao cho chức Quốc tử Tư nghiệp, giảng sách cho Thế tử . Được ít lâu chuyển làm chức Tế tửu nhà Thái học. Đến khi Minh Vương mất, con là Dụ Vương hay chơi bời, bỏ việc nước, bọn quyền thần dần dần làm nhiều điều trái phép, Chu An nhiều lần can ngăn nhà vua không nghe, lại dâng sớ xin chém bảy tên gian thần đều là hạng quyền thế cả, người đương thời gọi đó là “Thất trảm sớ”. Tờ sớ dâng lên nhưng không được trả lời, Chu An bèn treo mũ từ quan, trở về với vườn ruộng.”
(Hồ Nguyên Trừng, Văn Trinh cứng cỏi và ngay thẳng, theo Nam Ông mộng lục, NXB Văn học, 2008)
Chi tiết nào tô đậm tính cách cương trực, thẳng thắn, thấy tai chướng thì không chịu nổi của Chu An?
A, Treo mũ từ quan, trở về với vườn ruộng.
B, Nhiều lần can ngăn nhà vua không nghe, lại dâng sớ xin chém bảy tên gian thần.
C, Người điềm đạm, ít ham muốn, không đi thi.
D, Làm chức Tế tửu nhà Thái học.
Chi tiết nhiều lần can ngăn nhà vua không nghe, lại dâng sớ xin chém bảy tên gian thần tô đậm tính cách cương trực, thẳng thắn của Chu An. Hành động dâng sớ xin chém bảy tên gian thần, bất chấp nguy hiểm đến bản thân, cho thấy ông là người không sợ quyền thế, quyết trừ gian diệt bạo và không thể im lặng trước những hành vi sai trái, gây hại cho đất nước. Đáp án: B
Câu 5 [754298]:
“Có một cô lái,
Nuôi một thầy đồ,
Quần áo rách rưới,
Ăn uống xô bồ,
Cơm hai bữa: cá kho, rau muống;
Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô.”
(Trần Tế Xương, Phú thầy đồ dạy học, bài 2, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A, Nói mỉa, nói quá.
B, So sánh, ẩn dụ.
C, Nghịch ngữ, phép điệp.
D, Liệt kê, phép đối.
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là:
- Liệt kê: các chi tiết liệt kê về sinh hoạt, hoàn cảnh sống của thầy đồ như quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ, cơm hai bữa…
- Phép đối: Cơm hai bữa: cá kho, rau muống đối với Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô tạo nên sự cân xứng, nhịp nhàng cho câu thơ, đồng thời nhấn mạnh đời sống đủ đây của thầy đồ. Đáp án: D
- Liệt kê: các chi tiết liệt kê về sinh hoạt, hoàn cảnh sống của thầy đồ như quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ, cơm hai bữa…
- Phép đối: Cơm hai bữa: cá kho, rau muống đối với Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô tạo nên sự cân xứng, nhịp nhàng cho câu thơ, đồng thời nhấn mạnh đời sống đủ đây của thầy đồ. Đáp án: D
Câu 6 [754307]:
“KIM LÂN (Nói)
(Dạ, trăm lạy mẹ, sá đỗi: loài côn trùng do tri phụ mẫu chi tình thay; huống chi, nhân sinh vạn vật tối linh, hà nhẫn khí sinh thành chi đại nghĩa.)
Con dù bỏ mẹ
Sao phải đạo con
Chân đạp vuông đầu hãy đội tròn
Mất thảo ấy sao rằng hiếu tử?
ĐỒNG MẪU (Nói)
(Con!)
Trượng phu đừng thoái chí
Thoái chí bất trượng phu
Con hãy ngay cùng nước cùng vua
Ấy là thảo với cha với mẹ
Hãy phò an nghiệp chúa
Cho rạng tiết nhân thần
Lấy chữ trung chữ hiếu con cân.
(Có phải)
Chữ trung ấy nặng hơn chữ hiếu (đó con).”
(Sơn Hậu, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Đổng Mẫu khuyên con trai Kim Lân điều gì?
A, Biết đạo làm con, đội tròn chữ hiếu.
B, Đặt chữ “hiếu” lên trước chữ “trung”.
C, Đặt chữ “trung” lên trước chữ “hiếu”.
D, Thoái chí giữ thân mình.
Dựa vào các dòng thơ: Lấy chữ trung chữ hiếu con cân./Chữ trung ấy nặng hơn chữ hiếu (đó con).
→ Đổng Mẫu khuyên con trai Kim Lân phải đặt chữ “trung” lên trước chữ “hiếu”, coi việc phụng sự đất nước (trung với vua) trước cả lòng hiếu thảo với cha mẹ. Đáp án: C
→ Đổng Mẫu khuyên con trai Kim Lân phải đặt chữ “trung” lên trước chữ “hiếu”, coi việc phụng sự đất nước (trung với vua) trước cả lòng hiếu thảo với cha mẹ. Đáp án: C
Câu 7 [754302]:
“Hôm nay, ngày lẻ, chợ lại họp, giáp Tết cất chân xuống chợ sẽ vấp phải bạt ngàn gừng, sả, măng miến, vôi ve… Giang xếp đè lên nhau, trăm ống đều như một. Chọn những ống bánh tẻ, bố cột lại đủ một bó. Ở nhà, mẹ chùi lá giong, đợi bố mang giang về sẽ vót lạt gói bánh.
Chỗ tôi đứng, có vài cái rọ đan bằng tre nằm sát bì ngô tẻ. Người chỉ trỏ xem lợn đen, lợn trắng tìm giống tốt. Người nắn bắp ngô đoán hạt lép, hạt đầy nhặt lấy một nồi…”
(Trang Thuỵ, Mùa cỏ đắng, theo vanvn.vn)
Khung cảnh nào được miêu tả trong đoạn trích?
A, Chợ huyện.
B, Chợ Tết vùng cao.
C, Phố chợ.
D, Chợ tàn.
Đoạn trích miêu tả khung cảnh một phiên chợ Tết ở vùng cao với những hình ảnh đặc trưng, phong phú và đủ đầy của nơi đây: gừng, sả, măng miến, vôi ve, giang, lá rong, người xem lợn đen, lợn trắng để chọn giống, nắn bắp ngô,… Đáp án: B
Câu 8 [754305]:
“Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em.”
(Nguyễn Bính, Hoa cỏ may, theo Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học, 2003)
Phép so sánh trong lời thơ có tác dụng gì?
A, Gợi cảm nhận về tình yêu bé mọn, tầm thường.
B, Diễn tả sự đeo bám của chàng trai để giành được tình yêu của cô gái.
C, Gợi những trắc trở trong tình yêu.
D, Diễn tả tình yêu giản dị, mộc mạc mà nồng nàn, sâu sắc “anh” dành cho “em”.
Câu thơ so sánh “hồn anh” (tình yêu của chàng trai) với “hoa cỏ may” – loài cỏ nhỏ bé, mộc mạc, có đặc tính bám chặt vào quần áo, khó gỡ bỏ. Phép so sánh này cho thấy tình yêu giản dị, mộc mạc nhưng chân thành, sâu sắc mà chàng trai dành cho cô gái. Đáp án: D
Câu 9 [754309]:
“Lục nguyệt nhị thập tứ,
Thướng đáo thử sơn lai.
Cử đầu hồng nhật cận,
Đối ngạn nhất chi mai.”
Lũng Dè, 1942
(Hồ Chí Minh, Thướng sơn)
Dịch nghĩa:
“Ngày hai mươi bốn tháng sáu,
Trèo lên trên núi này.
Ngẩng đầu thấy gần mặt trời đỏ,
Bờ bên kia, có một nhành mai.”
(Hồ Chí Minh, Lên núi, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 38, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Nhận định nào sau đây nhận xét đúng với đặc điểm của hình tượng nghệ thuật trong bài thơ?
A, Hình ảnh trang nhã.
B, Hình tượng thiên nhiên kì vĩ, lớn lao.
C, Hình tượng nghệ thuật hướng tới ánh sáng, cái đẹp.
D, Thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn.
Hình tượng nghệ thuật trong bài thơ hướng tới ánh sáng, cái đẹp:
+ Hai câu thơ đầu: Miêu tả hành trình leo núi, gợi sự vất vả, kiên trì nhưng cũng đầy quyết tâm.
+ Hai câu thơ sau: Nhắc tới hình ảnh “mặt trời đỏ” tượng trưng cho ánh sáng, lý tưởng cách mạng, niềm tin vào tương lai tươi sáng và “nhành mai” - biểu tượng của vẻ đẹp thanh khiết. Đáp án: C
+ Hai câu thơ đầu: Miêu tả hành trình leo núi, gợi sự vất vả, kiên trì nhưng cũng đầy quyết tâm.
+ Hai câu thơ sau: Nhắc tới hình ảnh “mặt trời đỏ” tượng trưng cho ánh sáng, lý tưởng cách mạng, niềm tin vào tương lai tươi sáng và “nhành mai” - biểu tượng của vẻ đẹp thanh khiết. Đáp án: C
Câu 10 [754306]:
“Chị gần như không dám cúi nhìn cái bụng to và cứng đến kì lạ của chị. Có lần chị nằm mơ thấy mình chửa toàn là sắt thép. Lần khác, chị lại mơ thấy chửa toàn là cóc. Sắt thép thì chị còn có thể chấp nhận, nhưng cóc thì mỗi khi nghĩ đến là chị nổi da gà. “Xin Bồ Tát che chở cho con... Xin tổ tiên phù hộ... Các thần các thánh phù hộ độ trì cho con, hãy tha thứ cho con, giúp con sinh được một cháu trai đủ tai đủ mắt... Con thân yêu của mẹ, con ra đi... Trời cha đất mẹ ơi, thần tiên yêu quái ơi, hãy cứu giúp con...”. Chị cầu nguyện, chị van xin, trả lời là từng cơn đau xé ruột.”
(Mạc Ngôn, Báu vật của đời, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001)
Đoạn văn miêu tả tâm trạng nào của nhân vật “chị”?
A, Những giấc mơ kì lạ của người mẹ.
B, Tâm trạng thấp thỏm, nhiều âu lo của người mẹ trước ngày sinh nở và mong ước “mẹ tròn con vuông”.
C, Mong ước cuộc vượt cạn an toàn.
D, Những cơn đau bụng dữ dội của người mẹ.
Đoạn văn miêu tả tâm trạng của người mẹ trước ngày sinh nở:
- Những giấc mơ kì lạ về cái bụng chửa đầy sắt thép hoặc cóc cho thấy sự bất an, lo lắng của người mẹ.
- Lời cầu nguyện “giúp con sinh được một cháu trai đủ tai đủ mắt” thể hiện mong muốn đứa con sinh ra khỏe mạnh, lành lặn.
→ Đoạn văn miêu tả tâm trạng thấp thỏm, nhiều âu lo của người mẹ trước ngày sinh nở và mong ước “mẹ tròn con vuông”. Đáp án: B
- Những giấc mơ kì lạ về cái bụng chửa đầy sắt thép hoặc cóc cho thấy sự bất an, lo lắng của người mẹ.
- Lời cầu nguyện “giúp con sinh được một cháu trai đủ tai đủ mắt” thể hiện mong muốn đứa con sinh ra khỏe mạnh, lành lặn.
→ Đoạn văn miêu tả tâm trạng thấp thỏm, nhiều âu lo của người mẹ trước ngày sinh nở và mong ước “mẹ tròn con vuông”. Đáp án: B
Câu 11 [754310]:
“Nhưng chỉ bữa sau đám cưới, cô dâu mới đã phải xoắn tay áo hì hụi tát nước, kê cao những vật dụng trong nhà. Sau trận mưa khuya đường sá biến thành sông, nước tràn vào lòng những căn nhà thấp hệt thung lũng, sau mấy bận người ta cơi cao mặt đường chống ngập. Nước mưa và triều cường cứ dùng dằng mãi trên đường không chịu rút. Cô thấy cái cảnh mình xoắn quần lội lò dò đi giữa rác rưởi và nước cống rãnh đen ngòm, có khác gì ở quê những ngày lụt. Thành phố cuối năm, những bữa tiệc nước không mong đợi cứ theo gió chướng mà về.”
(Nguyễn Ngọc Tư, Bóng của thành phố, NXB Trẻ, 2020)
Đoạn văn tái hiẹn hiện tượng triều cường, nước dâng ở đâu?
A, Làng quê.
B, Thành phố.
C, Miền núi.
D, Miền duyên hải.
Đoạn văn miêu tả hiện tượng triều cường, nước dâng ở thành phố, được thể hiện qua các chi tiết sau: sau mấy bận người ta cơi cao mặt đường chống ngập, nước cống rãnh đen ngòm, thành phố cuối năm, những bữa tiệc nước không mong đợi cứ theo gió chướng mà về, cô thấy cái cảnh mình xoắn quần lội lò dò đi giữa rác rưởi. Đáp án: B
Câu 12 [754311]: Dòng nào sau đây nêu tên tác phẩm không do tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết?
A, Hải ngoại huyết thư.
B, Ngục trung nhật kí.
C, Thuế máu.
D, Tuyên ngôn Độc lập.
Hải ngoại huyết thư là bài thơ viết bằng chữ Hán của Phan Bội Châu. Các tác phẩm còn lại đều là sáng tác của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đáp án: A
Câu 13 [754312]: Dòng nào dưới đây có các từ viết đúng chính tả?
A, Ngấp nghé, ngi ngút, ngào ngạt.
B, Ngấp nghé, nghi ngút, ngào ngạt.
C, Ngấp nghé, nghi ngút, nghào ngạt.
D, Nghấp nghé, nghi ngút, ngào ngạt.
Dòng có các từ viết đúng chính tả là: Ngấp nghé, nghi ngút, ngào ngạt. Đáp án: B
Câu 14 [754313]: Câu nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?
A, Họ đã hết sức giữ gìn, không để lảy sinh thêm những điều tệ hại.
B, Những chiếc lá vàng rơi trong lặng lẽ, buồn tẻ.
C, Vừa đi làm, vừa việc nhà, lo cho các con, người chị oặt lại như củ khoai lang cuối vụ.
D, Làng lên phố, đường mở rộng ầm ầm tiếng ô tô ngược xuôi.
- Câu “Họ đã hết sức giữ gìn, không để lảy sinh thêm những điều tệ hại.” có từ “lảy sinh” sai chính tả.
- Sửa lại: Họ đã hết sức giữ gìn, không để nảy sinh thêm những điều tệ hại. Đáp án: A
- Sửa lại: Họ đã hết sức giữ gìn, không để nảy sinh thêm những điều tệ hại. Đáp án: A
Câu 15 [754314]:
“Lúc này tôi mới cảm nhận được không khí tấp nập, đông đảo, nhộn nhịp của dòng người đang dồn về bên kia biên giới.”
Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
A, biên giới.
B, nhộn nhịp.
C, đông đảo.
D, cảm nhận.
- Từ “đông đảo”. “Đông đảo” thường được dùng để chỉ một tập thể, một nhóm người có số lượng lớn, không phù hợp khi diễn tả dòng người di chuyển hỗn tạp trong bối cảnh tấp nập, chen chúc.
- Sửa lại: Lúc này tôi mới cảm nhận được không khí tấp nập, đông đúc, nhộn nhịp của dòng người đang dồn về bên kia biên giới Đáp án: C
- Sửa lại: Lúc này tôi mới cảm nhận được không khí tấp nập, đông đúc, nhộn nhịp của dòng người đang dồn về bên kia biên giới Đáp án: C
Câu 16 [754316]:
“Và đây, mùa đông trên những luống rau của mẹ.”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A, Sai về dùng từ.
B, Sai ngữ pháp.
C, Sai quy chiếu.
D, Sai logic.
- Câu sai ngữ pháp vì thiếu vị ngữ.
- Sửa lại: Và đây, mùa đông đã về trên những luống rau của mẹ. Đáp án: B
- Sửa lại: Và đây, mùa đông đã về trên những luống rau của mẹ. Đáp án: B
Câu 17 [754317]: Câu nào dưới đây là câu đúng?
A, Ở góc phố phía bên kia đường.
B, Anh ấy đưa cho tôi một lắm lúa mới.
C, Vì đường rất xa nên chúng tôi quyết định đi muộn.
D, Hằng ngày, họ vẫn ra sông gánh nước.
- Loại A vì câu thiếu vị ngữ.
- Loại B vì từ “lắm” sai chính tả, từ đúng là “nắm”.
- Loại C vì câu sai logic.
→ D la đáp án đúng. Đáp án: D
- Loại B vì từ “lắm” sai chính tả, từ đúng là “nắm”.
- Loại C vì câu sai logic.
→ D la đáp án đúng. Đáp án: D
Câu 18 [754318]:
“Suốt đêm ở ngọn cây, gọi mẹ ời ời; lo lũ cuốn thì ít, lo con Thuồng Luồng bắt kéo xuống nước thì nhiều.”
Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
A, Thiếu nòng cốt câu.
B, Thiếu trạng ngữ.
C, Thiếu chủ ngữ.
D, Thiếu vị ngữ.
- Câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu chủ ngữ.
- Sửa lại: Suốt đêm ở ngọn cây, nó gọi mẹ ời ời; lo lũ cuốn thì ít, lo con Thuồng Luồng bắt kéo xuống nước thì nhiều. Đáp án: C
- Sửa lại: Suốt đêm ở ngọn cây, nó gọi mẹ ời ời; lo lũ cuốn thì ít, lo con Thuồng Luồng bắt kéo xuống nước thì nhiều. Đáp án: C
Câu 19 [754320]:
“Trái tim anh như bị bóp muối, muốn rỉ máu, đau mà không thể nói.”
Nhận định nào về câu trên là đúng?
A, Câu sai logic ngữ nghĩa.
B, Câu mắc lỗi dùng từ.
C, Câu sai cấu tạo ngữ pháp.
D, Câu mắc lỗi dấu câu.
- Câu mắc lỗi dùng từ. Thông thường, người ta chỉ nói “xát muối” vào vết thương để chỉ nỗi đau đớn tột cùng chứ không phải là “bóp muối”.
- Sửa lại: Trái tim anh như bị xát muối, muốn rỉ máu, đau mà không thể nói. Đáp án: B
- Sửa lại: Trái tim anh như bị xát muối, muốn rỉ máu, đau mà không thể nói. Đáp án: B
Câu 20 [754323]: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A, Tuy trời không mưa nên tôi vẫn mang ô đi làm.
B, Tuy trời không mưa song tôi vẫn mang ô đi làm.
C, Tuy trời không mưa nhưng tôi vẫn mang ô đi làm.
D, Dù trời không mưa nhưng tôi vẫn mang ô đi làm.
Câu “Tuy trời không mưa nên tôi vẫn mang ô đi làm.” sử dụng sai cặp quan hệ từ “tuy/nên”. “Tuy” thường đi với “nhưng” để tạo thành cặp quan hệ từ biểu thị sự đối lập giữa hai vế câu như “trời không mưa” và “mang ô đi làm”. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ. Nhắc đến thơ chị, người ta thường nhớ đến những bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi như Khoảng trời, hố bom, hoặc dịu dàng, nữ tính nhưng không kém phần thẳng thắn như Anh đừng khen em, hoặc nồng cháy yêu đương như Không đề...
Trên hành trình thi ca của mình, chị đã không dừng lại ở những bài thơ làm rạng danh một thời ấy. Con người thơ của chị luôn khát khao dâng hiến, tìm tòi và mang đến cho thơ những nguồn cảm xúc mới mẻ, ngọt ngào và sâu lắng. Trái tim đa sầu, đa cảm của một người phụ nữ, một người mẹ đã rung lên những nhịp đập bồi hồi để rồi cất lên trong thơ chị những giai điệu mới làm xúc động lòng người - giai điệu của tình mẫu tử. Khảo sát 194 bài thơ trong 6 tập thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng tôi thấy có 21 bài thơ viết về đề tài này, chiếm tỉ lệ 10,82%. Phần lớn các bài thơ này đã được chị tập hợp lại trong tập thơ Mẹ và con, in chung cùng con gái Hoàng Dạ Thi, một số bài còn lại được in rải rác trong các tập thơ Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa cúc dại... Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của con người, thứ tình cảm máu mủ, ruột rà, sâu nặng ấy thật không dễ diễn đạt bằng lời, ấy thế mà Lâm Thị Mỹ Dạ đã thật khéo léo chuyển tải những tình cảm thiêng liêng ấy vào trong những vần thơ của mình. Chị đã làm tròn bổn phận của một cái tôi trữ tình biện chứng, đúng với quy luật cuộc đời - cái tôi trữ tình ấy khi đóng vai là một người mẹ, khi lại đóng vai là một người con. Chính vì thế, tình mẫu tử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là thứ tình cảm toàn diện, trọn vẹn, chân thành, thắm thiết, là món quà vô giá mà chị đã mang tặng cho người mẹ kính yêu và những đứa con thơ yêu dấu của mình. Những ai đã, đang và sẽ làm vợ, làm mẹ sẽ không khỏi bùi ngùi, xúc động trước những vần thơ chân thành, tha thiết của chị. Những vần thơ được vọng lên từ cõi lòng của một người mẹ hiền, một người con thảo, cõi lòng của một con người luôn trân trọng đề cao tình mẫu tử hơn bất cứ thứ tình cảm nào trong cuộc đời mình.
(Phạm Thị Thuý Vinh, Tình mẫu tử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, theo tapchisonghuong.com.vn)
Câu 21 [754324]: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A, Thuyết minh.
B, Nghị luận.
C, Biểu cảm.
D, Tự sự.
Đoạn trích bàn luận về tình mẫu tử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
→ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận. Đáp án: B
→ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận. Đáp án: B
Câu 22 [754325]: Có bao nhiêu bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ viết về tình mẫu tử?
A, 6.
B, 194.
C, 21.
D, 11.
Dựa vào câu văn: “Khảo sát 194 bài thơ trong 6 tập thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng tôi thấy có 21 bài thơ viết về đề tài này, chiếm tỉ lệ 10,82%.”
→ Có 21 bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ viết về tình mẫu tử. Đáp án: C
→ Có 21 bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ viết về tình mẫu tử. Đáp án: C
Câu 23 [754326]: Theo đoạn trích, tập thơ nào sau đây của Lâm Thị Mỹ Dạ viết về tình mẫu tử?
A, “Mẹ và con”.
B, “Anh đừng khen em”.
C, “Khoảng trời, hố bom”.
D, “Không đề”.
Dựa vào câu văn: “Phần lớn các bài thơ này đã được chị tập hợp lại trong tập thơ Mẹ và con, in chung cùng con gái Hoàng Dạ Thi, một số bài còn lại được in rải rác trong các tập thơ Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa cúc dại...”
→ Theo đoạn trích, tập thơ Mẹ và con của Lâm Thị Mỹ Dạ viết về tình mẫu tử. Đáp án: A
→ Theo đoạn trích, tập thơ Mẹ và con của Lâm Thị Mỹ Dạ viết về tình mẫu tử. Đáp án: A
Câu 24 [754328]: Trong thơ viết về tình mẫu tử, nhân vật trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là những ai?
A, Một con người luôn trân trọng đề cao tình cảm gia đình.
B, Một người con.
C, Một người mẹ.
D, Khi đóng vai là một người mẹ, khi lại đóng vai là một người con.
Dựa vào câu văn: “Chị đã làm tròn bổn phận của một cái tôi trữ tình biện chứng, đúng với quy luật cuộc đời - cái tôi trữ tình ấy khi đóng vai là một người mẹ, khi lại đóng vai là một người con.”
→ Trong thơ viết về tình mẫu tử, nhân vật trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ khi đóng vai là một người mẹ, khi lại đóng vai là một người con. Đáp án: D
→ Trong thơ viết về tình mẫu tử, nhân vật trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ khi đóng vai là một người mẹ, khi lại đóng vai là một người con. Đáp án: D
Câu 25 [754334]: Câu văn nào sau đây mang tính phủ định?
A, “Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ.”.
B, “Chính vì thế, tình mẫu tử trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là thứ tình cảm toàn diện, trọn vẹn, chân thành, thắm thiết, là món quà vô giá mà chị đã mang tặng cho người mẹ kính yêu và những đứa con thơ yêu dấu của mình.”.
C, “Trên hành trình thi ca của mình, chị đã không dừng lại ở những bài thơ làm rạng danh một thời ấy.”.
D, “Những vần thơ được vọng lên từ cõi lòng của một người mẹ hiền, một người con thảo,cõi lòng của một con người luôn trân trọng đề cao tình mẫu tử hơn bất cứ thứ tình cảm nào trong cuộc đời mình.”.
Câu văn “Trên hành trình thi ca của mình, chị đã không dừng lại ở những bài thơ làm rạng danh một thời ấy.” sử dụng từ “không” để phủ định hành động "dừng lại”, thể hiện ý nghĩa phủ định. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
Tổ ấm
(Pờ Sảo Mìn)
Nhiều bạn hỏi: Tổ ấm anh ở đâu?
Tôi gật đầu, mỉm cười đáp lại
Tổ ấm của tôi trên đất mẹ xứ Mường yêu dấu
Một chấm đỏ trên bản đồ Tổ quốc
Cuộc đời tôi luôn hằng mong ước
Nói với anh với bạn ngàn phương
Tổ ấm tôi trên đất mẹ Mường Khương
Đằng sau tổ ấm tôi
Dãy núi Cô Tiên hiền hòa
Suốt ngày bầy họa mi xanh hót ca
Bản hòa tấu thiên nhiên
Hai ao cá nhỏ ôm bầu trời mây trắng
Cá tôm bơi rộn rã tung tăng
Cánh đồng lúa Tùng Lâu xa tít chân trời
Chim rừng bay mỏi cánh
Thánh thót giọt sương rơi núi đá Hàm Rồng
Bồng bềnh mây tím trắng bay bay
Tôi say yêu tổ ấm đất này
Kìa! Xem bình minh đây lên
Và mùa xuân lại đến
Xin mời anh, mời bạn xa chín hướng mười phương
Đến tổ ấm nhà tôi:
Ngồi mổ gà, câu cá
Uống rượu và hát ca
Hát ca và uống rượu
Tình ta...! Tình tà... tình ta.
(Theo vannghequandoi.com.vn)
Câu 26 [754337]: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A, Lục bát.
B, Song thất lục bát.
C, Hỗn hợp.
D, Tự do.
Bài thơ không tuân theo quy luật về số câu, số chữ, cách gieo vần hay ngắt nhịp cố định.
→ Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Đáp án: D
→ Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Đáp án: D
Câu 27 [754338]: Bài thơ viết về đề tài nào?
A, Tình yêu.
B, Quê hương đất nước.
C, Tình cảm gia đình.
D, Tình đồng chí.
Bài thơ thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương Mường Khương.
→ Bài thơ viết về đề tài quê hương đất nước. Đáp án: B
→ Bài thơ viết về đề tài quê hương đất nước. Đáp án: B
Câu 28 [754340]: Khung cảnh trong đoạn thơ thứ hai không được miêu tả bởi đặc điểm nào sau đây?
A, Thanh tĩnh, vắng lặng.
B, Giàu có, trù phú.
C, Tươi đẹp, hiền hoà.
D, Hùng vĩ, nên thơ.
Đoạn thơ thứ hai miêu tả một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trù phú và hùng vĩ. Các hình ảnh như “bầy họa mi xanh hót ca”, “cá tôm bơi rộn rã tung tăng”, “chim rừng bay mỏi cánh” cho thấy sự sống động, nhộn nhịp của khung cảnh này.
→ Khung cảnh trong đoạn thơ thứ hai không được miêu tả bởi đặc điểm thanh tĩnh, vắng lặng. Đáp án: A
→ Khung cảnh trong đoạn thơ thứ hai không được miêu tả bởi đặc điểm thanh tĩnh, vắng lặng. Đáp án: A
Câu 29 [754341]: Xúc cảm tự hào trong nhân vật trữ tình được thể hiện rõ nét qua dòng thơ nào?
A, “Dãy núi Cô Tiên hiền hòa”.
B, “Và mùa xuân lại đến”.
C, “Bản hòa tấu thiên nhiên”.
D, “Tổ ấm của tôi trên đất mẹ xứ Mường yêu dấu”.
Dòng thơ “Tổ ấm của tôi trên đất mẹ xứ Mường yêu dấu” thể hiện tình yêu thương và niềm tự hào của nhân vật trữ tình, cụm từ “đất mẹ xứ Mường yêu dấu” cho thấy tình cảm gắn bó sâu sắc của nhân vật trữ tình với quê hương. Đáp án: D
Câu 30 [754344]: Tính cách nào trong nhân vật trữ tình được tô đậm qua đoạn thơ cuối?
A, Yêu thiên nhiên.
B, Yêu quê hương đất nước.
C, Thân thiện, hiếu khách.
D, Phóng khoáng, nghĩa hiệp.
Đoạn thơ cuối là lời mời gọi chân thành của nhân vật trữ tình đến với quê hương mình. Sự hiếu khách, nhiệt tình của “tôi” thể hiện qua những câu thơ: Xin mời anh, mời bạn xa chín hướng mười phương/ Đến tổ ấm nhà tôi:/ Ngồi mổ gà, câu cá/ Uống rượu và hát ca... Đáp án: C
Questions 31-35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 31 [290415]: We were made _______ a lot of homework to prepare for the upcoming test.
A, to do
B, doing
C, do
D, did
Kiến thức về Động từ nguyên mẫu (to V)
Phân biệt 2 cấu trúc với “make”:
- Chủ động: make sb V: khiến, bắt ai đó làm gì
- Bị động: be made to V: bị bắt, buộc làm gì
Tạm dịch: Chúng tôi đã được giao rất nhiều bài tập về nhà để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Đáp án: A
Phân biệt 2 cấu trúc với “make”:
- Chủ động: make sb V: khiến, bắt ai đó làm gì
- Bị động: be made to V: bị bắt, buộc làm gì
Tạm dịch: Chúng tôi đã được giao rất nhiều bài tập về nhà để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới. Đáp án: A
Câu 32 [290416]: "Season in the sun" is one of ________ songs I've heard as a child.
A, the more meaningful
B, the most meaningful
C, the less meaningful
D, most meaningful
Kiến thức về so sánh hơn nhất
- Cấu trúc: one of the + so sánh hơn nhất: một trong những ... nhất
- Cấu trúc so sánh hơn nhất với tính từ dài: the most + adj
Tạm dịch: “Mùa nắng” là một trong những bài hát ý nghĩa nhất mà tôi được nghe khi còn nhỏ. Đáp án: B
- Cấu trúc: one of the + so sánh hơn nhất: một trong những ... nhất
- Cấu trúc so sánh hơn nhất với tính từ dài: the most + adj
Tạm dịch: “Mùa nắng” là một trong những bài hát ý nghĩa nhất mà tôi được nghe khi còn nhỏ. Đáp án: B
Câu 33 [743918]: Although Anna has _______, she has lived in France for almost half of her life.
A, the American nation
B, nationalism in America
C, a national of America
D, American nationality
Kiến thức về Cụm từ
- Dựa vào ngữ cảnh của câu, vị trí trống cần điền 1 cụm danh từ chỉ quốc tịch
A. "The American nation" sai vì cụm từ này không mang nghĩa rõ ràng về quốc tịch hoặc nguồn gốc quốc gia
B. "Nationalism in America" có nghĩa là chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ, không phải là cách diễn đạt thích hợp để nói về quốc tịch
C. "A national of America" không phổ biến khi nói về quốc tịch trong tiếng Anh
D. "American nationality" có nghĩa là quốc tịch Mỹ
=> Đáp án D
Tạm dịch: Mặc dù Anna có quốc tịch Mỹ, nhưng cô ấy đã sống ở Pháp gần nửa cuộc đời Đáp án: D
- Dựa vào ngữ cảnh của câu, vị trí trống cần điền 1 cụm danh từ chỉ quốc tịch
A. "The American nation" sai vì cụm từ này không mang nghĩa rõ ràng về quốc tịch hoặc nguồn gốc quốc gia
B. "Nationalism in America" có nghĩa là chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ, không phải là cách diễn đạt thích hợp để nói về quốc tịch
C. "A national of America" không phổ biến khi nói về quốc tịch trong tiếng Anh
D. "American nationality" có nghĩa là quốc tịch Mỹ
=> Đáp án D
Tạm dịch: Mặc dù Anna có quốc tịch Mỹ, nhưng cô ấy đã sống ở Pháp gần nửa cuộc đời Đáp án: D
Câu 34 [290418]: She wanted to go to ________ college to become a nurse.
A, a
B, an
C, the
D, N/A
Kiến thức về mạo từ
Khi đi tới một số địa điểm như: college/university (trường đại học), school (trường học), hospital (bệnh viện), prison (nhà tù),...:
- Nếu trước nó có mạo từ “the”: đi tới những nơi đó không đúng mục đích chính của nó (đến trường không phải để học, đến bệnh viện không phải để khám, đến nhà tù không phải vì có tội,...)
- Nếu trước nó không sử dụng mạo từ: đi tới những nơi đó đúng mục đích chính của nó
=> Trong câu này, cô ấy muốn đi học đại học để trở thành y tá là đúng mục đích => áp dụng cách dùng số 2
Tạm dịch: Cô ấy muốn đi học đại học để trở thành y tá. Đáp án: D
Khi đi tới một số địa điểm như: college/university (trường đại học), school (trường học), hospital (bệnh viện), prison (nhà tù),...:
- Nếu trước nó có mạo từ “the”: đi tới những nơi đó không đúng mục đích chính của nó (đến trường không phải để học, đến bệnh viện không phải để khám, đến nhà tù không phải vì có tội,...)
- Nếu trước nó không sử dụng mạo từ: đi tới những nơi đó đúng mục đích chính của nó
=> Trong câu này, cô ấy muốn đi học đại học để trở thành y tá là đúng mục đích => áp dụng cách dùng số 2
Tạm dịch: Cô ấy muốn đi học đại học để trở thành y tá. Đáp án: D
Câu 35 [290419]: He told her that he admired her paintings and she _____ the compliment by saying that she was a fan of his sculptures.
A, resaid
B, repaid
C, retold
D, returned
Kiến thức về Collocations (cách kết hợp từ)
- resaid /riːˈsed/ (v): nói lại hoặc đọc lại điều đã được nói hoặc đọc trước đó
- repaid /rɪˈpeɪd/ (v): trả lại tiền hoặc trả nợ
- retold /ˌriːˈtoʊld/ (v): kể lại
- returned /rɪˈtɜːrn/ (v): quay lại nơi ban đầu, trở về hoặc trả lại một vật cho ai đó
=> cụm từ return the compliment: đáp lại lời khen
Tạm dịch: Anh ấy nói với cô ấy rằng anh ấy ngưỡng mộ những bức tranh của cô ấy và cô ấy đáp lại lời khen bằng cách nói rằng cô ấy là một fan hâm mộ các tác phẩm điêu khắc của anh ấy. Đáp án: D
- resaid /riːˈsed/ (v): nói lại hoặc đọc lại điều đã được nói hoặc đọc trước đó
- repaid /rɪˈpeɪd/ (v): trả lại tiền hoặc trả nợ
- retold /ˌriːˈtoʊld/ (v): kể lại
- returned /rɪˈtɜːrn/ (v): quay lại nơi ban đầu, trở về hoặc trả lại một vật cho ai đó
=> cụm từ return the compliment: đáp lại lời khen
Tạm dịch: Anh ấy nói với cô ấy rằng anh ấy ngưỡng mộ những bức tranh của cô ấy và cô ấy đáp lại lời khen bằng cách nói rằng cô ấy là một fan hâm mộ các tác phẩm điêu khắc của anh ấy. Đáp án: D
Questions 36-40: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Câu 36 [290420]: If I had knew the time when the football match started, I would have told you.
A, If
B, had knew
C, when
D, would have told
Kiến thức về câu điều kiện loại 3
Cấu trúc: If + S + had Vp2, S + would/could/... + have Vp2
=> Dạng Vp2 của “know” là “known”
=> Sửa lỗi: knew => known
Tạm dịch: Nếu tôi biết thời gian trận đấu bóng đá bắt đầu thì tôi đã nói với bạn rồi. Đáp án: B
Cấu trúc: If + S + had Vp2, S + would/could/... + have Vp2
=> Dạng Vp2 của “know” là “known”
=> Sửa lỗi: knew => known
Tạm dịch: Nếu tôi biết thời gian trận đấu bóng đá bắt đầu thì tôi đã nói với bạn rồi. Đáp án: B
Câu 37 [743919]: It is at the amusement park where children celebrate their friend's birthday.
A, It is
B, the
C, where
D, friend's
Kiến thức về Đại từ quan hệ
Ta có:
- Cấu trúc "It is ... where ..." không đúng trong câu này. Cụ thể, "where" không phù hợp vì nó được dùng để chỉ địa điểm trong mệnh đề quan hệ, nhưng ở đây đã có "at the amusement park" xác định địa điểm rồi. Do đó, từ "where" là thừa và không cần thiết
- Cấu trúc nhấn mạnh với "It is ... that ..." được sử dụng để nhấn mạnh một phần cụ thể của câu. Ở đây, "at the amusement park" là phần cần nhấn mạnh, do đó phải sử dụng "that" thay vì "where"
=> Đáp án C
Tạm dịch: Chính tại công viên giải trí mà bọn trẻ tổ chức sinh nhật cho bạn của mình Đáp án: C
Ta có:
- Cấu trúc "It is ... where ..." không đúng trong câu này. Cụ thể, "where" không phù hợp vì nó được dùng để chỉ địa điểm trong mệnh đề quan hệ, nhưng ở đây đã có "at the amusement park" xác định địa điểm rồi. Do đó, từ "where" là thừa và không cần thiết
- Cấu trúc nhấn mạnh với "It is ... that ..." được sử dụng để nhấn mạnh một phần cụ thể của câu. Ở đây, "at the amusement park" là phần cần nhấn mạnh, do đó phải sử dụng "that" thay vì "where"
=> Đáp án C
Tạm dịch: Chính tại công viên giải trí mà bọn trẻ tổ chức sinh nhật cho bạn của mình Đáp án: C
Câu 38 [290422]: Everything went according to plan although there weresome problems, didn’t they?
A, Everything
B, according to plan
C, were
D, didn’t they
Kiến thức về câu hỏi đuôi
Cấu trúc câu hỏi đuôi: S + V, trợ động từ/động từ khuyết thiếu + (not) + S?
- Chủ ngữ của câu là đại từ bất định “Everything” => Chủ ngữ ở câu hỏi đuôi là “it”
- Động từ trong mệnh đề chính “went” là động từ thường ở quá khứ đơn và ở dạng khẳng định => dùng trợ động từ “didn’t”
=> Sửa lại: didn’t they => didn’t it
Tạm dịch: Mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch mặc dù có một số vấn đề phải không? Đáp án: D
Cấu trúc câu hỏi đuôi: S + V, trợ động từ/động từ khuyết thiếu + (not) + S?
- Chủ ngữ của câu là đại từ bất định “Everything” => Chủ ngữ ở câu hỏi đuôi là “it”
- Động từ trong mệnh đề chính “went” là động từ thường ở quá khứ đơn và ở dạng khẳng định => dùng trợ động từ “didn’t”
=> Sửa lại: didn’t they => didn’t it
Tạm dịch: Mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch mặc dù có một số vấn đề phải không? Đáp án: D
Câu 39 [743920]: The company had to adopt its marketing strategy to suit the preferences of a younger audience.
A, had to
B, adopt
C, preferences
D, a
Kiến thức về Từ dễ gây nhầm lẫn
Ta có
- "Adopt" có nghĩa là "nhận nuôi," hoặc được dùng khi nói về việc chọn hoặc áp dụng một cái gì đó
- Dựa vào ngữ cảnh của câu ý muốn diễn đạt là công ty phải điều chỉnh chiến lược marketing để phù hợp với sở thích của đối tượng trẻ tuổi => không dùng adopt
=> Đáp án B
=> Sửa: adopt thành adapt (điều chỉnh)
Tạm dịch: Công ty đã phải điều chỉnh chiến lược marketing của mình để phù hợp với sở thích của nhóm khách hàng trẻ tuổi Đáp án: B
Ta có
- "Adopt" có nghĩa là "nhận nuôi," hoặc được dùng khi nói về việc chọn hoặc áp dụng một cái gì đó
- Dựa vào ngữ cảnh của câu ý muốn diễn đạt là công ty phải điều chỉnh chiến lược marketing để phù hợp với sở thích của đối tượng trẻ tuổi => không dùng adopt
=> Đáp án B
=> Sửa: adopt thành adapt (điều chỉnh)
Tạm dịch: Công ty đã phải điều chỉnh chiến lược marketing của mình để phù hợp với sở thích của nhóm khách hàng trẻ tuổi Đáp án: B
Câu 40 [290424]: When the professor and secretary are on a business trip, I will be in charge of that position.
A, the
B, are
C, business trip
D, in charge of
Kiến thức về sự hòa hợp S-V
Khi hai danh từ chỉ cùng một người, cụ thể trong trường hợp này “the professor and secretary” (giáo sư và thư ký) nghĩa là chủ thể ở đây là 1 người (giáo sư kiêm luôn thư ký) => V chia số ít
=> Sửa lỗi: are => is
Tạm dịch: Khi giáo sư và thư ký đi công tác, tôi sẽ đảm nhiệm vị trí đó. Đáp án: B
Khi hai danh từ chỉ cùng một người, cụ thể trong trường hợp này “the professor and secretary” (giáo sư và thư ký) nghĩa là chủ thể ở đây là 1 người (giáo sư kiêm luôn thư ký) => V chia số ít
=> Sửa lỗi: are => is
Tạm dịch: Khi giáo sư và thư ký đi công tác, tôi sẽ đảm nhiệm vị trí đó. Đáp án: B
Questions 41-45: Mark the letter A, B, C or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Câu 41 [743922]: Of all the classes I have attended, public speaking is the hardest but most fun.
A, No other class I have taken was as tough nor as fascinating as public speaking.
B, No other class I have taken was harder nor less fun than public speaking.
C, All of the classes I have taken are more difficult and fascinating than public speaking.
D, All of the classes I have taken are easier than and as fun as public speaking.
Câu gốc: Trong tất cả các lớp học mà tôi đã tham gia, môn nói trước công chúng là khó nhất nhưng cũng thú vị nhất.
A. Không có lớp học nào tôi đã tham gia khó khăn hoặc thú vị như môn nói trước công chúng => Đúng
B. Không có lớp học nào tôi đã tham gia khó hơn hoặc kém thú vị hơn môn nói trước công chúng. => Sai nghĩa
C. Tất cả các lớp học tôi đã tham gia đều khó hơn và thú vị hơn môn nói trước công chúng. => Sai nghĩa
D. Tất cả các lớp học tôi đã tham gia đều dễ hơn và cũng thú vị như môn nói trước công chúng. => Sai nghĩa
=> Đáp án A Đáp án: A
A. Không có lớp học nào tôi đã tham gia khó khăn hoặc thú vị như môn nói trước công chúng => Đúng
B. Không có lớp học nào tôi đã tham gia khó hơn hoặc kém thú vị hơn môn nói trước công chúng. => Sai nghĩa
C. Tất cả các lớp học tôi đã tham gia đều khó hơn và thú vị hơn môn nói trước công chúng. => Sai nghĩa
D. Tất cả các lớp học tôi đã tham gia đều dễ hơn và cũng thú vị như môn nói trước công chúng. => Sai nghĩa
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 42 [290426]: “I claim that you took my purse”, she said to the housemaid.
A, She insisted on the housemaid taking her purse.
B, She accused the housemaid of having taken her purse.
C, She blamed the housemaid on having taken her purse.
D, She warned the housemaid against taking her purse.
Tạm dịch: “Tôi khẳng định rằng cô đã lấy ví của tôi,” cô nói với người giúp việc.
Xét các đáp án:
A. Sai cấu trúc: insist sb on Ving: khăng khăng ai đó làm gì => “on” phải đứng sau “the housemaid”
B. Cô cáo buộc người giúp việc đã lấy ví của cô.
=> Cấu trúc: accuse sb of Ving/having Vp2: buộc tội ai làm gì
C. Sai cấu trúc: blame sb for N/Ving: đổ lỗi cho ai vì điều gì
D. Cô cảnh cáo người giúp việc không được lấy ví của cô.
=> Cấu trúc: warn sb against Ving: cảnh báo ai không được làm gì
=> Sai nghĩa Đáp án: B
Xét các đáp án:
A. Sai cấu trúc: insist sb on Ving: khăng khăng ai đó làm gì => “on” phải đứng sau “the housemaid”
B. Cô cáo buộc người giúp việc đã lấy ví của cô.
=> Cấu trúc: accuse sb of Ving/having Vp2: buộc tội ai làm gì
C. Sai cấu trúc: blame sb for N/Ving: đổ lỗi cho ai vì điều gì
D. Cô cảnh cáo người giúp việc không được lấy ví của cô.
=> Cấu trúc: warn sb against Ving: cảnh báo ai không được làm gì
=> Sai nghĩa Đáp án: B
Câu 43 [290427]: It's such a pity! My father can’t attend my graduation ceremony.
A, My father had better attend my graduation ceremony.
B, If only my father were able to attend my graduation ceremony.
C, I wish my father could have attended my graduation ceremony.
D, It is regretted that my father can not attend my graduation ceremony.
Tạm dịch: Thật đáng tiếc! Bố tôi không thể tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.
Xét các đáp án:
A. Tốt hơn hết là bố tôi nên tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.
=> Cấu trúc: had better + V: tốt hơn hết nên làm gì
=> Sai nghĩaB. Giá như bố tôi có thể tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.
=> Câu ước ở hiện tại với “If only”: If only + S + Vqk
C. Giá như bố tôi có thể tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.
=> Câu ước ở quá khứ với “wish”: S + wish + S + V (QKHT)
D. Sai vì “cannot” phải viết liền Đáp án: B
Xét các đáp án:
A. Tốt hơn hết là bố tôi nên tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.
=> Cấu trúc: had better + V: tốt hơn hết nên làm gì
=> Sai nghĩaB. Giá như bố tôi có thể tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.
=> Câu ước ở hiện tại với “If only”: If only + S + Vqk
C. Giá như bố tôi có thể tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.
=> Câu ước ở quá khứ với “wish”: S + wish + S + V (QKHT)
D. Sai vì “cannot” phải viết liền Đáp án: B
Câu 44 [290428]: I don't think John broke the window because he wasn't here at that time.
A, John wouldn’t have broken the window since he wasn't here at that time.
B, John was unlikely to break the window considering the fact that he didn’t here at that time.
C, John can’t have broken the window owing to the fact that he was not here at that time.
D, John was unable to break the window as he wasn’t here at that time.
Tạm dịch: Tôi không nghĩ John đã làm vỡ cửa sổ vì anh ấy không ở đây vào thời điểm đó.
Xét các đáp án:
A. John đáng ra sẽ không làm vỡ cửa sổ vì lúc đó anh ấy không ở đây.
=> Sai nghĩa
=> Cấu trúc: wouldn’t have Vp2: đáng ra sẽ không làm gì (nhưng thực tế có làm)
B. Sai vì mệnh đề sau “that” bị thiếu động từ => didn’t => wasn’t
C. John không thể làm vỡ cửa sổ vì thực tế là anh ấy không có mặt ở đây vào thời điểm đó.
=> Cấu trúc: can’t have Vp2: không thể đã làm gì, diễn tả một sự việc gần như chắc chắn không thể đã xảy ra trong quá khứ, dựa trên những bằng chứng hoặc suy luận hợp lý.=> C đúng
D. John không thể phá cửa sổ vì lúc đó anh ấy không có mặt ở đây.
=> Cấu trúc: be able to V: có thể làm gì
=> Dùng để chỉ khả năng của ai đó tuy nhiên đề bài diễn tả phỏng đoán
=> Đáp án sai Đáp án: C
Xét các đáp án:
A. John đáng ra sẽ không làm vỡ cửa sổ vì lúc đó anh ấy không ở đây.
=> Sai nghĩa
=> Cấu trúc: wouldn’t have Vp2: đáng ra sẽ không làm gì (nhưng thực tế có làm)
B. Sai vì mệnh đề sau “that” bị thiếu động từ => didn’t => wasn’t
C. John không thể làm vỡ cửa sổ vì thực tế là anh ấy không có mặt ở đây vào thời điểm đó.
=> Cấu trúc: can’t have Vp2: không thể đã làm gì, diễn tả một sự việc gần như chắc chắn không thể đã xảy ra trong quá khứ, dựa trên những bằng chứng hoặc suy luận hợp lý.=> C đúng
D. John không thể phá cửa sổ vì lúc đó anh ấy không có mặt ở đây.
=> Cấu trúc: be able to V: có thể làm gì
=> Dùng để chỉ khả năng của ai đó tuy nhiên đề bài diễn tả phỏng đoán
=> Đáp án sai Đáp án: C
Câu 45 [290429]: His grandmother didn't recognize him until he spoke.
A, Until his grandmother recognized him, he spoke.
B, Only when his grandmother recognized him did he speak.
C, Not until he spoke did his grandmother recognize him.
D, It was not until he spoke, his grandmother still didn't recognize him.
Tạm dịch: Bà của anh đã không nhận ra anh cho đến khi anh nói.
Xét các đáp án:
A. Cho đến khi bà của anh nhận ra anh, anh đã nói.=> Sai nghĩa
B. Chỉ khi bà ngoại nhận ra anh, anh mới lên tiếng.=> Sai nghĩa
C. Mãi đến khi anh lên tiếng, bà ngoại mới nhận ra anh.
=> Cấu trúc đảo với “not until”: Not until + S + V + trợ động từ + S + V: mãi cho đến tận khi...thì...
D. Sai cấu trúc: It is/was...not until...that: mãi cho đến tận khi...thì... Đáp án: C
Xét các đáp án:
A. Cho đến khi bà của anh nhận ra anh, anh đã nói.=> Sai nghĩa
B. Chỉ khi bà ngoại nhận ra anh, anh mới lên tiếng.=> Sai nghĩa
C. Mãi đến khi anh lên tiếng, bà ngoại mới nhận ra anh.
=> Cấu trúc đảo với “not until”: Not until + S + V + trợ động từ + S + V: mãi cho đến tận khi...thì...
D. Sai cấu trúc: It is/was...not until...that: mãi cho đến tận khi...thì... Đáp án: C
Questions 46-52: Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the questions.
1. Green-space facilities are contributing to an important extent to the quality of the urban environment. Fortunately, it is no longer necessary that every lecture or every book about this subject has to start with the proof of this idea. At present, it is generally accepted, although more as a self-evident statement than on the basis of a closely-reasoned scientific proof. The recognition of the importance of green- spaces in the urban environment is a first step on the right way; this does not mean, however, that sufficient details are known about the functions of green- space in towns and about the way in which the inhabitants are using these spaces. As to this rather complex subject I shall, within the scope of this lecture, enter into one aspect only, namely the recreational function of green-space facilities.
2. The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention for forms of recreation far from home, whereas there was relatively little attention for improvement of recreational possibilities in the direct neighborhood of the home. We have come to the conclusion that this is not right, because an important part of the time which we do not spend sleeping or working, is used for activities at and around the home. So it is obvious that recreation in the open air has to begin at the street door of the house.
3. The urban environment has to offer as many recreational activities as possible, and the design of these has to be such that more obligatory activities can also have a recreational aspect. The very best standard of living is nothing if it is not possible to take a pleasant walk in the district, if the children cannot be allowed to play in the streets, because the risks of traffic are too great if during shopping you can nowhere find a spot for enjoying for a moment the nice weather, in short, if you only feel yourself at home after the street-door of your house is closed after you.
1. Green-space facilities are contributing to an important extent to the quality of the urban environment. Fortunately, it is no longer necessary that every lecture or every book about this subject has to start with the proof of this idea. At present, it is generally accepted, although more as a self-evident statement than on the basis of a closely-reasoned scientific proof. The recognition of the importance of green- spaces in the urban environment is a first step on the right way; this does not mean, however, that sufficient details are known about the functions of green- space in towns and about the way in which the inhabitants are using these spaces. As to this rather complex subject I shall, within the scope of this lecture, enter into one aspect only, namely the recreational function of green-space facilities.
2. The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention for forms of recreation far from home, whereas there was relatively little attention for improvement of recreational possibilities in the direct neighborhood of the home. We have come to the conclusion that this is not right, because an important part of the time which we do not spend sleeping or working, is used for activities at and around the home. So it is obvious that recreation in the open air has to begin at the street door of the house.
3. The urban environment has to offer as many recreational activities as possible, and the design of these has to be such that more obligatory activities can also have a recreational aspect. The very best standard of living is nothing if it is not possible to take a pleasant walk in the district, if the children cannot be allowed to play in the streets, because the risks of traffic are too great if during shopping you can nowhere find a spot for enjoying for a moment the nice weather, in short, if you only feel yourself at home after the street-door of your house is closed after you.
(Source: http://www.jiandati.com/q/4bBbbB)
Câu 46 [743923]: The main idea of this passage is that ______________.
A, high quality of life leads to the development of recreational activities
B, more attention should be paid for developing forms of recreation near home
C, priority must be given to the development of obligatory activities
D, green-space facilities should be better exploited to improve the quality of life
Ý chính của đoạn văn này là gì?
A. Chất lượng sống cao dẫn đến sự phát triển của các hoạt động giải trí. => Sai, vì mặc dù bài viết có nhắc đến các hoạt động giải trí, nhưng không có sự liên kết trực tiếp giữa chất lượng sống cao và sự phát triển của các hoạt động giải trí
B. Cần chú ý hơn đến việc phát triển các hình thức giải trí gần nhà. => Sai. Đáp án này chỉ đúng một phần vì đoạn văn có nhắc đến việc cần chú ý hơn đến các hoạt động giải trí gần nhà (đoạn 2)
C. Cần ưu tiên phát triển các hoạt động bắt buộc. => Sai. Bài viết không nói về việc ưu tiên các hoạt động bắt buộc, mà về việc làm thế nào để các cơ hội giải trí gần nhà có thể phát triển và mang lại lợi ích cho chất lượng sống
D. Cần khai thác tốt các cơ sở không gian xanh để cải thiện chất lượng cuộc sống. => Đúng
=> Đáp án D
Đáp án: D
A. Chất lượng sống cao dẫn đến sự phát triển của các hoạt động giải trí. => Sai, vì mặc dù bài viết có nhắc đến các hoạt động giải trí, nhưng không có sự liên kết trực tiếp giữa chất lượng sống cao và sự phát triển của các hoạt động giải trí
B. Cần chú ý hơn đến việc phát triển các hình thức giải trí gần nhà. => Sai. Đáp án này chỉ đúng một phần vì đoạn văn có nhắc đến việc cần chú ý hơn đến các hoạt động giải trí gần nhà (đoạn 2)
C. Cần ưu tiên phát triển các hoạt động bắt buộc. => Sai. Bài viết không nói về việc ưu tiên các hoạt động bắt buộc, mà về việc làm thế nào để các cơ hội giải trí gần nhà có thể phát triển và mang lại lợi ích cho chất lượng sống
D. Cần khai thác tốt các cơ sở không gian xanh để cải thiện chất lượng cuộc sống. => Đúng
=> Đáp án D
Đáp án: D
Câu 47 [743924]: According to paragraph 1, the importance of green spaces in the urban environment _____________.
A, is usually ignored
B, remains unknown
C, is partially recognized
D, has been fully recognized
Theo đoạn 1, tầm quan trọng của không gian xanh trong môi trường đô thị __________.
A. thường bị bỏ qua
B. vẫn chưa được biết rõ
C. chỉ được công nhận một phần
D. đã được công nhận hoàn toàn
Căn cứ vào thông tin:
The recognition of the importance of green- spaces in the urban environment is a first step on the right way; this does not mean, however, that sufficient details are known about the functions of green- space in towns and about the way in which the inhabitants are using these spaces.
(Việc nhận thức được tầm quan trọng của không gian xanh trong môi trường đô thị là bước đầu tiên đúng đắn; tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta đã biết đầy đủ các chi tiết về chức năng của không gian xanh trong các thành phố và cách mà cư dân sử dụng những không gian này)
=> Đáp án C Đáp án: C
A. thường bị bỏ qua
B. vẫn chưa được biết rõ
C. chỉ được công nhận một phần
D. đã được công nhận hoàn toàn
Căn cứ vào thông tin:
The recognition of the importance of green- spaces in the urban environment is a first step on the right way; this does not mean, however, that sufficient details are known about the functions of green- space in towns and about the way in which the inhabitants are using these spaces.
(Việc nhận thức được tầm quan trọng của không gian xanh trong môi trường đô thị là bước đầu tiên đúng đắn; tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta đã biết đầy đủ các chi tiết về chức năng của không gian xanh trong các thành phố và cách mà cư dân sử dụng những không gian này)
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 48 [743926]: According to paragraph 1, which of the following is NOT mentioned in the passage about green-space facilities?
A, They contribute to urban quality of life.
B, Their functions in urban settings are not fully understood.
C, The lecture will discuss one specific function of green spaces.
D, They are entirely irrelevant to urban development.
Theo đoạn 1, điều nào dưới đây không được đề cập về các cơ sở không gian xanh?
A. Chúng đóng góp vào chất lượng cuộc sống đô thị.
B. Chức năng của chúng trong môi trường đô thị chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
C. Bài giảng sẽ thảo luận về một chức năng cụ thể của không gian xanh.
D. Chúng hoàn toàn không liên quan đến sự phát triển đô thị.
Căn cứ vào thông tin:
Green-space facilities are contributing to an important extent to the quality of the urban environment.
(Cơ sở hạ tầng không gian xanh đang đóng góp một phần quan trọng vào chất lượng môi trường đô thị)
=> Không gian xanh quan trọng đối với sự phát triển đô thị
=> Đáp án D Đáp án: D
A. Chúng đóng góp vào chất lượng cuộc sống đô thị.
B. Chức năng của chúng trong môi trường đô thị chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
C. Bài giảng sẽ thảo luận về một chức năng cụ thể của không gian xanh.
D. Chúng hoàn toàn không liên quan đến sự phát triển đô thị.
Căn cứ vào thông tin:
Green-space facilities are contributing to an important extent to the quality of the urban environment.
(Cơ sở hạ tầng không gian xanh đang đóng góp một phần quan trọng vào chất lượng môi trường đô thị)
=> Không gian xanh quan trọng đối với sự phát triển đô thị
=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 49 [743930]: According to paragraph 2, what can the theoretical separation of living, working, traffic, and recreation lead to?
A, The disproportion of recreation facilities in the neighborhood.
B, The location of recreation facilities is far from home.
C, Relatively little attention for recreational possibilities.
D, The improvement of recreational possibilities in the neighborhood.
Theo đoạn 2, sự phân chia lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí có thể dẫn đến?
A. Sự mất cân đối trong các cơ sở giải trí trong khu vực.
B. Các cơ sở giải trí xa nhà.
C. Ít chú ý đến các khả năng giải trí.
D. Cải thiện khả năng giải trí trong khu vực.
Căn cứ vào thông tin:
there was relatively little attention for improvement of recreational possibilities in the direct neighborhood of the home
(Có ít sự chú ý đến việc cải thiện các khả năng giải trí ngay trong khu vực gần nhà)
=> Đáp án C Đáp án: C
A. Sự mất cân đối trong các cơ sở giải trí trong khu vực.
B. Các cơ sở giải trí xa nhà.
C. Ít chú ý đến các khả năng giải trí.
D. Cải thiện khả năng giải trí trong khu vực.
Căn cứ vào thông tin:
there was relatively little attention for improvement of recreational possibilities in the direct neighborhood of the home
(Có ít sự chú ý đến việc cải thiện các khả năng giải trí ngay trong khu vực gần nhà)
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 50 [743935]: The underlined word “disproportionate” in paragraph 2 is closest in meaning to __________.
A, insufficient
B, unbalanced
C, disaffected
D, unreasonable
Từ “disproportionate” trong đoạn 2 gần nghĩa nhất với
A. insufficient (adj) không đủ
B. unbalanced (adj) mất cân bằng
C. disaffected (adj) thất vọng
D. unreasonable (adj) phi lý
Dựa vào ngữ cảnh câu:
The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention for forms of recreation far from home
(Việc phân chia lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí, vốn đã được sử dụng trong quy hoạch đô thị và nông thôn trong nhiều năm qua, theo tôi đã dẫn đến sự chú trọng quá mức vào các hình thức giải trí xa nhà)
=> "Disproportionate" có nghĩa là mất cân bằng
=> Đáp án B Đáp án: B
A. insufficient (adj) không đủ
B. unbalanced (adj) mất cân bằng
C. disaffected (adj) thất vọng
D. unreasonable (adj) phi lý
Dựa vào ngữ cảnh câu:
The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention for forms of recreation far from home
(Việc phân chia lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí, vốn đã được sử dụng trong quy hoạch đô thị và nông thôn trong nhiều năm qua, theo tôi đã dẫn đến sự chú trọng quá mức vào các hình thức giải trí xa nhà)
=> "Disproportionate" có nghĩa là mất cân bằng
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 51 [743936]: The word "this" in paragraph 2 refers to ______.
A, The separation of living, working, traffic, and recreation in urban planning
B, The idea that recreation should always be far from home
C, The imbalance in attention given to distant recreational spaces versus local ones
D, The general concept of urban planning itself
Từ "this" trong đoạn 2 ám chỉ đến __________.
A. Sự phân chia lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí trong quy hoạch đô thị
B. Ý tưởng rằng giải trí luôn phải xa nhà
C. Sự mất cân đối trong sự chú trọng đến các không gian giải trí xa và gần
D. Khái niệm chung về quy hoạch đô thị
Dựa vào ngữ cảnh câu:
The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention for forms of recreation far from home, whereas there was relatively little attention for improvement of recreational possibilities in the direct neighborhood of the home. We have come to the conclusion that this is not right
(Việc phân chia lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí, vốn đã được sử dụng trong quy hoạch đô thị và nông thôn trong nhiều năm qua, theo tôi đã dẫn đến sự chú trọng quá mức vào các hình thức giải trí xa nhà, trong khi lại ít chú ý đến việc cải thiện các khả năng giải trí ngay gần khu vực sinh sống. Chúng ta đã đi đến kết luận rằng điều này là không đúng)
=> Từ "this" ám chỉ đến sự mất cân đối trong sự chú trọng đến giải trí xa nhà so với giải trí gần nhà
=> Đáp án C Đáp án: C
A. Sự phân chia lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí trong quy hoạch đô thị
B. Ý tưởng rằng giải trí luôn phải xa nhà
C. Sự mất cân đối trong sự chú trọng đến các không gian giải trí xa và gần
D. Khái niệm chung về quy hoạch đô thị
Dựa vào ngữ cảnh câu:
The theoretical separation of living, working, traffic, and recreation which for many years has been used in town-and-country planning, has in my opinion resulted in disproportionate attention for forms of recreation far from home, whereas there was relatively little attention for improvement of recreational possibilities in the direct neighborhood of the home. We have come to the conclusion that this is not right
(Việc phân chia lý thuyết giữa sống, làm việc, giao thông và giải trí, vốn đã được sử dụng trong quy hoạch đô thị và nông thôn trong nhiều năm qua, theo tôi đã dẫn đến sự chú trọng quá mức vào các hình thức giải trí xa nhà, trong khi lại ít chú ý đến việc cải thiện các khả năng giải trí ngay gần khu vực sinh sống. Chúng ta đã đi đến kết luận rằng điều này là không đúng)
=> Từ "this" ám chỉ đến sự mất cân đối trong sự chú trọng đến giải trí xa nhà so với giải trí gần nhà
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 52 [743938]: From the third paragraph, it can be inferred that the author values:
A, The convenience of shopping over outdoor activities.
B, The integration of recreational opportunities into everyday urban life.
C, The isolation of recreational spaces away from residential areas.
D, The elimination of all traffic to make urban areas safer.
Từ đoạn thứ ba, có thể suy luận rằng tác giả coi trọng:
A. Tiện lợi trong việc mua sắm hơn các hoạt động ngoài trời.
B. Sự tích hợp các cơ hội giải trí vào cuộc sống đô thị hàng ngày.
C. Sự cách ly các không gian giải trí xa khu vực dân cư.
D. Việc loại bỏ hoàn toàn giao thông để làm cho các khu vực đô thị an toàn hơn.
Căn cứ vào thông tin:
The urban environment has to offer as many recreational activities as possible
(Môi trường đô thị phải cung cấp càng nhiều hoạt động giải trí càng tốt)
=> Đáp án B Đáp án: B
A. Tiện lợi trong việc mua sắm hơn các hoạt động ngoài trời.
B. Sự tích hợp các cơ hội giải trí vào cuộc sống đô thị hàng ngày.
C. Sự cách ly các không gian giải trí xa khu vực dân cư.
D. Việc loại bỏ hoàn toàn giao thông để làm cho các khu vực đô thị an toàn hơn.
Căn cứ vào thông tin:
The urban environment has to offer as many recreational activities as possible
(Môi trường đô thị phải cung cấp càng nhiều hoạt động giải trí càng tốt)
=> Đáp án B Đáp án: B
Question 53-60: Read the passage carefully.
1. Sports have long been a powerful tool in shaping and reflecting national identity. The relationship between sports and national identity is complex, intertwined with historical, cultural, and political contexts. Through sporting events, nations not only showcase their athletic prowess but also their unity, values, and sense of pride. This phenomenon is evident in various forms, from the Olympic Games to local football matches, where the influence of sports on national identity is unmistakable.
2. One of the most significant ways sports influence national identity is through the creation of a shared sense of pride and belonging. When athletes represent their country on the global stage, they become symbols of national strength and capability. Victories are celebrated not just as individual achievements but as collective triumphs that elevate the nation’s status in the world. For example, when a nation wins a gold medal at the Olympics, the entire country often shares in the glory, fostering a sense of unity and national pride. This shared experience can strengthen the bond between citizens, making them feel part of something greater than themselves.
3. Furthermore, sports can serve as a unifying force in nations with diverse populations. In countries with multiple ethnic, linguistic, or cultural groups, sports can act as a common ground where differences are set aside in favor of a shared national identity. The World Cup, for instance, often sees people from all walks of life coming together to support their national team, regardless of their background. This temporary suspension of differences can reinforce the idea of a single, unified national identity, at least in the context of the sporting event.
4. However, the influence of sports on national identity is not always positive or straightforward. In some cases, sports can exacerbate divisions within a nation. For instance, when a particular region or ethnic group feels underrepresented in a national team, it can lead to feelings of exclusion and resentment. This was evident in the former Yugoslavia, where sports teams often mirrored the ethnic tensions that eventually led to the country’s breakup. In such cases, rather than unifying the nation, sports can highlight and even deepen existing divisions.
5. Moreover, the commercialization of sports has also had an impact on national identity. The increasing influence of global brands and sponsorships in sports can sometimes dilute the connection between a team and its national identity. For example, when athletes represent a multinational corporation as much as their country, the line between national pride and commercial interest can become blurred. This commercialization can lead to a situation where the primary motivation for participating in sports shifts from representing one’s country to achieving personal or financial gain, potentially weakening the role of sports in fostering national identity.
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
1. Sports have long been a powerful tool in shaping and reflecting national identity. The relationship between sports and national identity is complex, intertwined with historical, cultural, and political contexts. Through sporting events, nations not only showcase their athletic prowess but also their unity, values, and sense of pride. This phenomenon is evident in various forms, from the Olympic Games to local football matches, where the influence of sports on national identity is unmistakable.
2. One of the most significant ways sports influence national identity is through the creation of a shared sense of pride and belonging. When athletes represent their country on the global stage, they become symbols of national strength and capability. Victories are celebrated not just as individual achievements but as collective triumphs that elevate the nation’s status in the world. For example, when a nation wins a gold medal at the Olympics, the entire country often shares in the glory, fostering a sense of unity and national pride. This shared experience can strengthen the bond between citizens, making them feel part of something greater than themselves.
3. Furthermore, sports can serve as a unifying force in nations with diverse populations. In countries with multiple ethnic, linguistic, or cultural groups, sports can act as a common ground where differences are set aside in favor of a shared national identity. The World Cup, for instance, often sees people from all walks of life coming together to support their national team, regardless of their background. This temporary suspension of differences can reinforce the idea of a single, unified national identity, at least in the context of the sporting event.
4. However, the influence of sports on national identity is not always positive or straightforward. In some cases, sports can exacerbate divisions within a nation. For instance, when a particular region or ethnic group feels underrepresented in a national team, it can lead to feelings of exclusion and resentment. This was evident in the former Yugoslavia, where sports teams often mirrored the ethnic tensions that eventually led to the country’s breakup. In such cases, rather than unifying the nation, sports can highlight and even deepen existing divisions.
5. Moreover, the commercialization of sports has also had an impact on national identity. The increasing influence of global brands and sponsorships in sports can sometimes dilute the connection between a team and its national identity. For example, when athletes represent a multinational corporation as much as their country, the line between national pride and commercial interest can become blurred. This commercialization can lead to a situation where the primary motivation for participating in sports shifts from representing one’s country to achieving personal or financial gain, potentially weakening the role of sports in fostering national identity.
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Câu 53 [743939]: The best title of the passage can be ________.
A, The Benefits and Challenges of Sports
B, How Sports Shape National Identity
C, Sports: A Tool for National Development
D, The Influence of Sports on National Identity
Tiêu đề phù hợp nhất cho đoạn văn này là gì?
A. Lợi ích và thử thách của thể thao => Sai. Đoạn văn không tập trung vào việc phân tích những lợi ích và thách thức này một cách sâu sắc. Thay vào đó, nó chủ yếu khám phá cách thể thao hình thành và phản ánh bản sắc quốc gia
B. Thể thao hình thành bản sắc quốc gia như thế nào => Sai vì không phản ánh đủ các yếu tố khác như sự thương mại hóa và tác động tiêu cực của thể thao
C. Thể thao: Công cụ cho sự phát triển quốc gia => Sai. Tiêu đề này tập trung vào thể thao như một công cụ phát triển quốc gia, nhưng bài viết chủ yếu nói về ảnh hưởng của thể thao đối với bản sắc quốc gia.
D. Ảnh hưởng của thể thao đối với bản sắc quốc gia => Đúng
=> Đáp án D
Đáp án: D
A. Lợi ích và thử thách của thể thao => Sai. Đoạn văn không tập trung vào việc phân tích những lợi ích và thách thức này một cách sâu sắc. Thay vào đó, nó chủ yếu khám phá cách thể thao hình thành và phản ánh bản sắc quốc gia
B. Thể thao hình thành bản sắc quốc gia như thế nào => Sai vì không phản ánh đủ các yếu tố khác như sự thương mại hóa và tác động tiêu cực của thể thao
C. Thể thao: Công cụ cho sự phát triển quốc gia => Sai. Tiêu đề này tập trung vào thể thao như một công cụ phát triển quốc gia, nhưng bài viết chủ yếu nói về ảnh hưởng của thể thao đối với bản sắc quốc gia.
D. Ảnh hưởng của thể thao đối với bản sắc quốc gia => Đúng
=> Đáp án D
Đáp án: D
Câu 54 [743941]: According to paragraph 2, one major impact of sports on national identity is ________.
A, Cultivating a unified sentiment of national pride and solidarity
B, Facilitating opportunities for the pursuit of self-interest
C, Advancing the transnational proliferation of commercial enterprises
D, Fragmenting the cohesion of heterogeneous communities within a country.
Theo đoạn 2, một tác động lớn của thể thao đối với bản sắc quốc gia là __________.
A. Nuôi dưỡng một cảm giác đoàn kết và niềm tự hào quốc gia
B. Tạo cơ hội cho việc theo đuổi lợi ích cá nhân
C. Thúc đẩy sự phát triển xuyên quốc gia của các doanh nghiệp thương mại
D. Phân mảnh sự đoàn kết giữa các cộng đồng trong quốc gia
Căn cứ vào thông tin:
Victories are celebrated not just as individual achievements but as collective triumphs that elevate the nation’s status in the world
(Những chiến thắng không chỉ được ăn mừng như là thành tựu cá nhân mà còn là chiến thắng tập thể nâng cao vị thế của quốc gia trên thế giới)
=> Một trong những tác động lớn của thể thao là tạo ra niềm tự hào và sự đoàn kết quốc gia, đặc biệt khi các vận động viên đại diện cho quốc gia của mình và chiến thắng được coi là chiến thắng tập thể
=> Đáp án A Đáp án: A
A. Nuôi dưỡng một cảm giác đoàn kết và niềm tự hào quốc gia
B. Tạo cơ hội cho việc theo đuổi lợi ích cá nhân
C. Thúc đẩy sự phát triển xuyên quốc gia của các doanh nghiệp thương mại
D. Phân mảnh sự đoàn kết giữa các cộng đồng trong quốc gia
Căn cứ vào thông tin:
Victories are celebrated not just as individual achievements but as collective triumphs that elevate the nation’s status in the world
(Những chiến thắng không chỉ được ăn mừng như là thành tựu cá nhân mà còn là chiến thắng tập thể nâng cao vị thế của quốc gia trên thế giới)
=> Một trong những tác động lớn của thể thao là tạo ra niềm tự hào và sự đoàn kết quốc gia, đặc biệt khi các vận động viên đại diện cho quốc gia của mình và chiến thắng được coi là chiến thắng tập thể
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 55 [743942]: The phrase unifying force in paragraph 3 suggests that sports ________.
A, bridge cultural differences and ethnic disparities
B, prioritize economic imperatives at the detriment of societal cohesion
C, devise enduring strategies to resolve complex social challenges
D, diminish the preservation of cultural heterogeneity progressively
Cụm từ "unifying force" trong đoạn 3 ám chỉ rằng thể thao __________.
A. Làm cầu nối giữa sự khác biệt văn hóa và sự phân biệt sắc tộc
B. Ưu tiên các yếu tố kinh tế gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết xã hội
C. Thiết kế các chiến lược lâu dài để giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp
D. Dần dần làm giảm sự bảo tồn sự đa dạng văn hóa
Căn cứ vào ngữ cảnh:
Furthermore, sports can serve as a unifying force in nations with diverse populations
(Hơn nữa, thể thao có thể đóng vai trò như một lực lượng đoàn kết ở các quốc gia có dân số đa dạng)
=> Đáp án A Đáp án: A
A. Làm cầu nối giữa sự khác biệt văn hóa và sự phân biệt sắc tộc
B. Ưu tiên các yếu tố kinh tế gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết xã hội
C. Thiết kế các chiến lược lâu dài để giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp
D. Dần dần làm giảm sự bảo tồn sự đa dạng văn hóa
Căn cứ vào ngữ cảnh:
Furthermore, sports can serve as a unifying force in nations with diverse populations
(Hơn nữa, thể thao có thể đóng vai trò như một lực lượng đoàn kết ở các quốc gia có dân số đa dạng)
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 56 [743945]: In paragraph 4, the author implies that underrepresentation in national sports teams can ________.
A, encourage the cultivation of intercultural concord
B, amplify the separation among societal groups
C, incrementally fortify a cohesive national consciousness
D, consolidate mutual support within regional frameworks
Trong đoạn 4, tác giả ám chỉ rằng sự thiếu đại diện trong các đội thể thao quốc gia có thể __________.
A. khuyến khích sự hòa hợp văn hóa giữa các nhóm
B. tăng cường sự phân chia giữa các nhóm xã hội
C. dần dần củng cố ý thức quốc gia thống nhất
D. củng cố sự hỗ trợ lẫn nhau trong khuôn khổ khu vực
Dựa vào thông tin:
When a particular region or ethnic group feels underrepresented in a national team, it can lead to feelings of exclusion and resentment
(Khi một khu vực hoặc nhóm dân tộc cảm thấy thiếu đại diện trong đội tuyển quốc gia, điều này có thể dẫn đến cảm giác bị loại trừ và oán giận)
=> Đáp án B Đáp án: B
A. khuyến khích sự hòa hợp văn hóa giữa các nhóm
B. tăng cường sự phân chia giữa các nhóm xã hội
C. dần dần củng cố ý thức quốc gia thống nhất
D. củng cố sự hỗ trợ lẫn nhau trong khuôn khổ khu vực
Dựa vào thông tin:
When a particular region or ethnic group feels underrepresented in a national team, it can lead to feelings of exclusion and resentment
(Khi một khu vực hoặc nhóm dân tộc cảm thấy thiếu đại diện trong đội tuyển quốc gia, điều này có thể dẫn đến cảm giác bị loại trừ và oán giận)
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 57 [743947]: The word dilute in paragraph 5 is closest in meaning to ________.
A, strengthen
B, weaken
C, emphasize
D, unify
Từ "dilute" trong đoạn 5 có nghĩa gần nhất với __________.
A. strengthen (v) tăng cường
B. weaken (v) làm yếu đi
C. emphasize (v) nhấn mạnh
D. unify (v) đoàn kết
Căn cứ vào ngữ cảnh câu:
The increasing influence of global brands and sponsorships in sports can sometimes dilute the connection between a team and its national identity
(Ảnh hưởng ngày càng tăng của các thương hiệu toàn cầu và các nhà tài trợ trong thể thao đôi khi có thể làm mờ nhạt mối liên kết giữa đội thể thao và bản sắc quốc gia của họ)
=> "Dilute" có nghĩa là làm yếu đi hoặc làm mờ nhạt
=> Đáp án B Đáp án: B
A. strengthen (v) tăng cường
B. weaken (v) làm yếu đi
C. emphasize (v) nhấn mạnh
D. unify (v) đoàn kết
Căn cứ vào ngữ cảnh câu:
The increasing influence of global brands and sponsorships in sports can sometimes dilute the connection between a team and its national identity
(Ảnh hưởng ngày càng tăng của các thương hiệu toàn cầu và các nhà tài trợ trong thể thao đôi khi có thể làm mờ nhạt mối liên kết giữa đội thể thao và bản sắc quốc gia của họ)
=> "Dilute" có nghĩa là làm yếu đi hoặc làm mờ nhạt
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 58 [743949]: According to paragraph 5, commercialization of sports can ________.
A, drive athletes to strive for personal achievements and ambitions
B, reinforce the bond between sports teams and their national identity
C, overshadow the national pride associated with sports
D, Broaden the scope of representation and inclusivity in sports
Theo đoạn 5, sự thương mại hóa thể thao có thể __________.
A. thúc đẩy vận động viên cố gắng đạt được thành tích và tham vọng cá nhân
B. củng cố mối liên kết giữa đội thể thao và bản sắc quốc gia của họ
C. làm lu mờ niềm tự hào quốc gia gắn liền với thể thao|
D. mở rộng phạm vi đại diện và tính bao hàm trong thể thao
Dựa vào thông tin câu:
For example, when athletes represent a multinational corporation as much as their country, the line between national pride and commercial interest can become blurred
(Ví dụ, khi các vận động viên đại diện cho một tập đoàn đa quốc gia nhiều như đại diện cho quốc gia của họ, ranh giới giữa niềm tự hào quốc gia và lợi ích thương mại có thể trở nên mờ nhạt)
=> Sự thương mại hóa thể thao có thể làm mờ nhạt niềm tự hào quốc gia khi lợi ích thương mại trở nên quá quan trọng
=> Đáp án C Đáp án: C
A. thúc đẩy vận động viên cố gắng đạt được thành tích và tham vọng cá nhân
B. củng cố mối liên kết giữa đội thể thao và bản sắc quốc gia của họ
C. làm lu mờ niềm tự hào quốc gia gắn liền với thể thao|
D. mở rộng phạm vi đại diện và tính bao hàm trong thể thao
Dựa vào thông tin câu:
For example, when athletes represent a multinational corporation as much as their country, the line between national pride and commercial interest can become blurred
(Ví dụ, khi các vận động viên đại diện cho một tập đoàn đa quốc gia nhiều như đại diện cho quốc gia của họ, ranh giới giữa niềm tự hào quốc gia và lợi ích thương mại có thể trở nên mờ nhạt)
=> Sự thương mại hóa thể thao có thể làm mờ nhạt niềm tự hào quốc gia khi lợi ích thương mại trở nên quá quan trọng
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 59 [743950]: It can be inferred from the passage that ________.
A, sports always create a positive impact on national identity
B, global sporting events diminish the role of national identity.
C, national identity and sports are closely interlinked but can be affected by various factors
D, commercial interests in sports will replace the concept of national pride entirely
Có thể suy luận từ đoạn văn rằng __________.
A. thể thao luôn tạo ra tác động tích cực đối với bản sắc quốc gia
B. các sự kiện thể thao toàn cầu làm giảm vai trò của bản sắc quốc gia
C. bản sắc quốc gia và thể thao có mối liên kết chặt chẽ nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau
D. lợi ích thương mại trong thể thao sẽ thay thế hoàn toàn khái niệm tự hào quốc gia
Dựa vào thông tin:
The increasing influence of global brands and sponsorships in sports can sometimes dilute the connection between a team and its national identity
(Ảnh hưởng ngày càng tăng của các thương hiệu toàn cầu và các nhà tài trợ trong thể thao đôi khi có thể làm yếu đi mối liên kết giữa đội thể thao và bản sắc quốc gia)
=> Thể thao và bản sắc quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ, nhưng mối quan hệ này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thương mại hóa và sự phân chia trong xã hội
=> Đáp án C Đáp án: C
A. thể thao luôn tạo ra tác động tích cực đối với bản sắc quốc gia
B. các sự kiện thể thao toàn cầu làm giảm vai trò của bản sắc quốc gia
C. bản sắc quốc gia và thể thao có mối liên kết chặt chẽ nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau
D. lợi ích thương mại trong thể thao sẽ thay thế hoàn toàn khái niệm tự hào quốc gia
Dựa vào thông tin:
The increasing influence of global brands and sponsorships in sports can sometimes dilute the connection between a team and its national identity
(Ảnh hưởng ngày càng tăng của các thương hiệu toàn cầu và các nhà tài trợ trong thể thao đôi khi có thể làm yếu đi mối liên kết giữa đội thể thao và bản sắc quốc gia)
=> Thể thao và bản sắc quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ, nhưng mối quan hệ này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thương mại hóa và sự phân chia trong xã hội
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 60 [743953]: From paragraphs 3, 4, and 5, it can be concluded that ________.
A, sports reflect and sometimes amplify societal challenges
B, sports are universally recognized as a symbol of unity
C, ethnic tensions always lead to a lack of sports representation
D, commercialization is the primary cause of weakening national identity
Từ các đoạn 3, 4 và 5, có thể kết luận rằng __________.
A. thể thao phản ánh và đôi khi làm nổi bật các thách thức xã hội => Đúng. Thông tin nằm ở câu "In some cases, sports can exacerbate divisions within a nation" (Trong một số trường hợp, thể thao có thể làm trầm trọng thêm sự phân chia trong quốc gia)
B. thể thao được công nhận trên toàn cầu như một biểu tượng của sự đoàn kết => Sai. Mặc dù thể thao có thể là một biểu tượng đoàn kết, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, nhất là khi nó làm nổi bật các vấn đề sắc tộc hoặc khi bị thương mại hóa
C. căng thẳng sắc tộc luôn dẫn đến việc thiếu đại diện trong thể thao => Sai. Căng thẳng sắc tộc không phải lúc nào cũng dẫn đến thiếu đại diện trong thể thao
D. thương mại hóa là nguyên nhân chính làm suy yếu bản sắc quốc gia => Sai. Sự thương mại hóa có thể làm yếu đi niềm tự hào quốc gia nhưng không phải là nguyên nhân chính duy nhất
=> Đáp án A Đáp án: A
A. thể thao phản ánh và đôi khi làm nổi bật các thách thức xã hội => Đúng. Thông tin nằm ở câu "In some cases, sports can exacerbate divisions within a nation" (Trong một số trường hợp, thể thao có thể làm trầm trọng thêm sự phân chia trong quốc gia)
B. thể thao được công nhận trên toàn cầu như một biểu tượng của sự đoàn kết => Sai. Mặc dù thể thao có thể là một biểu tượng đoàn kết, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, nhất là khi nó làm nổi bật các vấn đề sắc tộc hoặc khi bị thương mại hóa
C. căng thẳng sắc tộc luôn dẫn đến việc thiếu đại diện trong thể thao => Sai. Căng thẳng sắc tộc không phải lúc nào cũng dẫn đến thiếu đại diện trong thể thao
D. thương mại hóa là nguyên nhân chính làm suy yếu bản sắc quốc gia => Sai. Sự thương mại hóa có thể làm yếu đi niềm tự hào quốc gia nhưng không phải là nguyên nhân chính duy nhất
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 61 [695033]: Bảng dưới đây thống kê chiều cao của học sinh nữ lớp 12.

Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm (kết quả làm tròn đến hàng phần chục) là

Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm (kết quả làm tròn đến hàng phần chục) là
A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án A.
Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là

Đáp án: A
Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là



Câu 62 [702592]: Cho hàm số đa thức
Hàm số
có đồ thị là đường cong trong hình vẽ bên. Hàm số
nghịch biến trên khoảng nào sau đây?




A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án A.
Dựa vào đồ thị hàm số
ta có: Hàm số
nghịch biến trên khoảng
Đáp án: A
Dựa vào đồ thị hàm số



Câu 63 [745758]: Cho
Tính tổng



A, 

B, 

C, 

D, 

HD: Chọn A
Vì hàm số có giới hạn hữu hạn tại
nên biểu thức tử nhận
làm nghiệm, hay 
Áp dụng vào giả thiết, được




Suy ra
Vậy
Đáp án: A
Vì hàm số có giới hạn hữu hạn tại



Áp dụng vào giả thiết, được





Suy ra


Câu 64 [974788]: Đạo hàm của hàm số
bằng biểu thức nào sau đây?

A, 

B, 

C, 

D, 


Chọn C
Đáp án: C
Câu 65 [50331]: Cho các số thực
khác 0 thỏa mãn
Tính giá trị của biểu thức



A, 

B, 

C, 

D, 

Đặt 
. (Các em có thể chọn
để làm bài này)
Suy ra



Chọn D. Đáp án: D



Suy ra





Câu 66 [348899]: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số
để đồ thị hàm số
có đúng hai đường tiệm cận?


A, 3.
B, 4.
C, 1.
D, 2.
Ta có 
Suy ra đồ thị hàm số đã cho luôn có TCN là
Lại có
Yêu cầu bài toán tương đương với:
TH1: Đồ thị có 1 tiệm cận đứng
TH2: Đồ thị có 1 tiệm cận đứng
Vậy
là các giá trị cần tìm.
Chọn đáp án A. Đáp án: A

Suy ra đồ thị hàm số đã cho luôn có TCN là

Lại có

Yêu cầu bài toán tương đương với:
TH1: Đồ thị có 1 tiệm cận đứng

TH2: Đồ thị có 1 tiệm cận đứng

Vậy

Chọn đáp án A. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 69

Câu 67 [745759]: Xác suất để đồng xu
xuất hiện mặt ngửa bằng

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án D.
Xác suất xuất hiện mặt sấp gấp 3 lần hay
mà
Suy ra xác suất xuất hiện ngửa là
Đáp án: D
Xác suất xuất hiện mặt sấp gấp 3 lần hay


Suy ra xác suất xuất hiện ngửa là

Câu 68 [745760]: Xác suất để khi gieo hai đồng xu một lần thì cả hai đều ngửa bằng
A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Xác suất xúc xắc 1 ra ngửa là
X
ác suất xúc xắc 2 ra ngửa là
Đáp án: B
Xác suất xúc xắc 1 ra ngửa là

ác suất xúc xắc 2 ra ngửa là


Câu 69 [745761]: Xác suất để khi gieo hai đồng xu hai lần thì cả hai lần các đồng xu đều ngửa bằng
A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Xác suất để khi gieo hai đồng xu hai lần thì cả hai lần các đồng xu đều ngửa là
Đáp án: B
Xác suất để khi gieo hai đồng xu hai lần thì cả hai lần các đồng xu đều ngửa là


Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 70 đến 71

Câu 70 [745765]: Tính tích vô hướng

A, 

B, 

C, 

D, 

Vì
là trung điểm của
nên 
Đáp án: A




Câu 71 [745767]: Nếu
tính diện tích của tam giác
(làm tròn đến hàng phần mười).


A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án D.
Xét
có:
là đường trung tuyến.
Ta có
Với
Suy ra
Đáp án: D
Xét




Ta có

Với


Suy ra

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 72 đến 73

Câu 72 [745772]:
bằng

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Ta có
Thay
vào
Đặt
Vì
nên phương trình có 1 nghiệm duy nhất

Đáp án: B
Ta có


Thay




Đặt


Vì





Câu 73 [745773]: Giá trị nhỏ nhất của
để
bằng


A, 2017.
B, 2018.
C, 2019.
D, 2010.

Từ




Từ




Dãy







Vậy giá trị nhỏ nhất thỏa mãn là 2019. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 76

Câu 74 [745774]: Trong 30 giây đầu tiên, có bao nhiêu ml nước bị rò rỉ ra ngoài (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của ml)?
A, 655 ml.
B, 69 ml.
C, 1367 ml.
D, 356 ml.
Chọn đáp án A.
Lượng nước bị rò rỉ ra ngoài sau 0,5 phút là


Hay 655 ml. Đáp án: A
Lượng nước bị rò rỉ ra ngoài sau 0,5 phút là


Hay 655 ml. Đáp án: A
Câu 75 [745775]: Sau 1 phút, có bao nhiêu lít nước trong bình tưới (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
A, 2,4 l.
B, 14,6 l.
C, 1,37 l.
D, 5,03 l.
Chọn đáp án D.
Số lít nước trong bình tưới sau 1 phút được tính bằng công thức
Đáp án: D
Số lít nước trong bình tưới sau 1 phút được tính bằng công thức


Câu 76 [745776]: Mất bao lâu bình tưới nước mới đầy (làm tròn đến hàng đơn vị của giây)?
A, 205 giây.
B, 199 giây.
C, 179 giây.
D, 201 giây.
Chọn đáp án B.
Gọi thời gian để tổng lượng nước đạt 16 lít là
Ta có:
Sử dụng máy tính, ta tìm được
phút hay 199 giây.
Đáp án: B
Gọi thời gian để tổng lượng nước đạt 16 lít là

Ta có:




Sử dụng máy tính, ta tìm được

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 77 đến 78

Câu 77 [745779]: Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án A.
Vì đồ thị hàm số
luôn nghịch biến nên
Vì đồ thị hàm số
luôn đồng biến nên
Đáp án: A
Vì đồ thị hàm số


Vì đồ thị hàm số


Câu 78 [745780]: Nếu
thì

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án C.
Gọi

và

Ta có
nên suy ra

Biết

và








Đáp án: C
Gọi

và

Ta có


Biết

và









Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 79 đến 81

Câu 79 [745781]: Với
giá trị nhỏ nhất của hàm số
trên đoạn
bằng



A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Thay
vào hàm số, ta được
Xét hàm số
trên đoạn
ta có 
Khi đó
Vậy giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn
là -1.
Đáp án: B
Thay


Xét hàm số




Khi đó

Vậy giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn

Câu 80 [745783]: Số giá trị nguyên của hàm số
để đồ thị hàm số
cắt đường thẳng
tại ba điểm phân biệt là



A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án D.
Phương trình hoành độ giao điểm là


Để
cắt đường thẳng
tại ba điểm phân biệt thì phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khác 0.
Phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt
Kết hợp điều kiện
Vậy có 12 giá trị nguyên của
thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Đáp án: D
Phương trình hoành độ giao điểm là




Để


Phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt


Kết hợp điều kiện


Vậy có 12 giá trị nguyên của

Câu 81 [745787]: Gọi
là hai điểm cực trị của hàm số
Gọi
là tập hợp các giá trị thực của
để
Tính tổng bình phương các phần tử của tập hợp






A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án D.
Xét hàm
có
nên hàm số luôn có 2 điểm cực trị
Áp dụng hệ thức Vi-ét:
mà


Tổng bình phương các phần tử của tập hợp
là
Đáp án: D
Xét hàm



Áp dụng hệ thức Vi-ét:






Tổng bình phương các phần tử của tập hợp


Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 82 đến 83

Câu 82 [745788]: Khi
tập nghiệm của bất phương trình là

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án C.
Thay
ta được

Đáp án: C
Thay





Câu 83 [745790]: Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên thuộc
của tham số
để bất phương trình nghiệm đúng với mọi
thuộc khoảng
?




A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn C
Xét hàm số
Ta có 
Suy ra hàm số luôn đồng biến trên tập xác định.

Dựa vào bảng biến thiên ta có bất phương trình nghiệm đúng với mọi
thuộc
khi 
Do
nguyên và thuộc đoạn
nên
Đáp án: C
Xét hàm số


Suy ra hàm số luôn đồng biến trên tập xác định.

Dựa vào bảng biến thiên ta có bất phương trình nghiệm đúng với mọi



Do



Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 84 đến 85

Câu 84 [745791]: Phương trình đường thẳng
là

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Vì
(tính chất của hình thoi) nên
Mà
Phương trình đường thẳng
có
và đi qua điểm
là
Đáp án: B
Vì


Mà


Phương trình đường thẳng




Câu 85 [745792]: Hoành độ của điểm
là

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Giao điểm của 2 đường chéo chính là tâm
của hình thoi
Tham số hóa tọa độ điểm
theo
ta được
Vì
nên




Mà
nên 
(1)
nên
(2)
Thay (2) vào (1), ta được:
Vì
có tung độ dương nên ta loại
Vậy
Đáp án: B
Giao điểm của 2 đường chéo chính là tâm

Tham số hóa tọa độ điểm



Vì









Mà







Thay (2) vào (1), ta được:



Vì


Vậy

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 86 đến 87

Câu 86 [745794]: Số đo góc nhị diện
xấp xỉ bằng

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án C.
Góc nhị diện
chính là
Tọa độ hóa hình hộp chữ nhật với
Xét
có
và
Xét
có
và
Ta có:
Đáp án: C
Góc nhị diện


Tọa độ hóa hình hộp chữ nhật với


Xét




Xét




Ta có:



Câu 87 [745796]: Khoảng cách từ
đến mặt phẳng
bằng


A, 

B, 

C, 

D, 


Gọi




Dựng


Dựng


Lại có



Nên


Tam giác





Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90

Câu 88 [745797]: Một vectơ chỉ phương của đường thẳng
là

A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án B.
Dựa vào phương trình đường thẳng, ta có một vectơ chỉ phương của đường thẳng
là
Đáp án: B
Dựa vào phương trình đường thẳng, ta có một vectơ chỉ phương của đường thẳng


Câu 89 [745798]: Mặt phẳng đi qua
và song song với cả hai đường thẳng
có phương trình là


A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án D.
Với
và
Mặt phẳng
song song với cả hai đường thẳng đã cho có vectơ pháp tuyến là
Mặt phẳng đi qua
và có vectơ pháp tuyến
có phương trình là
Đáp án: D
Với


Mặt phẳng


Mặt phẳng đi qua



Câu 90 [745799]: Đường thẳng vuông góc chung của
và
đi qua điểm nào sau đây?


A, 

B, 

C, 

D, 

Chọn đáp án A.
Lấy
Lấy

Để
vuông góc với cả 2 đường thẳng đã cho: 

(1)
Và

(2)
Từ (1) và (2), suy ra được


Đường thẳng có vectơ chỉ phương
và đi qua điểm
có phương trình là

Vậy đường thẳng vuông góc chung có thể đi qua
Đáp án: A
Lấy

Lấy


Để




Và



Từ (1) và (2), suy ra được



Đường thẳng có vectơ chỉ phương



Vậy đường thẳng vuông góc chung có thể đi qua

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Một nhóm gồm sáu giáo sư, cụ thể là G, M, P, A, B và R dự kiến sẽ có một buổi đào tạo các giảng viên mới được bổ nhiệm. Mỗi giáo sư đào tạo các giảng viên về một môn học khác nhau gồm Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý vào một trong các ngày khác nhau từ thứ hai đến thứ bảy trong tuần. Các thông tin về lịch đào tạo của các giáo sư như sau:
(1) Buổi giảng môn Hóa học diễn ra vào thứ ba nhưng không phải do giáo sư A tổ chức.
(2) Giáo sư G lên lịch giảng vào thứ tư và môn học không phải là Vật lý.
(3) Buổi giảng về Lịch sử và Địa lý được tổ chức vào hai ngày liên tiếp.
(4) Giáo sư A lên lịch giảng vào ngay ngày hôm sau buổi giảng bài của giáo sư M.
(5) Giáo sư P sẽ giảng bài môn Sinh học vào một ngày khác thứ hai và thứ bảy.
(1) Buổi giảng môn Hóa học diễn ra vào thứ ba nhưng không phải do giáo sư A tổ chức.
(2) Giáo sư G lên lịch giảng vào thứ tư và môn học không phải là Vật lý.
(3) Buổi giảng về Lịch sử và Địa lý được tổ chức vào hai ngày liên tiếp.
(4) Giáo sư A lên lịch giảng vào ngay ngày hôm sau buổi giảng bài của giáo sư M.
(5) Giáo sư P sẽ giảng bài môn Sinh học vào một ngày khác thứ hai và thứ bảy.
Câu 91 [289590]: Thứ 6 là buổi giảng bài của giáo sư nào?
A, B.
B, R.
C, A.
D, M.
Chọn đáp án D.
Từ dữ kiện (1) và (2), ta có bảng minh họa như sau:

Dữ kiện (1) và (4)
Giáo sư M không thể dạy vào thứ 2, giáo sư A không thể dạy vào thứ 3.
Giáo sư M và giáo sư A chỉ có thể lần lượt dạy vào buổi thứ 5 và thứ 6 hoặc thứ 6 và thứ 7.Kết hợp với dữ kiện (5)
Giáo sư P phải dạy vào buổi thứ 5; giáo sư M và giáo sư A dạy vào buổi thứ 6 và thứ 7.
Đáp án: D
Từ dữ kiện (1) và (2), ta có bảng minh họa như sau:

Dữ kiện (1) và (4)




Câu 92 [289591]: Môn học nào được lên lịch giảng vào thứ hai?
A, Vật lý.
B, Hóa học.
C, Địa lí.
D, Sinh học.
Chọn đáp án A.
Kết hợp với bảng câu số 53:

Và dữ kiện (3)
Môn Lịch sử và Địa lý dạy vào 2 ngày thứ 6 và thứ 7.Kết hợp với dữ kiện (2)
Thứ 4 giáo sư G phải dạy Toán học và môn Vật lý được dạy vào thứ 2.
Đáp án: A
Kết hợp với bảng câu số 53:

Và dữ kiện (3)



Câu 93 [289592]: Nếu giáo sư A giảng về lịch sử thì buổi giảng môn Địa lí sẽ diễn ra vào thứ mấy trong tuần?
A, Thứ Hai.
B, Thứ Tư.
C, Thứ năm.
D, Thứ sáu.
Chọn đáp án D.
Kết hợp với bảng câu số 54 và dữ kiện câu hỏi, ta có:
Đáp án: D
Kết hợp với bảng câu số 54 và dữ kiện câu hỏi, ta có:

Câu 94 [289593]: Buổi giảng của giáo sư P được lên lịch vào ngày nào trong tuần?
A, Thứ ba.
B, Thứ sáu.
C, Thứ năm.
D, Thứ tư.
Chọn đáp án C.
Kết hợp với bảng câu số 55, ta có:
Đáp án: C
Kết hợp với bảng câu số 55, ta có:

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 98
Thầy Duy gặp bốn anh chị em trong một gia đình. Khi thầy hỏi về tuổi tác thì nhận được các câu trả lời như sau:
▪ Thành: - Em là người lớn tuổi nhất.
- Em lớn tuổi hơn Hằng.
▪ Giáp: - Phương không phải là người lớn tuổi nhất.
- Tuổi của em chưa đến 20.
▪ Hằng: - Thành là người trẻ nhất.
- Tuổi của mỗi anh chị em là một số chính phương khác 1.
▪ Phương: - Hằng là người lớn tuổi thứ hai.
- Sự chênh lệch tuổi của hai anh chị em liên tiếp là không quá 10 tuổi.
Thầy Duy cũng biết rằng không có hai người nào trong số họ bằng tuổi nhau và Phương thì trẻ hơn Giáp. Mỗi người trong số anh em họ đưa ra một câu trả lời đúng và một câu trả lời sai.
▪ Thành: - Em là người lớn tuổi nhất.
- Em lớn tuổi hơn Hằng.
▪ Giáp: - Phương không phải là người lớn tuổi nhất.
- Tuổi của em chưa đến 20.
▪ Hằng: - Thành là người trẻ nhất.
- Tuổi của mỗi anh chị em là một số chính phương khác 1.
▪ Phương: - Hằng là người lớn tuổi thứ hai.
- Sự chênh lệch tuổi của hai anh chị em liên tiếp là không quá 10 tuổi.
Thầy Duy cũng biết rằng không có hai người nào trong số họ bằng tuổi nhau và Phương thì trẻ hơn Giáp. Mỗi người trong số anh em họ đưa ra một câu trả lời đúng và một câu trả lời sai.
Câu 95 [289470]: Ai là người lớn tuổi nhất?
A, Thành.
B, Giáp.
C, Hằng.
D, Không xác định được.
Phân tích đề bài, ta có:

Theo dữ kiện đề bài “Mỗi người trong số anh em họ đưa ra một câu trả lời đúng và một câu trả lời sai”. Vậy, có 2 trường hợp xảy ra: 
TH1: (1) đúng

Có nghĩa là: Thành là người lớn tuổi nhất thì chắc chắn Thành phải lớn tuổi hơn Hằng


TH2: (1) sai

Có nghĩa là: Thành không phải người lớn tuổi nhất và Thành lớn tuổi hơn Hằng.Vì Thành lớn tuổi hơn Hằng



Vì Thành không phải người lớn tuổi nhất



Giả sử, (3) sai

Có nghĩa là: Phương phải là người lớn tuổi nhất và tuổi của Giáp chưa đến 20 tuổi.
Mâu thuẫn với giả thiết cho: “Thầy Duy biết rằng Phương thì trẻ hơn Giáp”.
Từ đó, suy ra: (3) phải đúng

Minh họa:

Chọn đáp án B.
Vì:
• Thành không phải người lớn tuổi nhất;
• Thành lớn tuổi hơn Hằng;
• Phương không phải là người lớn tuổi nhất;

Câu 96 [289471]: Người có độ tuổi lớn thứ ba bao nhiêu tuổi?
A, 4.
B, 15.
C, 9.
D, 20.
Dựa vào thông tin phân tích giả thiết. Chọn đáp án C.
Vì:
• Tuổi của mỗi anh chi em là 1 số chính phương khác 1 thuộc dãy: 4, 9, 16, 25, 36, 49…..;
• Sự chênh lệch tuổi của hai anh chị em liên tiếp là không quá 10 tuổi;
• Tuổi của Giáp lớn hơn 20 tuổi.
Giáp là người lớn tuổi nhất là Giáp 25 tuổi.
Tuổi của 4 anh chị em lần lượt là: 4, 9, 16, 25.
Người 9 tuổi có độ tuổi lớn thứ ba trong 4 anh chị em. Đáp án: C
Vì:
• Tuổi của mỗi anh chi em là 1 số chính phương khác 1 thuộc dãy: 4, 9, 16, 25, 36, 49…..;
• Sự chênh lệch tuổi của hai anh chị em liên tiếp là không quá 10 tuổi;
• Tuổi của Giáp lớn hơn 20 tuổi.



Câu 97 [289472]: Nếu Phương 16 tuổi thì Thành bao nhiêu tuổi?
A, 25.
B, 15.
C, 4.
D, 9.
Chọn đáp án C.
Dựa vào thông tin phân tích giả thiết:
Nếu Phương 16 tuổi sẽ xảy ra duy nhất trường hợp sau:

Thành 9 tuổi. Đáp án: D
Dựa vào thông tin phân tích giả thiết:
Nếu Phương 16 tuổi sẽ xảy ra duy nhất trường hợp sau:


Câu 98 [289473]: Ai là người trẻ nhất?
A, Thành.
B, Hằng.
C, Phương.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các giả thiết chúng ta chỉ xác định được:
• Giáp là người lớn tuổi nhất;
• Tuổi của 4 anh chị em lần lượt là:
• Thành lớn tuổi hơn Hằng.
Có 2 trường hợp xảy ra:

Không thể xác định được ai là người trẻ nhất. Đáp án: D
Dựa vào các giả thiết chúng ta chỉ xác định được:
• Giáp là người lớn tuổi nhất;
• Tuổi của 4 anh chị em lần lượt là:

• Thành lớn tuổi hơn Hằng.


Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102
Câu 99 [380921]: Mức tiêu thụ điện trong nông nghiệp đã tăng bao nhiêu phần trăm trong giai đoạn 2022-2023 nếu so với giai đoạn 2017-2018?
A, 66%.
B, 33%.
C, 133%.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Vì ta không có số liệu cụ thể về tổng lượng mức tiêu thụ điện của từng giai đoạn nên không thể so sánh được giữa 2 giai đoạn
⇒ Đáp án D Đáp án: D
⇒ Đáp án D Đáp án: D
Câu 100 [380922]: Nếu tổng lượng điện tiêu thụ trong giai đoạn 2022-2023 bằng 1,2 lần tổng lượng điện tiêu thụ trong giai đoạn 2017-2018 thì có bao nhiêu ngành chắc chắn đã tăng hơn 50% trong cùng thời kỳ?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Gọi tổng lượng điện tiêu thụ năm 2017-2018 là x => tổng lượng điện tiêu thụ năm 2022-2023 là 1,2x
Xét sự tăng trưởng của từng ngành ta có:
Công nghiệp:
=> không tăng => loại
Nông nghiệp:
=> thỏa mãn > 50%
Cẩu – Kéo:
=> không tăng => loại
Hộ gia đình:
=> thỏa mãn > 50%
Thương mại: và ngành Khác đều có % giữa 2 giai đoạn là giống nhau => đều chỉ tăng 20% => không thỏa mãn
⇒ Chỉ có 2 ngành thỏa mãn
⇒ Đáp án B Đáp án: B
Xét sự tăng trưởng của từng ngành ta có:
Công nghiệp:

Nông nghiệp:

Cẩu – Kéo:

Hộ gia đình:

Thương mại: và ngành Khác đều có % giữa 2 giai đoạn là giống nhau => đều chỉ tăng 20% => không thỏa mãn
⇒ Chỉ có 2 ngành thỏa mãn
⇒ Đáp án B Đáp án: B
Câu 101 [380923]: Nếu tổng lượng điện tiêu thụ năm 2022-2023 bằng 1,5 lần tổng lượng điện tiêu thụ năm 2017-2018 thì mức tăng tiêu thụ điện của ngành nông nghiệp trong thời kỳ 2022-2023 tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 2017-2018?
A, 50%.
B, 100%.
C, 150%.
D, Đáp án khác.
Gọi tổng lượng điện tiêu thụ năm 2017-2018 là x => tổng lượng điện tiêu thụ năm 2022-2023 là 1,5x
⇒ Mức tăng tiêu thụ điện của ngành nông nghiệp trong thời kỳ 2022-2023 tăng so với năm 2017-2018 là:
⇒ Đáp án C Đáp án: C
⇒ Mức tăng tiêu thụ điện của ngành nông nghiệp trong thời kỳ 2022-2023 tăng so với năm 2017-2018 là:

⇒ Đáp án C Đáp án: C
Câu 102 [380924]: Mức tiêu thụ điện trong nông nghiệp tăng gấp đôi từ năm 2017-2018 đến năm 2022-2023. Vậy tổng lượng tiêu thụ điện đã tăng bao nhiêu phần trăm từ 2017-2018 đến 2022-2023?
A, 20%.
B, 25%.
C, 50%.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Gọi mức tiêu thụ điện trong nông nghiệp năm 2017-2018 là x => mức tiêu thụ điện trong nông nghiệp năm 2022-2023 là 2x
⇒ Tổng lượng tiêu thụ trăm từ 2017-2018 đến 2022-2023 đã tăng là:
⇒ Đáp án A Đáp án: A
⇒ Tổng lượng tiêu thụ trăm từ 2017-2018 đến 2022-2023 đã tăng là:

⇒ Đáp án A Đáp án: A
Vào đầu thế kỉ 20, một số mô hình nguyên tử được ra đời để giải thích cho cấu tạo của nguyên tử nhưng tuy nhiên các mô hình này không cung cấp một mô tả đầy đủ về trạng thái của các electron trong nguyên tử cũng như nhiều tính chất khác.
Từ đó dẫn đến việc phải có một mô hình mới ra đời: Mô hình hiện đại được đề xuất bởi nhà vật lý người Áo Erwin Schrödinger vào năm 1926. Theo mô hình hiện đại về nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác xuất tìm thấy các hạt electron là khác nhau, sự chuyển động này không theo một quỹ đạo nhất định và nó tạo thành một hình ảnh giống như đám mây electron (Hình vẽ bên). Tuy nhiên, ta có thể xác định được vùng không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%) và vùng không gian này gọi là Orbital nguyên tử (Atomic orbital – kí hiệu là AO).

Hình vẽ. Đám mây electron
Các electron sẽ được chia thành các lớp gọi là lớp electron. Số lớp electron (n) thể hiện kích thước của orbital nguyên tử. Giá trị n càng nhỏ thì kích thước orbital nguyên tử càng nhỏ, electron thuộc các lớp này càng gần hạt nhân và sẽ càng bị hút mạnh hơn về phía hạt nhân, dẫn đến electron sẽ có mức năng lượng thấp hơn so với electron thuộc các lớp ở xa hạt nhân, giá trị n lớn. Số lớp electron có thể có các giá trị nguyên là 1, 2, 3, …
Từ đó dẫn đến việc phải có một mô hình mới ra đời: Mô hình hiện đại được đề xuất bởi nhà vật lý người Áo Erwin Schrödinger vào năm 1926. Theo mô hình hiện đại về nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác xuất tìm thấy các hạt electron là khác nhau, sự chuyển động này không theo một quỹ đạo nhất định và nó tạo thành một hình ảnh giống như đám mây electron (Hình vẽ bên). Tuy nhiên, ta có thể xác định được vùng không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%) và vùng không gian này gọi là Orbital nguyên tử (Atomic orbital – kí hiệu là AO).

Hình vẽ. Đám mây electron
Các electron sẽ được chia thành các lớp gọi là lớp electron. Số lớp electron (n) thể hiện kích thước của orbital nguyên tử. Giá trị n càng nhỏ thì kích thước orbital nguyên tử càng nhỏ, electron thuộc các lớp này càng gần hạt nhân và sẽ càng bị hút mạnh hơn về phía hạt nhân, dẫn đến electron sẽ có mức năng lượng thấp hơn so với electron thuộc các lớp ở xa hạt nhân, giá trị n lớn. Số lớp electron có thể có các giá trị nguyên là 1, 2, 3, …
Câu 103 [382276]: Orbital nguyên tử là gì?
A, Khu vực không gian xung quanh hạt nhân có thể tìm thấy electron.
B, Khu vực không gian xung quanh hạt nhân.
C, Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron khoảng 90%.
D, Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron khoảng 95%.
Orbital nguyên tử (AO - Atomic Orbital) là vùng không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử, nơi có xác suất cao nhất tìm thấy electron.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 104 [382277]: Theo mô hình hiện đại và mô hình Rutherford – Bohr

Electron thuộc lớp n = 1 sẽ có mức năng lượng như thế nào so với electron thuộc lớp n = 4?

Electron thuộc lớp n = 1 sẽ có mức năng lượng như thế nào so với electron thuộc lớp n = 4?
A, Bằng nhau.
B, Lớn hơn.
C, Nhỏ hơn.
D, Không xác định.
n = 1 có mức năng lượng thấp nhất, vì gần hạt nhân nhất.
n = 4 xa hạt nhân hơn, lực hút yếu hơn, dễ bị kích thích hoặc tách ra khỏi nguyên tử hơn.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
n = 4 xa hạt nhân hơn, lực hút yếu hơn, dễ bị kích thích hoặc tách ra khỏi nguyên tử hơn.
⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 105 [382278]: Mỗi một lớp electron chỉ chứa được một lượng electron nhất định. Số electron tối đa trên một lớp được tính bằng công thức: a = 2×n2 với
Trong đó: a là số electron tối đa trong một lớp.
n là số thứ tự của lớp electron.
Nguyên tử bromine (Br) có số hiệu nguyên tử là 35, số lớp electron tối thiểu cần để chứa hết các electron trong nguyên tử bromine là

Trong đó: a là số electron tối đa trong một lớp.
n là số thứ tự của lớp electron.
Nguyên tử bromine (Br) có số hiệu nguyên tử là 35, số lớp electron tối thiểu cần để chứa hết các electron trong nguyên tử bromine là
A, 4 lớp.
B, 3 lớp.
C, 5 lớp.
D, 2 lớp.
Số hiệu nguyên tử của Br là 35, thay n = 4 vào công thức ta có:
a = 2×n2 = 2×42 = 32 ∿ 35
Nếu thay n = 5 thì a = 50 > 35 ( loại )
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
a = 2×n2 = 2×42 = 32 ∿ 35
Nếu thay n = 5 thì a = 50 > 35 ( loại )
⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Cơ hệ con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m, được gắn vào một đầu của một lò xo độ cứng k như Hình vẽ 1.

Để kích thích cho con lắc dao động ta có thể kéo vật nặng của con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ rồi thả nhẹ. Lúc này con lắc dao động điều hòa với chu kì:

Với m là khối lượng tính theo đơn vị kg, k là độ cứng lò xo tính theo đơn vị N/m thì chu kì T tính theo đơn vị giây (s).
Khi làm việc dài ngày trên các trạm không gian vũ trụ, việc theo dõi các chỉ số sức khoẻ như chiều cao, khối lượng cơ thể của các nhà du hành vũ trụ rất quan trọng. Khi đó cần có loại cân đặc biệt để xác định khối lượng của nhà du hành vũ trụ.
Dụng cụ này được thiết kế để cho phép các nhà du hành xác định khối lượng của họ ở điều kiện không trọng lượng. Nó là một cái ghế có khối lượng m gắn ở đầu một lò xo có độ cứng k. Đầu kia của lò xo được gắn vào một điểm cố định của trạm (Hình vẽ 2). Một máy đếm điện tử được kết nối với chiếc ghế có thể đo được chu kì dao động của ghế. Từ đó sử dụng các công thức trong dao động điều hoà của con lắc lò xo thì xác định được khối lượng M của nhà du hành vũ trụ.
Câu 106 [752089]: Cho các phát biểu bên dưới:
(I) Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc.
(II) Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
(III) Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo tỉ lệ với độ cứng k của lò xo.
(IV) Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo tỉ lệ với chiều dài của lò xo.
Số phát biểu đúng là
(I) Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc.
(II) Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
(III) Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo tỉ lệ với độ cứng k của lò xo.
(IV) Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo tỉ lệ với chiều dài của lò xo.
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Phát biểu (II) là đúng. Đáp án: A
Câu 107 [752092]: Trong ứng dụng của cơ hệ con lắc đơn để xác định khối lượng của nhà du hành vũ trụ được mô tả ở trên, theo đó khối lượng M của nhà du hành được xác định bởi
A, 

B, 

C, 

D, 

Ta có:
Đáp án: C

Câu 108 [752093]: Biết khối lượng của ghế là m = 4,00 kg và độ cứng k = 1,05.103 N/m chu kì đo được là 3,10 s khi đó khối lượng của du hành gia là
A, 92,1 kg.
B, 88,7 kg.
C, 68,5 kg.
D, 78,5 kg.
Khối lượng của du hành gia là 
Chọn D Đáp án: D

Chọn D Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 109 đến 111
Thay đổi cấu trúc hoá học của base nito là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới đột biến gene. Bảng 1.1 cho biết tên và đặc điểm của một số tác nhân đột biến thường gặp. Bảng 1.2 mô tả ba loại đột biến gene khác nhau (1-4) có thể gây ra (+) và (-) bởi tác động của các tác nhân đột biến bao gồm: 5-bromuaracin (5-BU), etylmetyl-sunfonat (EMS), hydroxylamin (HA) và acridin.
Bảng 1.1. Một số tác nhân đột biến thường gặp

Bảng 1.2. Đặc điểm của mỗi loại đột biến

Bảng 1.1. Một số tác nhân đột biến thường gặp

Bảng 1.2. Đặc điểm của mỗi loại đột biến

Câu 109 [741065]: Các tác nhân ở bảng 1.1 gây đột biến chủ yếu thông qua quá trình nào?
A, Quá trình nhân đôi DNA.
B, Quá trình sửa chữa DNA.
C, Quá trình dịch mã.
D, Quá trình phiên mã.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết
Thông qua quá trình nhân đôi DNA, vì chúng đều gây ra sự kết cặp sai giữa các base dẫn đến sự xuất hiện đột biến thay thế.
- 5 -BU: có thể liên kết bổ sung với cả A hoặc G tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học → Có thể gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-C hoặc G-C bằng A-T.
- EMS: làm G có thể bổ sung với cả A hoặc G tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học → Có thể gây đột biến thay thế cặp G-C bằng A-T hoặc ngược lại (tương tự 5-BU).
- Hydroxylamin: làm X có thể bổ sung với A → Gây đột biến thay thế cặp G-C bằng A-T. Đáp án: A
Lời giải chi tiết
Thông qua quá trình nhân đôi DNA, vì chúng đều gây ra sự kết cặp sai giữa các base dẫn đến sự xuất hiện đột biến thay thế.
- 5 -BU: có thể liên kết bổ sung với cả A hoặc G tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học → Có thể gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-C hoặc G-C bằng A-T.
- EMS: làm G có thể bổ sung với cả A hoặc G tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học → Có thể gây đột biến thay thế cặp G-C bằng A-T hoặc ngược lại (tương tự 5-BU).
- Hydroxylamin: làm X có thể bổ sung với A → Gây đột biến thay thế cặp G-C bằng A-T. Đáp án: A
Câu 110 [741066]: Có thể kết luận gì về đặc điểm của đột biến 3 được nêu ở bảng 1.2?
A, Gây ra đột biến không dịch khung.
B, Gây ra đột biến dịch khung.
C, Có thể không thay đổi chuỗi polipeptide do gene này tổng hợp.
D, Có thể làm thay đổi amino acid tại vị trí bộ ba xảy ra đột biến.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Xét đột biến 1 và đột biến 2 ta thấy:
+ Gây ra bởi 5-BU và EMS nên có thể là thay thế cặp A-T bằng G-C hoặc ngược lại.
+ Không do acridin → Không phải đột biến dịch khung → Đột biến điểm.
+ Đột biến 1 không gây ra bởi HA nên phải là đột biến thay thế một cặp A-T bằng G-C, đột biến 2 gây ra bởi HA nên đột biến 2 chỉ có thể là thay thế cặp G-C bằng cặp A-T.
Đột biến 3 gây ra bởi acridin → Đột biến dịch khung vì acridin thường cài vào giữa các base nito làm bóp méo cấu trúc ba chiều của chuỗi xoắn kép gây mất hoặc thêm nucleotide qua tái bản. Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Xét đột biến 1 và đột biến 2 ta thấy:
+ Gây ra bởi 5-BU và EMS nên có thể là thay thế cặp A-T bằng G-C hoặc ngược lại.
+ Không do acridin → Không phải đột biến dịch khung → Đột biến điểm.
+ Đột biến 1 không gây ra bởi HA nên phải là đột biến thay thế một cặp A-T bằng G-C, đột biến 2 gây ra bởi HA nên đột biến 2 chỉ có thể là thay thế cặp G-C bằng cặp A-T.
Đột biến 3 gây ra bởi acridin → Đột biến dịch khung vì acridin thường cài vào giữa các base nito làm bóp méo cấu trúc ba chiều của chuỗi xoắn kép gây mất hoặc thêm nucleotide qua tái bản. Đáp án: B
Câu 111 [741068]: Ở người, một trong các nguyên nhân gây ung thư võng mạc là do đột biến gene RB – mã hoá protein RB ức chế chuyển tiếp sang pha S của chu kì tế bào. Một bệnh di truyền khác là u xơ thần kinh, do đột biến gene NF1 mã hoá protetin neurofibromin có khả năng tăng cường hoạt tính GTPase của protein Ras – mã hoá bởi gene Ras và tham gia quá trình phosphorin hoá nội bào trong đáp ứng với các yếu tố sinh trưởng. Liên quan đến sự phát sinh ung thư, mỗi gene trên (gene RB và gene Ras) là gene tiền ung thư hay gene ức chế khối u?
A, Cả hai gene là gene tiền ung thư.
B, Cả hai gene là gene ức chễ khối u.
C, Gene RB là gene tiền ung thư, gene NF1 là gene ức chế khối u.
D, Gene NF1 là gene ức chế khối u, gene RB là gene tiền ung thư.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết
- Gene Rb mã hoá protein bình thường có chức năng ức chế chuyển tiếp sang pha S → Ức chế tăng sinh tế bào → Rb là gene ức chế khối u.
- Gene Ras mã hoá protein G tham gia chuỗi phosphorin hoá trong đáp ứng với các yếu tố sinh trưởng giúp kích thích tăng sinh tế bào → Ras là gene tiền ung thư. Đáp án: D
Lời giải chi tiết
- Gene Rb mã hoá protein bình thường có chức năng ức chế chuyển tiếp sang pha S → Ức chế tăng sinh tế bào → Rb là gene ức chế khối u.
- Gene Ras mã hoá protein G tham gia chuỗi phosphorin hoá trong đáp ứng với các yếu tố sinh trưởng giúp kích thích tăng sinh tế bào → Ras là gene tiền ung thư. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
SỐ DI TÍCH QUỐC GIA PHÂN THEO LOẠI DI TÍCH NƯỚC TA NĂM 2021

(Nguồn: gso.gov.vn)
Câu 112 [744519]: Cho biết các loại di tích ngoài di tích lịch sử chiếm bao nhiêu % trong tổng số di tích quốc gia năm 2021.
A, 48%.
B, 50,5%.
C, 43,3%.
D, 60,1%.
Tính số lượng các loại di tích khác:
o Số lượng các loại di tích khác = Tổng số di tích quốc gia - Số lượng di tích lịch sử.
o Công thức:
Số lượng di tích khác = 3590 – 1777 = 1813 di tích
Tính tỷ lệ phần trăm của các loại di tích khác:
o Tỷ lệ phần trăm = (Số lượng di tích khác / Tổng số di tích quốc gia) × 100.
o Công thức:
Tỷ lệ phần trăm = (1813 / 3590) x 100 ≈ 50, 50% Đáp án: B
o Số lượng các loại di tích khác = Tổng số di tích quốc gia - Số lượng di tích lịch sử.
o Công thức:
Số lượng di tích khác = 3590 – 1777 = 1813 di tích
Tính tỷ lệ phần trăm của các loại di tích khác:
o Tỷ lệ phần trăm = (Số lượng di tích khác / Tổng số di tích quốc gia) × 100.
o Công thức:
Tỷ lệ phần trăm = (1813 / 3590) x 100 ≈ 50, 50% Đáp án: B
Câu 113 [744523]: Di tích lịch sử ít hơn các loại di tích khác bao nhiêu di tích?
A, 40 di tích.
B, 39 di tích.
C, 37 di tích.
D, 36 di tích.
Tính số lượng các loại di tích khác:
o Số lượng các loại di tích khác = Tổng số di tích quốc gia - Số lượng di tích lịch sử.
• Công thức:
Số lượng di tích khác = 3590 – 1777 = 1813 di tích
Tính chênh lệch giữa di tích lịch sử và các loại di tích khác:
o Chênh lệch = Số lượng di tích khác - Số lượng di tích lịch sử.
• Công thức:
Chênh lệch = 1813 – 1777 = 36 di tích Đáp án: D
o Số lượng các loại di tích khác = Tổng số di tích quốc gia - Số lượng di tích lịch sử.
• Công thức:
Số lượng di tích khác = 3590 – 1777 = 1813 di tích
Tính chênh lệch giữa di tích lịch sử và các loại di tích khác:
o Chênh lệch = Số lượng di tích khác - Số lượng di tích lịch sử.
• Công thức:
Chênh lệch = 1813 – 1777 = 36 di tích Đáp án: D
Câu 114 [744524]: Các di tích là điều kiện để phát triển ngành nào dưới đây?
A, Công nghiệp.
B, Nông nghiệp.
C, Du lịch.
D, Lâm nghiệp.
Hướng dẫn: Di tích là điều kiện để phát triển ngành du lịch. Đáp án: C
Dựa vào tư liệu sau đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
“Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
(Tập biên bản của Đại hội đồng UNESCO họp ngày 20-10 đến 20-11-1987, trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2014, tr. 72-73)
Câu 115 [758619]: Nội dung nào sau đây không phải đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và thế giới?
A, Tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc.
B, Góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C, Chỉ đạo sự nghiệp giải phóng miền Nam (1975).
D, Sáng lập chính đảng vô sản của Việt Nam (1930).
Đáp án: C
Câu 116 [758620]: Nội dung nào sau đây là mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh?
A, Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
B, Dân quyền tự do và xã hội tiến bộ.
C, Độc lập gắn với người cày có ruộng.
D, Làm tư sản dân quyền cách mạng.
Đáp án: A
Câu 117 [758622]: Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO và nhân dân thế giới đánh giá cao và vinh danh vì đã
A, thiết lập quan hệ đối ngoại với tất cả các quốc gia trên thế giới.
B, có đóng góp quan trọng cho nhân loại trên nhiều phương diện.
C, trực tiếp tham gia cuộc vận động giải phóng dân tộc ở châu Phi.
D, góp phần vào quá trình thành lập và mở rộng Quốc tế Cộng sản.
Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình bằng cách tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Khi trúng cử, trở thành đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Tùy theo năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước. Khi trở thành công chức của nhà nước, tùy theo vị trí việc làm, cấp bậc quản lý mà công dân có thể có điều kiện và khả năng thuận lợi để trực tiếp tham gia quản lý, ra quyết định, tạo ra những tác động quan trọng cho xã hội. Công dân có thể tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý dựa trên quy định của Luật Trưng cầu ý dân. Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham gia, Nhà nước kỳ vọng người dân thực hiện quyền và trách nhiệm xã hội ở mức cao, mỗi công dân sẽ trực tiếp đóng góp ý kiến, trí tuệ vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nguồn: Tạp chí Tổ chức Nhà nước
Câu 118 [757579]: Dựa vào thông tin trên công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng việc làm cụ thể nào sau đây?
A, Tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.
B, Khi trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì công dân mới được thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C, Mọi công dân đều có quyền trực tiếp tham gia quản lý, ra quyết định, tạo ra những tác động quan trọng cho xã hội.
D, Mọi công dân Việt Nam được tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
Đáp án A. Tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.
Giải thích: Dựa trên thông tin trong đoạn văn, việc tham gia ứng cử là một trong những cách cụ thể để công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Đáp án: A
Giải thích: Dựa trên thông tin trong đoạn văn, việc tham gia ứng cử là một trong những cách cụ thể để công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Đáp án: A
Câu 119 [757580]: Nội dung nào sau đây không phải là quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A, Biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
B, Ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
C, Tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, hội họp.
D, Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Đáp án D. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Giải thích: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội không bao gồm nội dung tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, vì đây là trách nhiệm và nghĩa vụ chung của công dân, không phải quyền. Đáp án: D
Giải thích: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội không bao gồm nội dung tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, vì đây là trách nhiệm và nghĩa vụ chung của công dân, không phải quyền. Đáp án: D
Câu 120 [757581]: Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham gia, Nhà nước kỳ vọng người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước bằng những việc làm nào sau đây?
A, Mọi công dân đều thực hiện tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
B, Công dân sẽ trực tiếp đóng góp ý kiến, trí tuệ vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
C, Mọi công dân sẽ thực hiện tham gia ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
D, Công dân sẽ thực hiện quyền dân chủ của mình ở quyền lực tối thượng.
Đáp án B. Công dân sẽ trực tiếp đóng góp ý kiến, trí tuệ vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Giải thích: Theo đoạn trích, Nhà nước kỳ vọng công dân tham gia bằng cách đóng góp ý kiến, trí tuệ vào các chủ trương, chính sách và pháp luật. Đáp án: B
Giải thích: Theo đoạn trích, Nhà nước kỳ vọng công dân tham gia bằng cách đóng góp ý kiến, trí tuệ vào các chủ trương, chính sách và pháp luật. Đáp án: B