Câu 1 [754713]: “Cả đoàn người lũ lượt kéo tới ruộng lầy có chuối mọc, đến thác Đang hoa nở, từ bờ sông lớn, gốc cây xoài ngả nghiêng. Họ kéo tới vùng bà Hơ-bút, bà Hơ-tang đang dệt vải, nhìn thấy mái nhà mẹ Đung, mẹ Đai, thấy cây kơ-pa cao, cây kơ-lơng ngọn đụng tới Mặt Trời. Xing Nhã đo gốc cây vừa tròn một thoi chỉ. Gốc cây kơ-lơng lớn đến nỗi phải đi vòng một năm mới giáp gốc, năm tháng mới mút cành, lá dài hơn một dặm cánh chim bay.”
(Sử thi Gia Rai, Xing Nhã, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Xác định chi tiết kì ảo trong đoạn trích.
A, Đoàn người lũ lượt kéo tới ruộng lầy có chuối mọc.
B, Đoàn người đến thác Đang hoa nở, từ bờ sông lớn, gốc cây xoài ngả nghiêng.
C, Gốc cây kơ-lơng lớn đến nỗi phải đi vòng một năm mới giáp gốc, năm tháng mới mút cành, lá dài hơn một dặm cánh chim bay.
D, Đoàn người tới vùng bà Hơ-bút, bà Hơ-tang đang dệt vải.
Chi tiết “Gốc cây kơ-lơng lớn đến nỗi phải đi vòng một năm mới giáp gốc, năm tháng mới mút cành, lá dài hơn một dặm cánh chim bay.” là chi tiết kì ảo, phóng đại kích thước khổng lồ của cây kơ-lơng. Đáp án: C
Câu 2 [754717]: “Tô Ngọc hiền mà đa trí, giỏi việc cửa nhà, lại càng giỏi việc nông tang, cho nên gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông, trước sinh hai trai, sau sinh hai gái. Con trưởng là Báo Sơn, con thứ là Kỳ Sơn, đều có trang mạo kì vĩ, đến khi lớn lên, văn mô vũ toán, không gì là không đầy đủ. Mai Đế mừng vì trong nhà có điềm vui, việc trong việc ngoài không có gì là không quan tâm.”
(Lý Tế Xuyên, Hương Lãm Mai Đế kí, theo Việt điện u linh tập, NXB Văn học, 2008)
Đặc điểm nào sau đây không thuộc về nhân vật nàng Tô Ngọc?
A, Giỏi việc nông tang.
B, Hiền mà đa trí.
C, Trang mạo kì vĩ.
D, Giỏi việc cửa nhà.
Dựa vào câu văn: “Tô Ngọc hiền mà đa trí, giỏi việc cửa nhà, lại càng giỏi việc nông tang, cho nên gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông, trước sinh hai trai, sau sinh hai gái.”
→ Nhân vật nàng Tô Ngọc không có đặc điểm trang mạo kì vĩ. Đáp án: C
Câu 3 [754718]: “Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước lại, chén tiếu đàm mời mọc Trích Tiên,
Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng hoạ thì thầm Lão Đỗ,
Tươi nét mặt thư sinh lồ lộ, bưng mắt trần toan đập cửa phù đồ
Rửa buồng gan du tử nhơn nhơn, giương tay Tạo rắp xoay cơn khí số”

(Cao Bá Quát, Tài tử đa cùng phú, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Hoài bão của nhân vật trữ tình được thể hiện qua chi tiết nào?
A, Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước lại.
B, Giương tay Tạo rắp xoay cơn khí số.
C, Bưng mắt trần toan đập cửa phù đồ.
D, Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào.
Chi tiết “Giương tay Tạo rắp xoay cơn khí số.” thể hiện rõ nhất hoài bão của nhân vật trữ tình. “Tạo” ở đây là Tạo hóa, là trời đất còn “xoay cơn khí số” thể hiện tham vọng thay đổi vận mệnh, xoay chuyển càn khôn của nhân vật trữ tình. Đáp án: B
Câu 4 [754714]: “Thuở hỗn mang chưa có gì được tạo lập chỉ mới có hai đấng cùng thành hình một lượt là Nhiêu Vương (tức Ngọc Hoàng) và Bàn Cổ. Nhiêu Vương có ba trăm sáu con mắt, Bàn Cổ có ba trăm sáu thân hình.
Con mắt bên trái của Nhiêu Vương sinh ra mặt trời (dương), con mắt bên phải sinh ra mặt trăng (âm), đầu làm thành trời, chân làm thành đất. Còn loài người thì do tâm của Bàn Cổ mà sinh ra, trong đó có Bàn Vũ.”

(Thần thoại Mán, Tạo lập vũ trụ, NXB Sáng tạo, 1970)
Theo đoạn trích, loài người sinh ra từ đâu?
A, Từ con mắt bên trái của Nhiêu Vương.
B, Từ tâm của Bàn Cổ.
C, Từ con mắt bên phải của Nhiêu Vương.
D, Từ đầu của Nhiêu Vương.
Dựa vào câu văn: “Còn loài người thì do tâm của Bàn Cổ mà sinh ra, trong đó có Bàn Vũ.”
→ Theo đoạn trích, loài người sinh ra từ tâm của Bàn Cổ. Đáp án: B
Câu 5 [754715]:
“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám,
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,
Đen gần mực, đỏ gần son.”
(Nguyễn Trãi, Bảo kính cảnh giới, bài 21, theo Nguyễn Trãi thơ và đời, NXB Văn học, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng về ngôn ngữ của bài thơ?
A, Lời thơ đậm màu sắc suy tư, chiêm nghiệm.
B, Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
C, Vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian để đưa vào lời thơ.
D, Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.
Bài thơ không sử dụng ngôn ngữ trang trọng, cổ điển mà sử dụng nhiều từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu và những hình ảnh gần gũi với đời sống dân gian. Đáp án: D
Câu 6 [754719]:
“Chiến trường ngày càng găng. Mấy tháng tôi mới mò mẫm về thăm được vài giờ rồi đi. Mỗi lần đi tôi lại mang về ít đồ ăn cho anh em, và không bao giờ quên cái hơi âm ấm và cảm giác ngưa ngứa trên da mặt. À, hình như tôi chưa bao giờ thấy vợ tôi khóc. Trước mặt tôi chỉ toàn là động viên, cười tươi như hoa coi bộ cứng cỏi lắm, nhưng nhìn trong mắt, tôi biết cô ta còn để dành nước mắt. Lát nữa tôi đi, tha hồ úp mặt xuống giường. Những đau khổ trong lòng cũng như ngoài thể xác chẳng bao giờ người đàn bà tốt nết lại dễ dàng thổ lộ với chồng anh ạ.”
(Nguyễn Thi, Im lặng, theo vannghequandoi.com.vn)
Đoạn văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc nào của người chồng dành cho người vợ?
A, Xót xa, thương cảm.
B, Dửng dưng, vô tâm.
C, Thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương.
D, Ngợi ca, trân trọng.
Đoạn văn thể hiện sự thấu hiểu và tình cảm yêu thương của người chồng dành cho vợ. Anh nhận ra vợ luôn tỏ ra cứng cỏi, vui vẻ để động viên chồng, nhưng ẩn sâu bên trong là những nỗi đau, những giọt nước mắt kìm nén. Anh nhận ra từng biểu hiện nhỏ của vợ, hiểu được những hy sinh thầm lặng của vợ. Điều này cho thấy sự yêu thương, trân trọng mà người chồng dành cho người vợ tảo tần, giàu tình cảm và đức hy sinh của mình. Đáp án: C
Câu 7 [754720]:
“Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất

Người tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”
Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón

Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.
(Phạm Tiến Duật, Gửi em cô gái thanh niên xung phong, theo dantri.com.vn)
Đặc điểm nào sau đây không thuộc về cô gái thanh niên xung phong?
A, Áo em hình như trắng nhất.
B, Ranh mãnh.
C, Tinh nghịch.
D, Cái miệng em ngoa.
Câu thơ “Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón” cho thấy “ranh mãnh” là đặc điểm của đêm tối, không phải chỉ cô gái thanh niên xung phong. Đáp án: B
Câu 8 [754724]:
“Tổ ong lủng lẳng trên cành,
Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!
Cáo già nhè nhẹ lên cây,
Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn.
Ong thấy cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.
Châm đầu, châm mắt cáo già,
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.”
(Hồ Chí Minh, Con cáo và tổ ong, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 38, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn thơ trên?
A, Thể thơ lục bát; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc; hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng.
B, Đoạn thơ có sự kết hợp yếu tố trữ tình với tự sự.
C, Đoạn thơ chứa đựng thông điệp: Lòng yêu giống nòi và tinh thần đoàn kết là sức mạnh để đánh đuổi bè lũ xâm lăng.
D, Cốt truyện biến hoá phức tạp.
Cốt truyện trong đoạn thơ không biến hoá phức tạp mà rất đơn giản, chỉ kể về cuộc đối đầu giữa đàn ong và cáo già, cáo định cướp tổ ong, ong đoàn kết chống lại và đuổi được cáo. Đáp án: D
Câu 9 [754722]:
“Lúc Vương tử Cán đầy tuổi tôi, cốt cách tướng mạo khôi ngô, đẫy đà khác hẳn người thường. Đến khi biết nói, Vương tử Cán đối đáp gãy gọn, cử chỉ không khác gì người lớn. Mỗi khi các quan văn võ vào thăm, vương tử tiếp đón với dáng điệu nghiêm chỉnh. Có người cách hàng năm mới gặp, Vương tử cũng nhớ rất rõ họ, tên kể lại chuyện cũ vanh vách. Chúa sai quan từ hàn làm bài tụng 16 chữ, để viên a bảo dạy truyền miệng cho vương tử. Vương tử chỉ nghe qua một lượt là đọc thuộc liền. Thấy vậy chúa càng quý Vương tử Cán bội phần. Cũng do đó, Thị Huệ mới ngầm có ý muốn cướp ngôi Thế tử.”
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, NXB Văn học, 2005)
Chi tiết nào sau đây không miêu tả đặc điểm của Vương tử Cán?
A, Tướng mạo khôi ngô, đẫy đà.
B, Ngầm có ý muốn cướp ngôi Thế tử.
C, Đối đáp gãy gọn.
D, Dáng điệu nghiêm chỉnh.
Trong đoạn trích, Vương tử Cán được miêu tả là người có cốt cách tướng mạo khôi ngô, đẫy đà, đối đáp gãy gọn, dáng điệu nghiêm chỉnh.
→ Vương tử Cán không ngầm có ý muốn cướp ngôi Thế tử. Đáp án: B
Câu 10 [754723]:
“BAXANIÔ - Đó là quý ngài Antôniô.
SAILÔC (nói riêng) - Trông rõ ra vẻ một tên tài phú giảo quyệt! Ta ghét hắn vì hắn theo đạo Cơ đốc, nhưng ta còn ghét hắn nhiều hơn nữa vì hắn ngu dại đê hèn, cho vay tiền không lấy lãi, làm cho lợi suất của tiền bạc ở Vơnidơ này sụt xuống. Một ngày nào đó, ta mà tóm được hắn hở cơ, phải biết là ta sẽ trả mỗi hận thù lâu đời của ta đối với hắn cho thỏa thuê! Hắn thù ghét dân tộc thần thánh của bọn ta, và ngay ở những nơi các lái buôn tụ tập đông nhất, hắn thóa mạ ta, thóa mạ các công việc giao dịch của ta, những lời lãi chính đáng của ta, mà hắn gọi là lãi nặng. Ta mà tha cho hắn, thì cứ xin cho nòi giống của ta bị nguyền rủa!”
(William Shakespeare, Người lái buôn thành Vơnidơ, theo Tuyển tập tác phẩm - William Shakespeare, NXB Sân khấu, 2006)
Lời thoại của Sailốc bộc lộ thái độ nào đối Antôniô?
A, Dửng dưng, lạnh lùng.
B, Thấu hiểu, đồng cảm.
C, Căm giận, tức tối.
D, Khoan dung, độ lượng.
Lời thoại của Sailốc chứa đựng những từ ngữ thể hiện rõ sự căm ghét và tức tối đối với Antôniô: ta ghét hắn, ta sẽ trả mỗi hận thù lâu đời của ta đối với hắn cho thỏa thuê, ta mà tha cho hắn, thì cứ xin cho nòi giống của ta bị nguyền rủa… Đáp án: C
Câu 11 [754725]:
“Vào khoảng giữa buổi sáng vẫn thường có một bầy sẻ năm bảy con ở đâu bay đến kiếm ăn nơi hành lang trước cửa sổ nhà tôi, ở đó tôi đã vãi một nhúm gạo nhỏ dành sẵn cho chúng; lân la quen dần đến nỗi chúng vào hẳn trong nhà, quanh quẩn ngay chỗ tôi ngồi làm việc. Thế rồi một hôm đang mải viết thình lình tôi nghe một tiếng “đoàng” vang lên nơi vòm lá cây long não trước hành lang, bầy chim sẻ đang nhặt gạo gần đấy cất cánh bay vù đi như những bóng nắng. Nhìn xuống đường, tôi thấy một gã du đãng đang vác súng bắn chim lững thững bỏ đi. Lũ trẻ con nhặt mang lên cho tôi xem chiến lợi phẩm của gã để lại dưới gốc cây long não, một con chim én lạc lõng nào đã bị bắn chết, mấy giọt máu rỉ ra trên cái ức đen xanh của nó. Điều đáng buồn là từ hôm có tiếng súng nổ, bầy chim sẻ đã không trở lại trước cửa sổ phòng tôi nữa, chuyện vừa mới xảy ra trong mùa xuân vừa qua. Mong sao lũ chim nhỏ đáng yêu của tôi đừng giữ một kỉ niệm xấu về tôi, rằng chính tôi đã giăng sẵn một cái bẫy để định giết chúng.”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Thành phố và chim, theo tapchisonghuong.com.vn)
Chi tiết nào minh chứng cho lối ứng xử tàn bạo của con người với thiên nhiên?
A, “Tôi” vãi một nhúm gạo nhỏ dành sẵn cho bầy chim sẻ.
B, Từ hôm có tiếng súng nổ, bầy chim sẻ đã không trở lại trước cửa sổ phòng “tôi” nữa.
C, Một gã du đãng bắn vào lũ chim sẻ trên vòm cây long não.
D, Bầy sẻ năm bảy con ở đâu bay đến kiếm ăn nơi hành lang trước cửa sổ nhà “tôi”.
Chi tiết “Một gã du đãng bắn vào lũ chim sẻ trên vòm cây long não.” là minh chứng cho lối ứng xử tàn bạo của con người với thiên nhiên. Gã du đãng đã giết hại chim sẻ một cách tàn bạo, không thương tiếc. Đáp án: C
Câu 12 [754726]: Dòng nào sau đây nêu tên tác phẩm không do tác gia Nguyễn Trãi viết?
A, Ức Trai thi tập.
B, Quốc âm thi tập.
C, Bạch Vân am thi tập.
D, Quân trung từ mệnh tập.
Bạch Vân am thi tập là tuyển tập thơ viết bằng chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đáp án: C
Câu 13 [754728]: Dòng nào dưới đây có các từ viết đúng chính tả?
A, Dí rỏm, ghê gớm, chao chát.
B, Dí dỏm, ghê gớm, trao trát.
C, Dí dỏm, gê gớm, chao chát.
D, Dí dỏm, ghê gớm, chao chát.
Dòng có các từ viết đúng chính tả là: Dí dỏm, ghê gớm, chao chát. Đáp án: D
Câu 14 [754729]: Câu nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?
A, Vì nước luôn luôn được thay đổi nên cá dưới ao nhanh lớn.
B, Tôi múc tham quá, thành ra bát nước cứ xóng xánh chực đổ.
C, Con đường vào trại hơi khó đi, rộng chỉ vừa đủ chiếc xe lôi chở hàng, nằm lẫn khuất trong những mảng xanh của cây trái, hoa màu.
D, Tôi sống rụt rè, khép kín, hơi mặc cảm vì hình thức bên ngoài của mình.
- Câu “Tôi múc tham quá, thành ra bát nước cứ xóng xánh chực đổ.” có từ “xóng xánh” sai chính tả.
- Sửa lại: Tôi múc tham quá, thành ra bát nước cứ sóng sánh chực đổ. Đáp án: B
Câu 15 [754730]:
“Thế hệ những người cầm bút ngày nay có quyền mộng mơ và có trách nhiệm phải góp phần xây dựng thêm những cột mốc như thế.”
Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
A, trách nhiệm.
B, cột mốc.
C, mộng mơ.
D, xây dựng.
- Từ “mộng mơ” sai về ngữ nghĩa. “Mộng mơ” là từ dùng để diễn tả trạng thái mơ mộng, bay bổng, thiếu thực tế, không phù hợp với ngữ cảnh câu văn.
- Sửa lại: Thế hệ những người cầm bút ngày nay có quyền mơ ước và có trách nhiệm phải góp phần xây dựng thêm những cột mốc như thế. Đáp án: C
Câu 16 [754732]:
“Đằng sau lối xe vừa qua, trên lớp cát trắng mịn.”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A, Sai về dùng từ.
B, Sai ngữ pháp.
C, Sai quy chiếu.
D, Sai logic.
- Câu mắc lỗi sai ngữ pháp vì thiếu thành phần nòng cốt.
- Sửa lại: Đằng sau lối xe vừa qua, hai hàng dấu chân ngựa in dài trên lớp cát trắng mịn. Đáp án: B
Câu 17 [754733]: Câu nào dưới đây là câu đúng?
A, Đàn gà con lông vàng óng lích tích trên sân.
B, Mùa xuân, lá vàng bắt đầu trút rụng.
C, Tôi không biết khi nào mới đến nơi nữa?
D, Chúng tôi không ai biết khi nào từng gặp lại nhau.
- Loại B vì câu sai logic, lá vàng thường rụng vào mùa thu không phải mùa xuân.
- Loại C vì câu mắc lỗi sai dấu câu, đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm hỏi là không chính xác.
- Loại D vì câu sai ngữ pháp, cụm từ “khi nào từng gặp lại nhau” diễn đạt lủng củng, mơ hồ về nghĩa.
→ A là đáp án đúng. Đáp án: A
Câu 18 [754735]:
“Đúng vào kì lúa đỏ đuôi, vòm trời.”
Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
A, Thiếu trạng ngữ.
B, Thiếu chủ ngữ.
C, Thiếu vị ngữ.
D, Thiếu nòng cốt câu.
- Câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu vị ngữ.
- Sửa lại: Đúng vào kì lúa đỏ đuôi, vòm trời xanh thăm thẳm. Đáp án: C
Câu 19 [754737]:
“Không chỉ nở nhiều ở tuyến đường ven biển, mà khắp các tuyến đường lên núi Lớn, núi Nhỏ, cũng có rất nhiều hoa đỗ mai.”
Nhận định nào về câu trên là đúng?
A, Câu sai logic ngữ nghĩa.
B, Câu mắc lỗi dùng từ.
C, Câu sai cấu tạo ngữ pháp.
D, Câu mắc lỗi dấu câu.
- Câu mắc lỗi dấu câu, sử dụng thừa dấu phẩy sau từ “ven biển” và “núi Nhỏ”.
- Sửa lại: Không chỉ nở nhiều ở tuyến đường ven biển mà khắp các tuyến đường lên núi Lớn, núi Nhỏ cũng có rất nhiều hoa đỗ mai.” Đáp án: D
Câu 20 [754738]: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A, Không những đảm việc nhà, cô ấy còn vô cùng giỏi việc cơ quan.
B, Không những đảm việc nhà, cô ấy còn rất giỏi việc cơ quan.
C, Không những đảm việc nhà, cô ấy còn rất dở việc cơ quan.
D, Không chỉ đảm việc nhà, cô ấy còn rất giỏi việc cơ quan.
Câu “Không những đảm việc nhà, cô ấy còn rất dở việc cơ quan.” sai logic. Cặp quan hệ từ “Không những... còn...” thường dùng để liệt kê hai đặc điểm cùng chiều hướng, tuy nhiên hai vế câu trái ngược nhau nên dùng cặp quan hệ từ này là không chính xác. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“Vi nhựa hiện diện ở hầu hết mọi nơi trên Trái đất, hình thành từ sự phân rã của lốp xe, quần áo, và bao bì nhựa. Một nguồn vi nhựa quan trọng khác là các hạt được thêm vào một số sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp khác.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) đã phát triển một loại vật liệu phân hủy sinh học có thể thay thế hạt vi nhựa trong các sản phẩm làm đẹp. Các polymer này có thể phân hủy thành đường và axit amin vô hại.
Năm 2019, Ana Jaklenec, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Ung thư Tích hợp Koch của MIT và các cộng sự đã tìm ra một vật liệu polymer, được gọi là BMC, có thể dùng để bọc vitamin A và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Họ cũng phát hiện ra những người ăn bánh mì làm từ bột mì được bổ sung sắt bọc trong polymer có lượng sắt trong cơ thể tăng lên.
Tuy nhiên, BMC lại không phân hủy được. Để thiết kế một vật liệu thay thế thân thiện hơn với môi trường, nhóm chuyển sang một loại polymer khác là poly (beta-amino esters) có khả năng phân hủy sinh học thành đường và axit amin.
Bằng cách thay đổi thành phần của các khối xây dựng vật liệu polymer, các nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh các đặc tính như tính kị nước, độ bền cơ học và độ nhạy pH. Sau khi tạo ra năm phiên bản vật liệu khác nhau, nhóm đã thử nghiệm và xác định một loại có thành phần tối ưu cho các ứng dụng vi nhựa, bao gồm khả năng hòa tan khi tiếp xúc với môi trường axit như trong dạ dày.
Nhóm đã chứng minh các hạt này có thể bọc vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin C, kẽm và sắt - những chất dinh dưỡng nhạy cảm với tác động của nhiệt và ánh sáng, nhưng khi được bọc trong các hạt, chúng có thể chịu được nhiệt độ sôi trong hai giờ.
Họ cũng chỉ ra rằng, ngay cả khi được lưu trữ trong sáu tháng ở nhiệt độ và độ ẩm cao, hơn một nửa lượng vitamin được bọc vẫn không bị phá hủy. Các nhà nghiên cứu còn kiểm tra tính an toàn của các hạt bằng cách cho tiếp xúc với các tế bào ruột người và đo tác động của chúng lên tế bào. Ở liều lượng được dùng để bổ sung cho thực phẩm, họ không nhận thấy bất kì tổn thương nào đối với các tế bào.
Để đánh giá khả năng thay thế hạt vi nhựa trong các sản phẩm làm sạch, các nhà nghiên cứu đã trộn các hạt này với chất tạo bọt xà phòng. Kết quả, hỗn hợp mới có thể xóa mực từ bút lông dầu và bút kẻ mắt không thấm nước khỏi da hiệu quả hơn xà phòng thông thường.
Họ cũng phát hiện xà phòng trộn với vi nhựa hiệu quả hơn một loại chất tẩy rửa chứa vi hạt polyethylene. Hơn nữa, các hạt phân hủy sinh học mới hấp thụ tốt hơn các nguyên tố độc hại tiềm tàng như kim loại nặng.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục thử nghiệm các vi hạt này như một chất tẩy rửa và các ứng dụng tiềm năng khác, đồng thời lên kế hoạch thực hiện một thử nghiệm quy mô nhỏ trên người trong năm nay. Họ cũng đang thu thập dữ liệu an toàn để nộp đơn xin phân loại GRAS (được coi là an toàn) từ Cơ quan Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và lên kế hoạch cho một thử nghiệm lâm sàng về thực phẩm bổ sung các hạt này.
Nhóm nghiên cứu hi vọng khám phá của họ sẽ giúp giảm đáng kể lượng vi nhựa thải ra môi trường từ các sản phẩm sức khỏe và làm đẹp.”
(Nguyễn Nam, Phát triển vật liệu thân thiện với môi trường để thay thế các hạt vi nhựa, theo tiasang.com.vn)
Câu 21 [754743]: Thông tin nào không có trong đoạn trích?
A, Vi nhựa có trong nước, thức ăn.
B, Vi nhựa hình thành từ sự phân rã của lốp xe, quần áo, và bao bì nhựa.
C, Các hạt vi nhựa trộn với chất tạo bọt xà phòng có thể xóa mực từ bút lông dầu và bút kẻ mắt không thấm nước khỏi da hiệu quả hơn xà phòng thông thường.
D, Vi nhựa là các hạt được thêm vào một số sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp khác.
Đoạn trích không đề cập đến thông tin “vi nhựa có trong nước, thức ăn” mà chỉ khẳng định “vi nhựa hiện diện ở hầu hết mọi nơi trên Trái đất”. Đáp án: A
Câu 22 [754744]: Đặc tính nào sau đây không thuộc về vật liệu poly (beta-amino esters)?
A, Có thể dùng để bọc vitamin A và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
B, Không phân huỷ được.
C, Có thể điều chỉnh các đặc tính như tính kị nước, độ bền cơ học và độ nhạy pH.
D, Khả năng hòa tan khi tiếp xúc với môi trường axit như trong dạ dày.
Dựa vào thông tin trong câu: “Tuy nhiên, BMC lại không phân hủy được.”
→ Đặc tính “không phân huỷ được” là của BMC, không phải của vật liệu poly (beta-amino esters). Đáp án: B
Câu 23 [754746]: Thông tin nào sau đây khẳng định tác động tích cực từ hạt vi nhựa poly (beta-amino esters) trong công nghệ sản xuất mĩ phẩm?
A, Xà phòng trộn với vi nhựa hiệu quả hơn một loại chất tẩy rửa chứa vi hạt polyethylene.
B, Khi được lưu trữ trong sáu tháng ở nhiệt độ và độ ẩm cao, hơn một nửa lượng vitamin được bọc vẫn không bị phá hủy.
C, Giảm đáng kể lượng vi nhựa thải ra môi trường từ các sản phẩm sức khỏe và làm đẹp.
D, Khi cho tiếp xúc với các tế bào ruột người và đo tác động của chúng lên tế bào, không thấy bất kì tổn thương nào đối với các tế bào.
Thông tin “giảm đáng kể lượng vi nhựa thải ra môi trường từ các sản phẩm sức khỏe và làm đẹp” đã khẳng định tác động tích cực từ hạt vi nhựa poly (beta-amino esters) trong công nghệ sản xuất mĩ phẩm, giúp tạo ra các loại mĩ phẩm thân thiện với môi trường. Đáp án: C
Câu 24 [754748]:
“Tuy nhiên, BMC lại không phân hủy được.”
Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “tuy nhiên” mà không làm biến đổi nghĩa của câu trên?
A, Bởi vậy.
B, Do đó.
C, Thêm nữa.
D, Song.
Từ “song” tương tự với từ “tuy nhiên, cùng biểu thị mối quan hệ tương phản đối lập. Đáp án: D
Câu 25 [754749]:
“Bằng cách thay đổi thành phần của các khối xây dựng vật liệu polymer, các nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh các đặc tính như tính kị nước, độ bền cơ học và độ nhạy pH.”
Xác định thành phần trạng ngữ của câu.
A, “các nhà nghiên cứu”.
B, “có thể điều chỉnh”.
C, “Bằng cách thay đổi thành phần của các khối xây dựng vật liệu polymer”.
D, “các đặc tính như tính kị nước, độ bền cơ học và độ nhạy pH”.
Cụm từ “Bằng cách thay đổi thành phần của các khối xây dựng vật liệu polymer” là trạng ngữ của câu, bổ sung thông tin về cách thức thực hiện hành động. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
“Còn một chữ cũng đập cho tan
Dù một chữ cũng không để sót!
Vùng quê nào còn dân ca dân vũ
Vùng quê nào còn thờ cúng Hùng Vương
Vùng quê nào còn lưu truyền ca dao tục ngữ
Vùng quê nào còn kể chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng
Hãy cho quân triệt hạ
Dù vùng thấp vùng cao
Kinh thành hay xóm bản
Phá thuyền không để ván
Đốt diều không để dây
Đổ trầu không để khay
Nhổ cỏ không để rễ!
Tám mươi vạn quân Minh phủ bóng mây đen
Treo cái chết trước từng cổng ngõ
Cái chết đến bằng lũ khát máu hai chân
Cái chết đến bằng mũi gươm, mũi giáo
Cái chết đến từ dây thừng dây chão
Cái chết đến từ cái ô, cái mũ
Chúng thèm khát đất đai
Thèm bạc vàng châu báu
Ngẩng đầu lên chỉ thấy mây đen
Mây đen ùa vào từng cánh cửa
Phủ lên từng ánh mắt
Phủ lên trên giọng nói tiếng cười
Phủ con đường xuống sông gánh nước
Phủ con đường gánh ban mai ra chợ”
(Nguyễn Minh Khiêm, Lê Lợi mài gươm, theo vanvn.vn)
Câu 26 [754750]: Nội dung bao trùm của đoạn thơ là gì?
A, Tội ác của giặc Minh.
B, Tội ác của giặc Minh và cảnh tượng tang tóc, đen tối của đất nước, nhân dân.
C, Khung cảnh thê lương, thảm đạm của đất nước, nhân dân khi giặc Minh xâm lược.
D, Quá trình đấu tranh chống lại giặc Minh của nhân dân ta.
Đoạn thơ không chỉ khắc họa tội ác của giặc Minh qua những hành động tàn bạo mà còn miêu tả cảnh tượng tang tóc, đen tối và đầy bi thương mà chúng gây ra cho đất nước và nhân dân ta.
→ Nội dung bao trùm của đoạn thơ là tội ác của giặc Minh và cảnh tượng tang tóc, đen tối của đất nước, nhân dân. Đáp án: B
Câu 27 [754751]:
“Phá thuyền không để ván
Đốt diều không để dây
Đổ trầu không để khay
Nhổ cỏ không để rễ!”
Chỉ ra tác dụng của điệp ngữ “không để” trong đoạn thơ.
A, Miêu tả tội ác của giặc Minh.
B, Bộc lộ thái độ phẫn nộ của nhân vật trữ tình.
C, Tô đậm hành vi tàn phá, triệt hại, huy hoại tận cùng đất nước ta của giặc Minh.
D, Tái kiện kế sách “vườn không nhà trống” của nhân dân ta trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh.
Điệp ngữ “không để” được lặp lại liên tiếp, nhấn mạnh sự hủy diệt đến tận cùng, triệt để, không chừa bất cứ thứ gì, kể cả những vật dụng nhỏ bé, bình thường của giặc Minh với đất nước ta. Đáp án: C
Câu 28 [754752]:
“Chúng thèm khát đất đai
Thèm bạc vàng châu báu”
Tội ác nào của quân xâm lược được khắc hoạ trong hai dòng thơ trên?
A, Diệt chủng.
B, Tham lam vơ vét, cướp bóc.
C, Huỷ hoại môi trường sống.
D, Giết hại trẻ con, hiếp đáp phụ nữ.
Hai dòng thơ Chúng thèm khát đất đai/Thèm bạc vàng châu báu thể hiện lòng tham không đáy của bọn giặc Minh, chúng vơ vét, cướp bóc tài sản và đất đai của nhân dân ta. Đáp án: B
Câu 29 [754756]: Giọng điệu chủ đạo đoạn thơ là gì?
A, Xót xa, nuối tiếc.
B, Căm phẫn, đau đớn.
C, Lên án, tố cáo.
D, Bi ai, rên xiết.
Đoạn thơ vừa bộc lộ nỗi đau đớn của tác giả trước cảnh tượng bi thương của đất nước, vừa dâng trào sự phẫn nộ, căm thù trước tội ác tàn bạo của giặc Minh. Đáp án: B
Câu 30 [754758]:
“Mây đen ùa vào từng cánh cửa
Phủ lên từng ánh mắt
Phủ lên trên giọng nói tiếng cười
Phủ con đường xuống sông gánh nước
Phủ con đường gánh ban mai ra chợ”
Đoạn thơ kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ nào?
A, Đối lập, nhân hoá, hoán dụ, nói mỉa.
B, Điệp từ, ẩn dụ, so sánh, nói quá.
C, Nghịch ngữ, nói giảm nói tránh.
D, Phép điệp, ẩn dụ, nhân hoá, liệt kê.
Đoạn thơ kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ:
- Phép điệp: “phủ lên”, “phủ con đường” được nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh sự bao trùm của bóng tối, tang tóc, u ám mà giặc Minh gây ra cho đất nước ta.
- Ẩn dụ: “mây đen” ám chỉ thời kì đen tối, tang thương của đấy nước do tội ác của giặc Minh gây nên.
- Nhân hoá: gán cho “mây đen” những hành động của con người (ùa vào từng cánh cửa, phủ lên từng ánh mắt,…).
- Liệt kê: các đối tượng được liệt kê ra như “cánh cửa”, “ánh mắt”, “giọng nói”, “tiếng cười”,… Đáp án: D
Questions 31-35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 31 [290132]: Michael is _____ about cooking. He wants to be a chef at a local restaurant.
A, passionate
B, interested
C, keen
D, curious
Kiến thức về Tính từ đi với giới từ
Cấu trúc: be passionate about: có đam mê với việc gì
Tạm dịch: Michael đam mê nấu ăn. Anh ấy muốn trở thành đầu bếp tại một nhà hàng địa phương. Đáp án: A
Câu 32 [290133]: Electric lamps came into widespread use during the early 1900s and ______ other types of fat, gas or oil lamps for almost every purpose.
A, replaces
B, had replaced
C, have replaced
D, is replacing
Kiến thức về Thì động từ
Khi câu không có dấu hiệu hay đề cập tới thời gian cụ thể => chia thì Hiện tại hoàn thành.
Tạm dịch: Đèn điện được sử dụng rộng rãi vào đầu những năm 1900 và đã thay thế các loại đèn béo, gas hoặc dầu khác cho hầu hết mọi mục đích. Đáp án: C
Câu 33 [290134]: Do you know the girl _______ me the way to the local history museum?
A, to showing
B, shown
C, to show
D, showing
Kiến thức về Rút gọn mệnh đề quan hệ
“Do you know the girl who showed me the way to the local history museum?” => chủ động => Ving => “Do you know the girl showing me the way to the local history museum?”
Tạm dịch: Bạn có biết cô gái đã chỉ đường cho tôi đến bảo tàng lịch sử địa phương không? Đáp án: D
Câu 34 [290135]: They hardly complete assignments on time, _________?
A, are they
B, don’t they
C, do they
D, haven’t they
Kiến thức về Câu hỏi đuôi
Cấu trúc câu hỏi đuôi: S + V, trợ động từ/động từ khuyết thiếu + (not) + S?- Mệnh đề chính chứa “hardly” (hiếm khi) được coi là phủ định => phần đuôi khẳng định => loại B, D
- Mệnh đề chính dùng động từ thường “complete” ở thì hiện tại đơn, chủ ngữ là “they” => phần đuôi phải dùng trợ động từ “do
Tạm dịch: Họ hiếm khi hoàn thành bài tập đúng giờ phải không? Đáp án: C
Câu 35 [743995]: Yesterday we came to Tony's birthday party. It could not have been __________.
A, much funner
B, more fun
C, almost the funnest
D, very fun 
Kiến thức về Câu so sánh
A. much funner => Sai vì "funner" là dạng so sánh không phổ biến trong tiếng Anh

B. more fun => Đúng

C. almost the funnest => Sai vì "funnest" là dạng so sánh không thường được sử dụng trong tiếng Anh. Hơn nữa, cụm từ "almost the funnest" (gần như vui nhất) không phù hợp với ngữ cảnh của câu

D. very fun => Sai vì chúng ta đang cần 1 cấu trúc so sánh. Ngoài ra, "It could not have been very fun" sẽ mang nghĩa rằng bữa tiệc không vui lắm, trái ngược với ý nghĩa tích cực mà câu muốn nói
=> Đáp án B
Tạm dịch: Hôm qua chúng tôi đã đến bữa tiệc sinh nhật của Tony. Nó không thể nào vui hơn nữa Đáp án: B
Questions 36-40: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Câu 36 [290137]: The use of ebooks in place of printed books have increased dramatically in recent years.
A, The
B, in place of
C, have increased
D, dramatically
Kiến thức về Sự hòa hợp S-V
Chủ ngữ “The use of ebooks in place of printed books” (Việc sử dụng sách điện tử thay thế sách in) là số ít => V chia số ít
=> Sửa lỗi: have increased => has increased
Tạm dịch: Việc sử dụng sách điện tử thay cho sách in đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Đáp án: C
Câu 37 [290138]: I’m sorry that I forgot to borrow that book from you, but I promise to return it to you tomorrow.
A, sorry
B, to borrow
C, promise
D, to return
Kiến thức về Danh động từ/Động từ nguyên mẫu
Phân biệt hai cấu trúc với “forget”:
- forget to V: quên làm gì (chưa làm)
- forget Ving: quên đã làm gì (làm rồi nhưng không nhớ)
=> Dựa vào nghĩa của câu áp dụng cấu trúc 2
=> Sửa lỗi: to borrow => borrowing
Tạm dịch: Tôi xin lỗi vì quên mất là đã mượn cuốn sách đó từ bạn, nhưng tôi hứa sẽ trả lại cho bạn vào ngày mai. Đáp án: B
Câu 38 [743998]: I couldn’t make out what Linda had talked about because I did not used to her accent.
A, make out
B, had talked
C, did
D, her
Kiến thức về Used to/ Be used to
Phân biệt giữa "used to" và "be used to"
- used to V: đã từng làm gì (giờ không làm nữa)
- be used to Ving/ Danh từ: quen với việc gì 

Căn cứ vào ngữ cảnh của câu: Tôi không thể hiểu những gì Linda nói vì tôi đã không sử dụng => Không hợp lý về nghĩa => Không dùng cấu trúc "used to V"
=> Đáp án C
=> Sửa: did thành was
Tạm dịch: 
Tôi không thể hiểu được Linda đã nói về điều gì vì tôi không quen với giọng nói của cô ấy. Đáp án: C
Câu 39 [290140]: The language skills of the students in the morning class are the same as that of the students in the evening class.
A, language skills
B, the same
C, that
D, in the evening
Kiến thức về So sánh
Để tránh lặp lại danh từ trong so sánh, ta dùng "that" thay cho danh từ số ít và "those” thay cho danh từ số nhiều.
⇒ “language skills” là danh từ số nhiều
⇒ Sửa lỗi: that ⇒ those Đáp án: C
Câu 40 [290141]: Mike has visited France but he has never been to Netherlands, so he plans to visit it next year.
A, has visited
B, but
C, Netherlands
D, to visit
Kiến thức về Mạo từ
- Một số quốc gia đi kèm với mạo từ “the”: the United States (Mỹ), the United Kingdom (Vương quốc Anh), the Philippines (Phi-líp-pin), the Netherlands (Hà Lan),...
=> Sửa lỗi: Netherlands => the Netherlands
Tạm dịch: Mike đã đến thăm Pháp nhưng anh ấy chưa bao giờ đến Hà Lan nên anh ấy dự định sẽ đến thăm vào năm tới. Đáp án: C
Questions 41-45: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Câu 41 [290142]: John continued to smoke even though we had advised him to quit.
A, John continued to smoke regardless of our advice to quit tobacco.
B, It didn’t matter how we advised him to quit, John continued to smoke.
C, Advice as we may, John couldn’t quit smoking.
D, In spite of being told not to smoke, John kept the habit of smoking.
Tạm dịch: John tiếp tục hút thuốc mặc dù chúng tôi đã khuyên anh ấy bỏ thuốc.
Xét các đáp án
A. John tiếp tục hút thuốc bất chấp lời khuyên bỏ thuốc lá của chúng tôi.
⇒ Sai về nghĩa. Ta thấy John có thể hút ‘tobacco” và nhiều loại khác.
B. Dù chúng tôi có khuyên anh ấy bỏ thuốc như thế nào thì John vẫn tiếp tục hút thuốc.
⇒ Sai cấu trúc. Ta có: No matter how + adj/adv + S + V,…: dù thế nào đi chăng nữa.
→ câu B thiếu 1 trạng từ
C. Dù có lời khuyên nhưng John vẫn không thể bỏ thuốc lá.
⇒ Sai về ngữ pháp. Đảo ngữ với “as”: Adj/Adv as + S1 + V1, S2 + V2: mặc dùD. Mặc dù được dặn không được hút thuốc nhưng John vẫn giữ thói quen thuốc.
⇒ Đáp án đúng. Ta có: In spite of + N/V-ing, S + V + …: mặc dù Đáp án: D
Câu 42 [290143]: It is extremely difficult to adapt ourselves to sudden changes in temperature.
A, Adaptation to sudden changes in temperature is never easy for us at all.
B, That we are able to adapt ourselves to sudden changes in temperature is quite difficult.
C, We can never make an adaptation to sudden changes in temperature because it is very difficult.
D, It makes difficult for us to adapt ourselves to sudden changes in temperature.
Tạm dịch: Việc chúng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột là điều vô cùng khó khăn với chúng ta.
Xét các đáp án
A. Việc thích ứng với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với chúng ta.
⇒ Đáp án đúng
B. Việc chúng ta có thể thích nghi với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ là điều khá khó khăn.
⇒ Sai về nghĩa. Đề bài cho biết việc thích nghi là rất khó (extremely) chứ không phải chỉ khá khó (quite)
C. Chúng ta không bao giờ có thể thích nghi với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ vì điều đó rất khó khăn.
⇒ Sai về nghĩa. Việc thích nghi chỉ là khó khăn thôi chứ không phải không thể.
D. Điều đó làm chúng ta khó có thể thích nghi với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ.
⇒ Sai về nghĩa. Việc thích nghi khó, không phải có yếu tố khác khiến nó trở nên khó khăn. Đáp án: A
Câu 43 [290144]: Does it make sense to get a job after graduating from high school or should I go to college?
A, Is it worth to get a job after graduating from high school or should I go to college?
B, Is it possible that I should get a job after graduating from high school instead of going to college?
C, Is it sensible that I should get a job after graduating from high school or go to college instead?
D, I can’t decide whether to get a job after graduating from high school or go to college?
Tạm dịch: Có nên kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp trung học hay nên học đại học?
Xét các đáp án:
A. Tốt nghiệp cấp 3 có nên xin việc làm không hay nên học đại học?
⇒ Sai ngữ pháp. Ta có cách dùng với tính từ “worth”: worth sth/ doing sth.
B. Việc đi làm sau khi tốt nghiệp cấp 3 mà không học đại học có khả thi không?
⇒ Sai về nghĩa.
C. Tôi nên kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp trung học hay tôi nên học đại học?
⇒ Đáp án đúng. Ta có sensible /ˈsensəbl/ (adj): hợp lý, đúng đắn
D. Tôi không thể quyết định nên kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay học đại học?
⇒ Sai về nghĩa. Câu gốc đề cập tới việc tham khảo ý kiến của người khác giữa hai lựa chọn chứ không đề cập tới việc “không thể chọn một trong hai”. Đáp án: C
Câu 44 [290145]: The teacher was so angry that none of the students dared to say a word.
A, So angry the teacher was that none of the students dared to say a word.
B, Such angry was the teacher that none of the students dared to say a word.
C, So anger was the teacher that none of the students dared to say a word.
D, Such was the teacher's anger that none of the students dared to say a word.
Tạm dịch: Thầy giáo tức giận đến nỗi không học sinh nào dám nói lời nào.
Xét các đáp án:
A. Sai cấu trúc đảo với “so...that”: So + adj/adv + S + V + that + S + V: quá...đến nỗi mà...
B. Sai vì sau “such” không dùng với tính từ
C. Sai vì sau “so” không dùng với danh từ
D. Thầy giáo tức giận đến mức không có học sinh nào dám nói một lời.
=> Cấu trúc đảo với “such...that”: Such + to be + adj + N + that + S +V: quá...đến nỗi mà... Đáp án: D
Câu 45 [743999]: “I am satisfied with what we have achieved in Q2 of the year.” She said to her team members.
A, She asked her team members what they had achieved in Q2 of the year and was satisfied to know it.
B, She expressed her satisfaction with things they had achieved in Q2 of the year.
C, She complimented her team members for the achievements in Q2 of the year.
D, She wanted her team members to tell her what things they had achieved in Q2 of the year.
Câu gốc: Tôi hài lòng với những gì chúng ta đã đạt được trong Quý 2 của năm." Cô ấy nói với các thành viên trong nhóm
A. Cô ấy đã hỏi các thành viên trong nhóm về những gì họ đã đạt được trong Quý 2 của năm và cảm thấy hài lòng khi biết được điều đó. => Sai vì câu gốc không phải là câu yêu cầu hay hỏi mà chỉ là sự thể hiện sự hài lòng

B. Cô ấy thể hiện sự hài lòng với những gì họ đã đạt được trong Quý 2 của năm. => Đúng

C. Cô ấy khen ngợi các thành viên trong nhóm vì những thành tích đã đạt được trong Quý 2 của năm. => Sai. Câu gốc không có ý khen ngợi mà chỉ nói rằng cô ấy cảm thấy hài lòng

D. Cô ấy muốn các thành viên trong nhóm cho cô biết những gì họ đã đạt được trong Quý 2 của năm. => Sai. Câu gốc không có yếu tố yêu cầu hoặc mong muốn thông tin từ các thành viên trong nhóm
=> Đáp án B Đáp án: B
Questions 46-52: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions.

1. Desertification is creating additional challenges to the survival of endangered animal species in India, according to a senior wildlife official who attended the 14th Conference of Parties (COP14) to the United Nations Convention to Combat Desertification (UNCCD) in New Delhi.

2. A few days earlier, at COP14 in New Delhi, Dr. Chandra had said that the statistics on species extinction have been derived from a database of more than 5.6 million specimens, which have lived across India and the neighbouring countries since before independence. The deteriorating pattern in the species’ distribution in geo-special platforms over the past 100 years clearly highlights the concerning impact of deforestation and desertification.

3. Land degradation threatens species like the Great Indian Bustard, which is classified as “critically endangered” by the International Union for Conservation of Nature (IUCN). The Weather Channel India got in touch with Dr Chandra, who said that less than 150 Great Indian Bustards are alive today. “Desertification and land degradation are among the 20-30 risk factors to the survival of Great Indian Bustards,” Dr Chandra told Weather.com.

4. In simple terms, desertification is a process wherein fertile land becomes unusable, typically as a result of a long drought, deforestation, salinisation, intensive agricultural practices, and the excessive usage of insecticides, pesticides and chemicals leads to hazardous effects on not just animals, but also on the food chain and the overall biodiversity—right from microscopic organisms to human beings. Deforestation has affected over 30% of the land in India due to over-cultivation, soil erosion and depletion of wetlands. Along with India, the planet as a whole currently stares at the fast-growing threat of land degradation.
(Source: https://weather.com/)
Câu 46 [290147]: What is the reading passage mainly about?
A, Effects of deforestation on desertification in India.
B, Threats from desertification, land degradation to endangered species.
C, Alarming statistics about species extinction.
D, The fast-growing threat of land degradation.
Câu hỏi: Đoạn văn chủ yếu nói về điều gì?
A. Ảnh hưởng của nạn phá rừng đến sa mạc hóa ở Ấn Độ.
B. Các mối đe dọa từ sa mạc hóa, suy thoái đất đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Số liệu thống kê đáng báo động về sự tuyệt chủng của loài.
D. Nguy cơ suy thoái đất ngày càng tăng nhanh.
Căn cứ vào những thông tin sau:
- Thông tin đoạn 1: Desertification is creating additional challenges to the survival of endangered animal species in India, according to a senior wildlife official who attended the 14th Conference of Parties (COP14) to the United Nations Convention to Combat Desertification (UNCCD) in New Delhi.
(Theo một quan chức cấp cao về động vật hoang dã tham dự Hội nghị các bên lần thứ 14 (COP14) của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) ở New Delhi, sa mạc hóa đang tạo ra những thách thức bổ sung đối với sự sống còn của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Ấn Độ.)
- Thông tin đoạn 3: Land degradation threatens species like the Great Indian Bustard, which is classified as “critically endangered” by the International Union for Conservation of Nature (IUCN).
(Suy thoái đất đe dọa các loài như Ô tác Ấn Độ vĩ đại, được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào loại “cực kỳ nguy cấp”.) Đáp án: B
Câu 47 [744001]: The word “which” in paragraph 2 refers to _______.
A, the statistics on species extinction
B, a database
C, the neighbouring countries
D, more than 5.6 million specimens
Từ "which" trong đoạn 2 ám chỉ __________.
A. các số liệu về sự tuyệt chủng của các loài
B. một cơ sở dữ liệu.
C. các quốc gia láng giềng.
D. hơn 5,6 triệu mẫu vật.
Căn cứ vào ngữ cảnh câu:
The statistics on species extinction have been derived from a database of more than 5.6 million specimens, which have lived across India and the neighbouring countries since before independence
(Số liệu về sự tuyệt chủng của các loài đã được thu thập từ cơ sở dữ liệu hơn 5,6 triệu mẫu vật, vốn đã sống trên khắp Ấn Độ và các quốc gia láng giềng từ trước khi đất nước giành được độc lập)
=> which ở đây ám chỉ hơn 5,6 triệu mẫu vật đã từng sống khắp Ấn Độ
=> Đáp án D

Đáp án: D
Câu 48 [744002]: What does the deteriorating trend in species’ distribution obviously emphasize, according to paragraph 2?
A, The expansion of wildlife reserves
B, The effects of urbanization
C, The effects of deforestation and desertification
D, The rise in species migration
Xu hướng suy giảm trong phân bố các loài rõ ràng nhấn mạnh điều gì, theo đoạn 2?
A. Sự mở rộng các khu bảo tồn động vật hoang dã.
B. Tác động của sự đô thị hóa.
C. Tác động của nạn phá rừng và sa mạc hóa.
D. Sự gia tăng di cư của các loài.
Căn cứ vào thông tin:
The deteriorating pattern in the species’ distribution... highlights the concerning impact of deforestation and desertification.
(Mô hình suy giảm trong phân bố các loài...cho thấy tác động đáng lo ngại của nạn phá rừng và sa mạc hóa)
=> Nhấn mạnh tác động của nạn phá rừng và sa mạc hóa đối với sự phân bố của các loài động vật
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 49 [744003]: The word “degradation” in paragraph 3 is closest in meaning to _______.
A, being rich and fertile
B, being eroded
C, getting muddy
D, being damaged or made worse
Từ “degradation” trong đoạn 3 có nghĩa gần nhất là _________.
A. sự màu mỡ và phì nhiêu.
B. bị xói mòn.
C. bị đục ngầu.
D. bị hư hại hoặc làm tồi tệ hơn.
Dựa vào ngữ cảnh của câu:
Land degradation threatens species like the Great Indian Bustard
(Sự suy thoái đất đai đe dọa các loài như Ô tác Đại Ấn)
=> Degradation (n) có nghĩa là làm suy thoái hoặc làm xấu đi
=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 50 [744005]: According to paragraph 3, why is the Great Indian Bustard classified as “critically endangered”?
A, The total number of survivors recorded today is less than 150.
B, There are more than 150 individuals found scattered in a few places.
C, The statistics on the largest pack of the Great Indian Bustard stands at 150.
D, The harsh desert is not suitable for this species.
Theo đoạn 3, tại sao loài Ô tác Đại Ấn được phân loại là “cực kỳ nguy cấp”?
A. Tổng số cá thể còn sống hiện nay ít hơn 150.
B. Có hơn 150 cá thể được tìm thấy rải rác ở một số nơi.
C. Các số liệu về đàn lớn nhất của Đại nhạc lục Ấn Độ là 150
D. Sa mạc khắc nghiệt không phù hợp với loài này.
Dựa vào thông tin đoạn:
Less than 150 Great Indian Bustards are alive today (hiện nay chỉ còn ít hơn 150 con Ô tác Đại Ấn còn sống)
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 51 [744008]: According to paragraph 4, the following are the causes of desertification mentioned, EXCEPT ______.
A, Lack of rain for a long time
B, The overuse of pesticides
C, Unsustainable agricultural techniques
D, High surface temperature due to vegetation cover loss
Theo đoạn 4, các nguyên nhân của sa mạc hóa được nhắc đến, NGOẠI TRỪ __________.
A. Thiếu mưa trong thời gian dài. 
B. Sử dụng quá mức thuốc trừ sâu.
C. Các kỹ thuật canh tác nông nghiệp không bền vững.
D. Nhiệt độ bề mặt cao do mất lớp phủ thực vật.
Căn cứ vào các thông tin
- Desertification typically as a result of a long drought (Sa mạc hóa thường là do hạn hán kéo dài)
- The excessive usage of insecticides, pesticides and chemicals (Việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng và hóa chất)
- Intensive agricultural practices... (các phương pháp canh tác nông nghiệp cường độ cao)
=> Đáp án A, B, C đều được nhắc đến
=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 52 [744010]: According to paragraph 4, what can be inferred about the impact of chemical usage on biodiversity?
A, The effects are limited to animals at the top of the food chain.
B, Biodiversity is threatened at all levels, from microorganisms to humans.
C, Humans are not affected by the excessive use of chemicals.
D, Chemical usage primarily affects agricultural crops.
Theo đoạn 4, điều gì có thể suy luận về tác động của việc sử dụng hóa chất đối với sự đa dạng sinh học?
A. Tác động chỉ giới hạn ở những động vật đứng đầu chuỗi thức ăn
B. Sự đa dạng sinh học bị đe dọa ở tất cả các cấp, từ vi sinh vật đến con người.
C. Con người không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng hóa chất quá mức.
D. Việc sử dụng hóa chất chủ yếu ảnh hưởng đến cây trồng nông nghiệp.
Căn cứ vào thông tin
The excessive usage of insecticides, pesticides and chemicals leads to hazardous effects on not just animals, but also on the food chain and the overall biodiversity - right from microscopic organisms to human beings
(thuốc diệt côn trùng và hóa chất gây ra những tác động nguy hiểm không chỉ đối với động vật, mà còn đối với chuỗi thực phẩm và sự đa dạng sinh học tổng thể – từ các sinh vật siêu nhỏ cho đến con người)
=> Việc sử dụng hóa chất đe dọa sự đa dạng sinh học ở tất cả các cấp, từ vi sinh vật đến con người
=> Đáp án B
Đáp án: B
Question 53-60: Read the passage carefully.
1. Air pollution is increasingly becoming the focus of government and citizen concern around the globe. From Mexico City and New York, to Singapore and Tokyo, new solutions to this old problem are being proposed, Mailed and implemented with ever increasing speed. It is feared that unless pollution reduction measures are able to keep pace with the continued pressures of urban growth, air quality in many of the world’s major cities will deteriorate beyond reason.
2. Action is being taken along several fronts: through new legislation, improved enforcement and innovative technology. In Los Angeles, state regulations are forcing manufacturers to try to sell ever cleaner cars: their first of the cleanest, titled “Zero Emission Vehicles’, have to be available soon, since they are intended to make up 2 percent of sales in 1997. Local authorities in London are campaigning to be allowed to enforce anti-pollution laws themselves; at present only the police have this power. In Singapore, renting out toad space to users is the way of the future.
3. When Britain’s Royal Automobile Club monitored the exhausts of 60,000 vehicles, it found that 12 percent of them produced more than half the total pollution. Older cars were the worst offenders; though a sizable number of new cars were also identified as gross polluters, they were simply badly tuned. California has developed a scheme to get these gross polluters off the streets: they offer a flat $700 for any old, run-down vehicle driven in by its owner.
4. As part of a European Union environmental programme, a London council is restoring an infra-red spectrometer from the University of Denver in Colorado. It gauges the pollution from a passing vehicle by bouncing a beam through the exhaust and measuring what gets blocked.
5. The effort to clean up cars may do little to cut pollution if nothing is done about the tendency to drive them more. Los Angeles has some of the world’s cleanest cars – far better than those of Europe – but the total number of miles those cars drive continues to grow. One solution is car-pooling; however, the average number of people in a car on the freeway in Los Angeles, which is 1.0, has been falling steadily.
6. Singapore has for a while had no scheme that forces drivers to buy a badge if they wish to visit a certain part of the city. Rates can vary according to road conditions and time of day. Singapore is advancing with a city-wide network of transmitters to collect information and charge drivers as they pass certain points. However, when Cambridge, England, considered introducing similar techniques, it faced vocal and ultimately successful opposition.
(Adapted from The real Ielts)
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Câu 53 [744011]: The best title of the passage can be _____.
A, Innovative solutions to global air pollution
B, Efforts to improve air quality in major cities
C, Challenges of urban growth and environmental concerns
D, The rise of electric cars in urban areas
Tiêu đề tốt nhất của đoạn văn có thể là __________.
A. Các giải pháp sáng tạo cho ô nhiễm không khí toàn cầu => Sai. Mặc dù đoạn văn có đề cập đến các giải pháp sáng tạo, nhưng không phải tất cả giải pháp đều là sáng tạo và bài viết không chỉ nói về toàn cầu mà chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn

B. Nỗ lực cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn => Đúng

C. Những thách thức từ sự phát triển đô thị và mối quan tâm về môi trường => Sai. Mặc dù có nhắc đến sự phát triển đô thị, nhưng không phải là trọng tâm chính của bài viết, mà là các biện pháp để giải quyết ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn

D. Sự gia tăng của xe điện ở các khu vực đô thị => Sai. Nội dung này chỉ là 1 phần nhỏ trong bài
=> Đáp án B

Đáp án: B
Câu 54 [744012]: In paragraph 1, the word “deteriorate” can be replaced by _____.
A, worsen
B, mitigate
C, recover
D, destroy
Trong đoạn 1, từ “deteriorate” có thể thay thế bằng __________.
A. xấu đi
B. giảm thiểu
C. phục hồi
D. phá hủy
Căn cứ vào ngữ cảnh câu:
Air quality in many of the world’s major cities will deteriorate beyond reason
(chất lượng không khí ở nhiều thành phố lớn trên thế giới sẽ xấu đi đến mức không thể cứu vãn được)
=> "Deteriorate" có nghĩa là "xấu đi" hoặc "tồi tệ hơn"
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 55 [744015]: According to the passage, which of the following is NOT mentioned as an action being taken to address pollution?
A, State regulations in Los Angeles requiring cleaner cars.
B, Local authorities in London campaigning for enforcement power.
C, Manufacturers being forced to sell zero-emission vehicles.
D, Local authorities in Singapore enforcing anti-pollution laws.
Theo đoạn văn, điều nào sau đây KHÔNG được đề cập như một hành động đang được thực hiện để giải quyết ô nhiễm?
A. Các quy định của bang ở Los Angeles yêu cầu xe sạch hơn
B. Chính quyền địa phương ở London vận động để có quyền thi hành các luật chống ô nhiễm
C. Các nhà sản xuất bị buộc phải bán xe không phát thải
D. Chính quyền địa phương ở Singapore thực thi các luật chống ô nhiễm
Căn cứ vào các thông tin
- In Los Angeles, state regulations are forcing manufacturers to try to sell ever cleaner cars (Ở Los Angeles, các quy định của bang yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải bán những chiếc xe sạch hơn)
- Local authorities in London are campaigning to be allowed to enforce anti-pollution laws themselves (Chính quyền địa phương ở London đang vận động để được phép tự thực thi các luật chống ô nhiễm)
- their first of the cleanest, titled “Zero Emission Vehicles’, have to be available soon (chiếc xe không phát thải đầu tiên, có tên là “Xe không phát thải,” phải có mặt sớm)
=> Ý A, B, C đều được đề cập
=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 56 [744016]: In paragraph 3, which of the following is TRUE?
A, Older cars were believed to produce less pollution than newer cars.
B, Over 50% of the total pollution was caused by just 12% of the vehicles.
C, Badly tuned new cars were not considered as polluters.
D, California offers a $700 reward for every new car driven into the state.
Trong đoạn 3, điều nào sau đây là ĐÚNG?
A. Những chiếc xe cũ được cho là gây ít ô nhiễm hơn xe mới.
B. Hơn 50% tổng lượng ô nhiễm được gây ra bởi chỉ 12% số xe.
C. Những chiếc xe mới điều chỉnh kém không được coi là gây ô nhiễm.
D. California đưa ra phần thưởng 700 USD cho mỗi chiếc xe mới được lái vào bang
Căn cứ vào thông tin:
When Britain’s Royal Automobile Club monitored the exhausts of 60,000 vehicles, it found that 12 percent of them produced more than half the total pollution.
(Khi Câu lạc bộ Ô tô Hoàng gia của Anh giám sát khí thải của 60.000 phương tiện, họ phát hiện rằng 12% trong số đó gây ra hơn một nửa tổng lượng ô nhiễm)
=> 12% phương tiện tạo ra hơn 50% tổng lượng ô nhiễm
=> Đáp án B

Đáp án: B
Câu 57 [744017]: In paragraph 4, the word "exhaust" can be replaced by which of the following?
A, fumes
B, fuel
C, engine
D, transmission
Trong đoạn 4, từ "exhaust" có thể thay thế bằng từ nào sau đây?
A. khí thải
B. nhiên liệu
C. động cơ
D. hệ thống truyền động
Căn cứ vào ngữ cảnh
It gauges the pollution from a passing vehicle by bouncing a beam through the exhaust and measuring what gets blocked (Nó đo mức độ ô nhiễm từ một chiếc xe đang chạy bằng cách phản chiếu một chùm tia qua exhaust và đo lường những phần bị cản lại.)
Từ "exhaust" có thể có hai nghĩa:
Exhaust system (hệ thống ống xả) – một bộ phận của xe.
Exhaust fumes (khí thải từ động cơ) – khí thải ra từ ống xả.
Trong câu này, "exhaust" được nhắc đến trong bối cảnh đo lường ô nhiễm (pollution), vì vậy nó liên quan đến khí thải hơn là bộ phận của xe.
=> "Exhaust" có thể thay thế bằng "fumes" vì cả hai đều liên quan đến khí thải từ động cơ
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 58 [744018]: It can be seen in paragraphs 3 and 4 that _______.
A, California and London are both using infra-red spectrometers to measure pollution
B, older cars are the primary source of pollution in California and London
C, efforts are being made in both California and London to monitor and measure vehicle pollution.
D, the Royal Automobile Club and the University of Denver are collaborating on pollution measurement
Có thể thấy trong các đoạn 3 và 4 rằng __________.
A. California và London đều sử dụng máy quang phổ hồng ngoại để đo lường ô nhiễm => Sai. London sử dụng một máy quang phổ hồng ngoại, nhưng California không đề cập đến việc sử dụng thiết bị này

B. Xe cũ là nguồn ô nhiễm chính ở California và London => Sai. Mặc dù xe cũ gây ô nhiễm, nhưng bài viết không nói rằng chúng là nguồn chính ở cả California và London

C. Cả California và London đều đang nỗ lực theo dõi và đo lường ô nhiễm từ xe cộ => Đúng. Thông tin nằm ở "California has developed a scheme...," "A London council is restoring an infra-red spectrometer..." ("California đã xây dựng một kế hoạch...," "Một hội đồng ở London đang khôi phục một máy quang phổ hồng ngoại...")

D. Câu lạc bộ Ô tô Hoàng gia và Đại học Denver đang hợp tác trong việc đo lường ô nhiễm. =>Sai. Không có thông tin nói rằng hai tổ chức này đang hợp tác
=> Đáp án C

Đáp án: C
Câu 59 [744019]: What does the term 'car-pooling' mean in the context of the passage?
A, a group of people who visit the same destination park their cars in one place
B, a group of people renting a car for personal use
C, a group of people travelling together in a vehicle, but visiting different destinations
D, a group of people who share the same destination travelling together in a car

“Car-pooling” trong ngữ cảnh bài viết có nghĩa là gì?
A. Một nhóm người cùng đến một địa điểm đậu xe của họ ở một nơi
B. Một nhóm người thuê xe cho mục đích cá nhân
C. Một nhóm người di chuyển cùng nhau trong một phương tiện, nhưng đến các điểm đến khác nhau
D. Một nhóm người có cùng điểm đến di chuyển cùng nhau trong một chiếc xe
Căn cứ vào thông tin đoạn
The effort to clean up cars may do little to cut pollution if nothing is done about the tendency to drive them more... One solution is car-pooling
(Nỗ lực làm sạch xe có thể sẽ không làm giảm ô nhiễm nếu không có biện pháp gì đối với xu hướng lái xe ngày càng nhiều... Một giải pháp là chia sẻ xe (car-pooling))
=> 
"Car-pooling" có nghĩa là nhiều người cùng chia sẻ một chiếc xe đi đến cùng một địa điểm
=> Đáp án D

Đáp án: D
Câu 60 [744020]: It can be inferred from paragraph 6 that _____.
A, Singapore has successfully implemented a city-wide system for charging drivers.
B, Cambridge, England, has successfully introduced a similar system to Singapore's.
C, the system in Singapore is facing strong opposition.
D, the introduction of the system in Cambridge was unsuccessful due to public resistance.
Có thể suy luận từ đoạn 6 rằng __________.
A. Singapore đã triển khai thành công một hệ thống tính phí tài xế trên toàn thành phố
B. Cambridge, Anh, đã triển khai thành công một hệ thống tương tự như của Singapore
C. Hệ thống ở Singapore đang đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ
D. Việc giới thiệu hệ thống ở Cambridge không thành công do sự phản đối từ công chúng
Căn cứ vào thông tin
Cambridge, England... faced vocal and ultimately successful opposition.
(Cambridge, Anh... đã phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ và cuối cùng đã thành công.)
=> Cambridge đã đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ và cuối cùng là thành công trong việc ngăn chặn việc giới thiệu hệ thống, cho thấy sự kháng cự từ công chúng là rào cản
=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 61 [595586]: Cho hàm số có đạo hàm liên tục trên dấu của được cho bởi bảng như sau:

Hàm số nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Ta có
Dựa vào bảng xét dấu của ta có bảng xét dấu của như sau:

Vậy hàm số nghịch biến trên các khoảng Đáp án: C
Câu 62 [745883]: Hệ số của số hạng chứa trong khai triển nhị thức
A,
B,
C,
D,
Số hạng tổng quát của khai triển là
Số hạng chứa thỏa mãn
Vậy hệ số của số hạng chứa Đáp án: C
Câu 63 [25822]: Với các số thỏa mãn , biểu thức bằng
A,
B,
C,
D,
Đáp án A
Phương pháp:
Sử dụng các công thức:
Cách giải:
Ta có: Đáp án: A
Câu 64 [975201]: (THPT Nguyễn Khuyến-Nam Định-lần 1-năm 2017-2018) Tính đạo hàm của hàm số
A,
B,
C,
D,
Chọn D
Ta có Đáp án: D
Câu 65 [595591]: Gọi lần lượt là số điểm cực đại và số điểm cực tiểu của hàm số Tính
A, 2.
B, 4.
C, 3.
D, 1.
Chọn đáp án A.
Áp dụng công thức đạo hàm cho
Ta có




phương trình có duy nhất một nghiệm
Ta có trục xét dấu của

đổi dấu từ âm sang dương qua điểm nên là điểm cực đại. Do đó hàm số có 1 điểm cực đại và 0 điểm cực tiểu.
Đáp án: A
Câu 66 [803923]: Cho là hai số nguyên thỏa mãn Mệnh đề nào dưới đây sai?
A,
B,
C,
D,
Chọn A
+)





Theo giả thiết
+) Ta có hệ nên là sai. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 69
Câu 67 [745884]: Với đồ thị hàm số có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận?
A, 3.
B, 4.
C, 1.
D, 2.
Chọn đáp án D.
Với thì
Thay vào đồ thị hàm số ta được

Xét tiệm cận ngang trước: vì hàm số có bậc tử lớn hơn bậc mẫu nên nên hàm số không có tiệm cận ngang.
Xét tiệm cận đứng: ta dễ dàng thấy nghiệm của mẫu là (và nghiệm này không phải là nghiệm của tử số) nên hàm số có 1 tiệm cận ngang.
Xét tiệm cận xiên: ta có
Ta dễ dàng tính được
Do đó, hàm số có 1 đường tiệm cận xiên là
Vậy hàm số đã cho có tất cả 2 đường tiệm cận. Đáp án: D
Câu 68 [745885]: Có bao nhiêu giá trị của để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị sao cho độ dài đoạn thẳng bằng ?
A, 2.
B, 1.
C, 0.
D, 3.
Chọn đáp án B.

Phương trình có 2 điểm cực trị khi



Khoảng cách giữa 2 điểm cực trị là:
Biết độ dài đoạn thẳng bằng (chọn)
Vậy có 1 giá trị của để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị sao cho độ dài đoạn thẳng bằng Đáp án: B
Câu 69 [745887]: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số để đồ thị hàm số và đường thẳng có duy nhất một điểm chung?
A, 100.
B, 101.
C, 2.
D, 1.
Chọn đáp án A.
Phương trình hoành độ giao điểm
TH1:
Ta được (vô lý) do đó không là nghiệm của phương trình.
TH2:




Để đồ thị hàm số và đường thẳng có duy nhất một điểm chung thì phương trình (*) có duy nhất một nghiệm.
Ta khảo sát hàm số
Ta có
Bảng biến thiên của
Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy để cắt đồ thị hàm số tại một điểm khi và chỉ khi
Kết hợp với điều kiện
Vậy có 100 giá trị nguyên của thỏa mãn yêu cầu bài toán. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71
Câu 70 [745888]: Độ dài cung tròn của lần dao động thứ 10 là bao nhiêu centimet (làm tròn đến hàng phần mười).
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Vì ở mỗi lần dao động tiếp theo, độ dài của cung tròn nó vạch lên bằng 0,98 độ dài của lần trước nên ta có độ dài của cung tròn khi:
Con lắc dao động lần 1 là
Con lắc dao động lần 2 là
Con lắc dao động lần 3 là

Con lắc dao động lần
Vậy độ dài cung tròn của lần dao động thứ 10 là Đáp án: C
Câu 71 [745889]: Khi dừng lại, con lắc sẽ dao động được tổng quãng đường là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Ở lời giải câu 70 ID [745888], ta tính được độ dài cung tròn của lần dao động thứ của con lắc là
Vì đây là 1 cấp số nhân với nên áp dụng công thức tính tổng của một cấp số nhân, ta có tổng của lần dao động là
Vì con lắc sẽ dừng lại khi do đó, ta tính
khi do đó
Vậy khi dừng lại, con lắc sẽ dao động được tổng quãng đường là 2250 cm. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 72 đến 73
Câu 72 [745891]: Nếu là chiều dài của trang giấy thì chiều rộng của trang giấy là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Gọi là chiều dài của trang giấy
Diện tích của trang giấy là: 384
Chiều dài của trang giấy là: Đáp án: B
Câu 73 [745892]: Diện tích phần in chữ lớn nhất bằng bao nhiêu ?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Chiều cao phần viết chữ là:
Chiều rộng phần viết chữ là:
Lại có:
Vậy diện tích phần chứa chữ là:


Thay vào S:
Vậy diện tích phần in chữ lớn nhất là : Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Câu 74 [745893]: Với phương trình đã cho có số nghiệm là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Thay


vô nghiệm.
Vậy với phương trình đã cho vô nghiệm. Đáp án: B
Câu 75 [745895]: Số giá trị nguyên của tham số thuộc để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt là?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Đặt . Khi đó ta có phương trình .
Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt pt có hai nghiệm phân biệt dương
.
Vậy thì phương trình có hai nghiệm phân biệt. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 75 đến 76
Câu 76 [745896]: Với phương trình đã cho có số nghiệm là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Thay vào phương trình ta có:







Phương trình vô nghiệm. Đáp án: A
Câu 77 [745897]: Có bao nhiêu giá trị nguyên của thuộc để phương trình có nghiệm duy nhất?
A,
B,
C,
D,
HD: Phương trình
Xét với



Từ BBT, nhận thấy phương trình có 1 nghiệm dương khi và chỉ khi
Vậy số giá trị nguyên thuộc Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 78 đến 80
Mỗi ngày, Tuấn cố gắng giải các ô chữ dễ, trung bình và khó trên báo. Anh ta có xác suất hoàn thành ô chữ dễ là 0,84, xác suất hoàn thành ô chữ trung bình là 0,59 và xác suất hoàn thành ô chữ khó là 0,11.
Câu 78 [745898]: Xác suất để vào một ngày bất kỳ, Tuấn hoàn thành cả 3 ô chữ bằng
A, 5,45%.
B, 5,84%.
C, 4,41%.
D, 5,59%.
Chọn đáp án A.
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô dễ".
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô trung bình".
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô khó".
Các biến cố đôi một độc lập với nhau.
Xác suất Tuấn hoàn thành cả 3 ô chữ là:
Đáp án: A
Câu 79 [745901]: Xác suất để vào một ngày bất kỳ, Tuấn hoàn thành ít nhất một ô chữ là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô dễ".
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô trung bình".
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô khó".
Các biến cố đôi một độc lập với nhau.
Xác suất Tuấn Bỏ trống cả 3 ô chữ là

Xác suất Tuấn hoàn thành ít nhất một ô chữ là
Đáp án: B
Câu 80 [745902]: Xác suất để vào một ngày bất kỳ, Tuấn hoàn thành ít nhất hai ô chữ là
A, 54,4%.
B, 48,9%.
C, 69,7%.
D, 75,5%.
Chọn đáp án A.
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô dễ".
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô trung bình".
Gọi là biến cố "Tuấn giải được ô khó".
Các biến cố đôi một độc lập với nhau.
Xác suất Tuấn hoàn thành ít nhất hai ô chữ là
Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 81 đến 82
Câu 81 [745906]: Mệnh đề nào dưới đây là đúng?
A,
B,
C,
D,
Ta có
Vậy Đáp án: C
Câu 82 [745909]: Giá trị bằng
A,
B,
C,
D,
Ta có
Theo câu a ta có nên
Vậy Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 83 đến 84
Câu 83 [745910]: Phương trình đường thẳng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Xét đường tròn tâm bán kính .
=

Phương trình đường thẳng là:

Đáp án: A
Câu 84 [745911]: Bán kính đường tròn bằng
A,
B,
C,
D,
Gọi tâm đường tròn
Ta có vectơ chỉ phương của
Theo giả thiết:

Ta lại có



Giải hệ

Suy ra
Do đó phương trình đường tròn Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 85 đến 87
Câu 85 [745912]: Thể tích khối chóp bằng
A,
B,
C,
D,

Do là hình chiếu của trên
Tam giác đều
Gọi là trung điểm của
Lấy điểm thỏa mãn
Ta có
Tam giác vuông tại
Thể tích khối chóp bằng Đáp án: B
Câu 86 [745915]: Khoảng cách từ đến mặt phẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
nên
Kẻ
nên

Theo câu [745912],

Đáp án: C
Câu 87 [745917]: Góc giữa và mặt phẳng xấp xỉ bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Kẻ


là chân đường cao kẻ từ xuống mặt phẳng

Xét vuông tại


Xét

Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90
Câu 88 [745921]: Khoảng cách từ gốc toạ độ đến mặt phẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Áp dụng công thức tính khoảng cách từ điểm đến phẳng
Đáp án: A
Câu 89 [745923]: Mặt phẳng chứa và song song với có phương trình là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Ta có:

Ta có:
Phương trình mặt phẳng chứa và song song với có phương trình là
Lấy điểm thuộc
Phương trình mặt phẳng cần tìm có dạng: Đáp án: A
Câu 90 [745925]: Đường thẳng vuông góc với đồng thời cắt cả có phương trình là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Gọi là đường thẳng cần tìm.
Chuyển phương trình đường thẳng chính tắc thành tham số của các đường thẳng, ta được:

Giả sử
Ta có một vectơ chỉ phương của đường thẳng từ đây ta loại được đáp án B và C.
nên có một vectơ chỉ phương là
Suy ra cùng phương nên ta có
Suy ra
Thay tọa độ điểm ta thấy đáp án A thỏa mãn. Đáp án: A
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Có 100 học sinh lớp 7 của Trường THCS Thị Trấn Bố Hạ. Bảng sau đây cho biết sự phân chia học sinh theo điểm số của các em trong 3 môn học chính là Toán, Vật lý và Hóa học và 2 môn ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung. Điểm tối đa trong mỗi môn là 10 và học sinh cần đạt ít nhất 5 điểm để đỗ.
Câu 91 [698179]: Có tối đa bao nhiêu học sinh trượt cả 5 môn?
A, 5.
B, 7.
C, 9.
D, 12.
Chọn đáp án B.
Số học sinh trượt môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Tiếng Trung lần lượt là 13, 7, 12, 12, 18.
Số học sinh trượt tối đa 5 môn là 7. Đáp án: B
Câu 92 [698180]: Có tối thiểu bao nhiêu học sinh đỗ cả 5 môn?
A, 93.
B, 87.
C, 82.
D, 3 đáp án trên đều sai.
Chọn đáp án D.
Số học sinh trượt môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Tiếng Trung lần lượt là 13, 7, 12, 12, 18.
Có tối thiểu học sinh đỗ cả 5 môn. Đáp án: D
Câu 93 [698181]: Học sinh đạt 9 điểm trở lên ở ít nhất 2 môn chính và ít nhất 1 môn ngoại ngữ đủ điều kiện nhận học bổng. Có nhiều nhất bao nhiêu học sinh đủ điều kiện nhận học bổng?
A, 33.
B, 24.
C, 28.
D, 35.
Chọn đáp án D.

Số lương học sinh tối đa đạt 9 điểm trở lên ở ít nhất 2 môn chính là

Số lượng học sinh tối đa đạt 9 điểm trở lên ở ít nhất 1 môn ngoại ngữ là

Số lượng học sinh đủ điều kiện nhận học bổng tối đa là 35. Đáp án: D
Câu 94 [698182]: Có nhiều nhất bao nhiêu học sinh đạt 6 điểm trở lên ở ít nhất 4 môn trong 5 môn?
A, 83.
B, 76.
C, 75.
D, 61.
Chọn đáp án A.
Số lương học sinh tối đa đạt 9 điểm trở lên ở ít nhất 4 môn trong 5 môn là Đáp án: A
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 98
Một nhóm bạn gồm 12 người từ M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W và X đang ngồi quanh một chiếc bàn tròn và quay mặt vào nhau (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Nếu tính từ bạn P, theo chiều kim đồng hồ là thứ tự các bạn O, V, W, N và Q; còn nếu theo chiều ngược kim đồng hồ là thứ tự của các bạn M, T, R, S, U và X. Thêm nữa, M ngồi giữa P và Q, T ngồi giữa Q và N, R ngồi giữa N và W, S ngồi giữa W và V, U ngồi giữa V và O.
Câu 95 [379805]: Ai ngồi cạnh cả V và W?
A, U.
B, R.
C, S.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện đề bài: “S ngồi giữa W và V” ⇒ S ngồi cạnh cả V và W. Đáp án: C
Câu 96 [379806]: Ai ngồi đối diện với R?
A, O.
B, P.
C, X.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án C.
Dựa vào hình minh họa giả thiết ⇒ X ngồi đối diện với R. Đáp án: C
Câu 97 [379807]: Có bao nhiêu người ngồi giữa T và V khi đếm theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ T?
A, 5.
B, 6.
C, 4.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án B.
Dựa vào hình minh họa giả thiết
⇒ Có 6 người ngồi giữa T và V khi đếm theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ T. Đáp án: B
Câu 98 [379808]: Nếu tất cả mọi người nhìn theo hướng ngược lại thì ai ngồi phía bên trái và cách R hai bạn?
A, V.
B, Q.
C, U.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án A.
Dựa vào hình minh họa giả thiết
⇒ Người ngồi phía bên trái và cách R hai bạn khi mọi người nhìn theo hướng ngược lại sẽ là người ngồi phía bên phải và cách R hai bạn khi mọi người quay mặt vào nhau, đó là V. Đáp án: A
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102
Biểu đồ tròn dưới đây thể hiện tỉ lệ phần trăm nhân viên làm việc ở các phòng ban khác nhau trong một công ty với tổng số nhân viên = 2500 người.
Câu 99 [380951]: Tỷ lệ nam giới ở phòng quản lý so với phòng in tương ứng là
A, 7:4.
B, 4:7.
C, 3:4.
D, 7:3.
Tỷ lệ nam giới ở phòng quản lý so với phòng in tương ứng là:
⇒ Đáp án A Đáp án: A
Câu 100 [380952]: Sự chênh lệch giữa tổng số nhân viên của phòng IT và phòng sales là
A, 75.
B, 150.
C, 100.
D, 50.
Sự chênh lệch giữa tổng số nhân viên của phòng IT và phòng sales là:
⇒ Đáp án C Đáp án: C
Câu 101 [380953]: Tỷ lệ giữa tổng số nhân viên nam ở bộ phận nhân sự và marketing so với tổng số nhân viên nữ ở hai bộ phận này là
A, 13:15.
B, 15:13.
C, 13:17.
D, 17:14.
Tỷ lệ giữa tổng số nhân viên nam ở bộ phận nhân sự và marketing so với tổng số nhân viên nữ ở hai bộ phận này là:
⇒ Đáp án D Đáp án: D
Câu 102 [380954]: Phòng nhân sự có bao nhiêu nhân viên nữ?
A, 250.
B, 120.
C, 125.
D, Đáp án khác.
Phòng nhân sự có số nhân viên nữ là:
⇒ Đáp án D Đáp án: D
Carbohydrate là các phân tử được cấu tạo từ ba nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có tác dụng tạo ra năng lượng và cấu trúc của sinh vật. Đơn vị cơ bản (đơn vị nhỏ nhất) của carbohydrate là monosaccharide, có cấu trúc một vòng. Hình bên biểu thị cấu trúc vòng của glucose, một loại monosaccharide. Disaccharide bao gồm hai monosaccharide liên kết với nhau,

trong khi đó polysaccharide có từ 3 phân tử monosaccharide trở lên liên kết với nhau.


Thuốc thử Benedic
t là dung dịch có màu đỏ gạch khi có mặt monosaccharide (như glucose, fructose) hoặc disaccharide (như mantose). Trong trường hợp không có monosaccharide hoặc disaccharide , thuốc thử Benedict có màu xanh lam. Tương tự, iodine (I2) có thể được sử dụng để làm chất chỉ thị nhận biết cho các polysaccharide lớn như tinh bột. Khi dung dịch không có mặt các polysaccharide này, dung dịch iodine có màu nâu; ngược lại khi có thì dung dịch iodine sẽ chuyển sang màu đen.

Đặc điểm của một số loại carbohydrate được liệt kê trong bảng ở thí nghiệm 1.

▪ Thí nghiệm 1:


Học sinh nếm thử các loại cacbohiđrat và mô tả vị của chúng như sau:


▪ Thí nghiệm 2:


Một túi ống lọc được tạo ra từ màng bán thấm (cho phép một số phân tử đi qua còn các phân tử còn lại thì không) chứa đầy hỗn hợp glucose, tinh bột và nước bên trong. Sau đó, túi được buộc chặt ở cả hai đầu và được thả vào cốc chứa dung dịch iodine.
Tiến hành đun nóng cốc đến 40°C. Sau 10 phút, các quan sát được ghi lại trong bảng sau:

Câu 103 [382616]: Cấu trúc hình bên có thể đại diện cho phân tử carbohydrate nào?
A, Fructose.
B, Mantose.
C, Tinh bột.
D, Chitin.
Hình trên là cấu trúc của một disaccharide gồm hai đơn vị monosaccharide liên kết với nhau qua một cầu nối oxygen. Dựa vào đặc điểm cấu trúc:
- Hai vòng 6 cạnh.
- Liên kết giữa hai monosaccharide qua liên kết α-1,4-glycosidic.
- Các nhóm -OH và H định hướng phù hợp với cấu trúc của maltose (được tạo từ hai phân tử glucose).

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 104 [382617]:thí nghiệm 2, có thể kết luận rằng các lỗ siêu nhỏ trên túi lọc là
A, đủ lớn để tinh bột và nước đi qua.
B, đủ lớn để tinh bột đi qua nhưng không cho nước đi qua.
C, đủ lớn để glucozơ đi qua nhưng không cho nước đi qua.
D, đủ lớn để nước đi qua nhưng không cho tinh bột đi qua.
Một túi ống lọc được tạo ra từ màng bán thấm (cho phép một số phân tử đi qua còn các phân tử còn lại thì không) chứa đầy hỗn hợp glucose, tinh bột và nước bên trong → túi lọc có các lỗ đủ lớn để nước đi qua nhưng không cho tinh bột đi qua.

 ⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Câu 105 [382618]:thí nghiệm 2, nếu thay dung dịch i-ốt bằng thuốc thử Benedict thì kết quả và giải thích tương ứng nào sau đây là hợp lý?
A, Dung dịch bên ngoài chuyển từ màu đỏ gạch sang màu xanh, chứng tỏ glucose không thể đi qua màng bán thấm.
B, Dung dịch bên ngoài có màu đỏ gạch chứng tỏ glucose không thể đi qua màng bán thấm.
C, Dung dịch bên ngoài có màu xanh chứng tỏ glucose có thể đi qua màng bán thấm.
D, Dung dịch bên ngoài chuyển từ màu xanh sang màu đỏ gạch chứng tỏ glucose đã có khả năng đi qua màng bán thấm.
Trong trường hợp không có monosaccharide hoặc disaccharide, thuốc thử Benedict có màu xanh lam.
Thuốc thử Benedict là dung dịch có màu đỏ gạch khi có mặt monosaccharide (như glucose, fructose) hoặc disaccharide (như mantose).

 ⇒ Chọn đáp án D Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Một thanh sắt chỉ có tính sắt từ khi nhiệt độ thanh sắt không lớn lắm. Nếu nhiệt độ của nó lớn hơn một nhiệt độ xác định nào đó được gọi là nhiệt độ Curie, thì đặc tính sắt từ của nó không còn nữa. Ví dụ như nung nóng đỏ một cái đinh sắt rồi đưa lại gần nam châm ta sẽ thấy đinh không bị hút bởi nam châm. Nhưng khi nguội xuống dưới nhiệt độ Curie thì đinh lại bị nam châm hút. Các chất sắt từ khác nhau có nhiệt độ Curie khác nhau. Khi nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ Curie thì các chất sắt từ trở thành các chất thuận từ thông thường. Bảng dưới đây là nhiệt độ Curie của một vài chất
Câu 106 [752155]: Dựa vào bảng nhiệt độ Curie của một số chất. Ở nhiệt độ 100 oC, chất nào sau đây bị mất tính sắt từ
A, Sắt.
B, Nickel.
C, Cobalt.
D, Gadolinium.
Chất mất tính sắt từ khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ Curie. Chất có nhiệt độ Curie nhỏ hơn 100 oC là Gadolinium.
Ở nhiệt độ 100 oC, chất bị mất tính sắt từ là Gadolinium
Chọn D Đáp án: D
Câu 107 [752158]: Ở nhiệt độ nào sau đây Nickel vẫn còn tính sắt từ
A, 300 oC.
B, 400 oC.
C, 500 oC.
D, 600 oC.
Nickel vẫn còn tính sắt từ khi nhiệt độ nhỏ hơn 358oC. Ở nhiệt độ 300oC Nickel vẫn còn tính sắt từ
Chọn A Đáp án: A
Câu 108 [752161]: Thiết bị nào sau đây có thể được chế tạo dựa trên ứng dụng hiện tượng được nhắc đến trong bài đọc trên
A, đèn huỳnh quang.
B, la bàn.
C, rơ-le nhiệt.
D, pin mặt trời.
Thiết bị có thể được chế tạo dựa trên ứng dụng hiện tượng nhiệt độ Curie là rơ-le nhiệt: Khi nhiệt độ quá lớn thì sẽ bị nhảy rơ-le.
Chọn C Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 109 đến 111
Bertness và Hacker (1996) đã nghiên cứu sự tương tác giữa các loài trong quần xã đầm lầy ngập mặn bao gồm: cây bấc (Juncus gerardii), cây bụi (Iva frutescens) và rệp rừng. Hình 12.1 và 12.2 thể hiện cường độ quang hợp của cây bụi và tốc độ tăng tưởng của quần thể rệp rừng trong điều kiện có hoặc không có cây bắc theo thời gian nghiên cứu. Biết rằng cây bắc và cây bụi đều có khả năng tự dưỡng, rệp chỉ ăn lá cây bụi, điều kiện ngoại cảnh khồn ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Câu 109 [741078]: Ảnh hưởng của cây bấc lên sự sinh trưởng của cây bụi và tốc độ tăng trưởng của quần thể rệp như thế nào?
A, Cây bấc cạnh tranh với cây bụi, làm giảm sinh trưởng của cây bụi và tốc độ tăng trưởng của quần thể rệp.
B, Cây bấc không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bụi nhưng làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể rệp.
C, Cây bấc hỗ trợ sinh trưởng của cây bụi nhưng làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể rệp.
D, Cây bấc hỗ trợ sinh trưởng của cây bụi, từ đó gián tiếp làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể rệp.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết

Cường độ quang hợp của cây bụi tăng lên khi có cây bấc ở mọi thí nghiệm nghiên cứu \rightarrow Cây bấc có tác động tích cực lên sự sinh trưởng của cây bụi.
Khi có cây bấc, quần thể rệp luôn duy trì ở mức độ tăng trưởng dương (>0) nhưng khi không có cây bấc, tốc độ tăng trưởng của quần thể rệp giảm dần theo thời gian. Đáp án: D
Câu 110 [741080]: Giả thuyết tại sao số lượng quần thể rệp chịu ảnh hưởng bởi cây bấc?
A, Cây bấc tạo điều kiện sinh trưởng cho cây bụi phát triển và từ đó cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho rệp.
B, Cây bấc cạnh tranh trực tiếp với cây bụi, làm giảm số lượng lá mà rệp có thể ăn.
C, Cây bấc tiết ra chất hóa học ngăn rệp phát triển trên cây bụi.
D, Cây bấc cung cấp thức ăn trực tiếp cho rệp, giúp tăng số lượng quần thể rệp.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Cây bấc ảnh hưởng gián tiếp đến sự sinh trưởng gián tiếp của quần thể rệp thông qua sự sinh trưởng của cây bụi.
+ Khi có mặt cây bấc → Cây bụi sinh trưởng tốt hơn, tạo điều kiện cho quần thể rệp tăng trưởng.
+ Khi không có mặt cây bấc → Cây bụi giảm khả năng sinh trưởng → Không đáp ứng đủ với sự tiêu thụ của rệp → Cả hai quần thể (cây bụi và rệp) suy giảm số lượng. Đáp án: A
Câu 111 [741081]: Rệp rừng là thức ăn chính của nhiều loài chim ở đây. Sự đa dạng quần xã sẽ thay đổi như thế nào nếu một loại nấm gây bệnh trên họ cây bụi được du nhập vào khu vực làm chết cây hàng loạt?
A, Sự đa dạng quần xã sẽ tăng do các loài chim chuyển sang các nguồn thức ăn khác.
B, Sự đa dạng quần xã sẽ giảm do sự suy giảm của cây bụi, từ đó làm giảm số lượng loài chim ăn rệp.
C, Sự đa dạng quần xã không thay đổi vì rệp vẫn sẽ tìm các nguồn dinh dưỡng khác để duy trì quần thể.
D, Sự đa dạng quần xã không thay đổi vì cây bấc vẫn có thể thay thế vai trò của cây bụi trong hệ sinh thái.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Cây bụi chết hàng loạt → Giảm khả năng sinh trưởng của cây bấc không phục hồi kịp với sự tiêu thụ của rệp rừng → Cả hai quần thể suy giảm số lượng dẫn đến diệt vong.
- Rệp rừng làm giảm số lượng cũng làm giảm số lượng các loài chim ăn thịt chúng. Sự suy giảm của quần thể cây bụi, cây bấc, rệp rừng và các loài chim đều dẫn tới sự giảm đa dạng của quần xã. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Một máy bay cất cánh từ Hà Nội (múi giờ 7) vào lúc 20 giờ ngày 31/12/2024.
Câu 112 [744529]: 11 giờ sau máy bay hạ cánh xuống Paris (múi giờ 1). Hỏi lúc đó ở Paris là mấy giờ, ngày, tháng, năm nào?
A, 01:00 giờ, ngày 01/01/2025.
B, 02:00 giờ, ngày 01/01/2025.
C, 01:00 giờ, ngày 31/01/2025.
D, 13:00 giờ, ngày 01/01/2025.
Hướng dẫn: Máy bay cất cánh từ Hà Nội vào lúc 20 giờ ngày 31/12/2024 và bay trong 11 giờ. Khi máy bay hạ cánh xuống Paris, thời gian ở Paris sẽ là:
● Giờ ở Hà Nội khi máy bay hạ cánh: 20:00 + 11 giờ = 07:00 ngày 01/01/2025 (theo múi giờ Hà Nội).
● Chuyển đổi sang múi giờ Paris(vì Paris ở múi giờ 1, ở phía Tây so với Việt Nam nên ta phải lùi lại 06 múi giờ): 07:00 - 6 giờ = 01:00 ngày 01/01/2025 (theo múi giờ Paris).
Vậy, khi máy bay hạ cánh xuống Paris, thời gian ở Paris sẽ là 01:00 giờ, ngày 01/01/2025. Đáp án: A
Câu 113 [744530]: Paris ở cách Việt Nam mấy giờ?
A, 5 giờ.
B, 6 giờ.
C, 7 giờ.
D, 8 giờ.
Hướng dẫn: vì Paris ở múi giờ 1, ở phía Tây so với Việt Nam nên ta phải lùi lại 06 múi giờ. Đáp án: B
Câu 114 [744532]: Múi giờ số 0 không có đặc điểm nào?
A, Có đường kinh tuyến gốc đi qua.
B, Đi qua London (Anh).
C, Nằm ở châu Á.
D, Mà múi giờ cơ bản mà các quốc gia khác dựa vào tính toán.
Múi giờ số 0 không nằm ở châu Á mà ở châu Âu.
Dựa vào tư liệu sau đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
“Hỡi đồng bào Nam Bộ
Nước ta vừa tranh quyền độc lập
[kết thúc cuộc chiến tranh giành độc lập], thì đã gặp nạn ngoại xâm. Khi còn chiến tranh với Nhật, thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn. Nay vừa hết chiến tranh hoặc bí mật hoặc công khai mò lại. Trong 4 năm, họ đã bán nước ta hai lần. Nay họ lại muốn thống trị dân ta lần nữa.
Tôi
[Chủ tịch Hồ Chí Minh] chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp: Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”.
Tôi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp các chiến sĩ và nhân dân hiện đang hi sinh tranh đấu để giữ vững nền độc lập của nước nhà.
Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu chuộng bình đẳng tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta.
Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân.
Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc chiến đấu của chúng ta chính đáng.
[…]
Nước Việt Nam độc lập muôn năm
Đồng bào Nam bộ muôn năm”.
(Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ, đăng trên báo Cứu quốc, số 54, ra ngày 29 – 9 – 1945)
Câu 115 [758779]: Theo đoạn trích, thế lực ngoại xâm nào sau đây đã cản trở sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Liên quân Anh – Mỹ.
B, Quân đội các nước Đồng minh.
C, Thực dân Pháp.
D, Quân Trung Hoa Dân quốc.
Đáp án: C
Câu 116 [758782]: Cụm từ “Tôi chắc và đồng bào/tất cả đồng bào đều chắc/cũng chắc…” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích trên muốn cốt là để
A, đoàn kết toàn dân trong đấu tranh giành chính quyền ở Nam Bộ.
B, kêu gọi đồng bào ủng hộ Chính phủ cuộc Tổng tuyển cử tự do.
C, kêu gọi cả nước đứng lên chống Pháp mở rộng xâm lược ra Bắc.
D, củng cố niềm tin và tinh thần quyết thắng trước quân xâm lược.
Đáp án: D
Câu 117 [758783]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Thực dân Pháp đang tiến hành xâm lược trở lại Việt Nam.
B, Thực dân Pháp đã đưa quân ra miền Bắc xâm lược trở lại.
C, Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đã lan rộng.
D, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, ra Lời kêu gọi toàn quốc.
Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Tây Ban Nha và Brazin, Ả Rập xê út đều là các thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, Tây Ban Nha ban hành luật mới quy định thuế nhập khẩu với các mức thuế quan khác nhau đối với bốn loại cà phê hạt là cà phê Ả Rập xê út, cà phê Robusta, cà phê Colombia và cà phê nhẹ. Theo luật mới hai loại cà phê Colombia và cà phê nhẹ được miễn thuế nhập khẩu, hai loại cà phê còn lại là cà phê Ả Rập xê út và cà phê Robusta chịu mức thuế suất là 8%. Brazin cho rằng mình bị Tây Ban Nha phân biệt đối xử so với các nước khác, vì Brazin chủ yếu xuất khẩu cà phê hạt Ả Rập và cà phê hạt Robusta. Đồng thời, luật mới của Tây Ban Nha về thuế nhập khẩu cũng không được nước này gửi đến các cơ quan của WTO.
Nguồn: Tư liệu văn kiện Đảng cộng sản
Câu 118 [757585]: Việc Tây Ban Nha áp dụng hai biểu thuế xuất khác nhau đối với hai nước khác nhau và đều là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới là vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?
A, Không tôn trọng lẫn nhau.
B, Tự do hóa thương mại.
C, Không phân biệt đối xử.
D, Công khai minh bạch.
Đáp án C. Không phân biệt đối xử.
Giải thích: Tây Ban Nha áp dụng mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với các loại cà phê, gây ra sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên WTO. Đây là vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO. Đáp án: C
Câu 119 [757586]: Nội dung nào trong thông tin trên chưa phù hợp với chế độ đối xử quốc gia đã được WTO quy định giữa các thành viên với nhau?
A, Áp dụng mức thu thuế khác nhau giữa các nước.
B, Áp dụng biểu thuế khác nhau với một hàng hóa nhập khẩu.
C, Không báo cáo việc thu thuế lên cơ quan WTO.
D, Công khai biểu thuế xuất mới với các nước.
Đáp án B. Áp dụng biểu thuế khác nhau với một hàng hóa nhập khẩu.
Giải thích:Theo nguyên tắc của WTO, các quốc gia thành viên không được áp dụng mức thuế khác nhau cho cùng một sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau. Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế khác nhau cho cà phê của Brazil so với các nước khác vi phạm chế độ đối xử quốc gia của WTO. Đáp án: B
Câu 120 [757587]: Tây Ban Nha ban hành luật mới quy định thuế nhập khẩu nhưng không gửi báo cáo lên cơ quan chức năng của WTO là vi phạm nguyên tắc cơ bản nào dưới đây?
A, Công khai minh bạch.
B, Không phân biệt đối xử.
C, Công khai kinh tế.
D, Tự do hóa thương mại.
Đáp án A. Công khai minh bạch.
Giải thích: WTO yêu cầu các quốc gia thành viên phải minh bạch trong chính sách thương mại, bao gồm thông báo và báo cáo các thay đổi về thuế quan. Tây Ban Nha không gửi báo cáo về luật mới lên WTO, vi phạm nguyên tắc công khai minh bạch. Đáp án: A
© 2023 - - Made With