Câu 1 [754907]:
“Cau muốn dậy nhưng chưa có mo ne
Dây củ mài muốn dậy leo vắt leo vờ
Nhưng chưa nên leo vắt leo vờ
Dây sắn muốn dậy néo vò
Nhưng chưa nên néo vò
Dây sọ muốn dậy leo đất leo nước
Nhưng chưa nên leo đất leo nước”
(Sử thi dân tộc Mường, Đẻ đất đẻ nước, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Cấu trúc “... muốn ... nhưng ...” được lặp đi lặp lại có ý nghĩa gì?
A, Miêu tả sự sống ban đầu dào dạt của các sinh vật trên vũ trụ.
B, Gợi ý niệm về sự thiếu vắng các sinh vật trên mặt đất.
C, Tô đậm cho bức tranh trái đất thuở sơ khai, nhiều sinh vật đã xuất hiện nhưng chưa hoàn thiện.
D, Miêu tả sự sống yếu ớt của các sinh vật trên trái đất.
Cấu trúc “muốn... nhưng...” lặp đi lặp lại trong đoạn trích diễn tả khát vọng trỗi dậy, phát triển của sự sống dù còn non nớt, chưa hoàn thiện. Điều này tô đậm bức tranh về trái đất thuở sơ khai, nơi sự sống bắt đầu nhưng chưa phát triển đầy đủ. Đáp án: C
Câu 2 [755227]:
“Nghe Ca-líp-xô nói vậy, Uy-lít-xơ đáp lại:
“Hỡi Ca-líp-xô, vị nữ thần uy nghiêm và xinh đẹp! Xin nàng chớ giận. Ta biết rõ về thân hình và sắc đẹp của nàng. Vợ ta, nàng Pê-nê-lốp khôn ngoan không thể nào sánh được với nàng. Vợ ta chỉ là một người phụ nữ trần tục, còn nàng, nàng là một vị thần bất tử, muôn đời tươi trẻ. Tuy vậy, ta vẫn ngày đêm khát khao mong mỏi được trở về với quê hương, với gia đình thân thiết. Nếu một vị thần nào đó còn giáng tai hoạ, đoạ đày ta trên mặt biến mênh mông sóng dữ ta cũng cam lòng. Ta đã trải qua bao gian nguy, thử thách trên biển cả và ở chiến trường. Ta đã dày dạn nhiều phen và quen chịu đựng. Bây giờ dù có phải chịu đựng những gian nguy, thử thách nữa ta cũng sẵn sàng chấp nhận.”.
(Sử thi Hy Lạp, Ô-đi-xê, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Đặc điểm nào không phải là tính cách của Uy-lít-xơ trong đoạn trích trên?
A, Dũng cảm.
B, Thuỷ chung.
C, Yêu gia đình, quê hương.
D, Si tình.
Đoạn trích khắc hoạ hình tượng Uy-lít-xơ với lòng dũng cảm khi sẵn sàng đối mặt với tai hoạ, gian nguy và thuỷ chung, yêu gia đình, quê hương qua lời bày tỏ luôn khát khao trở về với quê hương, gia đình, dù đứng trước nữ thần Ca-líp-xô quyến rũ và xinh đẹp.
→ Đoạn trích không bộc lộ sự si tình của Uy-lít-xơ. Đáp án: D
Câu 3 [755228]:
“Tóc đã thưa, răng đã mòn,
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rượu, vầy hoa trúc,
Bó củi, cần câu, trốn nước non,
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon
Chín mươi thì kể xuân đà muộn,
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 5, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
A, Bài thơ thể hiện tình yêu, mối giao cảm sâu sắc với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.
B, Bài thơ bộc lộ lòng yêu cuộc sống giản dị, thanh nhàn.
C, Giọng điệu tươi tắn, hóm hỉnh.
D, Nhân vật trữ tình hiện lên với đời sống vật chất thanh đạm nhưng nhẹ nhõm, an nhiên trong tâm hồn.
Bài thơ chủ yếu khắc họa cuộc sống nhàn tảng, ung dung của nhân vật trữ tình khi về già. Bằng giọng điệu hóm hỉnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kể về những sinh hoạt đời thường giản dị như uống rượu, đánh cờ, đốn củi, câu cá. Qua đó ta thấy được tâm hồn an yên và lòng yêu cuộc sống thanh nhàn của nhân vật trữ tình.
→ Bài thơ không thể hiện tình yêu, mối giao cảm sâu sắc với thiên nhiên của nhân vật trữ tình. Đáp án: A
Câu 4 [755229]: “Nhân Tông gặp loạn Nghi Dân. Ta mới lên ngôi, nghĩ đến việc trước mà luôn luôn phải phòng ngừa. Thường dẫn sáu quân thân hành đi kiểm soát. Một hôm gặp mưa to, đóng lại trên bờ hồ Trúc Bạch ở Mỏ Phượng. Trong cơn mưa u ám, phảng phất có tiếng khóc than thảm thiết. Khi ta truyền mọi người lắng nghe thì không thấy gì, nhưng đến khi gió lớn mưa to thì lại nghe thấy như trước.”
(Lê Thánh Tông, Bài kí một giấc mộng, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Chủ thể lời nói trên là ai?
A, Nhân Tông.
B, Nghi Dân.
C, Nhà vua (Lê Thánh Tông).
D, Quân lính.
Đoạn trích nằm trong “Bài kí một giấc mộng của Lê Thánh Tông, chủ thể lời nói xưng “ta”, kể về việc lên ngôi sau loạn Nghi Dân.
→ Chủ thể lời nói trên là nhà vua (Lê Thánh Tông). Đáp án: C
Câu 5 [755232]:
“Đỡ mồ hôi: võng lác quạt mo,
Chống hơi đất: dép da, guốc gỗ.
Miếng ăn sẵn, cà non mướp luộc, ngon khéo là ngon!
Đồ chơi nhiều, quạt sậy điếu tre, của đâu những của!”
(Nguyễn Công Trứ, Hàn nho phong vị phú, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Nhận xét nào đúng với đặc điểm các hình ảnh trong đoạn trích?
A, Trang nhã, cổ điển, quy phạm.
B, Ước lệ, tượng trưng.
C, Có nguồn gốc từ thi liệu, văn liệu Hán văn.
D, Gần gũi, mộc mạc, giản dị, đời thường, quê kiểng.
Các hình ảnh “võng lác quạt mo”, “dép da guốc gỗ”, “cà non mướp luộc”, “quạt sậy điếu tre” đều là những vật dụng, món ăn quen thuộc, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân lao động. Chúng mang đậm nét mộc mạc, giản dị, không cầu kỳ, hoa mỹ, phản ánh chân thực cuộc sống đời thường.
→ Các hình ảnh trong đoạn trích gần gũi, mộc mạc, giản dị, đời thường, quê kiểng. Đáp án: D
Câu 6 [755233]:
“Mười một giờ. Đồng hồ nhà hàng xóm đong đưa thả nhịp. Con gái vẫn chưa về. Thì ra lâu nay nó đã đi và thường xuyên về muộn. Tôi lại không hề biết vì tôi cũng thường về muộn sau nó. Lòng tôi nóng như lửa đốt. Chẳng có một lí do gì để nó có thể về khuya đến như vậy được. Sinh nhật từ chiều cơ mà. Xung quanh hàng xóm ngủ im thin thít. Đường vắng hoe hoắt. Tôi quay vào nhà. Đến gần bàn học của con gái, định ngồi xuống nhưng tự nhiên cảm thấy hãi hãi trước những gì con ghi trong sổ. Thôi, thà không đọc nữa còn hơn là phải biết những gì khủng khiếp đang xảy ra với con mình. Tôi hồi hộp đợi nó về gần như hồi hộp chờ người tình giờ hò hẹn.”
(Nguyễn Thị Thu Huệ, Hậu thiên đường, theo vanvn.vn)
Chi tiết nào trong đoạn trích tô đậm sự vô tâm của người mẹ?
A, Người mẹ không biết con thường xuyên vè muộn vì chị còn về muộn hơn con.
B, Người mẹ hồi hộp đợi con về như chờ người tình giờ hò hẹn.
C, Người mẹ khong biết lí do con về khuya.
D, Lòng người mẹ như lửa đốt.
Chi tiết “Người mẹ không biết con thường xuyên về muộn vì chị còn về muộn hơn con.” cho thấy sự vô tâm của người mẹ. Vì quá bận rộn với công việc và cuộc sống riêng nên người mẹ không để ý đến con gái. Đáp án: A
Câu 7 [755234]:
“Hôm nay đi Chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.

Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
Em đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới,
Tay cầm nón quai thao.”
(Nguyễn Nhược Pháp, Chùa Hương, theo nhandan.vn)
Chi tiết nào gợi tả bối cảnh không gian trong đoạn thơ?
A, “Em vấn đầu soi gương.”.
B, “Em đeo dải yếm đào”.
C, “Tay cầm nón quai thao.”.
D, “Hoa cỏ mờ hơi sương”.
Chi tiết “Hoa cỏ mờ hơi sương” gợi tả khung cảnh thiên nhiên buổi sớm với không gian mờ ảo phủ đầy sương. Đây cũng là bối cảnh không gian đặc trưng của vùng núi chùa Hương. Đáp án: D
Câu 8 [755237]: “Bảo Ngọc vội đi vào nhà trong, thấy của treo một bức rèm the đỏ hơi cũ. Bảo Ngọc vén rèm vào, thấy Bảo Thoa đương ngồi trên giường thêu kim tuyến, đầu vén, tóc đen nhánh, mặc áo bông màu gụ, khăn khoác vai màu tím nhạt viền kim ngân tuyến, quần lụa bông lót màu vàng, nhìn không có vẻ xa hoa mà lại nhũn nhặn, môi không tô mà đỏ, mày không kẻ mà vẫn xanh, mắt sáng long lanh, điềm đạm ít lời, có người cho là giả khờ dại, tùy thời đối xử, mình chỉ biết phận mình.”
(Tào Tuyết Cần, Hồng lâu mộng, NXB Văn học, 1998)
Nhan sắc của Bảo Thoa được quan sát qua lăng kính của ai?
A, Người kể chuyện.
B, Gia nhân trong nhà Bảo Ngọc.
C, Bảo Ngọc.
D, Bảo Thoa.
Trong đoạn trích, Bảo Ngọc là người vén rèm bước vào, tận mắt nhìn thấy Bảo Thoa và quan sát nhan sắc, trang phục cũng như phong thái của nàng.
→ Nhan sắc của Bảo Thoa được quan sát qua lăng kính của Bảo Ngọc. Đáp án: C
Câu 9 [755239]:
“BÀ TRƯỞNG PHÒNG TÀI VỤ - Nhưng thưa đồng chí Giám đốc, các nguyên tắc ấy dựa trên văn bản nào vậy?
HOÀNG VIỆT - Văn bản do tôi và các đồng chí thảo ra.
BÀ TRƯỞNG PHÒNG TÀI VỤ - Thật ra chưa hề có các nguyên tắc như thế, chưa hề có.
HOÀNG VIỆT - Thì bây giờ chúng ta sẽ đặt ra, có sao đâu! Miễn là nó giúp chúng ta làm thêm được nhiều sản phẩm. Tất cả phải tạo mọi thuận lợi cho người trực tiếp sản xuất. Số cán bộ nhân viên gián tiếp phải giảm tới mức tối thiểu.”
(Lưu Quang Vũ, Tôi và chúng ta, theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
Lời đối thoại của Hoàng Việt cho thấy đặc điểm nào trong phong cách làm việc của nhân vật?
A, Linh hoạt, đề cao hiệu quả công việc.
B, Máy móc, rập khuôn theo nguyên tắc.
C, Bảo thủ, trì trệ.
D, Tự tung tự tác, phách lối.
Lời đối thoại của Hoàng Việt thể hiện sự linh hoạt khi sẵn sàng đặt ra các nguyên tắc mới để phù hợp với tình hình thực tế, miễn là nó mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Đáp án: A
Câu 10 [755240]:
“Mẹ tôi là một đoá hoa,
Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.
Xưa tôi yếu ớt vô cùng,
Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.
Khi tôi đã thành chỉ rồi,
Cũng còn yếu lắm, ăn ngồi không an.
[...]
Nhờ tôi có lắm đồng bang,
Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều. [...]”
(Hồ Chí Minh, Ca sợi chỉ, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 38, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Nhân vật “tôi” là hoá thân của sự vật nào sau đây?
A, Đoá hoa.
B, Cái bông.
C, Sợi chỉ.
D, Sợi dọc, sợi ngang.
Dựa vào câu thơ: “Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.”
→ Nhân vật “tôi” là hoá thân của cái bông. Đáp án: B
Câu 11 [755242]:
“Khác với các loại sóng trên mặt biển, sóng lừng là một sát thủ cô độc, thầm lặng, bất ngờ, ra tay chớp nhoáng và biến mất không để lại dấu vết. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định chính xác lai lịch, hành tung, bởi hầu như không thể theo dõi, dự báo hay điều tra trước, trong và sau khi nó xuất hiện. Tiếng lục bục dưới thân tàu này, có thể là một con sóng con đang đi tìm mẹ, hợp bầy làm nên sóng lừng. Cũng có thể, đó chỉ là tiếng thở nhẹ trong âm u trên hành trình vạn dặm của gã sát thủ biển sâu.”
(Nguyễn Thanh Tâm, Thép giữa trùng khơi, theo vannghequandoi.com.vn)
“Tiếng lục bục dưới thân tàu này, có thể là một con sóng con đang đi tìm mẹ, hợp bầy làm nên sóng lừng.”
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn trên?
A, Ẩn dụ.
B, Nói quá.
C, Nhân hoá.
D, Hoán dụ.
Chi tiết “một con sóng con đang đi tìm mẹ, hợp bầy làm nên sóng lừng” trong câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa, gán cho sóng những đặc điểm và hành động của con người (con sóng con, đi tìm mẹ, hợp bầy). Điều này làm cho sóng trở nên sống động như một thực thể có suy nghĩ, hành động của con người. Đáp án: C
Câu 12 [755244]: Dòng nào dưới đây có các từ viết đúng chính tả?
A, Khuếch khoác, trống trải, tràn trề.
B, Khếch khoác, trống trải, tràn trề.
C, Khuếch khác, trống trải, tràn trề.
D, Khuếch khoác, trống trải, chàn chề.
Dòng có các từ viết đúng chính tả là: Khuếch khoác, trống trải, tràn trề. Đáp án: A
Câu 13 [755243]: Dòng nào sau đây nêu tên tác phẩm không thuộc thể loại văn nghị luận?
A, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung).
B, Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi).
C, Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).
D, Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du).
Văn tế thập loại chúng sinh còn được gọi là Văn chiêu hồn hay Văn tế chiêu hồn là một bài văn tế bằng chữ Nôm soạn vào đầu thế kỷ 19, là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.
Các tác phẩm còn lại đều thuộc thể văn nghị luận. Đáp án: D
Câu 14 [755246]: Câu nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?
A, Nó vớt nếp cho ráo nước, xếp lá, sắp dây, lột vỏ chuối chờ mấy chị em lại gói bánh.
B, Vài cánh mai đã lác đác nở vàng dưới tán lá xác xơ của những cây dừa đang oằn mình giữ trái.
C, Tôi biết là cô ấy luối tiếc những điều đẹp đẽ của chúng tôi.
D, Gia cảnh mợ Tư đang khó khăn đủ bề, nhất là từ sau ngày cậu Tư đổ bệnh, qua đời.
- Câu “Tôi biết là cô ấy luối tiếc những điều đẹp đẽ của chúng tôi.” có từ “luối tiếc” sai chính tả.
- Sửa lại: Tôi biết là cô ấy nuối tiếc những điều đẹp đẽ của chúng tôi. Đáp án: C
Câu 15 [755248]:
“Ngôn ngữ trần thuật linh động, đan xen ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật đem đến người đọc cùng lúc nhiều thông điệp và điểm nhìn đa chiều của cuộc sống.”
Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
A, linh động.
B, đa chiều.
C, thông điệp.
D, đan xen.
- Từ “linh động” sai về ngữ nghĩa. Từ “linh động” dùng để chỉ cách xử lí mềm dẻo, không máy móc, cứng nhắc, mà có sự thay đổi chút ít cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế, không phù hợp để nói về ngôn ngữ trần thuật.
- Sửa lại: Ngôn ngữ trần thuật linh hoạt, đan xen ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật đem đến người đọc cùng lúc nhiều thông điệp và điểm nhìn đa chiều của cuộc sống.” Đáp án: A
Câu 16 [755249]:
“Từ chỗ xe ngựa đậu lên chỗ cái nhà ngói nóc đỏ của lão Tư Hưng.”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A, Sai về dùng từ.
B, Sai ngữ pháp.
C, Sai quy chiếu.
D, Sai logic.
- Câu sai ngữ pháp vì thiếu thành phần nòng cốt câu.
- Sửa lại: Từ chỗ xe ngựa đậu lên chỗ cái nhà ngói nóc đỏ của lão Tư Hưng có một con đường đất. Đáp án: B
Câu 17 [755250]: Câu nào dưới đây là câu đúng?
A, Mặc dù điều kiện rất thuận lợi nên chúng tôi vẫn tin tưởng dự án sẽ thành công.
B, Đám trẻ xưa giờ đã ngấp ngé mười tám đôi mươi.
C, Ai ai cũng hỏi chúng tôi khi nào đưa bà về!
D, Từ đầu năm, chúng tôi hẹn nhau trở lại.
- Loại A vì quan hệ từ “mặc dù” (thể hiện sự đối lập) không thể kết hợp với quan hệ từ “nên” (thể hiện kết quả).
- Loại B vì từ “ngấp ngé” sai chính tả, từ đúng là “ngấp nghé”.
- Loại C vì sử dụng sai dấu câu, đây là câu trần thuật vì thế sử dụng dấu chấm than là không chính xác.
→ D là đáp án đúng. Đáp án: D
Câu 18 [755252]:
“Sau khi giải thích cho xã viên như vậy, đội trưởng hùng hồn.”
Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
A, Thiếu trạng ngữ.
B, Thiếu chủ ngữ.
C, Thiếu vị ngữ.
D, Thiếu nòng cốt câu.
- Câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu vị ngữ.
- Sửa lại: Sau khi giải thích cho xã viên như vậy, đội trưởng hùng hồn nói: “Tất cả mọi người phải có mặt đầy đủ vào ngày mai!”. Đáp án: C
Câu 19 [755254]:
“Bằng những chủ trương, chính sách có tầm nhìn chiến lược, qua nửa nhiệm kì, đã đạt nhiều thành tựu nổi bật.”
Nhận định nào về câu trên là đúng?
A, Câu sai logic ngữ nghĩa.
B, Câu mắc lỗi dùng từ.
C, Câu sai cấu tạo ngữ pháp.
D, Câu mắc lỗi dấu câu.
- Câu sai cấu tạo ngữ pháp vì thiếu chủ ngữ.
- Sửa lại: Bằng những chủ trương, chính sách có tầm nhìn chiến lược, qua nửa nhiệm kì, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu nổi bật.” Đáp án: C
Câu 20 [755255]: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A, Kết quả thử nghiệm này xui khiến tôi càng chắc chắn vào thành công sắp tới.
B, Với kết quả thử nghiệm này, tôi càng chắc chắn vào thành công sắp tới.
C, Kết quả thử nghiệm này khiến tôi chắc chắn vào thành công sắp tới.
D, Kết quả thử nghiệm này làm tôi càng chắc chắn vào thành công sắp tới.
Câu “Kết quả thử nghiệm này xui khiến tôi càng chắc chắn vào thành công sắp tới.” sai về ngữ nghĩa. Từ “xui khiến” nghĩa là làm cho tự nhiên đưa đến, tự nhiên xảy ra, không phù hợp để chỉ việc thí nghiệm chắc chắn thành công. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Lực đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA, ở Nam California, ba phần tư khu vực ven biển trên toàn thế giới sẽ bị nhiễm mặn vào năm 2100. Ngoài việc khiến một số tầng chứa nước ven biển không thể dùng để uống hay tưới tiêu, điều này còn gây hại cho hệ sinh thái và ăn mòn cơ sở hạ tầng.
Sự xâm nhập mặn sẽ xảy ra bên dưới bờ biển, nơi hai khối nước giằng co lẫn nhau. Lượng mưa trên đất liền bổ sung nước ngọt cho các tầng chứa nước ven biển (đá và đất ngầm chứa nước), chảy dưới lòng đất hướng về đại dương. Trong khi đó, dưới áp suất của đại dương, nước biển có xu hướng đẩy vào đất liền. Dù có sự pha trộn trong vùng chuyển tiếp nơi hai bên gặp nhau, nhưng sự cân bằng của các lực đối lập giữ nước ngọt và nước mặn ở hai phía tách biệt.
Giờ đây, tác động của biến đổi khí hậu đang nghiêng cán cân về phía nước mặn. Khi Trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao khiến bờ biển lùi dần vào nội địa, đồng thời khiến nước mặn tiến sâu hơn vào đất liền. Bên cạnh đó, quá trình bổ sung nước ngầm chậm hơn - do lượng mưa ít hơn và thời tiết ấm hơn - đang làm suy giảm lực đẩy của nước ngầm ở một số khu vực.
Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả trên tạp chí Geophysical Research Letters vào tháng 11. Họ đã nghiên cứu hơn 60.000 lưu vực ven biển trên khắp thế giới, lập bản đồ về tác động của sự suy giảm nước ngầm và nước biển dâng đến quá trình xâm nhập mặn, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của chúng.
Thông qua việc xem xét các yếu tố này, nhóm nghiên cứu nhận thấy đến năm 2100, tình trạng nước biển dâng làm gia tăng xâm nhập mặn trong đất liền sẽ xảy ra ở 82% lưu vực được nghiên cứu. Vùng chuyển tiếp ở những nơi đó sẽ dịch chuyển không quá 200m so với vị trí hiện tại. Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm các vùng đất thấp như Đông Nam Á, bờ biển quanh Vịnh Mexico và phần lớn bờ Đông nước Mỹ.
Trong khi đó, quá trình bổ sung nước ngầm chậm hơn dẫn đến xâm nhập mặn ở 45% khu vực ven biển trong nghiên cứu. Ở những khu vực này, vùng chuyển tiếp sẽ di chuyển sâu hơn vào đất liền so với mực nước biển dâng - khoảng 1200m ở một số nơi. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm bán đảo Ả Rập, Tây Úc và bán đảo Baja California của Mexico. Bên cạnh đó, quá trình bổ sung nước ngầm tăng lên ở 42% các lưu ven biển, đẩy lùi vùng chuyển tiếp về phía đại dương, và ở một số khu vực sẽ khắc phục được tác động của xâm nhập mặn do nước biển dâng.
Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy tình trạng xâm nhập mặn sẽ xảy ra ở 77% lưu vực ven biển vào cuối thế kỉ này do tác động kết hợp của những thay đổi về mực nước biển và lượng nước ngầm bổ sung.
Trong đó, tốc độ bổ sung nước ngầm chậm hơn sẽ thúc đẩy mức độ xâm nhập mặn vào đất liền, còn mực nước biển dâng sẽ tác động đến sự lan rộng của tình trạng xâm nhập mặn trên toàn cầu. “Những giải pháp đối phó với tình trạng này sẽ phụ thuộc vào nơi chúng ta ở, và yếu tố nào (nước biển dâng và suy giảm nước ngầm) đang chiếm ưu thế”, Kyra Adams, một nhà khoa học về nước ngầm tại JPL và là tác giả chính của bài báo cho biết.”
(Thanh An lược dịch, Phần lớn nước ngầm ven biển sẽ bị nhiễm mặn vào năm 2100, theo tiasang.com.vn)
Câu 21 [755256]: Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Lực đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA cảnh báo hiện tượng nào trong tương lai?
A, Trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao.
B, Biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng.
C, Ba phần tư khu vực ven biển trên toàn thế giới sẽ bị nhiễm mặn vào năm 2100.
D, Nước biển dâng và biến đổi khí hậu.
Dựa vào thông tin trong câu: “Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Lực đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA, ở Nam California, ba phần tư khu vực ven biển trên toàn thế giới sẽ bị nhiễm mặn vào năm 2100.”
→ Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Lực đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA cảnh báo hiện tượng ba phần tư khu vực ven biển trên toàn thế giới sẽ bị nhiễm mặn vào năm 2100. Đáp án: C
Câu 22 [755259]: Hiện tượng xâm mặn không dẫn tới hậu quả nào?
A, Một số tầng chứa nước ven biển không thể dùng để uống hay tưới tiêu.
B, Gây hại cho hệ sinh thái.
C, Ăn mòn cơ sở hạ tầng.
D, Gây nên biến đổi khí hậu.
Theo đoạn trích, hiện tượng xâm mặn được là hậu quả của biến đổi khí hậu, chứ không phải là nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu. Đáp án: D
Câu 23 [755260]: Theo đoạn trích, tác động kết hợp của những thay đổi về mực nước biển và lượng nước ngầm bổ sung sẽ khiến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra khoảng bao nhiêu phần trăm lưu vực ven biển vào cuối thế kỉ này?
A, 42%.
B, 77%.
C, 45%.
D, 82%.
Dựa vào thông tin trong câu: “Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy tình trạng xâm nhập mặn sẽ xảy ra ở 77% lưu vực ven biển vào cuối thế kỉ này do tác động kết hợp của những thay đổi về mực nước biển và lượng nước ngầm bổ sung.”
→ Theo đoạn trích, tác động kết hợp của những thay đổi về mực nước biển và lượng nước ngầm bổ sung sẽ khiến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra khoảng 77% lưu vực ven biển vào cuối thế kỉ này. Đáp án: B
Câu 24 [755264]:
“Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm bán đảo Ả Rập, Tây Úc và bán đảo Baja California của Mexico.”
Xác định chủ ngữ của câu trên.
A, “bán đảo Ả Rập, Tây Úc”.
B, bán đảo Baja California của Mexico.”.
C, “bao gồm”.
D, “Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất”.
“Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất” là chủ ngữ của câu. Đáp án: D
Câu 25 [755265]:
“Dù có sự pha trộn trong vùng chuyển tiếp nơi hai bên gặp nhau, nhưng sự cân bằng của các lực đối lập giữ nước ngọt và nước mặn ở hai phía tách biệt.”
Từ “dù” trong câu trên có thể thay thế bằng từ nào mà không làm cho nghĩa của câu bị biến đổi?
A, “Song”.
B, “Vì”.
C, “Tuy”.
D, “Do”.
Từ “dù” và từ “tuy” đều được dùng để diễn tả mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
Nhớ
(Nguyễn Bính)
Ví chăng nhớ có như tơ nhỉ
Em thử quay xem được mấy vòng
Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ
Em thử lào xem được mấy thưng!

Anh ơi! Em nhớ em không nói
Nhớ cứ đầy lên cứ rối lên
Từ đấy về đây xa quá đỗi
Đường đi bằng ngựa hay bằng thuyền?

Gieo thoi gieo thoi lại gieo thoi
Nhớ nhớ mong mong mãi mãi rồi
Thoi ạ làm sao thoi lại cứ
Đi về giăng mắc để trêu tôi?

Hôm qua chim khách đậu trên cành
Kêu mãi làm em cứ tưởng anh
Nội nhật hôm qua về tới bến
Ai ngờ chim khách cũng không linh!

Anh bốn mùa hoa em một bề
Anh muôn quán trọ, em thâm khuê
May còn hơn được ai sương phụ
Là nhớ người đi có thể về.
                                1936
(Theo Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học, 2003)
Câu 26 [755266]: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
A, Miêu tả.
B, Tự sự.
C, Biểu cảm.
D, ghị luận.
Nhớ là một bài thơ, đặc trưng đầu tiên và cơ bản của thơ là biểu cảm. Đáp án: C
Câu 27 [755268]: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là gì?
A, Nỗi nhớ.
B, Niềm tiếc nuối.
C, Nỗi xót xa.
D, Nỗi cay đắng.
Bài thơ bộc lộ nỗi nhớ nhung da diết, khắc khoải của người con gái dành cho người mình yêu. Đáp án: A
Câu 28 [755269]:
“Từ đấy về đây xa quá đỗi
Đường đi bằng ngựa hay bằng thuyền?”
Hai dòng thơ miêu tả tâm trạng nào của nhân vật trữ tình?
A, Băn khoăn, tính toán.
B, Phân vân, chờ đợi.
C, Âu lo, thấp thỏm.
D, Mong ngóng, chờ trông, có phần sốt ruột.
Hai dòng thơ thể hiện sự mong ngóng, chờ đợi tin tức của người yêu. Câu hỏi "Đường đi bằng ngựa hay bằng thuyền?" cho thấy sự sốt ruột, muốn biết rõ thông tin về người mình yêu của nhân vật trữ tình. Đáp án: D
Câu 29 [755271]:
“Thoi ạ làm sao thoi lại cứ
Đi về giăng mắc để trêu tôi?”
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ?
A, Nói giảm nói tránh.
B, Ẩn dụ, so sánh.
C, Câu hỏi tu từ, nhân hoá.
D, Hoán dụ, đối lập.
Hai dòng thơ sử dụng các biện pháp tu từ: - Nhân hoá: Hình ảnh con thoi được nhân hoá như có hành động “giăng mắc để trêu tôi”, làm cho nỗi nhớ trở nên sinh động.
- Câu hỏi tu từ: Hai dòng thơ là câu hỏi tu từ nhằm diễn tả tâm trạng bức bối, tự than trách của người con gái. Đáp án: C
Câu 30 [755273]:
“Hôm qua chim khách đậu trên cành
Kêu mãi làm em cứ tưởng anh
Nội nhật hôm qua về tới bến
Ai ngờ chim khách cũng không linh!”
Diễn biến tâm trạng nào của nhân vật trữ tình được bộc lộ trong đoạn thơ?
A, Đợi chờ - vô vọng.
B, Khắc khoải - âu lo.
C, Hi vọng - tuyệt vọng.
D, Mong chờ - hụt hẫng.
Ban đầu, khi nghe chim khách kêu, nhân vật trữ tình mong chờ, hy vọng người thương sẽ trở về. Nhưng sự thật không như mong đợi, người thương không hề xuất hiện khiến nhân vật trữ tình hụt hẫng và thất vọng vô cùng. Đáp án: D
Questions 31-35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 31 [290455]: Thomas feels tired because he __________ continuously for more than two hours.
A, has run
B, has been running
C, will be running
D, is running
Kiến thức về Thì động từ
Dấu hiệu thì HTHT/HTHTTD: for + khoảng thời gian
⇒ Chọn A hoặc B
Ta có “continuously”: liên tục
⇒ Nhấn mạnh tính liên tục của hành động
⇒ Thì HTHTTD: S + Have/has + been + V-ing
Tạm dịch: Thomas cảm thấy mệt mỏi vì đã chạy liên tục hơn hai tiếng đồng hồ. Đáp án: B
Câu 32 [290456]: Jane is so lazy that her teacher has to complain ________ her parents about her laziness at school.
A, with
B, of
C, to
D, at
Kiến thức về Giới từ
Giới từ đi với “complain”: complain to somebody about something: phàn nàn với ai về vấn đề gì
Tạm dịch: Jane lười biếng đến mức giáo viên phải phàn nàn với bố mẹ về sự lười biếng của cô ở trường. Đáp án: C
Câu 33 [290457]: ______ people really understood what Ruyan said because the topic was too abstract and complicated.
A, Another
B, None of
C, Very few
D, Quite a few
Kiến thức về Lượng từ
Xét các đáp án

A. Another: cái/người khác
Cấu trúc: Another + N(số ít) / of N(số nhiều) / number N(số nhiều)
B. None of: không ai/cái gì trong số
Cấu trúc: None of + the/this/that/these/my/his,... + N
C. Very few: rất ít, không đáng kể
Cấu trúc: Very few + N(số nhiều)
D. Quite a few: Khá nhiều
Cấu trúc: Quite a few + N(số nhiều)
⇒ Ta thấy “people” là N số nhiều và không xác định → loại A và B
⇒ Theo nghĩa của câu, rất ít người hiểu → chọn C
Tạm dịch: Rất ít người thực sự hiểu những gì Ruyan nói vì chủ đề quá trừu tượng và phức tạp. Đáp án: C
Câu 34 [290458]: The more carefully companies treat wastewater, _____________ on the environment.
A, less harmful impact they have
B, the fewer harmful impact they have
C, the less harmful impact they have
D, the less harmful they have impact
Kiến thức Câu so sánh
So sánh đồng tiến (càng…càng)
The + comparative + S + V, the + comparative + S + V
⇒ Trong câu so sánh kép, nếu túc từ là một danh từ thì ta đặt danh từ ấy ngay sau tính từ so sánh.
⇒ loại A và D
Ta có: fewer + N(số nhiều) → loại B
Tạm dịch: Các công ty xử lý nước thải càng cẩn thận thì tác động xấu đến môi trường càng ít. Đáp án: C
Câu 35 [290459]: I stopped worrying about the results of the test and I tried to _______ attention to what the teacher was saying.
A, turn
B, attract
C, draw
D, pay
Kiến thức về Collocation
Ta có collocation: pay attention to sth: chú ý đến điều gì
Tạm dịch: Tôi ngừng lo lắng về kết quả bài kiểm tra và cố gắng chú ý đến những gì giáo viên đang nói. Đáp án: D
Questions 36-40: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Câu 36 [290460]: According to the statistics, only 10% of the volunteers is physically fit to participate in the next experiment.
A, statistics
B, is
C, participate in
D, experiment
Kiến thức về Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Hai danh từ nối nhau bằng "of": nếu danh từ phía trước là "some, all, most, majority, enough, minority, half, phân số, phần trăm".... thì chia theo danh từ phía sau.
⇒ “the volunteers” là danh từ số nhiều
⇒ V số nhiều
Sửa lỗi: is ⇒ are
Tạm dịch: Theo thống kê, chỉ có 10% tình nguyện viên có đủ sức khỏe để tham gia thí nghiệm tiếp theo. Đáp án: B
Câu 37 [290461]: Tom's mother often goes to hospital on weekends to visit him since he had to go to hospital for treatment.
A, Tom's
B, goes to hospital
C, had to
D, hospital for
Kiến thức về Mạo từ
- Không sử dụng“the” trước các từ như hospital, church, prison, school, college, university khi các từ này mang khái niệm tổng quát hoặc được sử dụng với mục đích chính.
- Dùng “the” trước các từ như hospital, church, prison, school, college, university khi đến những nơi này vì mục đích khác.
⇒ Đến thăm người bệnh là mục đích khác với đến khám bệnh
⇒ Thêm “the”
Sửa lỗi: goes to hospital ⇒ goes to the hospital
Tạm dịch: Mẹ của Tom thường đến bệnh viện vào cuối tuần để thăm anh vì anh phải vào bệnh viện điều trị. Đáp án: B
Câu 38 [290462]: Jane bought her car two years ago. I bought my car three years ago but mine still looks better than her.
A, bought
B, three years ago
C, mine
D, her
Kiến thức Đại từ sở hữu
Đại từ sở hữu bao gồm các từ mine, yours, his, hers, ours, theirs tương ứng với các đại từ nhân xưng I, you, he, she, we, they.
⇒ Đại từ sở hữu được sử dụng thay thế cho danh từ có chứa tính từ sở hữu⇒ Tính từ sở hữu phải bổ nghĩa cho một danh từ đằng sau nó trong khi sau đại từ sở hữu ta không dùng thêm danh từ.
Sửa lỗi: her ⇒ hers
Tạm dịch: Jane đã mua chiếc xe của cô ấy hai năm trước. Tôi đã mua chiếc xe của mình ba năm trước nhưng chiếc xe của tôi trông vẫn đẹp hơn chiếc xe của cô ấy. Đáp án: D
Câu 39 [290463]: She enjoys inviting friends to gather at her apartment and trying out new recipes together at weekends.
A, inviting
B, to gather
C, trying out
D, recipes
Kiến thức về Danh động từ/ Động từ nguyên mẫu
Cấu trúc với “invite”: Invite sb to do sth: mời ai làm gì
⇒ Sau “to” là V nguyên thể
Sửa lỗi: trying out ⇒ try out
Tạm dịch: Cô thích mời bạn bè đến tụ tập tại căn hộ của mình và cùng nhau thử các công thức nấu ăn mới vào cuối tuần. Đáp án: C
Câu 40 [290464]: One of the most important things my mentor taught me is not to stress over minor, every day problems.
A, the most
B, is
C, to stress over
D, every day
Kiến thức về Cặp từ dễ gây nhầm lẫn
Phân biệt 2 từ dễ nhầm lẫn “everyday” và “every day”
- Everyday (adj): thông thường, hàng ngày. Cấu trúc: Everyday + N
- Every day (adv): mỗi ngày. Cấu trúc: Every day + clause hoặc Clause + every day.
⇒ Trước danh từ “problems”, ta cần 1 tính từ bổ nghĩa
⇒ Sửa lỗi: every day ⇒ everyday
Tạm dịch: Một trong những điều quan trọng nhất mà người cố vấn của tôi đã dạy tôi là không nên căng thẳng vì những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày. Đáp án: D
Questions 41-45: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Câu 41 [744022]: It is mandatory for all employees to wear ID cards during work time.
A, Employees can choose whether or not to wear ID cards during work time.
B, ID cards of all employees must be worn while on the job.
C, Employees are advised to wear ID cards during work time.
D, ID cards should be worn by employees when they enter the company.
Câu gốc: Tất cả nhân viên bắt buộc phải đeo thẻ ID trong giờ làm việc
A. Nhân viên có thể chọn có đeo hoặc không đeo thẻ ID trong giờ làm việc. => Sai vì câu gốc nói là bắt buộc (mandatory), nhưng câu này lại nói là tùy chọn (can choose)

B. Thẻ ID của tất cả nhân viên phải được đeo trong khi làm việc => Đúng

C. Nhân viên được khuyên nên đeo thẻ ID trong giờ làm việc => Sai vì câu gốc không phải lời khuyên mà là sự bắt buộc 

D. Thẻ ID nên được đeo bởi nhân viên khi họ vào công ty => Sai vì đây không phải lời khuyên, hơn nữa câu gốc yêu cầu đeo trong suốt thời gian làm việc chứ không chỉ đeo khi vào công ty
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 42 [290466]: “Would you like to visit me for a few days, Michael?” asked Julia.
A, Julia invited Michael to her house for a few days.
B, Julia asked if Michael was able to visit her for a few days.
C, Julia asked Michael whether she liked to visit her for a few days.
D, Julia reminded Michael of his visit to her house for a few days.
Tạm dịch: “Anh có muốn đến thăm tôi vài ngày không, Michael?” Julia hỏi.
Xét các đáp án
A. Julia mời Michael đến nhà cô ấy vài ngày.
⇒ Đáp án đúng.
Ta có Would you like to V = invite sb to V: mời ai làm gì
B. Julia hỏi liệu Michael có thể đến thăm cô ấy vài ngày không.
⇒ Sai về nghĩa. Đây là câu mời, không phải hỏi về khả năng có thể đến hay không.
Câu tường thuật ở dạng câu hỏi YES-NO: S + asked + O + if/whether + S + V
C. Julia hỏi Michael liệu cô ấy có muốn đến thăm cô ấy vài ngày không.
⇒ Sai về nghĩa vì đề bài là lời mời, không phải câu hỏi.
D. Julia nhắc Michael về chuyến thăm nhà cô ấy vài ngày.
⇒ Sai về nghĩa. Đáp án: A
Câu 43 [290467]: Hana is very interested in the book Mark lent her last week.
A, The book is interesting enough for Mark to lend her last week.
B, It is an interesting book which Mark lent Hana last week.
C, The book which Mark lent Hana last week is too interesting to read.
D, The book that Mark lent Hana last week interests her a lot.
Tạm dịch: Hana rất hứng thú với cuốn sách Mark cho cô mượn tuần trước.
Xét các đáp án
A. Cuốn sách đủ thú vị để Mark cho cô ấy mượn vào tuần trước.
⇒ Sai về nghĩa. Mark cho Hana mượn, và cô ấy thích. Không phải sách hay thì Mark mới đưa.
Cấu trúc: be adj enough for sb to do sth: Đủ để làm gì
B. Đó là một cuốn sách thú vị mà Mark cho Hana mượn tuần trước.
⇒ Sai về nghĩa. Hana hứng thú với cuốn sách chứ không phải cuốn sách hay, thú vị.
C. Cuốn sách mà Mark cho Hana mượn tuần trước quá thú vị nên cô ấy không thể đọc.
⇒ Sai về nghĩa.
D. Cuốn sách mà Mark cho Hana mượn tuần trước khiến cô rất thích thú. Đáp án: D
Câu 44 [290468]: Although the farmers in the village were very poor, they seemed happy.
A, The farmers in the village appeared happy in the sake of poverty.
B, Poor though the farmers in the village were, they lived happily.
C, Despite their poverty, the farmers in the village seemed happy.
D, The happiness of the farmers in the village remained unchangeable regardless of poverty.
Tạm dịch: Mặc dù những người nông dân trong làng rất nghèo nhưng họ có vẻ hạnh phúc.
Xét các đáp án
A. Những người nông dân trong làng tỏ ra hạnh phúc vì nghèo đói.
⇒ Sai cấu trúc và nghĩa
Ta có: for the sake of: vì lợi ích của
B. Những người nông dân trong làng tuy nghèo nhưng họ sống hạnh phúc.
⇒ Sai về nghĩa. Họ trông có vẻ hạnh phúc, không phải sống hạnh phúc.
Đảo ngữ với “though”: Although/Even though/Though + S1 + V1 + Adv/Adj, S2 + V2
C. Mặc dù nghèo khó nhưng những người nông dân trong làng dường như vẫn hạnh phúc.
⇒ Đáp án đúng.
Cấu trúc: Despite/In spite of + N/NP/V-ing, S + V + …: mặc dù
D. Niềm hạnh phúc của những người nông dân trong làng vẫn không hề thay đổi dù có nghèo đói.
⇒ Sai về nghĩa. Đáp án: C
Câu 45 [290469]: If I had known you needed a hand decorating your house, I would have helped you.
A, I didn’t help you to decorate your house because I had no idea that you were doing it.
B, I am planning to help you to decorate your house whenever you are ready.
C, Let me know when you are going to decorate your house.
D, You didn’t tell me you needed help decorating your house, otherwise I’d have assisted you.
Tạm dịch: Nếu tôi biết bạn cần giúp trang trí nhà cửa thì tôi đã giúp bạn rồi.
Xét các đáp án
A. Tôi không giúp bạn trang trí nhà vì tôi không biết bạn đang làm việc đó.
⇒ Sai về nghĩa. Tác giả biết bạn trang trí nhà nhưng vì bạn không nói cần người giúp.
B. Tôi dự định giúp bạn trang trí ngôi nhà của bạn bất cứ khi nào bạn sẵn sàng.
⇒ Sai về nghĩa.
C. Hãy cho tôi biết khi nào bạn định trang trí ngôi nhà của mình.
⇒ Sai về nghĩa
D. Bạn đã không nói với tôi rằng bạn cần giúp trang trí ngôi nhà của mình, nếu không tôi đã hỗ trợ bạn.
⇒ Đáp án đúng.
Cấu trúc: S + Ved, otherwise + S + would + have + Vp2: giả định điều không có thật trong quá khứ Đáp án: D
Questions 46-52: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions.

1. Charles Darwin was born in 1809 in Shrewsbury, England. His father, a doctor, had high hopes that his son would earn a medical degree at Edinburgh University in Scotland, where he enrolled at the age of sixteen. It turned out that Darwin was more interested in natural history than medicine—it was said that the sight of blood made him sick to his stomach. While he continued his studies in theology at Cambridge, it was his focus on natural history that became his passion.

2. In 1831, Darwin embarked on a voyage aboard a ship of the British Royal Navy, the HMS Beagle, employed as a naturalist. Darwin spent much of the trip on land collecting samples of plants, animals, rocks, and fossils. He packed all of his specimens into crates and sent them back to England aboard other vessels.

3. Upon his return to England in 1836, Darwin’s work continued. Studies of his samples and notes from the trip led to groundbreaking scientific discoveries. Fossils he collected were shared with paleontologists and geologists, leading to advances in the understanding of the processes that shape the Earth’s surface. Darwin’s analysis of the plants and animals he gathered led him to question how species form and change over time. This work convinced him of the insight that he is most famous for—natural selection. The theory of natural selection says that individuals of a species are more likely to survive in their environment and pass on their genes to the next generation when they inherit traits from their parents that are best suited for that specific environment. In this way, such traits become more widespread in the species and can lead eventually to the development of a new species.

4. In 1859, Darwin published his thoughts about evolution and natural selection in On the Origin of Species. It was as popular as it was controversial. The book convinced many people that species change over time—a lot of time—suggesting that the planet was much older than what was commonly believed at the time: six thousand years.

5. Charles Darwin died in 1882 at the age of seventy-three. He is buried in Westminster Abbey in London, England.
(https://education.nationalgeographic.org)
Câu 46 [744023]: Which of the following is the best title for the passage?
A, Darwin’s Journey: From Theology to Evolution
B, The HMS Beagle and Its Contributions to Science
C, Charles Darwin: The Father of Natural Selection
D, The Controversial Ideas of Charles Darwin
Tiêu đề phù hợp nhất cho bài đọc là gì?
A. Hành trình của Darwin: Từ thần học đến tiến hóa => Sai. Nội dung này chỉ được đề cập ở đoạn 1, không bao quát nội dung toàn bài

B. HMS Beagle và những đóng góp cho khoa học => Sai. Chuyến đi trên tàu HMS Beagle quan trọng, nhưng không phải là trọng tâm chính của cả bài mà chỉ là 1 phần

C. Charles Darwin: Cha đẻ của thuyết chọn lọc tự nhiên => Đúng

D. Những ý tưởng gây tranh cãi của Charles Darwin => Sai. Cuốn sách của ông gây tranh cãi, nhưng bài đọc không tập trung vào tranh cãi mà vào công trình khoa học của ông
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 47 [744024]: According to paragraph 1, why did Darwin lose interest in pursuing a medical degree?
A, He found the workload overwhelming.
B, He suffered from a fear of blood.
C, He believed theology was a better career choice.
D, He wanted to dedicate more time to studying animals.
Theo đoạn 1, vì sao Darwin mất hứng thú với việc học y?
A. Ông thấy khối lượng công việc quá tải
B. Ông cảm thấy sợ hãi khi thấy máu.
C. Ông tin rằng thần học là lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn
D. Ông muốn dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu động vật.
Căn cứ vào thông tin đoạn:
It was said that the sight of blood made him sick to his stomach (Người ta nói rằng khi nhìn thấy máu, ông cảm thấy buồn nôn)
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 48 [744025]: In paragraph 2, the phrase “embarked on” is closest in meaning to _____.
A, set off
B, drop by
C, turn down
D, give up
Trong đoạn 2, “embarked on” gần nghĩa với từ nào nhất?
A. bắt đầu một chuyến đi
B. ghé qua
C. từ chối
D. từ bỏ
Căn cứ vào ngữ cảnh:
Darwin embarked on a voyage aboard a ship of the British Royal Navy, the HMS Beagle (Darwin bắt đầu khỏi hành một chuyến hải trình trên tàu HMS Beagle)
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 49 [744026]: What is the main idea that Darwin is best known for, as mentioned in paragraph 3?
A, Evolution occurs randomly
B, Natural selection explains how species evolve
C, Fossils provide insight into the Earth’s history
D, Species are the result of divine creation
Ý tưởng chính mà Darwin được biết đến nhiều nhất được đề cập trong đoạn 3 là gì?
A. Tiến hóa xảy ra một cách ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên giải thích cách các loài tiến hóa
C. Hóa thạch cung cấp hiểu biết về lịch sử Trái Đất
D. Các loài là kết quả của sự sáng tạo thiêng liêng
Căn cứ vào thông tin:
This work convinced him of the insight that he is most famous for - natural selection.
(Công trình này đã giúp ông đưa ra phát hiện quan trọng nhất của mình - chọn lọc tự nhiên)
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 50 [744027]: The word “their” in paragraph 3 refers to _____.
A, traits’
B, individuals’
C, next generation’s
D, species’
Từ "their" trong đoạn 3 đề cập đến gì?
A. của các đặc điểm
B. của các cá thể
C. của thế hệ sau
D. của loài
Dựa vào ngữ cảnh:
individuals of a species are more likely to survive in their environment and pass on their genes to the next generation when they inherit traits from their parents
(các cá thể trong một loài có nhiều khả năng sống sót hơn trong môi trường của chúng và truyền lại các gen cho thế hệ sau khi chúng thừa hưởng những đặc điểm từ bố mẹ của chúng)
=> "their" ở đây chỉ cá thể trong một loài
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 51 [744028]: Based on paragraph 3, it can be inferred that Darwin's examination of the flora and fauna contributed to ______.
A, The dismissal of previously held beliefs about species.
B, The development of new fields in medical science.
C, The popularization of theological studies.
D, A deeper understanding of species' survival and evolution.
Dựa vào đoạn 3, có thể suy ra rằng việc Darwin nghiên cứu hệ động thực vật đã đóng góp vào ______.
A. Loại bỏ các quan niệm trước đây về các loài. =.Sai vì Darwin đưa ra một lý thuyết mới, nhưng bài không nói rằng ông loại bỏ hoàn toàn những quan niệm trước đó

B. Sự phát triển của các lĩnh vực mới trong y học => Sai Darwin nghiên cứu về sinh học và tiến hóa, không phải y học

C. Sự phổ biến của nghiên cứu thần học  => Sai vì thực tế, lý thuyết của Darwin gây tranh cãi với quan điểm thần học truyền thống

D. Hiểu rõ hơn về sự sống sót và tiến hóa của các loài => Đúng
=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 52 [744029]: In paragraph 4, Darwin’s book On the Origin of Species does NOT argue that _____.
A, Species undergo changes over long periods.
B, The Earth is much older than six thousand years
C, The idea of evolution was widely accepted
D, The process of evolution takes a long period of time
Trong đoạn 4, cuốn sách Nguồn gốc các loài của Darwin không lập luận rằng _____.
A. Các loài thay đổi trong khoảng thời gian dài. => Có đề câp. Thông tin: "species change over time - a lot of time" (các loài thay đổi theo thời gian - trong khoảng thời gian rất dài)

B. Trái Đất cổ hơn nhiều so với 6.000 năm => Có đề cập. Thông tin: "suggesting that the planet was much older than what was commonly believed at the time: six thousand years" (Trái Đất cổ xưa hơn rất nhiều so với quan niệm phổ biến lúc bấy giờ: sáu nghìn năm)

C. Ý tưởng về tiến hóa được chấp nhận rộng rãi => Không được đề cập

D. Tiến hóa là một quá trình kéo dài rất lâu => C
ó đề cập, được suy ra từ nội dung các loài thay đổi trong thời gian rất dài của ý A 
=> Đáp án C
Đáp án: C
Question 53-60: Read the passage carefully.

1. In recent decades, the push for gender equality in the workplace has gained significant momentum. Organizations worldwide are recognizing the importance of creating diverse and inclusive environments where all employees, regardless of gender, can thrive and contribute to their full potential. However, despite notable progress, challenges persist, and the journey towards true gender parity in professional settings continues.

2. One of the most visible indicators of progress has been the increasing number of women in leadership positions. Many companies have implemented policies to promote female talent, resulting in more women occupying executive roles and board positions. This shift not only provides role models for aspiring female professionals but also brings diverse perspectives to decision-making processes, which can lead to more innovative and inclusive business strategies.

3. Efforts to close the gender pay gap have also gained traction. Numerous countries have passed legislation requiring companies to report on gender pay disparities, putting pressure on organizations to address wage inequalities. Some forward-thinking companies have taken proactive steps, conducting internal audits and implementing corrective measures to ensure equitable compensation across genders.

4. Work-life balance initiatives have emerged as another crucial aspect of gender equality in the workplace. Recognizing that women often bear a disproportionate share of family responsibilities, many employers now offer flexible working arrangements, parental leave policies, and on-site childcare facilities. These measures not only support working parents but also challenge traditional gender roles by encouraging men to take a more active role in family life.

5. Despite these positive developments, significant challenges remain. Unconscious bias continues to influence hiring, promotion, and day-to-day interactions in the workplace. Women still face barriers in male-dominated industries and struggle to break through the “glass ceiling” in many organizations. Additionally, the COVID-19 pandemic has highlighted and, in some cases, exacerbated gender inequalities, with women more likely to have lost jobs or taken on increased caregiving responsibilities.

6. Looking ahead, achieving true gender equality in the workplace will require ongoing commitment and action from employers, policymakers, and society as a whole. This includes addressing deep-rooted cultural norms, implementing and enforcing robust anti-discrimination policies, and fostering inclusive workplace cultures that value diversity in all its forms.

7. As we progress towards a more equitable future, it’s clear that gender equality in the workplace is not just a matter of fairness but also a key driver of economic growth and social progress. By harnessing the full potential of all individuals, regardless of gender, organizations and societies can unlock new levels of innovation, productivity, and prosperity.
(Source: https://www.ielts.net/)

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Câu 53 [744030]: The best title for the passage is ________.
A, Challenges in Modern Business Practices
B, The Role of Technology in Gender Equality
C, Gender Equality in the Workplace: Progress and Challenges
D, Inclusive Policies for Employers in the workplace.
Tiêu đề phù hợp nhất cho bài đọc là gì?
A. Những thách thức trong thực tiễn kinh doanh hiện đại => Sai vì bài tập trung vào bình đẳng giới, không phải các vấn đề chung trong kinh doanh

B. Vai trò của công nghệ trong bình đẳng giới => Sai vì bài không nhắc đến công nghệ

C. Bình đẳng giới tại nơi làm việc: Tiến bộ và thách thức => Đúng

D. Chính sách toàn diện cho nhà tuyển dụng tại nơi làm việc => Sai vì đây chỉ là 1 phần trong nội dung toàn bài, bài đề cập đến nhiều yếu tố khác ngoài chính sách của nhà tuyển dụng
=> Đáp án C

Đáp án: C
Câu 54 [744033]: According to paragraph 2, increasing the number of women in leadership roles ________.
A, helps reduce workplace inequality by offering role models for aspiring professionals
B, negatively impacts traditional business strategies
C, leads to a lack of diverse perspectives in decision-making
D, contributes to innovative and inclusive business strategies
Theo đoạn 2, việc tăng số lượng phụ nữ trong vai trò lãnh đạo giúp gì?
A. Giúp giảm bất bình đẳng tại nơi làm việc bằng cách cung cấp hình mẫu cho các chuyên gia tương lai
B. Ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược kinh doanh truyền thống.
C. Dẫn đến thiếu quan điểm đa dạng trong quá trình ra quyết định
D. Đóng góp vào chiến lược kinh doanh sáng tạo và toàn diện
Căn cứ vào thông tin
This shift not only provides role models for aspiring female professionals but also brings diverse perspectives to decision-making processes, which can lead to more innovative and inclusive business strategies
(Sự thay đổi này không chỉ mang đến những hình mẫu cho các chuyên gia nữ đầy tham vọng mà còn giúp đa dạng hóa góc nhìn trong quá trình ra quyết định, từ đó dẫn đến các chiến lược kinh doanh sáng tạo và toàn diện hơn.
=> Đáp án D.  Đáp án: D
Câu 55 [744038]: In paragraph 3, the word "equitable" can be replaced by ________.
A, prejudiced
B, supportive
C, impartial
D, futuristic
Trong đoạn 3, từ "equitable" có thể thay thế bằng từ nào?
A. Thiên vị, định kiến
B. Hỗ trợ, ủng hộ
C. Công bằng, không thiên vị
D. Hướng tới tương lai
Căn cứ vào ngữ cảnh:
Some forward-thinking companies have taken proactive steps, conducting internal audits and implementing corrective measures to ensure equitable compensation across genders.
(Một số công ty có tầm nhìn xa đã chủ động thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ và áp dụng các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo trả lương công bằng giữa các giới)
=> Equitable có nghĩa là công bằng, không phân biệt đối xử giữa các giới tính
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 56 [744039]: The phrase “glass ceiling” in paragraph 5 refers to:
A, A type of corporate policy.
B, An invisible barrier preventing career advancement.
C, A training program for leadership.
D, A benefit program for women.
"Glass ceiling" trong đoạn 5 có nghĩa gì?
A. Một loại chính sách của công ty
B. Một rào cản vô hình ngăn cản sự thăng tiến trong sự nghiệp
C. Một chương trình đào tạo lãnh đạo
D. Một chương trình phúc lợi cho phụ nữ
Căn cứ vào ngữ cảnh:
Women still face barriers in male-dominated industries and struggle to break through the “glass ceiling” in many organizations
(Phụ nữ vẫn phải đối mặt với rào cản trong các ngành công nghiệp do nam giới thống trị và gặp khó khăn trong việc phá vỡ "trần kính" ở nhiều tổ chức)
=> Ám chỉ rào cản vô hình ngăn cản phụ nữ thăng tiến trong sự nghiệp
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 57 [744040]: It is implied in paragraph 5 that unconscious bias ________.
A, helps reduce workplace conflicts
B, continues to hinder workplace equality
C, has been entirely eliminated in most organizations
D, is no longer a concern in male-dominated fields
Đoạn 5 ngụ ý điều gì về “unconscious bias”?
A. Giúp giảm xung đột tại nơi làm việc
B. Tiếp tục cản trở bình đẳng giới tại nơi làm việc
C. Đã hoàn toàn bị loại bỏ trong hầu hết các tổ chức
D. Không còn là vấn đề trong các ngành do nam giới thống trị
Căn cứ vào ngữ cảnh:
Unconscious bias continues to influence hiring, promotion, and day-to-day interactions in the workplace.
(Định kiến vô thức vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến việc tuyển dụng, thăng chức và các tương tác hàng ngày tại nơi làm việc)
=> Định kiến vô thức vẫn đang cản trở bình đẳng giới trong công việc.
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 58 [744042]: According to paragraph 6, which of the following is NOT identified as a step toward achieving workplace gender equality?
A, Tackling deeply ingrained societal beliefs
B, Implementing and upholding strong anti-discrimination rules
C, Offering monetary rewards for promoting diversity
D, Creating workplace environments that embrace diversity
Theo đoạn 6, điều nào KHÔNG được nhắc đến là một bước tiến đến bình đẳng giới?
A. Giải quyết các quan niệm xã hội ăn sâu
B. Thực hiện và duy trì các quy tắc chống phân biệt đối xử mạnh mẽ
C. Cung cấp phần thưởng tiền mặt để thúc đẩy sự đa dạng
D. Tạo môi trường làm việc khuyến khích sự đa dạng
Căn cứ vào thông tin
This includes addressing deep-rooted cultural norms, implementing and enforcing robust anti-discrimination policies, and fostering inclusive workplace cultures that value diversity in all its forms
(Điều này bao gồm việc giải quyết các chuẩn mực văn hóa ăn sâu vào tiềm thức, thực thi các chính sách chống phân biệt đối xử mạnh mẽ và xây dựng môi trường làm việc hòa nhập, nơi đề cao sự đa dạng dưới mọi hình thức.)
=> Đáp án A, B, D đều được đề cập
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 59 [744043]: It can be inferred from paragraph 7 that gender equality in the workplace ________.
A, is solely a moral issue
B, negatively impacts productivity
C, contributes to societal and economic improvements
D, hinders innovation and progress
Có thể suy ra từ đoạn 7 rằng bình đẳng giới trong công việc __________.
A. Chỉ đơn thuần là một vấn đề đạo đức.
B. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất
C. Đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội
D. Cản trở đổi mới và tiến bộ
Căn cứ vào thông tin:
gender equality in the workplace is not just a matter of fairness but also a key driver of economic growth and social progress.
(Bình đẳng giới tại nơi làm việc không chỉ là vấn đề công bằng mà còn là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội)
=> Điều này cho thấy bình đẳng giới không chỉ là một vấn đề đạo đức mà còn có lợi ích về kinh tế và xã hội
=> Đáp án C
Đáp án: C
Câu 60 [744045]: The passage suggests that ________.
A, gender equality in the workplace has already been achieved in most industries
B, addressing workplace gender inequality benefits individuals, organizations and societies
C, flexible work arrangements have solved all challenges related to gender roles
D, the COVID-19 pandemic has had no impact on gender equality
Bài viết gợi ý điều gì?
A. bình đẳng giới tại nơi làm việc đã đạt được ở hầu hết các ngành công nghiệp => Sai vì bài viết nhấn mạnh rằng bình đẳng giới vẫn chưa hoàn toàn đạt được. Thông tin: "despite notable progress, challenges persist, and the journey towards true gender parity in professional settings continue" (mặc dù đã có tiến bộ đáng kể, những thách thức vẫn còn tồn tại, và con đường hướng tới bình đẳng giới thực sự trong môi trường chuyên nghiệp vẫn tiếp diễn)

B. giải quyết bất bình đẳng giới tại nơi làm việc mang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức và xã hội => Đúng

C. sắp xếp công việc linh hoạt đã giải quyết mọi thách thức liên quan đến vai trò giới => Sai vì đây là 1 trong nhiều giải pháp

D. đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đến bình đẳng giới => Sai vì bài viết khẳng định ngược lại rằng đại dịch đã làm tăng bất bình đẳng giới. Thông tin: "The COVID-19 pandemic has highlighted and, in some cases, exacerbated gender inequalities" (Đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật và trong một số trường hợp còn làm trầm trọng hơn sự bất bình đẳng giới)
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 61 [256575]: Cho hàm số có bảng xét dấu của như hình sau
246.PNG
Điểm cực đại của hàm số đã cho là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Dựa vào bảng xét dấu của ta thấy đổi dấu từ sang khi đi qua điểm
là điểm cực đại của hàm số. Đáp án: B
Câu 62 [657514]: Cho hàm số có đồ thị như hình vẽ bên. Đường thẳng cắt trục hoành, đồ thị hàm số lần lượt tại Biết rằng Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Ta có

Đáp án: B
Câu 63 [803404]: Giới hạn bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Cách 1:
Nhận thấy là một cấp số cộng với
Áp dụng công thức tính tổng của cấp số cộng ta có
Khi đó
Cách 2:
Nhận thấy là một dãy số cách đều nhau với số hạng đầu là 1 và khoảng cách bằng 4. Áp dụng công thức tính tổng của dãy số cách đều nhau là
Tổng dãy số = [(Số hạng đầu + Số hạng cuối) x Số số hạng]/2.
Số số hạng = [(Số hạng cuối – Số hạng đầu) : khoảng cách] + 1.
Suy ra
Bước tính giới hạn trình bày tương tự cách 1. Đáp án: C
Câu 64 [292173]: Phần không tô đậm (không kể đường thẳng) trong hình vẽ dưới đây, biểu diễn tập nghiệm của hệ bất phương trình nào trong các hệ bất phương trình sau?
214.PNG
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Sử dụng phương pháp loại trừ: Giả thiết cho biết miền nghiệm của hệ bất phương trình không kể đường thẳng, nên ta loại được câu A và C vì có dấu
Chọn điểm thuộc phần không tô đậm thay vào, ta thấy thỏa mãn đáp án D.
Vậy tập nghiệm của hệ bất phương trình là Đáp án: D
Câu 65 [975496]: Cho hàm số Tính giá trị của
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Đáp án: A
Câu 66 [745927]: Cho hàm số có bảng biến thiên như hình sau:

Đồ thị hàm số có tất cả bao nhiêu tiệm cận đứng và tiệm cận ngang?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Ta có Vậy là tiệm cận ngang của đồ thị.
Số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là số nghiệm của phương trình .
Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại 2 điểm phân biệt nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt. Suy ra đồ thị hàm số có 2 đường tiệm cận đứng.
Vậy đồ thị hàm số có tổng cộng 3 đường tiệm cận. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 69
Câu 67 [745929]: Với hàm số đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Thay
TXĐ:
Ta có: . Vậy khi
Bảng biến thiên:

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng Đáp án: D
Câu 68 [745930]: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số có hệ số góc nhỏ nhất bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.


Hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số có dạng:

Note: Tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất là tiếp tuyến tại điểm uốn của đồ thị hàm số
Theo công thức tính nhanh tọa độ của điểm uốn hay
Suy ra hệ số góc bé nhất là



Vậy tiếp tuyến của đồ thị hàm số có hệ số góc nhỏ nhất bằng -1. Đáp án: A
Câu 69 [745931]: Có bao nhiêu giá trị để hàm số đạt cực đại tại điểm đạt cực tiểu tại điểm sao cho ?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Vì hàm số đã cho có hệ số bậc cao nhất dương và vì là điểm cực đại, là điểm cực tiểu nên

Hàm số có cực đại và cực tiểu có 2 nghiệm phân biệt
luôn đúng .
Suy ra
Theo giả thiết, ta có
Vậy có 2 giá trị của . Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71
Câu 70 [745933]: Giá trị của bằng bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Công thức tổng quát của CSN có số hạng đầu là và công bội q là
Ta có
Ta có: Đáp án: A
Câu 71 [745934]: Gọi là tổng của dãy số trên. Tính giới hạn
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Từ câu 70 ID [745933], ta tính được
Tổng số hạng đầu tiên của cấp số nhân được xác định bởi công thức:

Thay vào công thức, ta được

( Vì ) Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 72 đến 73
Câu 72 [745935]: Diện tích miền bằng (làm tròn đến hàng phần trăm theo đơn vị )
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Xét hệ trục tọa độ với trùng với gốc tọa độ


Ta có phương trình đường tròn tâm

Do đó, diện tích nửa đường tròn tâm tính theo công thức tích phân sau:
Tương tự .
là trung điểm .
Vậy diện tích miền bằng: Đáp án: B
Câu 73 [745937]: Thể tích vật trang trí đó gần nhất với kết quả nào sau đây?
A, 2,9 cm3.
B, 3,5 cm3.
C, 1,7 cm3.
D, 4,2 cm3.

Chọn hệ trục như hình vẽ.
Khi đó miền phẳng được giới hạn bởi hai cung tròn:
Hoành độ giao điểm của hai cung tròn này là nghiệm của phương trình
Khi đó miền phẳng
Vậy Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Một người gửi tiết kiệm vào một ngân hàng với lãi suất 7,5%/năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn để tính lãi cho năm tiếp theo (giả định lãi suất không thay đổi và người đó không rút tiền ra)
Câu 74 [745938]: Nếu số tiền ban đầu người đó gửi là 50 triệu đồng thì sau 4 năm, số tiền cả gốc lẫn lãi thu được là
A, 77,16 triệu đồng.
B, 71,78 triệu đồng.
C, 62,11 triệu đồng.
D, 66,77 triệu đồng.
Chọn đáp án D.
Áp dụng công thức lãi kép:
Sau 4 năm số tiền người đó nhận được là: triệu đồng. Đáp án: D
Câu 75 [745941]: Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm người đó thu được (cả số tiền gửi ban đầu và lãi) gấp đôi số tiền gửi ban đầu?
A, 11 năm.
B, 9 năm.
C, 10 năm.
D, 12 năm.
Gọi là số tiền ban đầu và là số tiền thu được thì
Áp dụng công thức lãi kép ta có: trong đó
Giải điều kiện
Vậy cần ít nhất 10 năm để số tiền người đó thu được gấp đôi số tiền ban đầu. Chọn C. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Câu 76 [745942]: Với thì phương trình đã cho có nghiệm là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Thay vào phương trình ta có:




. Đáp án: B
Câu 77 [745943]: Có bao nhiêu giá trị nguyên của để phương trình có nghiệm duy nhất?
A,
B,
C,
D,
Điều kiện xác định
Với điều kiện trên,

(*)
Xét hàm số với
Ta có
Bảng biến thiên của hàm số


Dựa vào bảng biến thiên, phương trình đã cho có nghiệm
Vậy có giá trị nguyên của tham số Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 78 đến 80
Một hộp chứa 9 chiếc thẻ được ghi số lần lượt từ 1 đến 9. Lấy ngẫu nhiên 3 chiếc thẻ từ hộp.
Câu 78 [745946]: Số cách lấy ra 3 tấm thẻ từ 9 tấm thẻ là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Số cách lấy ra 3 tấm thẻ từ 9 tấm thẻ: Đáp án: D
Câu 79 [745948]: Xác suất 3 thẻ được chọn đều mang số chẵn là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Gọi A là biến cố “3 thẻ chọn được đều mang số chẵn”
Cả 3 thẻ được chọn đều mang số chẵn nên 3 thẻ thuộc tập .
Do đó
Vậy Đáp án: C
Câu 80 [745949]: Xác suất để tổng các số ghi trên chiếc thẻ được lấy ra là một số lẻ bằng
A,
B,
C,
D,
Trong hộp có 5 thẻ mang số lẻ và 4 thẻ mang số chẵn.
Để tính xác suất lấy ngẫu nhiên 3 thẻ để tổng các số ghi trên thẻ là một số lẻ ta có
Không gian mẫu:
Gọi là biến cố lấy ngẫu nhiên thẻ để tổng các số ghi trên thẻ là số lẻ
Trường hợp 1: Lấy thẻ đều là số lẻ:
Trường hợp 2: Lấy thẻ mang số chẵn và 1 thẻ mang số lẻ:
Suy ra số phần tử biến cố là:
Vậy xác suất của biến cố là: Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 81 đến 82
Câu 81 [745951]: Tính diện tích của tam giác
A,
B,
C,
D,
Chọn B
Áp dụng định lý cos ta có

Diện tích tam giác Đáp án: B
Câu 82 [745954]: Giá trị của bằng
A,
B,
C,
D,

Chọn đáp án A.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:




Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 83 đến 84
Câu 83 [745956]: Hình chiếu vuông góc của điểm trên đường thẳng có tung độ bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.

Phương trình đường thẳng vuông góc với và đi qua :
Gọi hình chiếu vuông góc của điểm trên đường thẳng là điểm

Vậy tung độ của điểm Đáp án: D
Câu 84 [745957]: Đường tròn đi qua có tâm thuộc cắt tại hai điểm sao cho có bán kính bằng
A,
B,
C,
D,

Trong hệ trục tọa độ cho các đường thẳng và điểm Viết phương trình đường tròn đi qua có tâm thuộc cắt tại hai điểm sao cho
Gọi I là tâm đường tròn (C) cần viết và
Gọi H là trung điểm AB


Ta có
Do đó Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 85 đến 87
Câu 85 [745962]: Thể tích tứ diện bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Thể tích tứ diện
Đáp án: A
Câu 86 [745963]: Gọi là góc giữa đường thẳng và mặt phẳng Giá trị của bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Gọi là giao của

Ta có nên suy ra
Suy ra
Trong tam giác vuông ta có
Suy ra Đáp án: B
Câu 87 [745964]: Khoảng cách giữa hai đường thẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.

Gọi là giao điểm giữa.
Gọi là trung điểm của

Dựng ,
trong đó Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90
Câu 88 [745966]: Mặt phẳng đi qua và vuông góc với có phương trình là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Đường thẳng có VTCP Phương trình tổng quát của mặt phẳng có dạng

Đáp án: D
Câu 89 [745967]: Gọi là mặt phẳng đi qua và chứa Khoảng cách từ điểm đến bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Lấy ta có:
Ta có:
Mặt phẳng đi qua và chứa suy ra
Phương trình mặt phẳng
Vậy . Đáp án: C
Câu 90 [745969]: Gọi là đường thẳng đi qua vuông góc với và cắt trục tung tại điểm Độ dài đoạn thẳng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Ta có
là đường thẳng cắt trục tung tại điểm
Gọi vecto chỉ phương của
vuông góc với nên:

Vậy phương trình tham số của là:
thuộc nên ta thay vào phương trình tham số của , ta có:
Ta có thay vào phương trình:
Thay , vào

Đáp án: B
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Trong một gia đình có ba thế hệ gồm sáu người A, B, C, D, E và F. Tất cả họ làm các ngành nghề khác nhau. E là con trai của một giáo viên. Kiến trúc sư đã kết hôn với giám đốc. C là kỹ sư và con gái ông là bác sĩ. D là vợ của một kỹ sư. A không phải là bố C và mẹ của C là B. Ông của A là giám đốc. Một trong số họ là sinh viên, ai không phải là F.
Câu 91 [379925]: Cặp nào sau đây là một cặp vợ chồng?
A, F và D.
B, A và B.
C, C và D.
D, A và E.
Dựa vào các dữ kiện:
• Một gia đình có ba thế hệ gồm sáu người Có 2 cặp vợ chồng.
• C là kỹ sư.
• D là vợ của một kỹ sư C và D là một cặp vợ chồng.
• Kiến trúc sư đã kết hôn với giám đốc Đây cũng là một cặp vợ chồng.
• E là con trai của một giáo viên E là con trai của C và D, D là giáo viên.
• Mẹ của C là B B có thể là kiến trúc sư hoặc giám đốc.
• A không phải là bố C F là bố của C và là cặp vợ chồng với B.
• Ông của A là giám đốc.
A là con của C và D, ông của A là F cũng chính là giám đốc B là kiến trúc sư.
• Con gái C là bác sĩ C có con gái, đó là A, vì E là con trai.
A là bác sĩ còn E là sinh viên.
Ta có sơ đồ minh họa sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 090240.png
Dựa vào đáp án Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 92 [379926]: Ai là sinh viên?
A, A.
B, B.
C, C.
D, E.
Dựa vào sơ đồ phân tích giả thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 090240.png
E là sinh viên.
Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Câu 93 [379927]: Con gái D làm nghề gì?
A, Bác sĩ.
B, Sinh viên.
C, Kỹ sư.
D, Giám đốc.
Dựa vào sơ đồ phân tích giả thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 090240.png
Con gái D là A và A là bác sĩ.
Chọn đáp án A.
Đáp án: A
Câu 94 [379928]: Kỹ sư có mối quan hệ như thế nào với sinh viên?
A, Con trai.
B, Con gái.
C, Bố.
D, Anh trai.
Dựa vào sơ đồ phân tích giả thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 090240.png
Kỹ sư C là bố của sinh viên E.
Chọn đáp án C.
Đáp án: C
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 98
Bốn bạn E, F, G và H là bốn bạn có số điểm khác nhau trong các bài kiểm tra cuối học kỳ ở mỗi môn học gồm Toán, Vật lý, Hóa và Sinh học. Họ đạt được số điểm từ 7 đến 10 điểm và không có bạn nào có cùng điểm số từ hai môn trở lên. Khi được hỏi về điểm số của bốn bạn trong từng môn học, bốn bạn đã đưa ra những nhận định sau:
E: G là bạn có số điểm thấp nhất trong bốn bạn ở môn Hóa. H được 7 điểm môn Vật lý. F được 10 điểm môn Toán.
F: Tôi được 10 điểm môn Sinh học. Tôi, E và G có số điểm thấp hơn H ở môn Hóa học. G được 10 điểm môn Vật lý.
G: Tôi được 10 điểm môn Sinh. H được 7 điểm môn Hóa. E được 8 điểm môn Toán.
H: Vẫn có 1 người thấp điểm hơn E ở môn Sinh. Tôi đạt điểm thấp nhất trong 4 bạn ở môn Toán. F được 9 điểm môn Vật lý.
Được biết, mỗi bạn trong số bốn bạn đưa ra các nhận định đan xen giữa đúng và sai sự thật; tổng cộng bốn bạn đưa ra số câu nhận định đúng bằng số câu sai nhận định sai.
Câu 95 [379857]: Bạn nào được 8 điểm môn Hóa học?
A, E.
B, F.
C, G.
D, Không thể xác định.
Dựa vào dữ kiện:
• Bốn bạn E, F, G và H là bốn bạn có số điểm khác nhau trong các bài kiểm tra cuối học kỳ ở mỗi môn học gồm Toán, Vật lý, Hóa và Sinh học.
• Họ đạt được số điểm từ 7 đến 10 điểm và không có bạn nào có cùng điểm số từ hai môn trở lên.
• Được biết, mỗi bạn trong số bốn bạn đưa ra các nhận định có sự đan xen giữa đúng và sai sự thật; tổng cộng bốn bạn đưa ra số câu nhận định đúng bằng số câu nhận định sai sự thật 6 câu nhận định đúng sự thật; 6 câu nhận định sai sự thật.
Giả sử, câu nhận định đầu tiên của E là sai sự thật câu nhận định thứ hai của E là đúng sự thật, câu nhận định thứ ba của E là sai sự thật.
Câu nhận định thứ hai của G sai sự thật câu nhận định thứ nhất và thứ ba của G đúng sự thật (G được 10 điểm môn Sinh; E được 8 điểm môn Toán).
Câu nhận định thứ ba của F sai sự thật câu nhận định thứ hai của F đúng sự thật, câu nhận định thứ nhất của F sai sự thật.
Câu nhận định thứ nhất và thứ ba của H là đúng sự thật (E được 8 điểm môn Sinh) câu nhận định thứ hai của H là sai sự thật.
Mâu thuẫn dữ kiện Trường hợp này không thể xảy ra.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 102029.png
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 102038.png
Giả sử, câu nhận định đầu tiên của E là đúng sự thật câu nhận định thứ hai của E là sai sự thật, câu nhận định thứ ba của E là đúng sự thật.
Câu nhận định thứ hai của G sai sự thật câu nhận định thứ nhất và thứ ba của G đúng sự thật (G được 10 điểm môn Sinh; E được 8 điểm môn Toán).
Câu nhận định thứ ba của F sai sự thật câu nhận định thứ hai của F đúng sự thật, câu nhận định thứ nhất của F sai sự thật.
Câu nhận định thứ nhất và thứ ba của H là sai sự thật; câu nhận định thứ hai của H là đúng sự thật.
Thỏa mãn dữ kiện.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 102054.png
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 102103.png
F được 8 điểm môn Hóa.
Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 96 [379858]: Bạn H được mấy điểm ở môn Vật lý?
A, 7.
B, 8.
C, 9.
D, 10.
Chọn đáp án C.
Dựa vào bảng phân tích giải thiết:
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 104213.png
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 104223.png
H được 9 điểm môn Vật lý. Đáp án: C
Câu 97 [379859]: Môn học nào F đạt số điểm cao hơn G nhưng thấp hơn E?
A, Toán học.
B, Sinh học.
C, Vật lý.
D, Hóa học.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng phân tích giải thiết:
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 104213.png
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 104223.png
Môn Hóa học F đạt điểm cao hơn G và thấp hơn E. Đáp án: D
Câu 98 [379860]: Môn học nào E đạt số điểm thấp hơn cả F và H?
A, Toán học.
B, Vật lý.
C, Hóa học.
D, Sinh học.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng phân tích giải thiết:
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 104213.png
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 104223.png
Môn Sinh học E đạt điểm thấp hơn cả F và H. Đáp án: D
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102
Câu 99 [380566]: Ông Danh phải nộp bao nhiêu thuế đối với thu nhập 7.500 của ông?
A, 75.
B, 80.
C, 125.
D, 150.
Chọn đáp án C.
Thuế mà ông Danh phải nộp là: Đáp án: C
Câu 100 [380567]: Thu nhập của bạn trong một năm là 24.000. Sau khi bạn được tăng lương, năm tới thu nhập của bạn sẽ là 29.000. Bạn sẽ phải trả thêm bao nhiêu thuế vào năm tới nếu bảng thuế không thay đổi?
A, 370.
B, 380.
C, 340.
D, 410.
Chọn đáp án C.
Số thuế phải trả thêm là: Đáp án: C
Câu 101 [380568]: Sang đã trả 130 tiền thuế. Câu nào đúng về thu nhập x của anh ấy?
A, 0 < x < 4.000.
B, 4.000 < x < 6.000.
C, 6.000 < x < 8.000.
D, 8.000 < x < 10.000.
Chọn đáp án C.
Ta có Đáp án: C
Câu 102 [380569]: Một ngôi làng B có dân số 15 000 người trong đó 36% là nam giới phải nộp thuế. Thu nhập bình quân của mỗi người nam giới trong làng là 6700 mỗi năm. Tổng số tiền thuế mà nam giới trong ngôi làng B phải trả là 
A, 141 400.
B, 545 400.
C, 151 500.
D, 465 600.
Chọn đáp án B.
Số tiền thuế người dân làng A phải nộp là: Đáp án: B
Vôi tôi cũng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý nước để làm mềm nước cứng, bao gồm việc loại bỏ các ion như Ca2+ và Mg2+ cản trở hoạt động của chất tẩy rửa. Phương pháp làm mềm thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước là quá trình vôi-soda, trong đó vôi (CaO) và tro soda (Na2CO3) được thêm vào nước. Ion CO32– khi tan trong nước sẽ có quá trình thủy phân một phần tạo thành ion HCO3.


Khi cho vôi vào nước sẽ tạo thành vôi tôi, phản ứng xảy ra là


Lúc này có thành phần có trong dung dịch sẽ phản ứng với nhau: Ca(OH)2; HCO3 và Ca2+ có mặt trong nước cứng, từ đó hình thành kết tủa CaCO3 và giúp lại bỏ ion Ca2+ khỏi nguồn nước cứng.


Như vậy, cứ mỗi mol Ca(OH)2 được dùng thì 1 mol Ca2+ được loại bỏ khỏi nước cứng, do đó làm mềm nước. Một số nguồn nước cứng tự nhiên có chứa các ion bicarbonate. Trong trường hợp này, không cần thêm tro soda mà chỉ cần thêm vôi sẽ làm mềm được nước cứng.
Câu 103 [561002]: Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây?
A, Na+ và Mg2+.
B, Ca2+ và Mn2+.
C, Ca2+ và Mg2+.
D, Ba2+ và Mg2+.

Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

⇒ Chọn đáp án C
Đáp án: C
Câu 104 [561003]: Khi cho vôi CaO vào trong nước thì giá trị pH thay đổi như thế nào?
A, tăng.
B, giảm.
C, không đổi.
D, không xác định.
Khi cho CaO vào nước, pH sẽ tăng lên do tạo thành dung dịch kiềm (Ca(OH)2), và pH có thể đạt đến giá trị trong khoảng 12-12.5 trong điều kiện bão hòa.


⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 105 [561004]: Để loại bỏ được 100 g CaCO3 thì cần tiêu tốn mất bao nhiêu g vôi CaO?
A, 28 g.
B, 56 g.
C, 74 g.
D, 92 g.

Theo phương trình: nCaO = nCaCO3 = 1 : 2 = 0,5 mol.
Khối lượng CaO là: mCaO = n × M = 0,5 × 56 = 28 gam.

Chọn đáp án A Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Phương pháp nguyên tử đánh dấu là một ứng dụng rộng rãi của hiện tượng phóng xạ. Phương pháp nguyên tử đánh dấu là cách thức theo dõi quá trình bằng cách đưa đồng vị phóng xạ vào trong hệ thống vận động của hệ, theo dõi đường đi của đồng vị phóng xạ bằng các thiết bị đo phóng xạ mà không cần dừng quá trình. Ví dụ như muốn theo dõi sự di chuyển của phosphorus (chất lân) trong một cái cây, người ta thường cho một ít lân phóng xạ P-32 vào phân lân thường P-31. Về mặt sinh lí thực vật thì hai đồng vị này hoàn toàn như nhau vì có các lớp electron như nhau nhưng đồng vị P32 là phóng xạ nên dễ dàng theo dõi sự di chuyển của nó, cũng là chất lân nói chung. Các ứng dụng liên quan đến việc theo dõi dấu vết của đồng vị phóng xạ do đặc tính phóng xạ nên thường để lại vết trên đường đi và dễ phát hiện bằng các thiết bị hiện đại. Trong hóa học hữu cơ, việc đánh dấu nguyên tử giúp chúng ta xác định cơ chế phản ứng một cách chính xác. Ngoài ra trong việc nghiên cứu địa chất, phương pháp nguyên tử đánh dấu dùng để theo dõi sự di chuyển của nước mặt, nước ngầm, kiểm tra tốc độ thấm qua đê, đập, thăm dò dầu khí,…
Câu 106 [752163]:
Trong các ứng dụng sau ứng dụng nào là của phương pháp nguyên tử đánh dấu?
(I) Theo dõi sự di chuyển của các nguyên tố trong cơ thể sinh vật.
(II) Kiểm tra sự tốc độ thấm của nước qua đê, đập.
(III) Xác định rõ cơ chế của một số phản ứng hóa học.
(IV) Phát hiện tuổi của mẫu đất đá hóa thạch.
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Ứng dụng của phương pháp nguyên tử đánh dấu là Theo dõi sự di chuyển của các nguyên tố trong cơ thể sinh vật, kiểm tra sự tốc độ thấm của nước qua đê, đập, xác định rõ cơ chế của một số phản ứng hóa học.
Chọn C Đáp án: C
Câu 107 [752164]: Một trong những ứng dụng của phương pháp nguyên tử đánh dấu là dò tìm và phát hiện rò rỉ trong đường ống. Khi dùng cách này để phát hiện rò rỉ trên đường ống thì độ phóng xạ đo được ở những chỗ rò rỉ có đặc điểm
A, thấp hơn các vị trí khác trên đường ống.
B, cao hơn các vị trí khác trên đường ống.
C, bằng các vị trí khác trên đường ống.
D, không phát hiện phóng xạ ở những vị trí rò rỉ.
Một trong những ứng dụng của phương pháp nguyên tử đánh dấu là dò tìm và phát hiện rò rỉ trong đường ống. Khi dùng cách này để phát hiện rò rỉ trên đường ống thì độ phóng xạ đo được ở những chỗ rò rỉ có đặc điểm cao hơn các vị trí khác trên đường ống.
Chọn B Đáp án: B
Câu 108 [752165]: Đồng vị P-31 và P-32 được nhắc đến trong bài đọc có sự khác nhau về
A, tính phóng xạ.
B, tính chất hóa học.
C, tác dụng sinh lý với cây trồng.
D, Khả năng di chuyển trong cây trồng.
Đồng vị P-31 và P-32 được nhắc đến trong bài đọc có sự khác nhau về tính phóng xạ.
Chọn A Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 109 đến 111
Trong các thí nghiệm để xác định các phản ứng phụ về trao đổi chất có thể xảy ra bởi một sản phẩm công nghiệp mới có tên X941, tốc độ tiêu thụ oxygen của các ti thể cô lập đã được thử nghiệm. Các ti thể được duy trì trong một dung dịch có nồng độ oxygen hoà tan và phosphate vô cơ. Hình A (thí nghiệm A) cho thấy kết quả của một thí nghiệm đối chứng. Pyruvic acid, tiền chất chuyển hoá chính của chu trình acid citric đã được thêm vào các ti thể cô lập, sau đó một thời gian ngắn là thì bổ sung ADP. Hình B (thí nghiệm B) minh hoạ tác dụng của việc thêm X941 thay vì ADP.
Câu 109 [741083]: Tại sao lượng oxygen ở thí nghiệm A được tiêu thụ ít hơn so với thí nghiệm B?
A, Ở thí nghiệm A, ADP nhanh chóng bị cạn kiệt sau khi chuyển hóa thành ATP, làm giảm tốc độ tiêu thụ oxygen.
B, Ở thí nghiệm A, pyruvic acid không thể tham gia vào chu trình acid citric, làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxygen.
C, Ở thí nghiệm A, chuỗi vận chuyển điện tử bị ức chế khi có mặt của ADP, dẫn đến tiêu thụ ít oxygen hơn.
D, Ở thí nghiệm A, việc sản xuất ATP từ ADP tiêu thụ nhiều oxygen hơn nên quá trình bị chậm lại.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Thí nghiệm A đối chứng: Trong thí nghiệm này, ADP được bổ sung sau khi pyruvic acid đã tham gia vào chu trình acid citric (Krebs). ADP là chất cần thiết cho quá trình tổng hợp ATP thông qua ATP synthase trong ty thể. Khi ADP được chuyển hóa thành ATP, proton được bơm ra ngoài màng trong của ty thể, tạo ra một gradient proton. Sự tiêu thụ oxygen ở đây liên quan trực tiếp đến quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, nơi oxygen là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi vận chuyển điện tử (ETC). Việc bổ sung ADP làm tăng tốc độ tiêu thụ oxygen tạm thời, nhưng sau đó mức tiêu thụ này giảm xuống khi ADP nhanh chóng được chuyển thành ATP và cạn kiệt.
Thí nghiệm B (với X941): Khi X941 được bổ sung thay vì ADP, việc tiêu thụ oxygen tăng nhanh hơn so với thí nghiệm A. Điều này có thể do X941 kích thích một trong các bước của chuỗi vận chuyển điện tử (hoặc hệ thống khác liên quan đến phosphoryl hóa oxy hóa) mà không phụ thuộc vào ADP → Làm tăng tốc độ tiêu thụ O2. Đáp án: A
Câu 110 [741084]: Trong hình B, việc bổ sung X941 dẫn đến sự cạn kiệt gần như hoàn toàn O2 trong hỗn hợp thử nghiệm. Cơ chế tác động của chất X941 là gì?
A, X941 kích hoạt chu trình acid citric, làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng oxygen.
B, X941 làm tăng sự hoạt động của chuỗi vận chuyển điện tử mà không phụ thuộc vào ADP.
C, X941 ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, nhưng vẫn làm tiêu thụ oxygen qua các con đường khác.
D, X941 làm tăng nồng độ ADP, từ đó kích thích mạnh sự tổng hợp ATP và tiêu thụ oxygen.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Chất X941 làm tăng sự tiêu thụ oxygen bằng cách kích hoạt hoặc thúc đẩy chuỗi vận chuyển điện tử (ETC) trong ti thể mà không cần đến sự hiện diện của ADP để kích hoạt ATP synthase. Điều này dẫn đến việc oxygen, chất nhận điện tử cuối cùng trong ETC, bị tiêu thụ nhanh hơn, dẫn đến sự cạn kiệt gần như hoàn toàn của oxygen trong hỗn hợp thử nghiệm. Đáp án: B
Câu 111 [741085]: Nếu X941 là một ionophore (là những thực thể hoà tan lipid vận chuyển các ion qua màng tế bào), mô tả nào dưới đây là tốt nhất nói về phương thức hoạt động của nó?
A, Nó cho phép O2 khuếch tán qua màng trong ti thể nhanh hơn.
B, Nó cho phép các proton khuếch tán qua màng trong ti thể, do đó làm tiêu tán gradient proton.
C, Nó cô lập các ion được biết là ngăn cản sự chuyển electron đến O2.
D, Nó hoạt động như một chất cho điện tử, do đó cung cấp cho hệ thống vận chuyển điện tử một số lượng lớn các điện tử để khử O2.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Ionophore là các chất có khả năng vận chuyển ion qua màng tế bào. Nếu X941 là một ionophore, nó có khả năng cho phép các proton (H⁺) khuếch tán qua màng trong ti thể một cách không kiểm soát. Điều này làm tiêu tán gradient proton, vốn cần thiết để ATP synthase hoạt động trong quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Khi gradient proton bị tiêu tán, ti thể sẽ tiếp tục tiêu thụ oxygen nhanh chóng để cố gắng tái tạo gradient này, nhưng quá trình tổng hợp ATP sẽ bị giảm sút.
A không đúng vì ionophore không vận chuyển oxygen.
CD không liên quan vì ionophore hoạt động bằng cách vận chuyển ion, không phải bằng cách tác động trực tiếp đến electron hoặc khử O₂. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Một bản đồ có tỉ lệ 1 : 6 000 000.
Câu 112 [744533]: Khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên bản đồ là 5,5 cm. Vậy khoảng cách thực tế giữa 2 điểm là bao nhiêu km?
A, 33 km.
B, 330 km.
C, 0,33 km.
D, 3300 km.
Hướng dẫn: Khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên bản đồ là 5,5 cm. Vậy khoảng cách thực tế giữa 2 điểm là bao nhiêu km?
● Tỉ lệ bản đồ là 1 : 6 000 000, nghĩa là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm thực tế.
● Khoảng cách thực tế giữa A và B = 5,5 cm × 6 000 000 cm = 33 000 000 cm.
● Đổi từ cm sang km: 33 000 000 cm = 330 km.
Vậy khoảng cách thực tế giữa 2 điểm A và B là 330 km. Đáp án: B
Câu 113 [744534]: 60 km trên thực tế thể hiện bằng bao nhiêu cm trên bản đồ?
A, 1 cm.
B, 10 cm.
C, 100 cm.
D, 1000 cm.
Hướng dẫn: Đổi từ km sang cm: 60 km = 6 000 000 cm.
● Số cm trên bản đồ = 6 000 000 cm / 6 000 000 = 1 cm.
Vậy 60 km trên thực tế thể hiện bằng 1 cm trên bản đồ. Đáp án: A
Câu 114 [744536]: Tỉ lệ bản đồ được tính bằng cách
A, Tỉ lệ bản đồ = Khoảng cách trên bản đồ : khoảng cách thực tế.
B, Tỉ lệ bản đồ = Khoảng cách trên bản đồ X khoảng cách thực tế.
C, Tỉ lệ bản đồ = Khoảng cách trên bản đồ - khoảng cách thực tế.
D, Tỉ lệ bản đồ = Khoảng cách thực tế : khoảng cách trên bản đồ.
Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ và khoảng cách thực tế tương ứng. Cụ thể:
Tỉ lệ bản đồ = Khoảng cách trên bản đồ / Khoảng cách thực tế Đáp án: A
Dựa vào tư liệu sau đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
“Dấu ấn đậm nét của thắng lợi ngoại giao trong giai đoạn này [thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945] là đối sách và ứng xử tài tình cùng một lúc với 5 nước lớn, đối phó với 4 đạo quân nước ngoài trên 30 vạn binh lính có mặt ở Việt Nam, mặc dù quan hệ giữa nước lớn này với nhau và giữa họ với Việt Nam thể hiện đặc trưng cổ điển của nền chính trị nước lớn: giữa họ luôn có xung đột và mâu thuẫn về lợi ích, nhưng khi cần họ sẵn sàng thỏa hiệp mua bán với nhau bất chấp quyền lợi nhân dân Việt Nam, tìm cách áp đặt giải pháp đối với Việt Nam và Đông Dương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này với nhau và có sách lược phù hợp với từng đối tượng: giữ Mỹ đứng trung lập, kiên nhẫn tránh mọi xung đột với lực lượng của Tưởng
[quân Trung Hoa Dân quốc], kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, đồng thời tìm giải pháp hòa bình khi Tưởng và Pháp thỏa hiệp cho phép quân đội Pháp ra miền Bắc.
Tư duy sắc bén và bản lĩnh ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương còn thể hiện đặc biệt nổi bật trong việc áp dụng các sách lược ngoại giao khôn khéo, linh hoạt, trên cơ sở nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến””.

(Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.91 - 93)
Câu 115 [758786]: Đoạn trích phản ánh thắng lợi về đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn lịch sử nào sau đây?
A, 1950 – 1953.
B, 1945 – 1946.
C, 1941 – 1945.
D, 1947 – 1950.
Đáp án: B
Câu 116 [758788]: Cụm từ “5 nước lớn” liên quan đến ngoại giao Việt Nam được nhắc tới trong đoạn trích gồm những quốc gia nào sau đây?
A, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản.
B, Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân quốc và Canađa.
C, Mỹ, Đức, Pháp, Trung Hoa Dân quốc và Ấn Độ.
D, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa Dân quốc và Nhật Bản.
Đáp án: D
Câu 117 [758790]: Trong bối cảnh vào thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của ngoại giao Việt Nam đã thực hiện thành công là
A, nhân nhượng có nguyên tắc, chủ quyền dân tộc là tối thượng.
B, kiên quyết mềm dẻo về nguyên tắc và cứng rắn về sách lược.
C, chỉ thương lượng với đối phương sau khi đã thiết lập quan hệ.
D, trong mọi trường hợp, tránh việc dùng bạo lực với quân Pháp.
Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao hơn. Tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng số lao động cả nước giảm từ 48,6% năm 2010 xuống còn 34% năm 2020. Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 30,3%; ngành dịch vụ từ 29,7% lên khoảng 35,7% trong cùng giai đoạn;... Đời sống người dân không ngừng được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,1 lần, từ 16,6 triệu đồng năm 2010 lên 51,5 triệu đồng năm 2019. Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Mạng lưới cơ sở y tế phát triển rộng khắp, năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh và y đức được nâng lên; y tế cơ sở được chú trọng. Tuổi thọ trung bình tăng từ 72,9 tuổi năm 2010 lên 73,7 tuổi vào năm 2020.
Nguồn: Thời báo tài chính Việt Nam
Câu 118 [757593]: Thu nhập bình quân đầu người tăng là nói đến chỉ tiêu nào sau đây?
A, Phát triển kinh tế.
B, Tăng trưởng bền vững.
C, Tăng trưởng kinh tế.
D, Phát triển bền vững.
Đáp án C. Tăng trưởng kinh tế.
Giải thích: Thu nhập bình quân đầu người là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đáp án: C
Câu 119 [757594]: Một nền kinh tế được coi là phát triển khi cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch như thế nào?
A, Tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.
B, Tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ giảm, tỉ trọng lao động trong công nghiệp, xây dựng tăng.
C, Tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ tăng, tỉ trọng lao động trong công nghiệp, xây dựng giảm.
D, Tỉ trọng lao động trong công nghiệp, xây dựng, dịch vụ giảm, tỉ trọng lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp tăng.
Đáp án A. Tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.
Giải thích: Một nền kinh tế được coi là phát triển khi cơ cấu lao động chuyển từ các ngành có năng suất lao động thấp (như nông, lâm, ngư nghiệp) sang các ngành có năng suất lao động cao hơn (như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ). Đáp án: A
Câu 120 [757595]: Giải quyết tốt vấn đề nào dưới đây sẽ góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) ở nước ta hiện nay?
A, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B, Gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ.
C, Phát triển nông nghiệp hữu cơ.
D, Giải quyết việc làm và thu nhập.
Đáp án D. Giải quyết việc làm và thu nhập.
Giải thích: Chỉ số phát triển con người (HDI) phụ thuộc vào ba yếu tố chính: tuổi thọ, giáo dục và thu nhập. Việc giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập sẽ trực tiếp cải thiện mức sống của người dân, từ đó góp phần nâng cao HDI. Đáp án: D
© 2023 - - Made With