Câu 1 [744666]: “Mấy ngày sau, cây kơ-lơng mới đổ. Xing Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng, ba tháng, Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc khiên không nổi. Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn. Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi công bằng cho cha mẹ.”

(Sử thi Gia Rai, Xing Nhã, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Chi tiết nào miêu tả sức khoẻ phi thường cảu Xing Nhã?
A, Xing Nhã tiếp tục chặt cành.
B, Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên.
C, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi công bằng cho cha mẹ.
D, Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn.
Giải thích chi tiết:
Chi tiết “Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn” miêu tả sức khỏe phi thường của Xing Nhã. Hành động này cho thấy sức mạnh vượt trội của Xing Nhã, khi có thể nâng và mang chiếc khiên nặng như vậy một mình. Đáp án: D
Câu 2 [744671]:
“Tạo hoá gây chi cuộc hí trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường .”

(Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ, theo Các nhà thơ nữ Việt Nam sáng tác và phê bình, NXB Giáo dục, 2001)
Từ nào trong bài thơ không phải từ Hán Việt?
A, tịch dương.
B, đoạn trường.
C, thu thảo.
D, nghìn năm.
Giải thích chi tiết:
Trong bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan, Từ “nghìn năm” là từ thuần Việt.
Cáctừ “tịch dương”, “đoạn trường”, “thu thảo” là từ Hán Việt. Đáp án: D
Câu 3 [744669]: “Sáng hôm sau, nhân dân quanh vùng cũng như quân đội vua Hùng đều thấy một sự lạ chưa từng có. Bão đã tạnh từ lâu, nhưng thành quách của công chúa, kể cả cung điện, nhà cửa, quân gia, súc vật, đồ dùng đều bay đâu mất cả không còn sót một tí gì. Giữa đó là một cái đầm rộng mênh mông, đầy nước trắng xóa. Duy chỉ có cái nền cung của hai vợ chồng công chúa thì vẫn còn. Người ta gọi cái đầm ấy là đầm Một Đêm (Nhất Dạ) và cái nền ấy là bãi Tự Nhiên. Về sau trên cái nền ấy, người ta có lập miếu thờ hai vợ chồng Chử Đồng Tử.”
(Nguyễn Đổng Chi, Sự tích đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên, theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2000)
Trong đoạn văn trên, chi tiết nào sau đây là “sự lạ chưa từng có”?
A, Thành quách của công chúa, kể cả cung điện, nhà cửa, quân gia, súc vật, đồ dùng đều bay đâu mất cả không còn sót một tí gì.
B, Cái nền cung của hai vợ chồng công chúa thì vẫn còn.
C, Trên cái nền ấy, người ta có lập miếu thờ hai vợ chồng Chử Đồng Tử.
D, Người ta gọi cái đầm ấy là đầm Một Đêm (Nhất Dạ) và cái nền ấy là bãi Tự Nhiên.
Giải thích chi tiết:
Trong đoạn văn, chi tiết “Thành quách của công chúa, kể cả cung điện, nhà cửa, quân gia, súc vật, đồ dùng đều bay đâu mất cả không còn sót một tí gì” thể hiện “sự lạ chưa từng có”. Chi tiết này mô tả sự biến mất đột ngột của cả cung điện, thành quách, quân đội, súc vật, đồ dùng... chỉ sau một đêm, điều này thể hiện sự kỳ ảo và tính chất huyền bí của sự việc. Đáp án: A
Câu 4 [744673]: “Cuối đời Trùng Quang nhà Trần, người chết chóc nhiều, những oan hồn không chỗ tựa nương, thường họp thành từng đàn từng lũ, hoặc gõ cửa hàng cơm để kiếm miếng ăn, hoặc đón cô gái chơi để kết duyên tạm, ai va chạm thì bệnh nguy khốn, ai cầu cúng thì thấy hết phép hay, hoành hành ở đồng nội không biết kiêng sợ gì cả.”
(Nguyễn Dữ, Chuyện tướng Dạ Xoa, theo Truyền kì mạn lục, NXB Văn học, 2008)
Chỉ ra yếu tố lịch sử trong đoạn văn trên.
A, Ai cầu cúng thì thấy hết phép hay.
B, Cuối đời Trùng Quang nhà Trần.
C, Oan hồn gõ cửa hàng cơm để kiếm miếng ăn.
D, Oan hồn không chỗ tựa nương.
Trùng Quang là niên hiệu của vua Trùng Quang Đế (1409-1413), vị vua cuối cùng của nhà Hậu Trần. Chi tiết “cuối đời Trùng Quang nhà Trần” là yếu tố lịch sử xác định thời kỳ xảy ra sự kiện trong đoạn văn.
Các đáp án A, C, D đều là những chi tiết mang tính chất kỳ ảo, phản ánh niềm tin dân gian về hồn ma và thế giới tâm linh. Đáp án: B
Câu 5 [744679]:
“Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu
Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau
Những mặt đất
Cha ông ta nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.”

(Nguyên Hồng, Cửu Long giang ta ơi, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Chi tiết nào trong đoạn thơ khắc hoạ nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân Nam Bộ?
A, Cha ông ta nhắm mắt.
B, Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu.
C, Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa.
D, Những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa.
Giải thích chi tiết:

Câu thơ “Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa” khắc hoạ nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân Nam Bộ. Chi tiết này diễn tả quá trình lao động cực nhọc, đổ mồ hôi sôi nước mắt của người nông dân để khai khẩn đất hoang, tạo ra những cánh đồng lúa trù phú. Đáp án: C
Câu 6 [744678]: “Hơn một năm gần đây, một hôm tôi đã lại gặp anh. Tôi thấy anh không thay đổi chút nào. Vẫn cái tầm vóc to béo, vẫn cái mặt đỏ gay như quả lựu rám nắng hồng, da căng thẳng và bóng loáng, trong đó hai con mắt xếch và một mí long lanh đưa đi đưa lại rất nhanh và cái miệng rộng luôn luôn mở ra hoặc để nói hay để cười. Tất cả cái hình ảnh rất quen, rất thân mật thời xưa còn giữ được nguyên vẹn. Nguyên vẹn, cả cử chỉ và ngôn ngữ.”

(Khái Hưng, Hai người bạn, theo vanvn.vn)
Phương thức biểu đạt nào được kết hợp vận dụng trong đoạn văn trên?
A, Tự sự, miêu tả.
B, Thuyết minh, nghị luận.
C, Biểu cảm, nghị luận.
D, Tự sự, thuyết minh.
Giải thích chi tiết:
Đoạn văn kết hợp vận dụng các phương thức biểu đạt:
- Tự sự: Đoạn văn kể lại sự việc “tôi đã lại gặp anh” sau hơn một năm.
- Miêu tả: Đoạn văn tập trung miêu tả ngoại hình, cử chỉ của người bạn (“tầm vóc to béo”, “mặt đỏ gay như quả lựu rám nắng hồng”, “hai con mắt xếch và một mí long lanh”, “miệng rộng luôn luôn mở ra”...) Đáp án: A
Câu 7 [744681]: “Đặc sản nhất, mà có lẽ Lý muốn bộc lộ khiếu năng, cùng tấm lòng mình nhiều nhất ở đó, là các món vịt tần, vây và mọc, nhất là món mọc. Chị đã rất tỉ mỉ và kĩ tính hết sức khi chế biến món này. Miếng thăn được chọn lựa, giã thật nhuyễn nhừ thay cho giò sống được chính tay chị trộn với mộc nhĩ, nấm hương, rồi nặn thành từng viên tròn trĩnh. Nồi nước dùng đảm bảo phải trong veo. Và chính tay chị vớt, chia đều ra từng bát nhỏ.”
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 12, NXB Đại học Huế, 2024)
Đặc điểm nào của nhân vật Lý được khắc hoạ trong đoạn văn?
A, Trẻ trung, xinh đẹp.
B, Đảm đang, khéo léo, tinh tế.
C, Hiền hoà, lễ độ.
D, Dịu dàng, nết na.
Giải thích chi tiết:
Đoạn văn miêu tả nhân vật Lý thông qua việc chế biến món ăn, đặc biệt là món mọc. Các chi tiết “rất tỉ mỉ và kĩ tính hết sức”, “miếng thăn được chọn lựa, giã thật nhuyễn nhừ”, “chính tay chị trộn với mộc nhĩ, nấm hương”, ‘nồi nước dùng đảm bảo phải trong veo”… cho thấy Lý là một người phụ nữ đảm đang, khéo léo và tinh tế trong việc bếp núc. Đáp án: B
Câu 8 [744682]: Vợ người hàng thịt: Bà không cho ông ấy sang, thì bà giữ lấy hồn chồng bà, trả thân chồng tôi cho tôi mang về!
Hồn Trương Ba: Khổ lắm! (Với Vợ Trương Ba) Tôi van bà! (Với vợ người hàng thịt) Còn bà nữa, bà về cho tôi nhờ! Vâng, rồi tôi xin sang...
(Vợ người hàng thịt hầm hầm ra về).
Vợ Trương Ba: Ông quen cái thói của lão hàng thịt, ông lú lẫn vì món tiết canh, hay là ông đã ăn phải bùa của con mụ lẳng lơ đó rồi?
Hồn Trương Ba: Lại cái giọng ấy! Tôi đến điên đầu lên mất thôi! (Ôm đầu ngồi phịch xuống chõng. Bà Vợ Trương Ba vùng vằng đi ra ngoài.)

(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 12, NXB Đại học Huế, 2024)
Chi tiết lời nói nào trong đoạn trích phản ánh nỗi hờn ghen của Vợ Trương Ba đối với chồng (Hồn Trương Ba)?
A, “Ông quen cái thói của lão hàng thịt”.
B, “ông lú lẫn vì món tiết canh”.
C, “ông đã ăn phải bùa của con mụ lẳng lơ đó”.
D, Bà Vợ Trương Ba vùng vằng đi ra ngoài.
Trong đoạn trích, chi tiết lời nói phản ánh rõ nhất nỗi hờn ghen của Vợ Trương Ba đối với chồng (Hồn Trương Ba) là “ông đã ăn phải bùa của con mụ lẳng lơ đó”. Lời thoại này thể hiện sự nghi ngờ và ghen tuông của bà vợ khi cho rằng chồng mình đã bị “con mụ lẳng lơ” (tức vợ ngườihàng thịt) bỏ bùa mê hoặc, khiến ông thay đổi và có những hành động khác thường. Đáp án: C
Câu 9 [744677]: “Nương tử ơi!

Chướng căn ấy hỏi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm.

Lại có điều đau đớn thế! Nhà huyên ví có năm có bảy mà riêng một mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ.

Thương hại thay, hoa có một cành, tuyết có một điểm, nguyệt có một vầng, mây có một đóa, thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một kiếp, mà ngơm ngớm chốn non Bồng nước Nhược đỉnh gì không đoái cõi phù sinh?”

(Phạm Thái, Văn tế Trương Quỳnh Như, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Phương án nào không nêu đúng giọng điệu của đoạn trích?
A, Đau đớn, xót xa.
B, Nuối tiếc, oan trái.
C, Thương xót, đau lòng.
D, Bất bình, phẫn nộ.
Giải thích chi tiết:
Đoạn văn trích từ Văn tế Trương Quỳnh Nhưcủa Phạm Thái thể hiện tâm trạng bi thương, đau đớn và tiếc nuối của người còn sống khi thương nhớ người đã khuất. Các từ ngữ như “chướng căn”, “oan thác”, “đau đớn”, “phận bạc”, “thương hại” thể hiện sự đau xót, thương cảm của tác giả trước số phận ngắn ngủi của Trương Quỳnh Như.
→ Đoạn trích không mang giọng điệu bất bình hay phẫn nộ, mà chủ yếu mang giọng điệu bi thương, nuối tiếc và đau xót. Đáp án: D
Câu 10 [744684]:
“Nhị điểm khai lung hoán không khí,
Nhân nhân ngưỡng khán tự do thiên.
Tự do thiên thượng thần tiên khách,
Tri phủ lung trung dã hữu tiên?”

(Hồ Chí Minh, Ngọ hậu)
Dịch nghĩa:
“Hai giờ nhà lao mở cửa, đổi thay không khí,
Mọi người ngẩng lên ngắm trời tự do.
Khách thần tiên trên trời tự do,
Có biết chăng trong lao này cũng có khách tiên?”

(Hồ Chí Minh, Quá trưa, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 38, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A, Người tù cộng sản Hồ Chí Minh.
B, Khách thần tiên.
C, Mọi người.
D, Lính canh nhà tù.
Giải thích chi tiết:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ngọ hậu” (Quá trưa) là người tù cộng sản Hồ Chí Minh (đáp án A). Bài thơ được viết trong hoàn cảnh Bác bị giam cầm, cho thấy tinh thần ung dung, tự tại của Bác ngay cả khi ở trong nhà tù. Đáp án: A
Câu 11 [744687]: “Tôi yêu đất nước tôi vì mỗi vùng có những con cá lá rau, những hoa thơm trái ngọt nổi tiếng, và tôi yêu người nước tôi đã khéo biết đem các thức ăn ngon lành nổi tiếng đó làm thành tục ngữ ca dao, muôn đời nghìn kiếp không sao quên được: cam xã Đoài, xoài Bình Định, bưởi Đoan Hùng, mít Gio Linh, nhót Thanh Chương, tương Nam Đàn, nhãn Hưng Yên, giò Văn Điển, vịt Bầu Bến, gà trống thiến Lạng Sơn... Dưa La, cà Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét...”

(Vũ Bằng, Tháng sáu, thèm nhãn Hưng Yên, theo Thương nhớ mười hai, NXB Hội Nhà văn, 2014)
Tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình “tôi” được thể hiện qua những biểu hiện nào?
A, Yêu hoa thơm trái ngọt trăm miền.
B, Yêu ca dao tục ngữ quê hương.
C, Yêu con người Việt Nam.
D, Yêu những sản vật nổi tiếng và yêu cách con người biết đưa các sản vật nổi tiếng vào tục ngữ, ca dao.
Giải thích chi tiết:
Nhân vật "tôi" trong đoạn trích bày tỏ tình yêu quê hương đất nước thông qua việc yêu những sản vật nổi tiếng của từng vùng miền và cách con người Việt Nam đưa những sản vật này vào tục ngữ, ca dao, biến chúng thành một phần của văn hóa dân tộc. Đáp án: D
Câu 12 [744688]: Dòng nào sau đây nêu tên các tác giả văn học trung đại Việt Nam?
A, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chính Hữu.
B, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử.
C, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
D, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp.
Giải thích chi tiết:
Các tác giả tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam là: Nguyễn Công Trứ (1778–1858), Nguyễn Khuyến (1835–1909), Trần Tế Xương (1870–1907). Đáp án: C
Câu 13 [744691]: Dòng nào dưới đây có các từ viết đúng chính tả?
A, Sấm trớp đùng đoàng mãi mà không mưa nổi.
B, Mưa mát rợi, xua đi bao oi nồng, nóng nực.
C, Ánh nắng buổi mai chiếu dọi qua muôn ngàn cây lá.
D, Những con cá nhỏ tung tăng bơi lội trong bể cảnh.
Giải thích chi tiết:
- Loại A vì từ “sấm trớp” sai chính tả.
- Loại B vì từ “mát rợi” sai chính tả.
- Loại C vì từ “chiếu dọi” sai chính tả.
→ D là đáp án đúng. Đáp án: D
Câu 14 [744692]: Câu nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?
A, Đám trẻ vẫn say sưa thả diều trên triền đê.
B, Những lời cô ấy nói làm bà mẹ dưng dưng nghẹn ngào.
C, Cuốn sách này tôi đọc đã lâu, hơi khó đọc một chút.
D, Chú mèo mướp cuộn tròn, ngủ im trên bàn học của cô chủ.
Giải thích chi tiết:
- Câu “Những lời cô ấy nói làm bà mẹ dưng dưng nghẹn ngào.” chứa từ “dưng dưng” sai chính tả.
- Sửa lại: Những lời cô ấy nói làm bà mẹ rưng rưng nghẹn ngào.” chứa từ “dưng dưng Đáp án: B
Câu 15 [744693]: “Người đàn bà đáng thương ấy đã tục huyền với ông lão nghèo khổ được ba năm nay.”

Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
A, tục huyền.
B, đáng thương.
C, ông lão.
D, nghèo khổ.
Giải thích chi tiết:
- Từ “tục huyền” sai về ngữ nghĩa và logic. “Tục huyền” là từ dùng để chỉ người đàn ông góa vợ lấy vợ khác. Trong câu trên, chủ ngữ là “Người đàn bà”, nên dùng “tục huyền” là sai.
- Sửa lại: Người đàn bà đáng thương ấy đã tái giá với ông lão nghèo khổ được ba năm nay. Đáp án: A
Câu 16 [744698]: “Với những mơ ước viển vông này, không bao giờ đạt được.”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A, Sai về dùng từ.
B, Sai ngữ pháp.
C, Sai quy chiếu.
D, Sai logic.
Giải thích chi tiết:
- Câu mắc lỗi sai ngữ pháp vì thiếu thành phần chủ ngữ.
- Sửa lại: Những mơ ước viển vông này không bao giờ đạt được. Đáp án: B
Câu 17 [744699]: Câu nào dưới đây là câu đúng?
A, Mưa lêu nghêu đưa cánh tay ra túm lấy những tàu lá.
B, Những chiếc xe tăng lao như bay trên đại lộ.
C, Tuy trời oi nồng nhưng gió rất nóng.
D, Những nỗ lực của chúng tôi cuối cùng cũng mang lại thành quả tốt đẹp.
Giải thích chi tiết:
- Loại A vì từ “lêu nghêu” sai về ngữ nghĩa. “Lêu nghêu” là cao hoặc dài quá cỡ, trông mất hẳn cân đối, không phù hợp để miêu tả mưa.
- Loại B vì câu mắc lỗi sai logic. Xe tăng là phương tiện chiến đấu hạng nặng, không thể “lao như bay” được.
- Loại C vì câu mắc lỗi sai logic. Cặp quan hệ từ “tuy – nhưng” dùng để nối hai ý tương phản, nhưng “oi nồng” và “gió rất nóng” không đối lập nhau nên câu sai về logic.
→ D là đáp án đúng. Đáp án: D
Câu 18 [744700]: “Ngày đầu tiên, đi làm rất vui.”

Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
A, Thiếu trạng ngữ.
B, Thiếu chủ ngữ.
C, Thiếu vị ngữ.
D, Thiếu nòng cốt câu.
Giải thích chi tiết:
- Câu “Ngày đầu tiên, đi làm rất vui.” mắc lỗi thiếu thành phần chủ ngữ.
- Sửa lại: Ngày đầu tiên, tôi đi làm rất vui. Đáp án: B
Câu 19 [744701]: “Tôi hỏi anh có biết họ rời đi từ khi nào không?”

Nhận định nào về câu trên là đúng?
A, Câu sai logic ngữ nghĩa.
B, Câu mắc lỗi dùng từ.
C, Câu sai cấu tạo ngữ pháp.
D, Câu mắc lỗi dấu câu.
Giải thích chi tiết:
- Câu “Tôi hỏi anh có biết họ rời đi từ khi nào không?” mắc lỗi dấu câu. Đây là một câu trần thuật nên cuối câu không thể dùng dấu chấm hỏi.
- Sửa lại: Tôi hỏi anh có biết họ rời đi từ khi nào không. Đáp án: D
Câu 20 [744702]: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A, Tôi sẽ nói một cách cụ thể, chi tiết cái điều ai cũng đã rõ ràng rồi.
B, Tôi có ngờ đâu mỗi cái vi cá bán tới một cắc bạc.
C, Tới gần, quả nhiên dã tràng trốn xuống hang không còn một con.
D, Tôi không ngờ nó vui đến thế.
Giải thích chi tiết:
- Câu “Tôi sẽ nói một cách cụ thể, chi tiết cái điều ai cũng đã rõ ràng rồi.” mắc lỗi sai về logic. Cụm từ “một cách cụ thể, chi tiết” đã bao hàm ý nghĩa “rõ ràng” nên việc thêm cụm từ “ai cũng đã rõ ràng rồi" là không cần thiết, gây lặp ý và làm câu văn dài dòng, khó hiểu.
- Sửa lại: Tôi sẽ nói một cách cụ thể, chi tiết điều ai cũng đã biết rồi. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,… Nhưng nếu ở thơ có nhãn tự (chữ mắt), có cảnh cú (câu hay) thì trong văn xuôi không thể thiếu chi tiết. Chi tiết đắt làm cho câu chuyện được nhấn mạnh, nâng cấp và “đóng đinh” vào trí nhớ người đọc. Bởi thế mà nhà văn khi sáng tạo tác phẩm, ngoài tên gọi tác phẩm (nhan đề), tên nhân vật, tình huống truyện, thường mất nhiều công phu cho sáng tạo và sử dụng chi tiết.
Trong văn học, “chi tiết” theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” gọi chung là chi tiết nghệ thuật. Tùy theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.” (“Từ điển thuật ngữ văn học”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997).
Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Khái niệm chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thể.
Trong truyện, nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển. Thông qua chi tiết mà tình huống, tính cách, tâm trạng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ. Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật. Ở góc độ người dạy văn trong nhà trường mà xét, những chi tiết đắt giá của tác phẩm chính là mảnh đất màu mỡ cho các thầy cô thả sức “dụng văn”, nhờ thế mà giờ dạy sinh động, cuốn hút học sinh.”

(Vũ Nho, Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn, theo vanvn.vn)
Câu 21 [744703]: Đâu là câu nói của Macxim Gorki?
A, Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.
B, Thông qua chi tiết mà tình huống, tính cách, tâm trạng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ.
C, Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.
D, Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” gọi chung là chi tiết nghệ thuật.
Giải thích chi tiết:
Dựa vào thông tin trong câu: “Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
→ Câu nói của Macxim Gorki là: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Đáp án: A
Câu 22 [744705]: Nhận định nào sau đây không nhằm khẳng định vai trò của chi tiết trong văn xuôi?
A, Chi tiết đắt làm cho câu chuyện được nhấn mạnh, nâng cấp và “đóng đinh” vào trí nhớ người đọc.
B, Thông qua chi tiết mà tình huống, tính cách, tâm trạng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ.
C, Trong truyện, nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển.
D, Ở góc độ người dạy văn trong nhà trường mà xét, những chi tiết đắt giá của tác phẩm chính là mảnh đất màu mỡ cho các thầy cô thả sức “dụng văn”, nhờ thế mà giờ dạy sinh động, cuốn hút học sinh.
Giải thích chi tiết:
Nhận định: “Ở góc độ người dạy văn trong nhà trường mà xét, những chi tiết đắt giá của tác phẩm chính là mảnh đất màu mỡ cho các thầy cô thả sức “dụng văn”, nhờ thế mà giờ dạy sinh động, cuốn hút học sinh.” đề cập đến góc độ giảng dạy, không trực tiếp khẳng định vai trò của chi tiết trong bản thân tác phẩm văn học. Đáp án: D
Câu 23 [744709]: Chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật.
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn trên?
A, Hoán dụ.
B, So sánh.
C, Ẩn dụ.
D, Nói quá.
Giải thích chi tiết:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn là so sánh. “Chi tiết nghệ thuật” được ví với “linh hồn” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi, giống như linh hồn đối với con người. Đáp án: B
Câu 24 [744710]: Ở góc độ người dạy văn trong nhà trường mà xét, những chi tiết đắt giá của tác phẩm chính là mảnh đất màu mỡ cho các thầy cô thả sức “dụng văn”, nhờ thế mà giờ dạy sinh động, cuốn hút học sinh.
Cụm từ “những chi tiết đắt giá của tác phẩm” trong câu trên là thành phần gì của câu?
A, Chủ ngữ.
B, Vị ngữ.
C, Trạng ngữ.
D, Khởi ngữ.
Giải thích chi tiết:
Cụm từ “những chi tiết đắt giá của tác phẩm” trong câu trên là chủ ngữ. Đây chính là đối tượng được nói đến trong câu. Đáp án: A
Câu 25 [744712]: Chủ đề của đoạn trích là gì?
A, So sánh chi tiết với nhãn tự trong thơ.
B, Tầm quan trọng của việc khai thác chi tiết trong văn xuôi.
C, Khẳng định vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn xuôi.
D, Chi tiết trong tương quan đối sánh với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,...
Giải thích chi tiết:
Đoạn trích phân tích, làm rõ vai trò của chi tiết trong việc khắc họa nhân vật, triển khai cốt truyện và thể hiện tư tưởng tác giả.
→ Chủ đề của đoạn trích là: Khẳng định vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn xuôi. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
“Sau một chuyến đi dài ngày, Chiến về lại nhà. Tắm táp xong, anh lao vào giường nằm chờ giấc ngủ nhưng không chợp mắt được. Bình thường, trong những trường hợp như thế, anh với tay lên đầu giường, kéo xuống một tập gì đó và đọc. Nhưng hôm nay, những hợp đồng kinh tế, những biên bản hội họp, những báo cáo dài dằng dặc, khiến anh chán chữ nghĩa. Mặc cho chúng nhắm mở tuỳ thích! - Anh tự nhủ. Nhưng khi nhìn lên trần mùng , mắt anh bắt gặp một vật lạ. Cái gì thế nhỉ? Một chiếc lá khô lơ lửng giữa mùng màn trắng xoá. Anh chớp mắt. Một chiếc lá khô từ vườn chui qua hai lớp cửa len vào mùng ta? Không bao giờ! Anh cuộn mình ngồi dậy, lần tới. Không phải lá, một con nhện rằn to tướng với những chân dài và những khoanh bụng ánh bạc. Nhìn kĩ, nhện ta đang an nhiên toạ thị giữa cái mạng tơ nõn mỏng manh. Đồ ngu! - Ngắm nghía một lúc, anh rủa thầm, nằm trở lại - Rõ ràng chú mày bủa lưới săn mồi. Nhưng có gì trong cái mùng này mà săn! Chợt nhớ một bức biếm hoạ vẽ một người câu cá giữa sa mạc, anh thích chí cười ha hả.
Tối đến, sau khi xem xong chương trình truyền hình, Chiến vào giường. Vừa ngã người nhìn lên, anh lại bắt gặp con nhện với cái mạng tơ bùng nhùng. Vậy là chú mày dám ngang nhiên chung chạ với ta, áp tận đến nơi nghỉ ngơi. Ngứa mắt, anh muốn bắt giết ngay con nhện. Nhưng chợt nghĩ lại, sá gì một con vật nhỏ nhoi thế kia mà mình phải nhọc sức. Lại nữa, phải cho nó chết đói dần mòn mới xứng với cái ngu có một không hai! Đợi đấy! Số mày đã tận, nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ. Anh nằm im và khởi sự chờ đợi con nhện chết. Và mỗi ngày hai bận, anh chờ đợi như thế suốt cả tuần nay. Nhưng nhện ta vẫn ngang nhiên tồn tại.”

(Trần Duy Phiên, Nhện và người, theo tapchisonghuong.com.vn)
Câu 26 [744713]: Từ ngữ nào sau đây miêu tả con nhện trong đoạn trích?
A, trắng xoá.
B, khô lơ lửng.
C, to tướng.
D, tơ nõn mỏng manh.
Giải thích chi tiết:
Dựa vào câu văn: “Không phải lá, một con nhện rằn to tướng với những chân dài và những khoanh bụng ánh bạc.”
→ Từ ngữ miêu tả con nhện trong đoạn trích là “to tướng”. Đáp án: C
Câu 27 [744718]: Điều gì khiến Chiến thích chí cười ha hả khi quan sát con nhện trên trần màn?
A, Những hợp đồng kinh tế, những biên bản hội họp, những báo cáo.
B, Nhìn con nhện bủa lưới săn mồi trên trần màn, Chiến nghĩ đến bức tranh biếm hoạ vẽ một người câu cá giữa sa mạc.
C, Con nhện rằn to tướng với những chân dài và những khoanh bụng ánh bạc.
D, Một chiếc lá khô lơ lửng giữa mùng màn trắng xoá.
Giải thích chi tiết:
Dựa vào câu văn: “Chợt nhớ một bức biếm hoạ vẽ một người câu cá giữa sa mạc, anh thích chí cười ha hả.”
→ Nhìn con nhện bủa lưới săn mồi trên trần màn, Chiến nghĩ đến bức tranh biếm hoạ vẽ một người câu cá giữa sa mạc nên thích chí cười ha hả. Đáp án: B
Câu 28 [744719]: Vì sao Chiến nghĩ con nhện ngu (Đồ ngu!)?
A, Vì con nhện vốn là con vật vô tri vô giác.
B, Vì con nhện có vẻ bề ngoài toát lên điều đó.
C, Vì Chiến nghĩ sự sống chết của con nhện nằm trong tay Chiến.
D, Vì giăng tơ trong màn, con nhện làm sao kiếm được mồi.
Giải thích chi tiết:
Dựa vào câu văn: “Nhìn kĩ, nhện ta đang an nhiên toạ thị giữa cái mạng tơ nõn mỏng manh. Đồ ngu! - Ngắm nghía một lúc, anh rủa thầm, nằm trở lại - Rõ ràng chú mày bủa lưới săn mồi. Nhưng có gì trong cái mùng này mà săn!”
→ Chiến nghĩ con nhện ngu vì giăng tơ trong màn, con nhện làm sao kiếm được mồi. Đáp án: D
Câu 29 [744720]: “Đợi đấy! Số mày đã tận, nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ.”
Những câu văn trên là lời của ai?
A, Con nhện.
B, Người kể chuyện.
C, Tác giả.
D, Chiến.
Giải thích chi tiết:
Những câu văn “Đợi đấy! Số mày đã tận, nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ.” là lời của Chiến, thể hiện suy nghĩ của anh về con nhện. Đáp án: D
Câu 30 [744721]: Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau đây?
A, Không bao giờ!
B, Anh chớp mắt.
C, Anh nằm im và khởi sự chờ đợi con nhện chết.
D, Tắm táp xong, anh lao vào giường nằm chờ giấc ngủ nhưng không chợp mắt được.
Giải thích chi tiết:
Câu “Không bao giờ!” là câu đặc biệt vì nó không có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Đáp án: A
Questions 31-35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 31 [289171]: I think Jacy _____ the championship in this competition.
A, is going to win
B, win
C, wins
D, will win
Kiến thức về Thì động từ
- “I think”: tôi nghĩ rằng => diễn tả phỏng đoán, dự đoán trong tương lai không có căn cứ => dùng thì Tương lai đơn: S + will + V
Tạm dịch: Tôi nghĩ Jacy sẽ giành chức vô địch trong cuộc thi này. Đáp án: D
Câu 32 [743411]: The environmental group conducted a study that showed _______ of plastic waste accumulates in the ocean each year.
A, a large amount
B, a wide range of
C, a majority of
D, a large number
Kiến thức về Lượng từ:
+) an amount of + danh từ không đếm được
+) a range of + danh từ
+) a/ the majority of + danh từ đếm được số nhiều/ danh từ không đếm được
+) a number of + danh từ đếm được số nhiều
⇒ “plastic waste (rác thải nhựa)” là danh từ không đếm được
⇒ Trong câu đã có từ “of”, ta chọn “a large amount (of plastic waste)”.
Tạm dịch: Nhóm môi trường đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy một lượng lớn rác thải nhựa tích tụ ở đại dương mỗi năm.
Đáp án: A
Câu 33 [289173]: The festival last night _____ in one of the most crowded cities in our country.
A, took up
B, took away
C, took place
D, took in
Kiến thức về Cụm động từ (Phrasal verbs)
- took up: bắt đầu một sở thích, thói quen
- took away: mang đi
- took place: diễn ra
- took in: hiểu, hấp thụ
Tạm dịch: Lễ hội tối qua diễn ra tại một trong những thành phố đông đúc nhất nước ta. Đáp án: C
Câu 34 [289174]: Listen! Someone _____ knocking at the door.
A, is
B, are
C, can
D, were
Kiến thức về Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
- “Listen!” (Nghe này!)
=> Dấu hiệu thì Hiện tại tiếp diễn: S + is/am/are + Ving
- Chủ ngữ là đại từ bất định “Someone” => V chia số ít => đi với to be “is”
Tạm dịch: Nghe này! Có ai đó đang gõ cửa. Đáp án: A
Câu 35 [289175]: I'm really looking forward to __________ from you.
A, hear
B, hearing
C, see
D, seeing
Kiến thức về cụm từ (Word patterns)
- Cấu trúc:
+ look forward to Ving: trông đợi điều gì
+ hear from sb: nghe thông tin/tin tức về ai
Tạm dịch: Tôi thật sự mong ngóng tin tức về bạn. Đáp án: B
Questions 36-40: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Câu 36 [289176]: Linda had betterstop talking and focusing on her homework.
A, had
B, talking
C, focusing
D, homework
Kiến thức về Cấu trúc song song
Một số cấu trúc cần lưu ý:
- had better V: tốt hơn hết nên làm gì
- stop + Ving: dừng hẳn việc gì
- stop + to V: dừng lại để làm gì
Liên từ “and” nối 2 vế có chức năng ngang bằng nhau, 2 vế ở đấy không phải là “talking” và “focusing” mà là “stop talking” (ngừng nói chuyện) và “focus on her homework” (tập trung vào bài tập về nhà của cô ấy)
=> động từ “focus” phải chia theo cấu trúc “had better V
=> Sửa lỗi: focusing => focus
Tạm dịch: Linda tốt hơn hết nên ngừng nói chuyện và tập trung vào bài tập về nhà của cô ấy. Đáp án: C
Câu 37 [289177]: She made goodmoney and knew she would be able to take after a child on her own.
A, made
B, would be
C, take after
D, on her own
Kiến thức về Cụm động từ
Một số cấu trúc cần lưu ý:
- make money: kiếm tiền
- take care of = look after: trông nom, chăm sóc
- take after: giống
=> Sửa lỗi: take => look hoặc after => care of
Tạm dịch: Cô kiếm được nhiều tiền và biết rằng mình có thể tự mình chăm sóc một đứa trẻ. Đáp án: C
Câu 38 [289178]: Carolina was firstplayer to score a hat-trick in a World Cup match, on 17th November 1991.
A, first
B, to
C, a World Cup match
D, on
Kiến thức về Mạo từ
Một số cấu trúc cần lưu ý:
- Be the first/second/third... + to V: là...đầu tiên/thứ hai/thứ ba làm gì
- On + date (ngày, tháng, năm): vào ngày tháng năm nào
=> Sửa lỗi: first => the first
Tạm dịch: Carolina là cầu thủ đầu tiên lập hat-trick trong một trận đấu ở World Cup vào ngày 17 tháng 11 năm 1991. Đáp án: A
Câu 39 [743413]: Senior citizens often have a wealth of knowledge that they can share it with youngsters.
A, Senior
B, wealth
C, knowledge
D, share it
Kiến thức về Mệnh đề quan hệ:
+) Khi dùng đại từ quan hệ thay thế thì ta không dùng tân ngữ trong câu
Sửa lỗi: share it -> share
Tạm dịch: Người cao tuổi thường có nhiều kiến ​​thức để chia sẻ với thế hệ trẻ.
Đáp án: D
Câu 40 [743416]: He's in some kinds of trouble but he hasn't revealed what it is for fear that everyone feels worried.
A, kinds
B, hasn't revealed
C, for fear that
D, feels worried
Kiến thức về Từ vựng/lượng từ:  
Một số cấu trúc cần lưu ý:
- for fear that + S + V: vì sợ rằng...
- some + N (-s/es/ không đếm được): một số, một vài
- some + N (đếm được số ít): ...nào đó
Sửa lỗi: kind
Tạm dịch: Anh ấy đang gặp rắc rối nhưng không tiết lộ vì sợ mọi người lo lắng.
Đáp án: A
Questions 41-45: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Câu 41 [289181]: You are not allowed to park your car in front of the entrance.
A, You may park your car in front of the entrance if necessary.
B, Your car couldn’t be parked in front of the entrance.
C, You should park your car in front of the entrance when you’re permitted.
D, You must not park your car in front of the entrance.
Tạm dịch: Bạn không được phép đỗ xe trước lối vào.
Xét các đáp án:
A. Bạn có thể đỗ xe trước lối vào nếu cần thiết.
=> Sai nghĩa
B. Xe của bạn không thể được đỗ trước lối vào.
=> Cấu gốc có ngữ cảnh ở hiện tại, “could” có thể dùng ở hiện tại khi muốn xin phép làm gì, hoặc chỉ một khả năng ở hiện tại hoặc tương lai chứ không dùng để chỉ sự cấm đoán giống trong trường hợp này.
C. Bạn nên đỗ xe trước lối vào khi được phép.
=> Sai nghĩa
D. Bạn cấm được đỗ xe trước lối vào.
=> Cấu trúc: mustn’t + V: cấm làm gì
=> Đáp án đúng Đáp án: D
Câu 42 [743417]: This is the first time Mark and Lisa have organized a charity event for their community.
A, Mark and Lisa have never organized a charity event for their community before.
B, Mark and Lisa have hosted charity events for their community on multiple occasions.
C, Mark and Lisa had been organizing charity events before they settled in this community.
D, Mark and Lisa regularly host charity events for their community.
Tạm dịch: Đây là lần đầu tiên Mark và Lisa tổ chức một sự kiện từ thiện cho cộng đồng.
A. Mark và Lisa chưa bao giờ tổ chức một sự kiện từ thiện cho cộng đồng trước đây.
⇒ Đúng nghĩa
B. Mark và Lisa đã tổ chức các sự kiện từ thiện cho cộng đồng nhiều lần.
⇒ Sai nghĩa
C. Mark và Lisa đã tổ chức các sự kiện từ thiện trước khi họ định cư trong cộng đồng này.
⇒ Sai nghĩa, vì câu gốc chỉ nói về lần đầu tiên tổ chức sự kiện trong cộng đồng, không đề cập đến các hoạt động trước khi họ chuyển đến
D. Mark và Lisa thường xuyên tổ chức các sự kiện từ thiện cho cộng đồng của họ.
⇒ Sai nghĩa
Đáp án: A
Câu 43 [289183]: Unless I phone and tell you otherwise, I’ll be waiting at the cafe tonight.
A, I’ll only call to inform you if I can’t make it to the cafe tonight.
B, I’ll be at the cafe tonight. Otherwise, I won’t phone and make you informed.
C, I will only be at the cafe if I tell you for certain over the phone.
D, As soon as I arrive there, I’ll phone from the cafe and let you know.
Tạm dịch: Trừ khi tôi gọi và báo cho bạn, nếu không thì tôi sẽ đang đợi ở quán cà phê vào tối nay.A. Tôi sẽ chỉ gọi để thông báo cho bạn nếu tôi không thể đến quán cà phê tối nay.
=> Câu điều kiện loại 1 (diễn tả tình huống có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai): If + S + V(Hiện tại), S + will/can/may... + V
=> Cấu trúc: can’t make it to V: không thể làm gì
=> Đáp án đúng
B. Tối nay tôi sẽ ở quán cà phê. Nếu không, tôi sẽ không gọi điện và thông báo cho bạn.
=> Sai nghĩa
C. Tôi sẽ chỉ đến quán cà phê nếu tôi nói với bạn một cách chắc chắn qua điện thoại.
=> Sai nghĩa
D. Ngay khi đến đó, tôi sẽ gọi điện từ quán cà phê và báo cho bạn biết.
=> Sai nghĩa Đáp án: A
Câu 44 [289184]: Although she was ill, she went to school yesterday.
A, Despite being ill, she attended school yesterday.
B, She went to school yesterday because she was ill.
C, Despite of her illness, she went to school yesterday.
D, She didn’t go to school yesterday even though she was ill.
Tạm dịch: Mặc dù cô ấy ốm nhưng cô ấy vẫn đến trường vào hôm qua.
A. Mặc dù cô ấy ốm nhưng cô ấy vẫn đến trường vào hôm qua.
=> Cấu trúc: In spite of/Despite + N/Ving = Although + S + V: mặc dù
=> Đáp án đúng
B. Hôm qua cô ấy đi học vì bị ốm.
=> Sai nghĩa
C. Sai cấu trúc vì sau “despite” không có “of”
=> Đáp án sai
D. Cô ấy đã không đến trường ngày hôm qua mặc dù cô ấy bị ốm.
=> Sai nghĩa Đáp án: A
Câu 45 [289185]: "How long are you going to stay?" I asked her.
A, I asked her how long was she going to stay.
B, I asked her whether how long she is going to stay.
C, I asked her if she was going to stay.
D, I asked her how long she was going to stay.
Tạm dịch: "Bạn định ở lại trong bao lâu?" Tôi hỏi cô ấy.
A. Sai vì đảo to be lên trên sẽ trở thành cấu trúc câu nghi vấn
B. Sai vì thừa “whether”, to be chưa lùi thì
C. Sai vì đây là cấu trúc câu tường thuật dạng Yes/No question
D. Cấu trúc câu tường thuật dạng Wh-qs: S + asked (+O)/wondered/wanted to know + Wh-words + S + V (lùi 1 thì so với câu trực tiếp)
=> Đáp án đúng
=> Dịch: Tôi hỏi cô ấy rằng cô sẽ ở lại trong bao lâu. Đáp án: D
Questions 46-52: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions.

1. In “How many hours does it take to make a friend?” (2018), Jeffrey A. Hall describes the types of encounters that build a friendship.

2. His study found that hours of time spent together were linked with closer friendships, as was time spent enjoying leisure activities together. Specifically, he found that the chance of making a “casual friend,” as opposed to a mere acquaintance, was greater than 50 percent when people spent approximately 43 hours together within three weeks of meeting. He further found that casual friends evolve into friends at some point between 57 hours after three weeks, and 164 hours over three months. Hall's research also demonstrated, however, that when it comes to time spent developing friendships, quality is more important than quantity. And when it comes to conversation, topics matter. When it comes to building quality relationships, the duration of conversation is not as important as the content. Meaningful conversation is the key to bonding with others.

3. Hall found that when it comes to developing friendships, sharing daily life through catching up and joking around promotes closeness; small talk does not. Consider the inane topics that often come up when you are trapped in an elevator with an acquaintance. Discussing the weather or speculating on how many stops you will make before finally reaching the lobby does not facilitate bonding. Nor does mere proximity. Hall found that obligatory time spent together, such as in a classroom or workplace, does not promote closeness. Friendships require an efficient use of time together. Someone who remembers the details of your life and asks questions about your family, your job, your latest vacation, etc., is much more likely on his or her way to becoming someone you consider a friend, as opposed to an acquaintance.
(Source: https://www.psychologytoday.com/)
Câu 46 [743420]: Which best serves as the title for the passage?
A, Friendship takes time investment.
B, Spending time together is important.
C, When the world is full of acquaintances.
D, The best time to make new friends.
Câu hỏi: Đâu là tiêu đề phù hợp nhất cho đoạn văn?
A. Tình bạn cần có sự đầu tư thời gian.
B. Dành thời gian cho nhau là điều quan trọng.
C. Khi thế giới đầy rẫy những người quen.
D. Thời điểm tốt nhất để kết bạn mới.
Căn cứ vào những thông tin sau:
⇒ Câu đầu: In “How many hours does it take to make a friend?” (2018), Jeffrey A. Hall describes the types of encounters that build a friendship. (Trong “Mất bao nhiêu giờ để kết bạn?” (2018), Jeffrey A. Hall mô tả những kiểu gặp gỡ tạo nên tình bạn.)
⇒ Câu đầu đoạn 2: His study found that hours of time spent together was linked with closer friendships, as was time spent enjoying leisure activities together. (Nghiên cứu của ông cho thấy rằng thời gian dành cho nhau hàng giờ có mối liên hệ với tình bạn thân thiết hơn, cũng như thời gian dành cho các hoạt động giải trí cùng nhau.)
⇒ Hai câu cuối đoạn 3: Friendships require an efficient use of time together. Someone who remembers the details of your life and asks questions about your family, your job, your latest vacation, etc., is much more likely on his or her way to becoming someone you consider a friend, as opposed to an acquaintance. (Tình bạn đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả thời gian bên nhau. Một người nhớ chi tiết cuộc sống của bạn và đặt câu hỏi về gia đình, công việc, kỳ nghỉ gần đây nhất của bạn, v.v., có nhiều khả năng sẽ trở thành người mà bạn coi là bạn chứ không phải là người quen.)
Đáp án: A
Câu 47 [743421]: According to paragraph 2, what is emphasized as a key factor in developing friendships?
A, spending as many hours together as possible
B, having deep conversations
C, proximity to one another
D, participating in leisure activities
Câu hỏi: Theo đoạn 2, yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển tình bạn là gì?
A. dành nhiều thời gian bên nhau nhất có thể
B. có những cuộc trò chuyện sâu sắc
C. có sự gần gũi nhau
D. tham gia các hoạt động giải trí
Căn cứ vào thông tin:
“Meaningful conversation is the key to bonding with others.” (Các cuộc trò chuyện ý nghĩa là chìa khóa để gắn kết với người khác.)
Đáp án: B
Câu 48 [743422]: According to paragraph 2, the chance of making a casual friend is greater than 50 percent when you spend _____.
A, 43 hours together in three weeks
B, 57 hours together in three months
C, 164 hours together in three months
D, only a few minutes each day
Câu hỏi: Theo đoạn 2, khả năng trở thành bạn bè bình thường là hơn 50% khi bạn dành bao nhiêu thời gian bên nhau?
A. 43 giờ trong vòng ba tuần.
B. 57 giờ trong vòng ba tháng.
C. 164 giờ trong vòng ba tháng.
D. Chỉ vài phút mỗi ngày.
Căn cứ vào thông tin:
“Specifically, he found that the chance of making a “casual friend,” as opposed to a mere acquaintance, was greater than 50 percent when people spent approximately 43 hours together within three weeks of meeting.” (Cụ thể, ông nhận thấy rằng cơ hội để trở thành “bạn bè bình thường,” thay vì chỉ là người quen, vượt quá 50% khi mọi người dành khoảng 43 giờ bên nhau trong vòng ba tuần kể từ khi gặp nhau.)
Đáp án: A
Câu 49 [743424]: According to paragraph 2, what conclusion can be drawn from the finding of Jeffrey A. Hall?
A, Spending time together is the most important factor in developing friendship.
B, The duration of conversation is more important than the topic.
C, Quality of time spent together is crucial in true friendships.
D, True friendships need at least 164 hours after 3 months of being mere acquaintances.
Câu hỏi: Theo đoạn 2, có thể rút ra kết luận gì từ phát hiện của Jeffrey A. Hall?
A. Dành thời gian bên nhau là yếu tố quan trọng nhất để phát triển tình bạn.
B. Thời lượng của cuộc trò chuyện quan trọng hơn chủ đề.
C. Chất lượng thời gian dành cho nhau là rất quan trọng trong tình bạn thực sự.
D. Tình bạn thực sự cần ít nhất 164 giờ sau 3 tháng xã giao.
Căn cứ vào thông tin: 
Hall's research also demonstrated, however, that when it comes to time spent developing friendships, quality is more important than quantity. (Tuy nhiên, nghiên cứu của Hall cũng chứng minh rằng khi nói đến thời gian dành cho việc phát triển tình bạn, chất lượng quan trọng hơn số lượng.)
Đáp án: C
Câu 50 [743427]: The word "proximity" in paragraph 3 is closest in meaning to ___________.
A, distance
B, closeness
C, conversation
D, location
Câu hỏi: Từ "proximity" trong đoạn 3 có nghĩa gần nhất với _______.
A. distance /ˈdɪstəns/ (n): khoảng cách
B. closeness /ˈkləʊsnəs/ (n): sự gần gũi, thân mật
C. conversation /ˌkɑːnvərˈseɪʃn/ (n): cuộc trò chuyện
D. location /ləʊˈkeɪʃn/ (n): vị trí
⇒ proximity (n): sự thân thiết, gần gũi ~ closeness
Tạm dịch: “Discussing the weather or speculating on how many stops you will make before finally reaching the lobby does not facilitate bonding. Nor does mere proximity. Hall found that obligatory time spent together, such as in a classroom or workplace, does not promote closeness.” (Việc bàn về thời tiết hoặc đoán xem sẽ dừng ở bao nhiêu tầng trước khi đến sảnh không tạo điều kiện cho sự gắn kết. Sự gần gũi đơn thuần cũng không giúp ích gì. Hall phát hiện rằng thời gian bắt buộc bên nhau, chẳng hạn như trong lớp học hoặc nơi làm việc, không thúc đẩy sự thân thiết.)
Đáp án: B
Câu 51 [743429]: In paragraph 3, all of the following are mentioned as a factor in developing a closer friendship EXCEPT FOR ______.
A, sharing daily life stories
B, joking around with one another
C, spending obligatory time together, such as at work
D, discussing meaningful topics
Câu hỏi: Theo đoạn 3, tất cả các yếu tố sau đều được đề cập đến như yếu tố phát triển tình bạn ngoại trừ _____.
A. chia sẻ các câu chuyện cuộc sống hàng ngày.
B. đùa giỡn cùng nhau.
C. dành thời gian bắt buộc bên nhau, chẳng hạn như tại nơi làm việc.
D. thảo luận về các chủ đề có ý nghĩa.
Căn cứ vào những thông tin sau:
Phương án A, B, D đúng, vì “Hall found that when it comes to developing friendships, sharing daily life through catching up and joking around promotes closeness…” (Hall phát hiện rằng khi phát triển tình bạn, việc chia sẻ cuộc sống hàng ngày thông qua việc cập nhật và pha trò sẽ thúc đẩy sự gần gũi…)
Phương án C sai, vì “Hall found that obligatory time spent together, such as in a classroom or workplace, does not promote closeness.” (Hall phát hiện rằng thời gian bắt buộc bên nhau, chẳng hạn như trong lớp học hoặc nơi làm việc, không thúc đẩy sự thân thiết.)
Đáp án: C
Câu 52 [743437]: In paragraph 3, the word “his or her way” refers to the process of _____.
A, transitioning from acquaintance to friend
B, having casual conversations in the workplace
C, spending obligatory time together
D, becoming a more distant connection
Câu hỏi: Trong đoạn 3, cụm từ “his or her way” ám chỉ quá trình nào?
A. Chuyển từ người quen sang bạn bè.
B. Có các cuộc trò chuyện xã giao tại nơi làm việc.
C. Dành thời gian bắt buộc bên nhau.
D. Trở thành một mối quan hệ xa cách hơn.
Căn cứ vào thông tin: 
“Someone who remembers the details of your life and asks questions about your family, your job, your latest vacation, etc., is much more likely on his or her way to becoming someone you consider a friend, as opposed to an acquaintance.” (Một người nhớ các chi tiết về cuộc sống của bạn và đặt câu hỏi về gia đình bạn, công việc của bạn, kỳ nghỉ gần nhất của bạn, v.v., có khả năng cao trở thành người mà bạn coi là bạn bè, thay vì chỉ là người quen.)
Đáp án: A
Question 53-60: Read the passage carefully.

1. Once you’ve thought about the subjects and activities you like best, the next step is to look for careers that put those interests to use. If you love sports, for example, you might consider a career as a gym teacher, recreational therapist, or coach. If you like math, a career as a cost estimator, accountant, or budget analyst might be a good fit.

2. But those aren’t the only options for people interested in sports or math. There are hundreds of occupations, and most of them involve more than one skill area. School counselors, teachers, and parents can help point you in the direction of occupations that match your interests and skills. School counselors, for example, often have tools that they use to link interests and skills with careers. Free online resources, such as My Next Move, also help with career exploration.

3. Another approach to identifying potential career interests is to consider local employers and the types of jobs they have. There are many jobs in manufacturing and healthcare near the high school where Schneider works, for example, so he often talks to students about the range of career options in those fields—from occupations that require a 6-week course after high school to those that require a bachelor’s or higher degree.

4. Exploring careers that combine working with children and helping people led Sours to nursing. She’s now considering working in a hospital’s neonatal intensive care unit or pediatrics department.

5. Sours notes the importance of broadening, rather than narrowing, possibilities when studying careers. “Keep an open mind,” she says, “because with some work, you might think, ‘Oh, that’s a nasty job.’ But when you start exploring it, you might discover, ‘This is cool. I might want to do this.”

6. Researching different career paths can open doors to unexpected opportunities. For example, internships, part-time jobs, and volunteer work provide hands-on experience that helps students learn more about their interests. Engaging in these activities can reveal aspects of a career that may not be obvious at first glance. Visiting job fairs and talking to professionals in various fields can also be valuable. These real-world interactions not only expand one’s understanding of specific roles but also develop crucial soft skills, such as communication and teamwork. By actively exploring options, students can make informed decisions about their future paths.
(Adapted from US Bureau of Labor Statistic)

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Câu 53 [743439]: The best title of the passage can be _______.
A, The Benefits of Choosing a Sports Career
B, Career Planning for Students
C, The Role of School Counselors in Career Guidance
D, Finding Internships for Future Jobs
Câu hỏi: Tiêu đề phù hợp nhất cho đoạn văn có thể là _______. 
A. Lợi ích của việc chọn nghề thể thao
B. Lập kế hoạch nghề nghiệp cho học sinh
C. Vai trò của cố vấn học đường trong việc hướng nghiệp
D. Tìm kiếm các kỳ thực tập cho công việc tương lai
⇒ Bài đọc nói về việc lập kế hoạch nghề nghiệp và các cách giúp học sinh khám phá nghề nghiệp phù hợp.
Đáp án: B
Câu 54 [743442]: The phrase look for in paragraph 1 can be replaced by _______.
A, seek for
B, take care
C, come up
D, take over
Câu hỏi: Cụm từ "look for" trong đoạn 1 có thể được thay thế bằng _______. 
A. seek for: tìm kiếm
B. take care: chăm sóc, giữ gìn
C. come up: xảy ra, xuất hiện
D. take over: tiếp quản, đảm nhiệm
⇒ look for: tìm kiếm ~ seek for
Tạm dịch: “Once you’ve thought about the subjects and activities you like best, the next step is to look for careers that put those interests to use.” (Khi bạn đã suy nghĩ về các môn học và hoạt động mà mình thích nhất, bước tiếp theo là tìm kiếm công việc có thể sử dụng những sở thích đó.)
Đáp án: A
Câu 55 [743446]: In paragraph 2, school counselors _______.
A, offer free online courses for students
B, utilize tools to sign students’ interests with appropriate careers.
C, only focus on math and sports-related careers
D, discourage exploring different career options
Câu hỏi: Trong đoạn 2, các cố vấn học tập _______. 
A. cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí cho học sinh
B. sử dụng công cụ để liên kết sở thích của học sinh với các nghề nghiệp phù hợp
C. chỉ tập trung vào các nghề nghiệp liên quan đến toán học và thể thao
D. khuyến khích việc không khám phá các lựa chọn nghề nghiệp khác nhau
Căn cứ vào thông tin: 
“School counselors, for example, often have tools that they use to link interests and skills with careers. Free online resources, such as My Next Move, also help with career exploration.” (Ví dụ, các cố vấn học đường thường có các công cụ giúp kết nối sở thích và kỹ năng với các nghề nghiệp phù hợp. Các nguồn tài nguyên trực tuyến miễn phí, chẳng hạn như My Next Move, cũng hỗ trợ việc khám phá nghề nghiệp.)
Đáp án: B
Câu 56 [743447]: The word “they” in paragraph 3 refers to ________.
A, interests
B, jobs
C, employers
D, approach
Câu hỏi: Từ “they” trong đoạn 3 ám chỉ _____. 
A. sở thích
B. công việc
C. nhà tuyển dụng
D. phương pháp
Căn cứ vào thông tin: 
“Another approach to identifying potential career interests is to consider local employers and the types of jobs they have.” (Một cách tiếp cận khác để xác định các mối quan tâm nghề nghiệp tiềm năng là xem xét các nhà tuyển dụng địa phương và các loại công việc mà họ có.)
Đáp án: C
Câu 57 [743451]: It is NOT mentioned in paragraph 3 that _______.
A, healthcare jobs are popular near Schneider’s workplace
B, some jobs require less than a year of training after high school
C, Manufacturing jobs typically demand a bachelor’s degree
D, Schneider consults with students about various career opportunities
Câu hỏi: Điều không được đề cập trong đoạn 3 là _______. 
A. công việc trong lĩnh vực y tế phổ biến gần nơi làm việc của Schneider
B. một số công việc yêu cầu ít hơn một năm đào tạo sau trung học
C. công việc trong ngành sản xuất thường yêu cầu bằng cử nhân
D. Schneider tư vấn cho học sinh về các cơ hội nghề nghiệp khác nhau
Căn cứ vào những thông tin sau:
Phương án A: “There are many jobs in manufacturing and healthcare near the high school where Schneider works…” (... có rất nhiều công việc trong lĩnh vực sản xuất và chăm sóc sức khỏe gần trường trung học nơi Schneider làm việc…)
Phương án B: “... from occupations that require a 6-week course after high school to those that require a bachelor’s or higher degree.” (... từ những công việc chỉ cần một khóa học 6 tuần sau trung học đến những công việc đòi hỏi bằng cử nhân hoặc cao hơn.)
Phương án D: “...he often talks to students about the range of career options in those fields…”(... ông thường trò chuyện với học sinh về các lựa chọn nghề nghiệp trong các lĩnh vực đó…)
Đáp án: C
Câu 58 [743456]: It can be inferred from paragraph 5 that Sours believes ________.
A, only high-paying jobs are worth exploring
B, Being adaptable in your thinking can lead to discovering unexpected career paths
C, all jobs need to be explored in depth before making a decision
D, nursing is the only career combining working with children and helping people
Câu hỏi: Có thể suy luận từ đoạn 5, Sours tin rằng ________. 
A. chỉ những công việc có mức lương cao mới đáng để khám phá
B. việc linh hoạt trong tư duy có thể dẫn đến việc khám phá các con đường nghề nghiệp bất ngờ
C. tất cả các công việc cần phải được khám phá một cách sâu sắc trước khi đưa ra quyết định
D. điều dưỡng là nghề duy nhất kết hợp giữa công việc với trẻ em và giúp đỡ mọi người
⇒ Sours khuyên nên giữ tâm trí cởi mở, và sự linh hoạt có thể dẫn đến việc khám phá những nghề nghiệp bất ngờ.
Đáp án: B
Câu 59 [743458]: The phrase hands-on experience in paragraph 6 means ________.
A, job theories
B, observing jobs
C, reading career books
D, practical work
Câu hỏi: Cụm từ "hands-on experience" trong đoạn 6 có nghĩa là ________. 
A. lý thuyết nghề nghiệp
B. quan sát công việc
C. đọc sách về nghề nghiệp
D. công việc thực tế
hands-on experience (np): trải nghiệm thực tế ~ practical work
Tạm dịch: “... internships, part-time jobs, and volunteer work provide hands-on experience that helps students learn more about their interests.” (... các kỳ thực tập, công việc bán thời gian và công việc tình nguyện mang đến trải nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ hơn về sở thích của mình.)
Đáp án: D
Câu 60 [743459]: It can be concluded from paragraphs 5 and 6 that ________.
A, Involving in internships and volunteer activities doesn't yield any benefits
B, students should limit themselves to one career path from the start
C, gaining practical experience helps students better understand their interests
D, job fairs are irrelevant to developing communication skills
Câu hỏi: Có thể kết luận từ đoạn 5 và 6 rằng ______. 
A. Việc tham gia vào các kỳ thực tập và hoạt động tình nguyện không mang lại lợi ích gì
B. học sinh nên giới hạn bản thân với một con đường nghề nghiệp ngay từ đầu
C. việc có kinh nghiệm thực tế giúp học sinh hiểu rõ hơn về sở thích của mình
D. hội chợ việc làm không liên quan đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp
Đoạn 6 nói rằng tham gia vào các hoạt động thực tế như thực tập và tình nguyện giúp học sinh hiểu rõ hơn về sở thích của họ.
Đáp án: C
Câu 61 [256682]: Cho hàm số liên tục trên có bảng xét dấu đạo hàm như sau:
256.PNG
Hàm số đã cho có bao nhiêu điểm cực trị?
A,
B,
C,
D,
Ta có đổi dấu khi đi qua các điểm Vậy hàm số có tất cả 5 điểm cực trị. Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 62 [739902]: Cho Khi đó giá trị của biểu thức bằng bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
HD : Chọn A


Đáp án: A
Câu 63 [739903]: Khi thống kê điểm cuối năm của học sinh, lớp 10A có 25 em giỏi môn Toán, 21 em giỏi môn Văn, 7 em giỏi cả môn Toán và môn Văn và có 4 em không giỏi môn nào trong hai môn Toán, Văn. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu học sinh?
A, 39.
B, 35.
C, 43.
D, 46.
Chọn đáp án C.
Học sinh lớp 10A sẽ bao gồm học sinh chỉ giỏi môn Toán, học sinh chỉ giỏi môn Văn, học sinh giỏi cả Toán và Văn và các học sinh không giỏi môn nào trong hai môn Toán, Văn.
Chú ý: Trong số 25 học sinh giỏi môn Toán sẽ có cả học sinh giỏi cả môn Văn, tương tự trong 21 em giỏi môn Văn sẽ có cả học sinh giỏi môn Toán. Nên số học sinh chỉ giỏi môn Toán là (học sinh) và số học sinh chỉ giỏi môn Văn là (học sinh).

Do đó, tổng số học sinh lớp 10A bằng học sinh. Đáp án: C
Câu 64 [655007]: Cho Tính giá trị của biểu thức
A,
B,
C,
D,
Sử dụng công thức ta có:

Chọn B. Đáp án: B
Câu 65 [349047]: Đồ thị hàm số nào dưới đây có đúng ba đường tiệm cận?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
A Sai. Vì hàm số chỉ có 2 đường tiệm cận: 1 TCĐ và 1 TCN
B Đúng. Vì hàm số có 3 đường tiệm cận: 2 TCĐ 1 TCN
C. Sai. Vì hàm số chỉ có duy nhất 1 TCN và không có tiệm cận đứng do mẫu vô nghiệm.
D Sai. Vì hàm số chỉ có 2 đường tiệm cận: 1 TCĐ và 1 TCN Đáp án: B
Câu 66 [802342]: Cho hàm số Đạo hàm của hàm số là
A,
B,
C,
D,
Chọn A
Ta có Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 68
Câu 67 [739905]: Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng đó.
A,
B,
C,
D,
Ta có:

Suy ra Đáp án: C
Câu 68 [739907]: Ta có: bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Ta có số hạng tổng quát của cấp số cộng đã cho là
Thay (giả thiết) và vào ta được Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 69 đến 71
Câu 69 [739908]: Côsin của góc giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Chú ý: Để tính góc giữa đường thẳng với mặt phẳng khi biết vectơ chỉ phương của đường thẳng và vectơ pháp tuyến của mặt phẳng đó thì ta sẽ phải áp dụng công thức sin, chứ không phải công thức cos.
Cụ thể, đường thẳng có vectơ chỉ phương và mặt phẳng có vectơ pháp tuyến là thì góc giữa đường thẳng và mặt phẳng được tính theo công thức:

Ta có vectơ chỉ phương của đường thẳng và vectơ pháp tuyến của mặt phẳng Áp dụng công thức trên, suy ra góc giữa đường thẳng và mặt phẳng
Suy ra Đáp án: B
Câu 70 [739910]: Gọi là giao điểm của Độ dài đoạn thẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Để tính được độ dài đoạn thẳng ta cần tìm được điểm
Từ phương trình chính tắc của đường thẳng ta suy ra phương trình tham số của đường thẳng
nên ta tham số hoá toạ độ điểm


Suy ra Đáp án: D
Câu 71 [739911]: Gọi là mặt phẳng chứa đường thẳng và vuông góc với mặt phẳng Khoảng cách từ điểm đến bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Để tính được khoảng cách từ điểm đến ta cần biết phương trình mặt phẳng
Lấy điểm
Gọi là vectơ pháp tuyến của mp
Dựa vào giả thiết, ta có
Mặt phẳng đi qua điểm và có vectơ pháp tuyến có phương trình là
Suy ra khoảng cách từ đến bằng Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 72 đến 73
Cho tam giác ABC có độ dài các cạnh là AB = BC = 4, AC = 3.
Câu 72 [739914]: Đặt góc Chọn phát biểu đúng.
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Áp dụng hệ quả của định lý Cosin trong tam giác ta có
Đáp án: D
Câu 73 [739915]: Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Ta có nửa chu vi là
Diện tích tam giác
Ta có công thức liên hệ diện tích tam giác, chu vi và bán kính đường tròn nội tiếp là
Note: Các công thức sử dụng trong bài:
+) với là nửa chu vi, là bán kính đường tròn nội tiếp và là diện tích tam giác.
+) Công thức Heron để tính diện tích tam giác: với là nửa chu vi và là độ dài 3 cạnh của tam giác. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Người ta dùng hai loại nguyên liệu để chiết xuất ít nhất 200 kg hóa chất A và 24 kg hóa chất B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại I giá 7 triệu đồng có thể chiết xuất được 40 kg hóa chất A và 2,4 kg hóa chất B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại II giá 6 triệu đồng có thể chiết xuất được 25 kg hóa chất A và 4 kg hóa chất B.
Câu 74 [739916]: Gọi lần lượt là số tấn nguyên liệu loại I và loại II. Khi đó số kg hoá chất A được chiết xuất từ hai loại nguyên liệu trên là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
1 tấn nguyên liệu loại I có thể chiết xuất được 40 kg hóa chất A
Nên tấn nguyên liệu loại I có thể chiết xuất được kg hóa chất A.
Tương tự, 1 tấn nguyên liệu loại II có thể chiết xuất được 25 kg hóa chất A
Nên tấn nguyên liệu loại I có thể chiết xuất được kg hóa chất A.
Vậy tổng số kg hoá chất A được chiết xuất từ hai loại nguyên liệu trên là Đáp án: B
Câu 75 [739917]: Hỏi chi phí mua nguyên liệu ít nhất là bao nhiêu triệu đồng? Biết rằng cơ sở cung cấp nguyên liệu chỉ có thể cung cấp không quá 10 tấn nguyên liệu loại I và không quá 8 tấn nguyên liệu loại II.
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Ta hiểu “không quá” = “tối đa”
Gọi lần lượt là số tấn nguyên liệu loại I và loại II
Dựa vào các giả thiết, ta được các bất phương trình sau:
+) Không quá 10 tấn nguyên liệu loại I tức
+) Không quá 8 tấn nguyên liệu loại II tức
+) Cần chiết xuất ít nhất 200 kg hóa chất A tức tổng số kg hoá chất chiếu xuất được phải ít nhất là 200 kg
+) Cần chiết xuất ít nhất 24 kg hóa chất B tức
Từ (1), (2), (3), (4) ta được hệ bất phương trình sau:
Chi phí mua nguyên liệu là (triệu đồng)
Ta được hình biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình trên như hình sau:

Ta sẽ tìm toạ độ đỉnh của miền nghiệm (phần không tô màu) và thay vào sau đó chọn ra giá trị nhỏ nhất thì đó sẽ là chi phí thấp nhất để mua nguyên liệu.
Bằng cách tìm giao điểm giữa 2 đường thẳng, ta tìm được toạ độ các đỉnh như trên hình.
Tại tại tại tại
Vậy chi phí chi phí mua nguyên liệu ít nhất là 42,8 triệu đồng. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Câu 76 [739921]: Phương trình đã cho có nghiệm khi
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Phương trình có nghiệm nên ta thay vào phương trình đã cho ta được
Vậy phương trình đã cho có nghiệm khi Đáp án: A
Câu 77 [739922]: Có bao nhiêu giá trị nguyên để phương trình có hai nghiệm phân biệt
A, 2015.
B, 2016.
C, 2018.
D, 2014.
Chọn đáp án D.

Đặt
Khi đó phương trình ban đầu trở thành
Nhận xét: Với mỗi nghiệm dương sẽ chỉ cho duy nhất một nghiệm Do đó để phương trình ban đầu có hai nghiệm phân biệt thì phương trình (*) phải có 2 nghiệm dương phân biệt
Kết hợp với điều kiện
Vậy có tất cả 2014 giá trị của thoả mãn yêu cầu bài toán. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 78 đến 80
Câu 78 [739924]: Tính thể tích khối lăng trụ bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn A

Gọi lần lượt là hình chiếu của lên
Ta có
Vậy Đáp án: A
Câu 79 [739925]: Số đo góc nhị diện bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.

Gọi là trung điểm của
Trong hình bình hành ta có là trung điểm của là trung điểm của cạnh nên suy ra là đường trung bình của
là hình bình hành.
Ta có suy ra
nên đồng phẳng. Suy ra cũng chính là mặt phẳng suy ra
Lại có
Theo tính chất của hình bình hành, ta có
Trong tam giác vuông ta có
Đáp án: D
Câu 80 [739926]: Khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.

Ta có thể tích lăng trụ
Để tìm được ta sẽ cần tìm các dữ kiện
+) Dựa vào kết quả câu trên, ta có là đường trung bình của hình bình hành nên suy ra là hình chữ nhật.
Xét tam giác vuông
Suy ra
+) Áp dụng mẹo tính nhanh với hình lăng trụ có đáy là tam giác: Thể tích của khối đa diện cấu tạo bởi 5 điểm (5 điểm bất kì trong 6 điểm của hình lăng trụ ban đầu) Thể tích lăng trụ.
Ta suy ra
Từ đó, suy ra Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 81 đến 83
Cho các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Gọi X là tập hợp các số tự nhiên có năm chữ số đôi một khác nhau. Lấy ngẫu nhiên ra một số từ X.
Câu 81 [739929]: Số phần tử của không gian mẫu là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Không gian mẫu ở bài là số các số tự nhiên có năm chữ số đôi một khác nhau.
Gọi số tự nhiên có năm chữ số đôi một khác nhau có dạng
có 9 cách chọn (vì không lấy số 0)
có 9 cách chọn;
có 8 cách chọn;
có 7 cách chọn;
có 6 cách chọn.
Từ đó suy ra các số tự nhiên có năm chữ số đôi một khác nhau được tạo thành là số.
Vậy ( là số phần tử của không gian mẫu) Đáp án: C
Câu 82 [739930]: Xác suất để lấy được số lẻ là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Gọi số tự nhiên có năm chữ số đôi một khác nhau có dạng
Để số đó là số lẻ thì chữ số hàng đơn vị của nó phải là một trong các số 1; 3; 5; 7; 9
Do đó, có 5 cách chọn.
Tiếp theo, ta xét đến chữ số hàng chục nghìn: có 8 cách chọn;
có 8 cách chọn;
có 7 cách chọn;
có 6 cách chọn;
Suy ra số các số lẻ là
Vậy xác suất để lấy được số lẻ là Đáp án: A
Câu 83 [739931]: Xác suất để lấy được số chia hết cho 10 là
A,
B,
C,
D,
a) Số phần tử không gian mẫu là:
b) : "Chọn được số tự nhiên lẻ từ tập ".
Gọi số tự nhiên năm chữ số là Chọn : có 5 cách.
Số cách chọn lần lượt là 8,8,7,6 nên số các số tự nhiên thỏa mãn là 5.8.8.7.6 hay
Do đó:
c) Gọi biến cố : "Số được chọn chia hết cho 10 ".
Số tự nhiên được chọn phải có dạng
Số cách chọn lần lượt là 9,8,7,6 nên
Do vậy Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 84 đến 85
Câu 84 [739933]: Khi phương trình có nghiệm thì nghiệm còn lại là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
(Chú ý: )

Cách 1: Đặt
Suy ra phương trình ban đầu trở thành
Vì phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt, nên theo hệ thức Viet, ta có
Mà có 1 nghiệm nên suy ra nghiệm còn lại bằng
Cách 2: Thay nghiệm vào phương trình ban đầu để tìm Sau khi đã tìm được rồi thì ta thay ngược lại vào phương trình để tìm nghiệm còn lại. Đáp án: C
Câu 85 [739934]: Điều kiện để phương trình có nghiệm tính
A,
B,
C,
D,
Ta có
Đặt
PT
Xét hàm số với
Ta có
Suy ra
Vậy để phương trình có nghiệm thì
Chọn B. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 86 đến 87
Câu 86 [739935]: Đường thẳng cắt đường thẳng tại điểm có tung độ bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Để tìm được giao điểm của 2 đường thẳng trên thì ta cần viết được phương trình đường thẳng
Cách 1: Viết phương trình tham số của đường thẳng rồi thay vào phương trình đường thẳng để xác định giao điểm.
Cách 2: Giả sử đường thẳng có dạng biết đường thẳng đi qua điểm thay vào phương trình ta có hệ phương trình sau hay
Suy ra giao điểm của đường thẳng và đường thẳng là nghiệm của hệ
Vậy tung độ của giao điểm của 2 đường thẳng trên là 5. Đáp án: B
Câu 87 [739937]: Đường tròn đi qua và có tâm nằm trên đường thẳng có phương trình là
A,
B,
C,
D,
Chọn B
Gọi là tâm đường tròn đi qua nên:

Suy ra
Do đó có phương trình: Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90
Câu 88 [739938]: Với giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Để xác định giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn, ta cần tìm các giá trị mà tại đó , giá trị khiến hàm số không xác định. Sau đó tiến hành tính và so sánh các giá trị của hàm số tại các điểm đó và các điểm đầu mút (của đoạn chúng ta đang xét).
Khi đó giá trị nhỏ nhất/lớn nhất thu được sẽ là giá trị nhỏ nhất/lớn nhất của hàm số đã cho.
Thay vào hàm số ta được

(vì
Ta có
Vậy giá trị nhỏ nhất của hàm số là tại Đáp án: B
Câu 89 [739943]: Hàm số đồng biến trên khi và chỉ khi
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Để hàm số đồng biến trên


Vậy hàm số đồng biến trên khi và chỉ khi Đáp án: C
Câu 90 [739944]: Có bao nhiêu giá trị nguyên của sao cho ứng với mỗi hàm số có đúng một điểm cực trị thuộc khoảng ?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Ta có

Để ứng với mỗi hàm số có đúng một điểm cực trị thuộc khoảng hay phương trình (*) có duy nhất một nghiệm đơn thuộc khoảng
Để làm được điều này, ta sẽ khảo sát hàm số trên khoảng và biện luận để tìm các giá trị thoả mãn.
Xét hàm số trên khoảng
Ta có
Bảng biến thiên

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy để đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại duy nhất 1 điểm khi và chỉ khi
Kết hợp với điều kiện
Vậy có 35 giá trị thoả mãn yêu cầu bài toán. Đáp án: C
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Có ba vị khách A, B và C đến một cửa hàng tiện lợi mua 6 món đồ P, Q, R, S, T và U. Mỗi vị khách mua hai món đồ khác nhau sao cho nếu vị khách A mua muốn đồ R thì vị khách B không mua 2 món đồ P và S. Nếu vị khách B mua món đồ Q thì vị khách C không mua 2 món đồ U và T.
Câu 91 [379809]: Nếu vị khách B mua Q và S thì vị khách A phải mua 2 món đồ nào sau đây?
A, P và R.
B, T và U.
C, P và T.
D, R và U.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Vị khách B mua Q và S.
• Nếu vị khách B mua món đồ Q thì vị khách C không mua 2 món đồ U và T.
Vị khách C không mua 2 món đồ U và T Vị khách C mua 2 món còn lại là P và R.
Vị khách A mua 2 món là T và U. Đáp án: B
Câu 92 [379810]: Nếu vị khách C mua 2 món đồ P và S thì điều nào sau đây phải đúng?
A, Vị khách A mua món đồ R.
B, Vị khách B mua món đồ Q.
C, Vị khách A mua món đồ T.
D, Cả 3 đáp án trên đều sai.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện:
• Vị khách C mua 2 món đồ P và S.
Cả A và B chọn 2 món trong 4 món còn lại là Q, R, T, U.
Đáp án A, B, C đều có thể sai. Đáp án: D
Câu 93 [379811]: Nếu vị khách A mua món đồ P và vị khách B mua món đồ Q thì điều nào sau đây chắc chắn đúng?
A, Vị khách C mua hai món đồ R và S.
B, Vị khách C có thể mua 2 món đồ bất kỳ trong 3 món đồ P, R và S.
C, Vị khách C có thể mua 2 món đồ bất kỳ trong 4 món đồ P, R, S và T.
D, Vị khách C có thể mua 2 món đồ bất kỳ trong 5 món đồ P, R, S, T và U.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• Vị khách B mua món đồ Q.
• Nếu vị khách B mua món đồ Q thì vị khách C không mua 2 món đồ U và T.
• Vị khách A mua món đồ P.
Vị khách C mua 2 món đồ R và S.
Đáp án: A
Câu 94 [379812]: Điều nào dưới đây chắc chắn đúng?
A, Nếu vị khách A mua món đồ R thì vị khách B mua món đồ Q.
B, Nếu vị khách C mua món đồ T hoặc U thì vị khách B mua món đồ Q và S.
C, Nếu vị khách A mua món đồ R thì vị khách B mua món đồ món đồ T.
D, Nếu vị khách A mua món đồ R và vị khách B mua món đồ Q thì vị khách C phải mua 2 món đồ P và S.
Đáp án A sai vì nếu vị khách A mua món đồ R thì B có thể 2 món bất kì trong Q, T, U.
Đáp án B sai vì nếu vị khách C mua món đồ T hoặc U thì B không mua món đồ Q.
Đáp án C sai vì nếu vị khách A mua món đồ R thì B có thể 2 món bất kì trong Q, T, U.
Xét đáp án D:
Dựa vào dữ kiện:
• Vị khách B mua món đồ Q thì vị khách C không mua 2 món đồ U và T. Vị khách C có thể mua 2 món đồ bất kỳ trong 3 món đồ P, R và S.
• Vị khách A mua món đồ R. Vị khách C phải mua 2 món đồ P và S.
Chọn đáp án D. Đáp án: D
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 98
Có 12 viên phấn ký hiệu A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L được đặt ở các vị trí chia giờ khác nhau của một chiếc đồng hồ treo tường. B ở giờ thứ 7, E đối diện với K. L ở vị trí cách A một góc 60o. K ở ngay bên trái của H. H ở vị trí cách C một góc 90o và cách D một góc 30o. F ở giờ thứ 11 ngay bên cạnh với K và J. G ở vị trí cách I một góc 30o.
Câu 95 [290018]: Góc giữa E và H là bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
Dựa vào các dữ kiện:
Có 12 viên phấn ký hiệu A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L được đặt ở các vị trí chia giờ khác nhau của một chiếc đồng hồ treo tường
Kết hợp với các dữ kiện cố định đề bài cho:
• B ở giờ thứ 7.
• F ở giờ thứ 11.
Với các dữ kiện:
• F ngay bên cạnh với K và J.
• K ở ngay bên trái của H . K ở ngay bên phải của F (giờ thứ 10) và J ở ngay bên trái của F (giờ thứ 12); H ở giờ thứ 9.
• E đối diện với K E ở giờ thứ 4.
• H vị trí cách C một góc C ở giờ thứ 6.
• H cách D một góc D ở giờ thứ 8.
• L ở vị trí cách A một góc
• G ở vị trí cách I một góc
Ta có hình minh họa như sau:
84hh.png
Góc giữa E và H là Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 96 [290019]: Nếu A ở vị trí 5 giờ thì viên phấn nào ở vị trí 3 giờ của đồng hồ?
A, L.
B, G.
C, I.
D, Không xác định được.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
84hh.png
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “A ở vị trí 5 giờ”.
Viên phấn L ở vị trí 3 giờ Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 97 [290020]: Viên phấn nào đối diện với G?
A, C.
B, D.
C, B.
D, Không xác định được.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
84hh.png
Viên phấn B hoặc D đối diện với G Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Câu 98 [290021]: Có bao nhiêu trường hợp thỏa mãn yêu cầu đề bài?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
84hh.png
Có 4 trường hợp thỏa mãn Chọn đáp án D. Đáp án: D
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102

Câu 99 [380789]: Nếu nhà xuất bản trả chi phí in ấn là đồng thì số tiền bản quyền để trả cho những cuốn sách này là
A, 22,950 triệu đồng.
B, 24,550 triệu đồng.
C, 21,617 triệu đồng.
D, 23,630 triệu đồng.
Chọn đáp án A.
Số tiền bản quyền để trả cho những cuốn sách này là triệu vnđ Đáp án: A
Câu 100 [380790]: Chi phí về ràng buộc mà nhà xuất bản phải trả tương ứng với một góc là bao nhiêu độ trong hình tròn?
A, 60°.
B, 66°.
C, 72°.
D, 70°.
Chọn đáp án C.
Chi phí về ràng buộc nhà xuất bản phải trả tương ứng với một góc là Đáp án: C
Câu 101 [380791]: Giá bìa của cuốn sách được bán cao hơn 225% so với tổng chi phí để xuất bản cuốn sách. Nếu giá bìa là 97,5 nghìn đồng thì giá giấy dùng để làm một cuốn sách là
A, 12,50 nghìn đồng.
B, 10,08 nghìn đồng.
C, 10,83 nghìn đồng.
D, 7,50 nghìn đồng.
Chọn đáp án D.
Giá giấy dùng để làm một cuốn sách là nghìn đồng Đáp án: D
Câu 102 [380792]: Nếu 2.000 cuốn sách được xuất bản thì chi phí vận chuyển là 6.900.000 đồng. Vậy giá bìa sẽ là bao nhiêu để sau khi giảm giá 25% thì nhà xuất bản vẫn lời được 8%?
A, 49 680 đồng.
B, 59 000 đồng.
C, 50 250 đồng.
D, 56 000 đồng.
Chọn đáp án A.
Dựa và dữ kiện:
Chi phí vận chuyển là 6,9 triệu vnđ
Tổng chi phí sản xuất sách là triệu vnđ
Muốn sau khi giảm 25% thì vẫn lời 8% thi chi phí bán sẽ là: triệu vnđ
Giá bán 1 cuốn sách là nghìn vnđ Đáp án: A
Hỗn hợp dipeptide Lys-Asn và hai amino acid thành phần của nó, asparagine và lysine, được phân tách bằng phương pháp điện di sử dụng đệm ở pH = 5,0. Biết rằng tại pH = 5 thì lysine và asparagine tồn tại chủ yếu ở các dạng dưới đây:
Câu 103 [746415]: Tại pH = 5, dipeptide Lys-Asn tồn tại chủ yếu ở dạng:

Tổng điện tích của dạng tồn tại trên là bao nhiêu?
A, 2+.
B, 1+.
C, 0.
D, 1–.
Tại pH = 5, dipeptide Lys-Asn chứa các nhóm mang điện gồm COO- và 2 nhóm NH3+ nên có tổng điện tích là (1 + 1 + (-1)) = 1+.

Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 104 [746416]: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển của các chất trong điện trường khi tiến hành điện di?
A, Điện tích của dạng tồn tại và kích thước của phân tử.
B, Số lượng liên kết σ và số lượng các nhóm amino của dạng tồn tại.
C, Điện tích và số lượng các nhóm carboxyl của dạng tồn tại.
D, Khả năng tạo liên kết hydrogen liên phân tử và kích thước của phân tử.
Các phân tử âm hay dương trong một điện trường sẽ di chuyển trong gel với vận tốc khác nhau nhờ vào sự khác nhau của:
+ Lực điện trường tác động lên chúng (nếu các phân tử tích điện khác nhau)
+ Kích thước của phân tử so với kích thước của lỗ gel.
+ Hình dạng, độ cồng kềnh của phân tử.

Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 105 [746417]: Kết quả khi tiến hành điện di được thể hiện trong hình dưới đây:

Cho các nhận định sau về quá trình điện di:
(a) Tại môi trường pH = 5 thì dạng tồn tại chủ yếu của lysine có tổng điện tích là +1.
(b) Chất E có thể là dipeptide Lys-Asn, di chuyển khoảng cách ngắn do có phân tử khối lớn.
(c) Điện tích dương càng lớn thì càng dễ dàng di chuyển về phía cực âm.
(d) Lysine có phân tử khối lớn hơn asparagine nên di chuyển chậm hơn và cách xa cực âm hơn.
Các nhận định đúng là
A, (a), (c).
B, (a), (d).
C, (a), (c), (d).
D, (b), (c), (d).
Tại pH = 5, dipeptide Lys-Asn, Lys và Asn dạng tồn tại chủ yếu là:

- Asparagine có tổng điện tích là 0 nên hầu như không di chuyển trong điện trường → E là Asparagine
- Lysine và Lys-Asn đều có tổng điện tích là 1+ nên di chuyển sang cực âm trong điện trường nhưng Lys-Asn có kích thước phân tử lớn hơn Lysine nên di chuyên chậm hơn.
→ F là Lys-Asn và G là Lysine.

Phân tích các nhận định:

✔️ Nhận định (a) – Đúng. Tại môi trường pH = 5 thì dạng tồn tại chủ yếu của lysine có tổng điện tích là +1.
❌ Nhận định (b) – Sai. Dipeptide Lys-Asn là F, di chuyển sang cực âm trong điện trường nhưng Lys-Asn có kích thước phân tử lớn hơn Lysine nên di chuyên chậm hơn
✔️ Nhận định (c) – Đúng. Điện tích dương càng lớn thì càng dễ dàng di chuyển về phía cực âm.
❌ Nhận định (d) – Sai. Asparagine có tổng điện tích là 0 nên hầu như không di chuyển trong điện trường và Lysine có tổng điện tích là 1+ nên di chuyển sang cực âm trong điện trường.

⇒ Các nhận định đúng là (a) và (c)

Chọn đáp án A Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Năm 1896, Becquerel đã tình cờ tìm ra hiện tượng muối Uranium phát ra những tia có thể tác dụng lên kính ảnh. Những nghiên cứu sau đó của Marie Cuire cho thấy, ngoài Uranium thì Polonium và Radium cũng có thể phát ra những tia có tính chất tương tự. Các tia này được gọi là tia phóng xạ. Uranium, Polonium và Radium được gọi là các chất phóng xạ.
Quá trình phân rã của một khối chất phóng xạ có hai đặc tính quan trọng sau đây:
- Là quá trình tự phát và không điều khiển được: nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường ngoài như nhiệt độ, áp suất, …
- Là một quá trình ngẫu nhiên: thời điểm phân rã của một hạt nhân cho trước là không xác định. Do đó, ta không thể khảo sát sự biến đổi của một hạt nhân riêng lẻ, mà chỉ có thể tiến hành việc khảo sát có tính thống kê sự biến đổi của một số lớn hạt nhân phóng xạ.
Hình vẽ bên dưới là đồ thị biểu diễn số hạt nhân còn lại trong một mẫu chất phóng xạ theo thời gian khảo sát t.
Câu 106 [748445]: Cho các phát biểu bên dưới:
(I) Uranium, Polonium và Radium được gọi là các chất phóng xạ.
(II) Phóng xạ là một quá trình vừa có thể diễn ra tự phát trong tự nhiên, vừa có thể tạo ra nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
(III) Phóng xạ là một quá trình diễn ra một cách ngẫu nhiên.
(IV) Phóng xạ có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân (phản ứng hạt nhân).
Số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Phát biểu (I), (II), (III) và (IV) là đúng
Uranium, Polonium và Radium được gọi là các chất phóng xạ.
Phóng xạ là một quá trình vừa có thể diễn ra tự phát trong tự nhiên gọi là phóng xạ tự phát, vừa có thể tạo ra nhân tạo trong phòng thí nghiệm, ví dụ như khi chiếu các tia bức xạ vào hạt nhân để kích thích chúng phát ra các tia phóng xạ.
Phóng xạ là một quá trình diễn ra một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn không chịu tác động của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, áp suất môi trường.
Phóng xạ có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân (phản ứng hạt nhân) từ một hạt nhân nặng chuyển thành hạt nhân nhẹ hơn. Đáp án: D
Câu 107 [748447]: Chu kì bán rã của một mẫu chất phóng xạ là thời gian để số hạt nhân ban đầu của mẫu chất đó còn lại một nửa. Chu kì bán rã của mẫu chất thực hiện khảo sát ở. Đồ thị hình vẽ trên là
A, 8,9 ngày đêm.
B, 17,6 ngày đêm.
C, 24,3 ngày đêm.
D, 16,7 ngày đêm.
Quan sát trên đồ thị, ta thấy số hạt nhân giảm từ xuống còn là 8,9 ngày đêm, tiếp tục giảm từ xuống còn ngày đêm.
Chu kì bán rã của mẫu chất thực hiện khảo sát là 8,9 ngày đêm Đáp án: A
Câu 108 [748448]: Chất phóng xạ này là
A, Polonium.
B, Radon.
C, Iodine.
D, Natri.
Chất phóng xạ này là Iodine. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 109 đến 111
Một thí nghiệm sinh lý được tiến hành trên một dây thần kinh tuỷ có độ dài 10cm. Dây thần kinh này có 4 loại sợi trục dẫn truyền thông tin thần kinh liên quan tới 4 chức năng sinh lý khác nhau: (1) cảm giác nhiệt, (2) cảm giác áp lực, (3) cảm giác đau, (4) gây co cơ (thông tin vận động). Bảng dưới đây thể hiện đặc điểm cấu tạo của 4 loại sợi trục trên:

Thực hiện kích thích điện tại một đầu mút của dây thần kinh và ghi sóng điện ở đầu mút đối diện với 4 cường độ kích thích khác nhau (0,2 mA ; 1,0 mA ; 1,5 mA và 2,0 mA ). Khi kích thích với cường độ 2,0 mA đã gây hoạt hoá đồng thời cả 4 loại sợi trục của dây thần kinh và quan sát được 4 đỉnh sóng điện (a, b, c, d) trong điện hoạt động hỗn hợp. Hình bên dưỡi thể hiện thời gian trễ sau kích thích của điện thế hoạt động hỗn hợp thu được.
Câu 109 [740997]: Sự dẫn truyền thần kinh trên sợi trục có bao myelin và sợi trục không có bao myelin khác nhau như thế nào?
A, Sợi trục có bao myelin sẽ dẫn truyền tín hiệu nhanh hơn sợi không có bao myelin.
B, Sợi trục có bao myelin dẫn truyền tín hiệu chậm hơn so với sợi trục không có bao myelin.
C, Sợi trục không có bao myelin có thể dẫn truyền tín hiệu ở tốc độ cao hơn sợi trục có bao myelin.
D, Sợi trục có bao myelin không thể dẫn truyền tín hiệu do bao myelin làm cản trở.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

Sợi trục có bao myelin dẫn truyền tín hiệu nhanh hơn nhờ vào hiện tượng nhảy cách (saltatory conduction), trong đó tín hiệu "nhảy" từ một nút Ranvier này đến nút Ranvier khác, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng. Ngược lại, sợi trục không có bao myelin dẫn truyền tín hiệu chậm hơn và tín hiệu phải di chuyển liên tục dọc theo toàn bộ chiều dài của sợi trục. Đáp án: A
Câu 110 [740999]: Đỉnh d thể hiện thông tin nào?
A, Thông tin vận động gây co cơ.
B, Thông tin kích thích đau.
C, Thông tin cảm giác nhiệt.
D, Thông tin cảm giác áp lực.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Tốc độ dẫn truyền của sợi trục thần kinh có bao myelin nhanh hơn nhiều sợi không có bao myelin, sợi cso đường kính lớn nhanh hơn sợi có đường kính nhỏ. Trong các loại sợi trục, sợi dẫn truyền cảm giác đau là sợi có đường kính bé hơn và không có bao myelin nên tốc độ dẫn truyền ở sợi này là chậm nhất Đáp án: B
Câu 111 [741000]: Một bệnh nhân bị bệnh ảnh hưởng tới thụ thể cảm giác nhiệt trên dây thần kinh tuỷ. Điều này có thể ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ dẫn truyền tín hiệu trong dây thần kinh tuỷ của bệnh nhân?
A, Tốc độ dẫn truyền tín hiệu của các sợi cảm giác áp lực sẽ giảm do ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sợi trục.
B, Tất cả các sợi trục trong dây thần kinh đều dẫn truyền chậm lại do ảnh hưởng của bệnh lý.
C, Tốc độ dẫn truyền tín hiệu cảm giác nhiệt giảm, vì các sợi cảm giác nhiệt sẽ gặp trở ngại trong dẫn truyền.
D, Tốc độ dẫn truyền tín hiệu của sợi cảm giác đau sẽ nhanh hơn sợi cảm giác nhiệt.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

Bệnh lý làm giảm khả năng dẫn truyền của các thụ thể cảm giác nhiệt, khiến tốc độ dẫn truyền tín hiệu của các sợi này giảm. Điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ dẫn truyền của các sợi trục khác (cảm giác áp lực, cảm giác đau, và vận động). Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Theo nhận định của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến nay,
tổng đàn lợn cả nước đạt 30,3 triệu con, tăng 4,2% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó lợn hơi đạt 4,68 triệu tấn. Vì vậy, dự báo sẽ không thiếu nguồn cung thịt lợn, chưa kể nguồn thực phẩm khác (thịt gà, thịt bò, trứng, thủy, hải sản…), bảo đảm đầy đủ thực phẩm cho thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán 2024.
Câu 112 [744443]: Đàn lợn cùng kỳ năm ngoái đạt bao nhiêu triệu con?
A, 29,07 triệu con.
B, 29,7 triệu con.
C, 30 triệu con.
D, 30,3 triệu con.
Để tính tổng đàn lợn cùng kỳ năm ngoái, ta sử dụng thông tin rằng tổng đàn lợn hiện nay là 30,3 triệu con, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ta có thể tính ngược lại như sau:
Tổng đàn lợn năm ngoái = Tổng đàn lợn hiện nay/(1 + Tỷ lệ tăng trưởng)
Trong trường hợp này, tỷ lệ tăng trưởng là 4,2%, tức là 0,042. Do đó:
Tổng đàn lợn năm ngoái = 30, 3 triệu con / 1,042 ≈ 29,07 triệu con
Vậy, tổng đàn lợn cùng kỳ năm ngoái đạt 29,07 triệu con. Đáp án: A
Câu 113 [744444]: Loại thịt chiếm tỉ trọng nhiều nhất trên bàn ăn người Việt Nam là
A, Thịt gà.
B, Thịt bò.
C, Hải sản.
D, Thịt lợn.
Thịt lợn là loại thịt phổ biến nhất ở Việt Nam. Đáp án: D
Câu 114 [744446]: Lợn hiện nay được nuôi bằng thức ăn
A, Thức ăn chăn nuôi.
B, Thức ăn công nghiệp.
C, Đồng cỏ tự nhiên.
D, Cả thức ăn chăn nuôi và thức ăn công nghiệp.
Hướng dẫn: Lợn hiện được nuôi bằng cả thức ăn chăn nuôi và thức ăn công nghiệp. Đáp án: D
Dựa vào thông tin, tư liệu sau đây để trả lời các câu từ 115 đến 117
Tổng kết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Viện Lịch sử Quân sự sự Việt Nam đánh giá: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc thực dân ở Đông Dương. Với phương châm tác chiến đánh chắc, tiến chắc, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đập tan cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp, buộc chúng phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.
(Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập, Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), NXB Quân đội Nhân dân, 2004, tr.115)
Câu 115 [755109]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thông tin cơ bản trong đoạn trích trên?
A, Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
B, Bài học kinh nghiệm đúc kết từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
C, Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động đến việc kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
D, Sự kết hợp giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao trong suốt cuộc kháng chiến.
Đáp án: C
Câu 116 [755110]: Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết (1954) đã ghi nhận miền Bắc Việt Nam
A, trở lại hòa bình, không còn chiến tranh chống thực dân đế quốc.
B, bước đầu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C, hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D, căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Đáp án: D
Câu 117 [755111]: Đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là thắng lợi của chiến dịch quân sự nào sau đây?
A, Điện Biên Phủ.
B, Biên giới thu – đông.
C, Tây Bắc.
D, Việt Bắc thu – đông.
Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Kể từ khi chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã ghi nhận những thành tựu về phát triển kinh tế.Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2020 nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đã phương đã có hiệu lực, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hành hóa của nước ta ngày càng mở rộng. Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2016 đến năm 2022, cán cân thương mại của Việt Nam luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm. Năm 2022, cán cân thương mại xuất siêu đạt 12,4 tỷ USD, là năm thứ 7 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa ở mức thặng dự mặc dù gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19. Trở thành một trong 20 nền thương mại lớn nhất thế giới.
Nguồn: Báo công thương.
Câu 118 [749766]: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
A, Dịch chuyển dòng ngoại tệ giữa các quốc gia trên thế giới.
B, Đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa với các quốc gia phát triển.
C, Tăng cường giao lưu văn hóa, chính trị với các nước.
D, Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác trên thế giới.
Đáp án: D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác trên thế giới.
Giải thích: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện cán cân thương mại. Đáp án: D
Câu 119 [749769]: Việc gia nhập WTO của Việt Nam là biểu hiện của hình thức hội nhập nào dưới đây?
A, Hội nhập khu vực.
B, Hội nhập toàn cầu.
C, Hội nhập song phương.
D, Hội nhập toàn diện.
Đáp án: B. Hội nhập toàn cầu.
Giải thích:WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) là một tổ chức kinh tế toàn cầu, nên việc gia nhập WTO là biểu hiện của hội nhập toàn cầu. Đáp án: B
Câu 120 [749779]: Khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam có điều kiện tham gia sâu vào hoạt động nào dưới đây cùng với các nước trên thế giới?
A, Giữ gìn hòa bình.
B, Hệ thống thanh toán tiền tệ.
C, Củng cố quốc phòng.
D, Chuỗi giá trị và sản xuất.
Đáp án: D. Chuỗi giá trị và sản xuất.
Giải thích: Tham gia WTO giúp Việt Nam trở thành một phần của chuỗi giá trị và sản xuất toàn cầu, thúc đẩy hợp tác kinh tế và tận dụng lợi thế cạnh tranh. Đáp án: D