Câu 1 [755510]:
“Con ác thú sống trong một cái hang có hai lối: một lối ra, một lối vào. Ngày ngày, nó xuống đồng cỏ bắt gia súc, phá hoại mùa màng của nhân dân. Sư tử Nê-mê còn khác sư tử Xi-tê-rông ở chỗ không cung tên, gươm giáo nào đâm thủng, bắn thủng da nó được. Hê-ra-clét làm thế nào để trị được con quái vật này? Các vị thần luôn luôn theo dõi, giúp đỡ người anh hùng. Thần A-pôn-lông cho chàng một cây cung và một ống tên. Thần Héc-mét cho chàng mượn thanh gươm dài và cong. Thần Hê-phai-xtốt rèn cho chàng một bộ áo giáp vàng. Còn Nữ thần A-tê-na ban cho chàng một bộ quần áo do tự tay nàng dệt lấy vải may thành áo, thành quần rất đẹp. Hê-ra-clét còn có một thứ vũ khí nữa là cây chuỳ. Đây là cây chuỳ gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ ác thú ở Xi-tê-rông.”
(Thần thoại Hy Lạp, Hê-ra-clét đi giết con sư tử ở Nê-mê, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Theo đoạn trích, vũ khí nào do Hê-ra-clét tự tay làm lấy?
A, Thanh gươm dài và cong.
B, Cây chuỳ gỗ.
C, Một cây cung và một ống tên.
D, Một bộ áo giáp vàng.
Dựa vào chi tiết: “Hê-ra-clét còn có một thứ vũ khí nữa là cây chuỳ. Đây là cây chuỳ gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ ác thú ở Xi-tê-rông.”
→ Theo đoạn trích, cây chùy gỗ là do Hê-ra-clét tự tay làm lấy. Đáp án: B
Câu 2 [755513]:
“Nắng cả đất hết cỏ
Trâu ăn đất cóng
Người uống nước sương
Gà rừng kiếm nước ở mắt lóng bương
Ông Pồng Pêu (thần Nước)
Ngồi đan lưới, đan chài ở cửa sổ
Trông lên trên trời
Ông Pồng Pêu ao ước
Ước ơi là ước
Ước sao được một trận mưa”
(Sử thi dân tộc Mường, Đẻ đất đẻ nước, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Hiện tượng thiên nhiên nào được phản ánh trong đoạn trích?
A, Lũ lụt.
B, Núi lở.
C, Hạn hán.
D, Mưa dầm.
Hiện tượng thiên nhiên được phản ánh trong đoạn trích là hạn hán. Các hình ảnh “Nắng cả đất hết cỏ”, “Trâu ăn đất cóng”, “Người uống nước sương”, “Gà rừng kiếm nước ở mắt lóng bương” đều cho thấy cảnh đất đai khô cằn, thiếu nước trầm trọng. Đến Thần Nước cũng bất lực trước tình trạng hạn hán, chỉ biết ngồi ước mong có mưa. Đáp án: C
Câu 3 [755517]: “Đời Tống Nhân Tông, vua nhà Lý nước An Nam tự mang quân thuyền đi đánh Chiêm Thành. Khi tới cửa biển Thần Đầu, sóng gió nổi lên hết ngày nay sang ngày khác, không thể vượt biển được. Vua nghe nói ở núi gần đấy có người đạo sĩ, một mình sống trong am, bèn cho vời đến để khấn cầu. Đạo sĩ nói:
- Vua tự có phúc lực, thần cam đoan muôn một không có gì đáng lo. Ngày mai cứ việc lên đường chớ sinh lòng nghi ngại!
Nửa đêm trời dừng gió. Sáng sớm khi ra tới ngoài biển, nhìn xa thấy sóng cao như núi, nhưng đoàn thuyền đi đến đâu thì sóng gió yên lặng đến đó.”

(Hồ Nguyên Trừng, Áp Lãng chân nhân, theo Nam Ông mộng lục, NXB Văn học, 2008)
Yếu tố kì ảo trong đoạn trích được thể hiện qua chi tiết nào?
A, Sóng gió ở cửa biển Thần Đầu nổi lên dữ dội.
B, Đạo sĩ sống một mình trong am.
C, Vua nhà Lý mang quân đi đánh Chiêm Thành.
D, Khi ra tới ngoài biển, nhìn xa thấy sóng cao như núi, nhưng đoàn thuyền đi đến đâu thì sóng gió yên lặng đến đó.
Chi tiết “Khi ra tới ngoài biển, nhìn xa thấy sóng cao như núi, nhưng đoàn thuyền đi đến đâu thì sóng gió yên lặng đến đó” là yếu tố kì ảo. Việc sóng gió đang dữ dội bỗng nhiên yên lặng khi đoàn thuyền đi qua là điều phi thực tế, không thể giải thích bằng quy luật tự nhiên. Nó cho thấy sự can thiệp của một thế lực siêu nhiên để bảo vệ nhà vua. Đáp án: D
Câu 4 [755520]:
“Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ,
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ.
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng gầy,
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở.
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười,
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ.”
(Trần Tế Xương, Văn tế sống vợ, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Chi tiết nào miêu tả đức hạnh của nhân vật người vợ trong đoạn văn trên?
A, Con gái nhà dòng.
B, Đua tài buôn chín bán mười.
C, Tính hạnh khoan hoà.
D, Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo.
Chi tiết “tính hạnh khoan hoà” miêu tả đức hạnh, tính cách tốt đẹp, hiền lành, dễ chịu của người vợ. Đáp án: C
Câu 5 [755514]:
“Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.”
(Nguyễn Trãi, Thuật hứng, bài 24, theo Nguyễn Trãi thơ và đời, NXB Văn học, 2016)
Cặp câu thơ nào bộc lộ tấm lòng trung hậu của nhân vật trữ tình?
A, Đề.
B, Thực.
C, Luận.
D, Kết.
Cặp câu kết Bui có một lòng trung lẫn hiếu/ Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen khẳng định tấm lòng trung thành với vua và lòng hiếu thảo của nhân vật trữ tình, dù trải qua bao thử thách cũng không thay đổi. Đáp án: D
Câu 6 [755521]:
“Quan sát Mực hằng ngày, Đoan mới vỡ lẽ vì sao con người cần nuôi con gì đó trong nhà, vì sao dân thành phố quý chó (hoặc mèo) và hay nhân cách hóa nó hơn dân nông thôn. Ngoài việc có ích, nó còn kéo con người ra khỏi nỗi bận rộn khô khốc của công việc để đưa vào sự bận rộn khác, thú vị như là cuộc giải trí bổ dưỡng tâm hồn. Trên những lợi ích đó, nó là thiên nhiên giữa môi trường ô trọc của nó. Một dây trầu bà bên cửa sổ, một nhánh trường sinh trong bình, một vài cái bông bất tử trên bàn, một con mèo, một con chó... là sự có mặt của thiên nhiên hiền dịu, đưa con người trở về gần với cái nôi của mình. Theo Đoan, nó còn là một thứ giáo cụ sinh học, khám phá nó là để hiểu thêm: nó là cái cây, là con vật mà còn vậy, huống chi! Khám phá chúng để hiểu thêm con người, tự hào hơn và... có khi cũng phải xấu hổ với chúng.”
(Dạ Ngân, Con chó và vụ li hôn, theo baovannghe.vn)
Đoạn trích tô đậm nhận thức của nhân vật Đoan về vai trò của đối tượng nào sau đây với tâm hồn con người?
A, Con chó.
B, Con mèo.
C, Thiên nhiên.
D, Cái cây.
Đoạn trích tập trung vào quan sát và nhận thức của nhân vật Đoan về con chó Mực. Chính việc quan sát và gắn bó với Mực đã giúp Đoan vỡ lẽ ra nhiều điều về sự gắn kết giữa con người với vật nuôi và thế giới tự nhiên. Đáp án: A
Câu 7 [755523]:
“Không có trái bom nào rơi trúng mái nhà mẹ,
Không có viên đạn nào bắn thủng mái nhà mẹ
Chỉ có đứa con trai đi xa
Chỉ có sự chờ đợi nặng nề giọt xuống
Đã xuyên thủng mái nhà thành những lỗ to lỗ nhỏ
khác nhau
Nắng mưa lọt vào sau
Xuyên
Xối.
Những sợi nắng, những sợi mưa nếu có thể nối
cũng chỉ dài bằng một phần sự mong đợi
Và những hạt nắng, những hạt mưa
nếu đem xếp lại, có thể cao hơn mọi trái núi.”
(Phùng Khắc Bắc, Ngày hoà bình đầu tiên, theo nguoihanoi.vn)
Theo đoạn thơ, điều gì còn ghê gớm hơn cả bom đạn chiến tranh?
A, Lỗ thủng trên mái nhà.
B, Những hạt mưa.
C, Những hạt nắng.
D, Sự chờ đợi (con trở về) nặng nề của người mẹ.
Theo đoạn thơ, điều ghê gớm hơn cả bom đạn chiến tranh là sự chờ đợi (con trở về) mỏi mòn, nặng nề của người mẹ. Không phải bom đạn mà chính sự chờ đợi dai dẳng ấy mới là thứ “xuyên thủng” mái nhà, làm nó rách nát, để nắng mưa lọt vào. Đáp án: D
Câu 8 [755525]:
“Y sẻ một ít cơm vào cái đĩa chẳng còn hơi một chút mắm muối nào, vờ trộn lại. San khoái trá vì cái trò cay độc ấy, đập đôi đũa xuống đùi, cười bắn cả ra cơm. Lũ trẻ cũng cười, chỉ có Oanh là buông xuôi mặt chẳng nói năng gì. Y và vội hết bát cơm rồi quăng bát đũa, đứng lên. San và Thứ ăn nốt chỗ cơm dở cũng đứng lên. Nhưng họ sai Mô đi mua chục bánh chưng. Rồi họ lên giường nằm nghỉ trưa. Thỉnh thoảng San vẫn còn rúc rích cười. Nhưng Thứ thì đã bắt đầu thấy như ân hận. Cái cử chỉ của y vừa rồi tàn nhẫn đã đành. Nhưng nó chả thô tục bay sao? Thô tục mà lại đê tiện nữa. Nó tỏ ra là một người quá để ý đến miếng ăn. Xưa nay y có phải là hạng người như thế đâu? Y có thể kèn cựa, tèm nhèm nhỏ nhặt đến thế ư? Y lấy làm nhục cho y lắm. Cả buổi chiều hôm ấy, y luẩn quẩn với những ý buồn bã về nhân cách của y.”
(Nam Cao, Sống mòn, NXB Hội Nhà văn, 2006)
Từ ngữ nào không miêu tả tâm trạng của Thứ khi nhớ lại cử chỉ trong bữa cơm trưa?
A, Ân hận.
B, Buồn bã.
C, Thô tục.
D, Lấy làm nhục.
Chi tiết: “Thô tục mà lại đê tiện nữa.” là nhận xét, đánh giá về hành động, không phải cảm xúc của nhân vật Thứ.
→ Từ “thô tục” không miêu tả tâm trạng của Thứ khi nhớ lại cử chỉ trong bữa cơm trưa. Đáp án: C
Câu 9 [755526]:
“ANTÔNIÔ - Hãy nghe tôi nói đã nào, bác Sailôc hiền hậu.
SAILÔC - Tôi muốn anh làm đúng theo khế ước; đừng có nói gì trái với khế ước. Tôi đã có lời thề là phải đòi thanh toán cho được cái khế ước của tôi. Anh đã gọi tôi là chó, trước khi anh có một lí do để gọi tôi như vậy, nhưng, tôi đã là chó, thì anh hãy coi chừng hàm răng nhọn của tôi. Ngài Đại thống lĩnh sẽ xử cho tôi được. Tên giám ngục ác hại, ta lấy làm lạ rằng mi đã dại dột nghe lời hắn xin mà dẫn hắn ra phố.”
(William Shakespeare, Người lái buôn thành Vơnidơ, theo Tuyển tập tác phẩm - William Shakespeare, NXB Sân khấu, 2006)
Chi tiết nào trong lời nói của Sailôc hàm ý đe doạ Antôniô?
A, “tôi đã là chó, anh hãy coi chừng hàm răng nhọn của tôi”.
B, “Ngài Đại thống lĩnh sẽ xử cho tôi được.”.
C, “Tôi muốn anh làm đúng theo khế ước”.
D, “Tôi đã có lời thề là phải đòi thanh toán cho được cái khế ước của tôi.”.
Chi tiết “tôi đã là chó, anh hãy coi chừng hàm răng nhọn của tôi” cho thấy Sailốc đang tự so sánh bản thân với một con chó có “hàm răng nhọn” với hàm ý rằng Sailốc sẽ dùng “hàm răng nhọn” (sức mạnh, sự tàn nhẫn) của mình để “cắn xé” Antôniô, trả thù cho những gì Antôniô đã gây ra cho mình. Đây là một lời đe dọa đầy hung hăng của Sailốc. Đáp án: A
Câu 10 [755527]:
“Một ngày nọ, nói đúng hơn là một đêm nọ, các bác ngửi thấy có cái mùi khét lẹt tràn vào chỗ náu trong lòng đất. Mùi khét nặng lên nhanh và trở thành không chịu nổi. Gì thế? Chẳng ai biết... Trẻ nhỏ thì khóc, đàn bà thì la, đàn ông thì chửi. Hoảng loạn! Chạy đi ư? Nhưng chạy đâu chứ? Khủng khiếp quá! Tiếng răng lập cập, tiếng thét xé tai, tiếng nấc, tiếng thân người đổ xuống, tiếng khóc điên rồ, làm cho cái xó tối ám khói đó hệt như là một địa ngục.”
(Nguyễn Ái Quốc, Con người biết mùi hun khói, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 38, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Các phương thức biểu đạt nào được kết hợp vận dụng trong đoạn trích?
A, Biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.
B, Thuyết minh, miêu tả, nghị luận.
C, Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
D, Tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
Các phương thức biểu đạt được kết hợp vận dụng trong đoạn trích là:
- Tự sự: Đoạn trích kể lại cảnh hoảng loạn khi mọi người ngửi thấy mùi khét trong hầm trú ẩn vào một đêm nọ.
- Miêu tả: Đoạn trích miêu tả chi tiết khung cảnh hỗn loạn trong đêm với các chi tiết như mùi khét, tiếng khóc, tiếng thét, tiếng đổ ngã...
- Biểu cảm: Đoạn trích thể hiện cảm xúc hoảng loạn, sợ hãi của những người trong tình huống đó qua các chi tiết như: Hoảng loạn!, Khủng khiếp quá!... Đáp án: C
Câu 11 [755528]:
“Mình đang rất nhớ...
Nhớ dòng sông hai bên bờ mọc đầy dừa nước và ken chặt những bụi ô rô. Đêm miền Tây thanh khiết lắm. Nằm trong ngôi nhà lá ven sông nghe xạc xào tiếng dừa nước đong đưa, mái chèo ai khua động làn nước, rồi thổn thức cảnh “dân ven sông đêm nằm nghe đất lở”. Đương không lại thao thức bởi chuyện lở, bồi của hai bờ sóng nước, của cuộc đời vốn lận đận, đa đoan.”
(Nguyễn Thị Việt Hà, Ở giữa Cà Mau mà lại nhớ Cà Mau, theo vanvn.vn)
Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy tâm hồn nhạy cảm của nhân vật trữ tình?
A, “Đương không lại thao thức bởi chuyện lở, bồi của hai bờ sóng nước, của cuộc đời vốn lận đận, đa đoan.”.
B, “Đêm miền Tây thanh khiết lắm.”.
C, “Nhớ dòng sông hai bên bờ mọc đầy dừa nước và ken chặt những bụi ô rô.”.
D, “Mình đang rất nhớ...”.
Chi tiết “Đương không lại thao thức bởi chuyện lở, bồi của hai bờ sóng nước, của cuộc đời vốn lận đận, đa đoan.” thể hiện sự nhạy cảm trong tâm hồn của nhân vật trữ tình khi từ hiện tượng tự nhiên (lở, bồi của dòng sông) mà liên tưởng đến những trắc trở, đa đoan của đời người. Điều này cho thấy sự rung cảm tinh tế, sâu sắc và tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước những điều nhỏ bé xung quanh của nhân vật trữ tình. Đáp án: A
Câu 12 [755529]: Dòng nào sau đây nêu tên tác phẩm không thuộc thể loại truyện ngắn hiện đại?
A, Giang (Bảo Ninh).
B, Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
C, Chí Phèo (Nam Cao).
D, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được viết bằng chữ Hán, ra đời vào khoảng thế kỷ XVI. Tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kì – thể văn xuôi tự sự thời trung đại. Đáp án: D
Câu 13 [755530]: Dòng nào dưới đây có các từ viết đúng chính tả?
A, Lích cích, lụp xụp, loắt choắt.
B, Lích kích, lụp xụp, loắt choắt.
C, Lích kích, lụp sụp, loắt choắt.
D, Lích kích, lụp xụp, loắt troắt.
Dòng có các từ viết đúng chính tả là: Lích kích, lụp xụp, loắt choắt. Đáp án: B
Câu 14 [755532]: Câu nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?
A, Thằng bé càng khóc, càng dãy dụa không ngừng.
B, Trăng non đã tắt, để lại một bầu trời màu xanh nhạt, đầy sao.
C, Người đàn bà đeo gùi hơi sững lại, rồi cúi đầu bước đi như chẳng có chuyện gì.
D, Căn nhà gỗ hai gian của Nụ vừa mới đấy là vui, mà giờ chỉ một tượng gỗ đang khóc làm cho đầy ắp nỗi buồn.
- Câu “Thằng bé càng khóc, càng dãy dụa không ngừng.” có từ “dãy dụa” sai chính tả.
- Sửa lại: Thằng bé càng khóc, càng giãy giụa không ngừng. Đáp án: A
Câu 15 [755534]:
“Chị có đôi tay hào hoa với khả năng khắc chữ, tạo hình trên hoa quả khiến bạn bè, người thân ngưỡng mộ.”
Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
A, tạo hình.
B, ngưỡng mộ.
C, hào hoa.
D, đôi tay.
- Từ “hào hoa” dùng sai về ngữ nghĩa. “Hào hoa” chỉ sự rộng rãi và lịch sự trong cách cư xử, giao thiệp, không phù hợp để miêu tả một khả năng đặc biệt.
- Sửa lại: Chị có đôi tay tài hoa với khả năng khắc chữ, tạo hình trên hoa quả khiến bạn bè, người thân ngưỡng mộ.” Đáp án: C
Câu 16 [755536]:
“Làng tôi trên núi, tôm cá lúc nào cũng sẵn quanh năm.”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A, Sai về dùng từ.
B, Sai ngữ pháp.
C, Sai quy chiếu.
D, Sai logic.
- Câu mắc lỗi sai logic vì làng trên núi thì không thể có tôm cá sẵn quanh năm như ở vùng sông nước hay ven biển.
- Sửa lại: Làng tôi ở ven biển, tôm cá lúc nào cũng sẵn quanh năm. Đáp án: D
Câu 17 [755537]: Câu nào dưới đây là câu đúng?
A, Trên bàn, một chiếc cốc.
B, Bạn Nam không chỉ học giỏi môn Vật lí mà còn rất giỏi các môn học tự nhiên.
C, Hàng cây ven đường bắt đầu nhú những mầm lá non.
D, Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại mang lại nhiều cơ hội cùng nguy cơ.
- Loại A vì câu thiếu vị ngữ.
- Loại B vì câu sai về logic vì “môn học tự nhiên” đã bao gồm môn Vật lí, nên đặt “môn Vật lí” và “các môn học tự nhiên” trong cùng một câu là dư thừa và mâu thuẫn về mặt logic.
- Loại D vì từ “cùng” sai ngữ nghĩa. “Cùng” thường dùng để chỉ người hay sự vật sắp nêu ra có mối quan hệ đồng nhất (về hoạt động, tính chất hoặc chức năng) với người hay sự vật vừa được nói đến. Tuy nhiên “cơ hội” và “nguy cơ” không có quan hệ đồng nhất mà đối lập nhau, vì thế sử dụng từ “cùng” là không hợp lí. → C là đáp án đúng Đáp án: C
Câu 18 [755538]:
“Sau chiến tranh, về thăm quê và quyết định trở lại vùng đồi này.”
Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
A, Thiếu trạng ngữ.
B, Thiếu chủ ngữ.
C, Thiếu vị ngữ.
D, Thiếu nòng cốt câu.
- Câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu chủ ngữ.
- Sửa lại: “Sau chiến tranh, tôi về thăm quê và quyết định trở lại vùng đồi này.” Đáp án: B
Câu 19 [755542]:
“Dù yêu thích, đam mê và mong muốn theo đuổi nghề đến mấy, nhưng với một tương lai tươi sáng như vậy, rất khó để họ yên tâm theo học hoặc lựa chọn vào học.”
Nhận định nào về câu trên là đúng?
A, Câu sai logic ngữ nghĩa.
B, Câu mắc lỗi dùng từ.
C, Câu sai cấu tạo ngữ pháp.
D, Câu mắc lỗi dấu câu.
- Câu sai logic ngữ nghĩa. Nếu một người có “tương lai tươi sáng”, thì đó sẽ là một động lực lớn để họ theo đuổi đam mê, chứ không phải là một rào cản khiến họ “khó yên tâm theo học”. Cụm từ “nhưng với một tương lai tươi sáng như vậy” sử dụng không phù hợp, gây ra sự mâu thuẫn về nghĩa.
- Sửa lại: Dù yêu thích, đam mê và mong muốn theo đuổi nghề đến mấy, nhưng với một tương lai mờ mịt như vậy, rất khó để họ yên tâm theo học hoặc lựa chọn vào học. Đáp án: A
Câu 20 [755544]: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A, Công tác trong ngành y, tôi biết bệnh tình của bố đã vào giai đoạn cuối.
B, Công tác trong ngành y dù tôi biết bệnh tình của bố đã vào giai đoạn cuối.
C, Bởi công tác trong ngành y, tôi biết bệnh tình của bố đã vào giai đoạn cuối.
D, Công tác trong ngành y nên tôi biết bệnh tình của bố đã vào giai đoạn cuối.
Câu “Công tác trong ngành y dù tôi biết bệnh tình của bố đã vào giai đoạn cuối.” sai ngữ pháp. “Dù” thường sử dụng để nối hai mệnh đề có quan hệ tương phản. Tuy nhiên, trong câu này, mệnh đề “công tác trong ngành y” không có quan hệ tương phản với mệnh đề “tôi biết bệnh tình của bố đã vào giai đoạn cuối”. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“[...] Trong khi những sự kiện này dường như khó có thể dự đoán, các mô hình vật lí có thể giúp chúng ta hiểu được cách các vụ giẫm đạp hình thành như thế nào, theo Max Bi, phó giáo sư vật lí ở trường đại học Northeastern. “Vật lí đem lại những công cụ giá trị để mô hình hóa động lực giẫm đạp và phân tích hành xử của đám đông, đề xuất những chiến lược hành động để cải thiện sự an toàn của công chúng”, Bi nói.
Một số vụ chen lấn đám đông gây chết chóc nhất ở thời hiện đại đã xuất hiện trong lễ hajj, cuộc hành hương đến Mecca, Saudi Arabia của người theo đạo Islamic hằng năm. Vào năm 1990, một thảm họa đường hầm dành cho người đi bộ làm 1.426 người chết, trong khi một thảm họa giẫm đạp vào năm 2015 dẫn đến việc cướp đi mạng sống của hơn 2.400 người.
[...]
Làm thế nào để sống sót khỏi một cuộc giẫm đạp?
Những cách tối đa cơ hội sống sót của một người trong một cuộc giẫm đạp là:
- Hãy bình tĩnh: sự căng thẳng khuếch đại áp lực đám đông và làm mất đi khả năng kiểm soát cá nhân.
- Bảo vệ ngực bạn: dùng tay để tạo một không gian an toàn phía trước để ngăn việc bị ép ngực.
- Chuyển động với dòng người: đừng cố ngược lại với hướng chuyển động của đám đông; thay vì cách đó, chuyển động theo đường chéo để hướng tới các vùng rìa.
- Tránh các bức tường và rào chắn: các địa điểm đó thường trở thành các vùng áp lực cao, nơi con người thường bị ghim chặt.
Có thể phòng ngừa được những gì?
Nếu bị ngã, Bi nói, hãy bảo vệ đầu và cuộn tròn theo tư thế bào thai để giảm thiểu khả năng bị chấn thương. Cố gắng đứng dậy càng sớm càng tốt bằng việc nắm vững lấy một vật thể hoặc người.
Trong khi mỗi người có thể có được những phòng ngừa cho riêng mình, Bi nói, các nhà thiết kế địa điểm, những người tổ chức sự kiện và cả chính quyền đều đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn những nguy cơ.
Các nhà tổ chức phải đảm bảo các lối thoát hiệu quả và loại trừ các điểm nghẽn. Các lối thoát rộng rãi sẽ giúp phân phối áp lực và có các biển báo rõ ràng để có thể khuyến khích sự di chuyển bình tĩnh, ổn định. Những người được tập huấn có thể quản lí chuyển động của đám đông trong khi các chướng ngại vật được sắp xếp một cách chiến lược có thể phân tán mật độ và hướng dẫn đám đông hướng tới những lối thoát hiểm.
Thêm vào đó, việc điều phối sự tiếp cận những khu vực có mật độ cao có thể ngăn ngừa khả năng thúc đẩy các tình huống trở nên nguy hiểm, qua đó giam thiểu nguy cơ giẫm đạp.”
(Vũ Nhàn dịch từ Northeastern Unieversity, Mô hình vật lí có thể ngăn ngừa thảm hoạ chết chóc tại các đám đông như thế nào?, theo tiasang.com.vn)
Câu 21 [755548]: Trong đoạn trích, thảm hoạ chết chóc tại các đám đông được tiếp cận ở góc nhìn nào?
A, Toán học.
B, Địa lí.
C, Vật lí.
D, Lịch sử.
Dựa vào thông tin trong câu: “Vật lí đem lại những công cụ giá trị để mô hình hóa động lực giẫm đạp và phân tích hành xử của đám đông, đề xuất những chiến lược hành động để cải thiện sự an toàn của công chúng”, Bi nói.
→ Trong đoạn trích, thảm hoạ chết chóc tại các đám đông được tiếp cận ở góc nhìn vật lí. Đáp án: C
Câu 22 [755549]: Thông tin nào không có trong văn bản?
A, Cái chết thảm khốc của ít nhất 56 người tại một cuộc giẫm đạp ở sân vận động bóng đá tại Nzérékoré, Guinea.
B, Năm 1990, một thảm họa đường hầm dành cho người đi bộ làm 1.426 người chết.
C, Năm 2015, một thảm hoạ giẫm đạp dẫn đến việc cướp đi mạng sống của hơn 2.400 người.
D, Một số vụ chen lấn đám đông gây chết chóc nhất ở thời hiện đại đã xuất hiện trong lễ hajj, cuộc hành hương đến Mecca, Saudi Arabia của người theo đạo Islamic hằng năm.
Thông tin “Cái chết thảm khốc của ít nhất 56 người tại một cuộc giẫm đạp ở sân vận động bóng đá tại Nzérékoré, Guinea.” không được đề cập trong văn bản. Đáp án: A
Câu 23 [755550]: Theo đoạn trích, đâu là cách phòng ngừa thảm họa chết chóc tại các đám đông?
A, Bình tĩnh.
B, Bảo vệ ngực.
C, Các nhà tổ chức đảm bảo các lối thoát hiệu quả và loại trừ các điểm nghẽn.
D, Tránh các bức tường và rào chắn.
Dựa vào thông tin trong đoạn: “Trong khi mỗi người có thể có được những phòng ngừa cho riêng mình, Bi nói, các nhà thiết kế địa điểm, những người tổ chức sự kiện và cả chính quyền đều đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn những nguy cơ. Các nhà tổ chức phải đảm bảo các lối thoát hiệu quả và loại trừ các điểm nghẽn.”
→ Theo đoạn trích, cách phòng ngừa thảm họa chết chóc tại các đám đông là các nhà tổ chức phải đảm bảo các lối thoát hiệu quả và loại trừ các điểm nghẽn. Đáp án: C
Câu 24 [755551]:
“Nếu bị ngã, Bi nói, hãy bảo vệ đầu và cuộn tròn theo tư thế bào thai để giảm thiểu khả năng bị chấn thương.”
“Bi nói” là thành phần nào trong câu?
A, Phụ chú.
B, Chủ ngữ.
C, Vị ngữ.
D, Khởi ngữ.
“Bi nói” là thành phần phụ chú, được thêm vào để chú thích thông tin về người nói. Đáp án: A
Câu 25 [755552]:
“Thêm vào đó, việc điều phối sự tiếp cận những khu vực có mật độ cao có thể ngăn ngừa khả năng thúc đẩy các tình huống trở nên nguy hiểm, qua đó giam thiểu nguy cơ giẫm đạp.”
Cụm từ “thêm vào đó” mang ý nghĩa nào sau đây?
A, Nhấn mạnh sự tương đồng.
B, Nhấn mạnh sự khác biệt.
C, Loại trừ.
D, Bổ sung.
Cụm từ “thêm vào đó” được sử dụng để bổ sung thêm một biện pháp phòng ngừa, ngoài những biện pháp đã được đề cập trước đó.
→ Cụm từ “thêm vào đó” mang ý nghĩa bổ sung. Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
“ Ở từng thời kì, từng giai đoạn văn học, đề tài chiến tranh lại được khai thác, tiếp cận và phản ánh theo những góc độ và cảm hứng khác nhau. Văn xuôi Việt Nam trước năm 1975 mang âm hưởng sử thi với cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, nên những gì thuộc về thân phận con người dường như chưa được đề cập đến hoặc nếu có cũng chỉ lướt qua và khá mờ nhạt. Ngược lại, sau năm 1975, những tác phẩm viết về chiến tranh được phản ánh một cách đa chiều và toàn diện hơn. Ví dụ, trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng hình tượng người lính trong khói bom lửa đạn vẫn luôn giữ được sự hào sảng, lạc quan và khí thế quật cường, nhà văn ca ngợi những chiến công anh dũng của những con người bất khuất, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc; còn trong truyện ngắn “Người sót lại của rừng cười”, Võ Thị Hảo không khai thác vinh quang mà lại cho chúng ta thấy bi kịch của những người lính sau cánh rừng Trường Sơn, đặc biệt là người lính nữ, khiến độc giả không khỏi rùng mình, ớn lạnh trước những điều khủng khiếp mà chiến tranh gây ra: Nó chà đạp và tước đi quyền sống của con người.
Cùng là phụ nữ trong chiến tranh, Nguyệt và Thảo có những nét tương đồng, nhưng lại có số phận khác nhau. Họ đều là những cô gái xinh đẹp, mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ và quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nguyễn Minh Châu đã lãng mạn hóa và khắc họa cái đẹp phi thường, nâng vẻ đẹp của Nguyệt thành hoàn mĩ. Mặc cho bom đạn tàn phá, Nguyệt vẫn tự bộc lộ vẻ đẹp ngời sáng trong tâm hồn. Cô mang “vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi”. Cô dũng cảm, dù bị thương cũng không hề nao núng, vẫn gan góc chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì thế, chúng ta cảm mến và ngưỡng mộ Nguyệt. Còn Thảo, khi đọc “Người sót lại của rừng cười”, ta cảm thấy có chút gì tưng tức ở trong tim, cảm thấy chua chát và buồn thấu tận tâm can, tưởng như nước mắt cứ chực tuôn trào, khóc thương cho số phận éo le và đầy bi kịch của cô. Thảo rất cao thượng, cô sẵn sàng buông bỏ và lựa chọn cách ra đi để người mình yêu hạnh phúc, để Thành mãi là chàng hoàng tử hào hiệp của cô và các đồng đội, để giữ trọn lời hứa với chị Thắm, rằng không để đàn ông thương hại. Thảo đã viết trong lá thư tự gửi cho chính mình: “Em là người sót lại của rừng cười, nhưng hạnh phúc chẳng còn sót lại nơi em”. Câu nói ấy mới cay đắng và xót xa làm sao!”
(Hà Thy Linh, “Người sót lại của rừng cười” và thân phận người lính nữ trong chiến tranh, theo baovannghe.vn)
Câu 26 [755554]: Vấn đề nghị luận của đoạn trích là gì?
A, Đề tài chiến tranh.
B, Đề tài chiến tranh và hình tượng người phụ nữ trong chiến tranh qua văn học.
C, Hình tượng người phụ nữ trong chiến tranh.
D, Sự khốc liệt của chiến tranh.
Đoạn trích tập trung vào việc phân tích sự thay đổi trong cách phản ánh đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau năm 1975, đồng thời so sánh hai hình tượng người phụ nữ trong chiến tranh là Nguyệt (trong “Mảnh trăng cuối rừng”) và Thảo (trong “Người sót lại của rừng cười”). Đáp án: B
Câu 27 [755557]: Đoạn trích kết hợp vận dụng các thao tác lập luận nào?
A, So sánh, chứng minh, bình luận.
B, Phân tích, chứng minh, bác bỏ.
C, So sánh, chứng minh, bác bỏ.
D, Bác bỏ, so sánh, phân tích.
Đoạn trích kết hợp vận dụng các thao tác lập luận:
- So sánh: So sánh Nguyệt và Thảo – hai hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm văn học viết về đề tài chiến tranh.
- Chứng minh: Đưa ra các dẫn chứng từ hai tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” và “Người sót lại của rừng cười” để làm rõ vấn đề.
- Bình luận: Đưa ra nhận xét, đánh giá của người viết về giá trị của các tác phẩm. Đáp án: A
Câu 28 [755558]: Phương án nào sau đây là ý kiến trong lập luận của đoạn trích?
A, “Thảo đã viết trong lá thư tự gửi cho chính mình: “Em là người sót lại của rừng cười, nhưng hạnh phúc chẳng còn sót lại nơi em”.
B, “Thảo rất cao thượng, cô sẵn sàng buông bỏ và lựa chọn cách ra đi để người mình yêu hạnh phúc, để Thành mãi là chàng hoàng tử hào hiệp của cô và các đồng đội, để giữ trọn lời hứa với chị Thắm, rằng không để đàn ông thương hại.”
C, “Họ đều là những cô gái xinh đẹp, mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ và quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.”.
D, Nguyệt mang “vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi”.
Phương án “Họ đều là những cô gái xinh đẹp, mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ và quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.” bày tỏ quan điểm, nhận định chủ quan của người viết về Nguyệt và Thảo – những người phụ nữ trong chiến tranh. Đáp án: C
Câu 29 [755559]:
“Câu nói ấy mới cay đắng và xót xa làm sao!”
Câu văn trên thuộc kiểu câu nào sau đây?
A, Nghi vấn.
B, Trần thuật.
C, Cầu khiến.
D, Cảm thán.
Câu “Câu nói ấy mới cay đắng và xót xa làm sao!” là câu cảm thán, câu bộc lộ cảm xúc đau đớn, xót xa của người viết. Đáp án: D
Câu 30 [755561]:
“Thảo đã viết trong lá thư tự gửi cho chính mình: “Em là người sót lại của rừng cười, nhưng hạnh phúc chẳng còn sót lại nơi em”.”
Xác định chủ ngữ của câu trên.
A, “Thảo”.
B, “đã viết trong lá thư tự gửi cho chính mình”.
C, “Em”.
D, “hạnh phúc”.
Chủ ngữ của câu văn là: “Thảo” Đáp án: A
Questions 31-35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 31 [290172]: You should _____ a professional to check your house for earthquake damage.
A, have
B, make
C, take
D, get
Kiến thức về Câu nhờ vả
Cấu trúc với “get”: get sb to V = have sb do st = = have/get st done: nhờ ai làm gì
Tạm dịch: Bạn nên nhờ một chuyên gia đến kiểm tra ngôi nhà của bạn xem có bị hư hại do động đất không. Đáp án: D
Câu 32 [290173]: Lydia has two brothers, both of _____ want to become firefighters.
A, who
B, whom
C, them
D, that
Kiến thức mệnh đề quan hệ
Xét các đáp án
A. who : thay thế cho danh từ chỉ người, không đi sau giới từ ⇒ loại A
B. whom: thay thế cho danh từ chỉ người, làm tân ngữ trong câu → loại B vì vị trí cần điền là chủ ngữ
C. them: đại từ nhân xưng, chỉ nhiều người
⇒ Đáp án đúng
D. that: thay thế cho danh từ chỉ người và vật, sự vật
⇒ loại D
Tạm dịch: Lydia có hai anh trai, cả hai đều muốn trở thành lính cứu hỏa. Đáp án: C
Câu 33 [745994]: When attending this class, children are encouraged to develop _________ instead of accepting things passively without further question.
A, critical of thinking
B, thoughts on criticism
C, critical thinking
D, thinking and criticizing
Kiến thức về Vị trí của từ loại
Đề bài: Khi tham gia lớp học này, trẻ em được khuyến khích phát triển ______ thay vì chấp nhận mọi thứ một cách thụ động mà không đặt thêm câu hỏi
A. crittical of thinking => không phải là một cụm từ chuẩn trong tiếng Anh

B. thoughts on criticism /ˈkrɪtɪsɪzəm/: những suy nghĩ về sự phê bình => không phù hợp với ngữ cảnh của câu

C. critical thinking /ˌkrɪtɪkl ˈθɪŋkɪŋ/ (n): tư duy phản biện => Đúng

D. thinking and criticizing: suy nghĩ và chỉ trích => không phù hợp về nghĩa trong câu
=> Đáp án C
Tạm dịch: Khi tham gia lớp học này, trẻ em được khuyến khích phát triển tư duy phản biện thay vì chấp nhận mọi thứ một cách thụ động mà không đặt thêm câu hỏi

Đáp án: C
Câu 34 [290175]: It was announced that neither the passengers nor the driver _______ in the crash.
A, were injured
B, has been injured
C, was injured
D, was being injured
Kiến thức về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Hai danh từ nối nhau bằng cấu trúc: "either ... or, neither... nor, not only…but also" thì động từ chia theo chủ ngữ gần nó nhất.
⇒ Chia theo “the driver” → loại A
Sự việc đã diễn ra hoàn toàn trong quá khứ
⇒ Thì quá khứ đơn: was injured
Tạm dịch: Người ta thông báo rằng cả hành khách và tài xế đều không bị thương trong vụ va chạm. Đáp án: C
Câu 35 [290176]: Lack of sleep can have a bad _____ your performance at school.
A, affect in
B, effect in
C, affect on
D, effect on
Kiến thức về từ loại và giới từ
Ta có:
- effect /ɪˈfekt/ (n): sự ảnh hưởng
- affect /əˈfekt/ (v): ảnh hưởng
⇒ Vị trí cần điền là 1 danh từ
→ Loại A và C
Cấu trúc: effect on sth: ảnh hưởng lên cái gì
⇒ Chọn D
Tạm dịch: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của bạn ở trường. Đáp án: D
Questions 36-40: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Câu 36 [290177]: Jennie has considered to move to a big city for more job opportunities and a well-paid salary.
A, has
B, to move
C, for
D, well-paid
Kiến thức danh động từ/động từ nguyên mẫu
Ta có: consider + V-ing: cân nhắc, xem xét.
⇒ Sửa lỗi: to move ⇒ moving
Tạm dịch: Jennie đã cân nhắc việc chuyển đến một thành phố lớn để có thêm cơ hội việc làm và mức lương được trả lương cao. Đáp án: B
Câu 37 [290178]: Mai is cooking in the kitchen. She’s just gone to the shop. She bought some cakes. Would you like one?
A, the
B, gone
C, some
D, one
Kiến thức về thì hiện tại hoàn thành
Phân biệt “have gone to” và “have been to”
- “Have gone to”: đã đi đến 1 nơi nào đó nhưng chưa về
- “Have been to”: đã đi đến 1 nơi nào đó và đã quay trở về.
⇒ Sửa lỗi: gone ⇒ been
Tạm dịch: Mai đang nấu ăn trong bếp. Cô ấy vừa mới đến cửa hàng. Cô ấy đã mua một số bánh ngọt. Bạn có muốn một cái không? Đáp án: B
Câu 38 [290179]: Last summer, John was traveling to Manchester by the car when he crashed the car into a tree.
A, was traveling
B, the
C, crashed
D, a
Kiến thức về mạo từ
Khi nói về đi bằng phương tiện gì, ta không thêm “the”: by bus, by car, by taxi,...
⇒ Sửa lỗi: by the car ⇒ by car
Tạm dịch: Mùa hè năm ngoái, John đang đi ô tô đến Manchester thì xe anh ấy đâm vào một cái cây. Đáp án: B
Câu 39 [290180]: The equipment for camping in the mountains were more expensive than we had expected.
A, equipment
B, camping
C, were
D, had expected
Kiến thức về sự hòa hợp giữa danh từ và động từ
Các danh từ không đếm được như “weather, equipment, information, furniture,...” sẽ đi với động từ số ít.
⇒ Sửa lỗi were ⇒ was
Tạm dịch: Thiết bị cắm trại trên núi đắt hơn chúng tôi mong đợi. Đáp án: C
Câu 40 [290181]: He always receives high marks. He must be very smart, mustn’t he?
A, receives
B, marks
C, be
D, mustn’t
Kiến thức câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi với “must”:
- Chỉ sự cần thiết → needn't + S
- Chỉ sự cấm đoán → must + S
- Chỉ sự dự đoán ở hiện tại → dựa vào động từ theo sau must
- Chỉ sự dự đoán ở quá khứ → have/has + S
⇒ “Must be very smart”: chỉ sự dự đoán ở hiện tại
⇒ Sửa lỗi: mustn’t he ⇒ isn’t he
Tạm dịch: Anh ấy luôn được điểm cao. Chắc hẳn anh ấy rất thông minh phải không? Đáp án: D
Questions 41-45: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Câu 41 [290182]: “Will you be here tomorrow?” Michael asked - “Yes”, I answered.
A, Michael asked if I would be here the next day and replied that I would.
B, Michael asked if I will be there the next day and I replied that I will.
C, Michael asked if you would be there the next day and I replied that you would.
D, Michael asked if I would be there the next day and I replied that I would.
Tạm dịch: “Ngày mai cậu sẽ ở đây chứ?” Michael hỏi - “Có”, tôi trả lời.
Xét các đáp án
A. Michael hỏi liệu ngày hôm sau tôi có đến đây không và trả lời rằng tôi sẽ đến.⇒ Sai cấu trúc. Trong câu gián tiếp, “here” đổi thành “there”.
B. Michael hỏi liệu tôi có đến đó vào ngày hôm sau không và tôi trả lời rằng tôi sẽ đến đó.
⇒ Sai ngữ pháp. Trong câu gián tiếp ta phải lùi 1 thì
⇒ Will → Would
C. Michael hỏi bạn có đến đó vào ngày hôm sau không và tôi trả lời rằng bạn sẽ đến đó.
⇒ Sai về nghĩa. Michael hỏi nhân vật “I”, không phải người khác.
D. Michael hỏi liệu tôi có đến đó vào ngày hôm sau không và tôi trả lời rằng tôi sẽ đến đó.
⇒ Đáp án đúng. Cấu trúc câu tường thuật ở dạng câu hỏi YES-NO: S + asked/wanted to know/wondered if/whether + S + V(lùi thì). Đáp án: D
Câu 42 [290183]: Laura still kept calm although she was very angry when the kids misbehaved.
A, Despite Laura’s anger when the kids misbehaved, she succeeded in keeping their calm.
B, Angry as she were, Laura tried to keep calm when the kids misbehaved.
C, Laura didn’t lose her temper to become very angry when the kids misbehaved.
D, Laura managed to keep her temper with the kids when they misbehaved.
Tạm dịch: Laura vẫn giữ bình tĩnh dù rất tức giận khi bọn trẻ cư xử không đúng mực.
Xét các đáp án
A. Bất chấp sự tức giận của Laura khi bọn trẻ cư xử không đúng mực, cô đã thành công trong việc giữ bình tĩnh cho chúng.
⇒ Sai về nghĩa. Laura giữ bình tĩnh, không phải bọn trẻ.
B. Dù tức giận nhưng Laura cố gắng giữ bình tĩnh khi bọn trẻ cư xử không đúng mực.
⇒ Sai về nghĩa. Laura tức giận do bọn trẻ cư xử không tốt, không phải là cô đã tức giận từ trước.
C. Laura không hề mất bình tĩnh đến mức rất tức giận khi bọn trẻ cư xử không đúng mực.
⇒ Sai về cách dùng từ. Ta có “lose temper” = angry nên không thể có cách diễn đạt như vậy.
D. Laura đã cố gắng giữ bình tĩnh với bọn trẻ khi chúng cư xử không đúng mực.
⇒ Đáp án đúng
Ta có: manage to V: xoay sở để làm được gì
keep your temper: giữ bình tĩnh Đáp án: D
Câu 43 [745995]: They believe that industrial waste is the major cause of water pollution.
A, It is believed that water pollution is mainly to blame for industrial waste.
B, It is believed that industrial waste is held responsible for water pollution.
C, Industrial waste is believed to result from water pollution.
D, Industrial waste is believed to have caused high levels of water pollution.
Câu gốc: Họ tin rằng chất thải công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước.
A. Người ta tin rằng ô nhiễm nước chủ yếu là nguyên nhân gây ra chất thải công nghiệp. => Sai vì ngược nghĩa so với câu gốc

B. Người ta tin rằng chất thải công nghiệp bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước => Đúng

C. Người ta tin rằng chất thải công nghiệp là kết quả của ô nhiễm nước. => Sai vì ngược nghĩa so với câu gốc

D. Người ta tin rằng chất thải công nghiệp đã gây ra mức độ ô nhiễm nước cao => Sai vì câu gốc không nói mức độ ô nhiễm của nước
=> Đáp án B
- blame for sth: chịu trách nhiệm cho điều gì
be held responsible for sth: bị coi là nguyên nhân/gánh trách nhiệm về điều gì
result from sth: là kết quả của điều gì

Đáp án: B
Câu 44 [290185]: Large cars use more gas than smaller ones.
A, The larger the car, the more gas it consumes.
B, The larger the size of the car is, the less gas it consumes.
C, The more cars become, the more gas is consumed.
D, Large cars don’t consume as much gas as smaller ones.
Tạm dịch: Xe lớn sử dụng nhiều xăng hơn xe nhỏ.
Xét các đáp án
A. Xe càng lớn thì càng tiêu tốn nhiều xăng.
⇒ Đáp án đúng. Cấu trúc so sánh đồng tiến (càng … càng …): the + comparative adj / adv + S +V, the comparative adj / adv + S + V
B. Kích thước xe càng lớn thì lượng xăng tiêu thụ càng ít.
⇒ Sai về nghĩa. Càng lớn càng tốn xăng
C. Càng có nhiều ô tô thì càng tiêu tốn nhiều xăng.
⇒ Sai về nghĩa. Bài nói về kích thước xe, không phải số lượng xe.
D. Những chiếc xe lớn không tiêu thụ nhiều xăng như những chiếc xe nhỏ hơn.
⇒ Sai về nghĩa. Xe càng lớn càng tốn nhiều xăng. Đáp án: A
Câu 45 [290186]: Her speech was boring, so everyone got up and left.
A, She got up and left when everyone was talking.
B, Everyone stood up and left so that they could hear her boring speech.
C, No one stayed to listen to her because her speech was so boring.
D, Her speech was too boring for everyone to stand up and leave.
Tạm dịch: Bài phát biểu của cô ấy nhàm chán nên mọi người đều đứng dậy và rời đi.
Xét các đáp án
A. Cô đứng dậy và rời đi khi mọi người đang nói chuyện.
⇒ Sai về nghĩa.
B. Mọi người đều đứng dậy và rời đi để có thể nghe được bài phát biểu nhàm chán của cô.
⇒ Sai về nghĩa: Do bài phát biểu nhàm chán nên mọi người mới rời đi.
C. Không ai ở lại nghe cô giảng vì bài phát biểu của cô quá nhàm chán.
⇒ Đáp án đúng
D. Bài phát biểu của cô quá nhàm chán đến nỗi mọi người không thể đứng dậy và rời đi.
⇒ Sai về nghĩa. Cấu trúc too + adj + for + sb + to + V: quá đến nỗi không thể làm gì. Đáp án: C
Questions 46-52: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions.

1. Air pollution is contamination of the indoor or outdoor environment by any chemical, physical or biological agent that modifies the natural characteristics of the atmosphere.

2. Household combustion devices, motor vehicles, industrial facilities and forest fires are common sources of air pollution. Pollutants of major public health concern include particulate matter, carbon monoxide, ozone, nitrogen dioxide and sulfur dioxide. Outdoor and indoor air pollution cause respiratory and other diseases and are important sources of morbidity and mortality.
3. WHO data show that almost all of the global population (99%) breathe air that exceeds WHO guideline limits and contains high levels of pollutants, with low- and middle-income countries suffering from the highest exposures.

4. Air quality is closely linked to the earth’s climate and ecosystems globally. Many of the drivers of air pollution (i.e. combustion of fossil fuels) are also sources of greenhouse gas emissions. Policies to reduce air pollution, therefore, offer a win-win strategy for both climate and health, lowering the burden of disease attributable to air pollution, as well as contributing to the near- and long-term mitigation of climate change.

5. From smog hanging over cities to smoke inside the home, air pollution poses a major threat to health and climate. Ambient (outdoor) air pollution in both cities and rural areas is causing fine particulate matter which result in strokes, heart diseases, lung cancer, acute and chronic respiratory diseases.

6. Additionally, around 2.4 billion people are exposed to dangerous levels of household air pollution, while using polluting open fires or simple stoves for cooking fuelled by kerosene, biomass (wood, animal dung and crop waste) and coal.

7. The combined effects of ambient air pollution and household air pollution is associated with 7 million premature deaths annually. Sources of air pollution are multiple and context specific. The major outdoor pollution sources include residential energy for cooking and heating, vehicles, power generation, agriculture/waste incineration, and industry. Policies and investments that support sustainable land use, cleaner household energy and transport, energy-efficient housing, power generation, industry, and better municipal waste management can effectively reduce key sources of ambient air pollution.
(Adapted from: https://www.who.int/)
Câu 46 [745996]: The best title of the passage can be ________.
A, The global impact of air pollution on health and climate
B, Major sources of air pollution and their effects on ecosystems
C, Air quality policies for reducing household and ambient pollution
D, Combating the risks of indoor and outdoor air pollution globally
Tiêu đề hay nhất cho đoạn văn có thể là ________.
A. Tác động toàn cầu của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe và khí hậu => Đúng

B. Các nguồn ô nhiễm không khí chính và ảnh hưởng của chúng đối với hệ sinh thái => Sai vì bài viết không tập trung vào hệ sinh thái mà chủ yếu nói về sức khỏe và biến đổi khí hậu

C. Các chính sách về chất lượng không khí để giảm ô nhiễm trong nhà và môi trường => Sai vì bài viết chỉ đề cập đến chính sách ở cuối bài, không phải trọng tâm chính

D. Đối phó với rủi ro ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời trên toàn cầu => Sai vì bài viết không chỉ nói về "đối phó" mà còn đề cập đến tác động và nguyên nhân của ô nhiễm không khí
=> Đoạn 2, 5 và 7 đề cập đến các bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư phổi và 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm do ô nhiễm không khí... Đoạn 4 nhấn mạnh tác động đến khí hậu. 
=> Bài đọc đề cập đến cả sức khỏe và khí hậu 
=> Đáp án A
Đáp án: A
Câu 47 [745997]: The word “that” in paragraph 1 refers to ______.
A, air pollution
B, indoor or outdoor environment
C, chemical, physical, or biological agent
D, contamination
Từ “that” trong đoạn 1 đề cập đến ________.
A. Ô nhiễm không khí
B. Môi trường trong nhà hoặc ngoài trời
C. Tác nhân hóa học, vật lý hoặc sinh học
D. Sự nhiễm bẩn
Căn cứ vào ngữ cảnh:
Air pollution is contamination of the indoor or outdoor environment by any chemical, physical or biological agent that modifies the natural characteristics of the atmosphere
(Ô nhiễm không khí là sự nhiễm bẩn của môi trường trong nhà hoặc ngoài trời bởi bất kỳ tác nhân hóa học, vật lý hoặc sinh học nào, thứ làm thay đổi các đặc tính tự nhiên của khí quyển)
=> Từ "that" thay thế cho danh từ ngay trước đó, là "chemical, physical, or biological agent" (tác nhân hóa học, vật lý hoặc sinh học)
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 48 [745998]: In paragraph 2, what does the passage suggest about the effects of air pollution?
A, It leads to economic hardship and job loss.
B, It is a significant cause of illness and death.
C, It results in the decline in biodiversity.
D, It is mainly associated with respiratory diseases.
Trong đoạn 2, bài đọc gợi ý điều gì về tác động của ô nhiễm không khí?
A. Nó dẫn đến khó khăn kinh tế và mất việc làm.
B. Nó là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong.
C. Nó dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học.
D. Nó chủ yếu liên quan đến các bệnh về hô hấp.
Căn cứ vào thông tin
Outdoor and indoor air pollution cause respiratory and other diseases and are important sources of morbidity and mortality
(Ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà gây ra các bệnh về hô hấp và những bệnh khác, đồng thời là nguồn quan trọng gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong)
=> Ô nhiễm không khí không chỉ gây bệnh mà còn dẫn đến tử vong sớm
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 49 [745999]: In paragraph 3, what does the WHO data suggest about air pollution worldwide?
A, It is only a problem in industrialized countries.
B, Most of the population is exposed to unhealthy levels of air pollution.
C, Only a small portion of the global population is affected.
D, Air pollution is not a significant issue for public health.
Trong đoạn 3, dữ liệu của WHO cho thấy điều gì về ô nhiễm không khí trên toàn thế giới?
A. Chỉ là vấn đề của các quốc gia công nghiệp hóa.
B. Phần lớn dân số bị phơi nhiễm với mức độ ô nhiễm không khí không an toàn.
C. Chỉ một phần nhỏ dân số toàn cầu bị ảnh hưởng.
D. Ô nhiễm không khí không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
Căn cứ vào thông tin
WHO data show that almost all of the global population (99%) breathe air that exceeds WHO guideline limits and contains high levels of pollutants
(Dữ liệu của WHO cho thấy gần như toàn bộ dân số thế giới (99%) hít thở bầu không khí có mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn hướng dẫn của WHO)
=> Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến đa số mọi người
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 50 [746001]: What is the author's purpose in stating that "Many of the drivers of air pollution (i.e. combustion of fossil fuels) are also sources of greenhouse gas emissions"?
A, To emphasize that air pollution and climate change are vital issues
B, To show the connection between air pollution and climate change
C, To explain the effects of fossil fuels on the environment
D, To argue that policies for reducing air pollution would not affect climate change
Mục đích của tác giả khi nêu rằng "Nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (ví dụ: đốt nhiên liệu hóa thạch) cũng là nguồn phát thải khí nhà kính" là gì?
A. Nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu là những vấn đề quan trọng.
B. Chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.
C. Giải thích tác động của nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường.
D. Lập luận rằng các chính sách giảm ô nhiễm không khí sẽ không ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
Căn cứ vào ngữ cảnh đoạn 4: Sau khi nêu ra nguồn phát thải khí nhà kính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, tác giả kết luận rặng "Policies to reduce air pollution, therefore, offer a win-win strategy for both climate and health" (Do đó, các chính sách giảm thiểu ô nhiễm không khí mang lại lợi ích kép cho cả khí hậu và sức khỏe)
=> Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu có chung một nguyên nhân, đó là đốt nhiên liệu hóa thạch
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 51 [746002]: According to paragraph 6, which of the following is identified as a contributor to household air pollution?
A, The use of kerosene as a lighting source
B, The reliance on open fires for cooking purposes
C, The production of biomass in rural areas
D, Waste incineration near urban households
Theo đoạn 6, điều nào sau đây được xác định là yếu tố góp phần gây ô nhiễm không khí trong nhà?
A. Sử dụng dầu hỏa làm nguồn sáng.
B. Sử dụng bếp lửa mở để nấu ăn.
C. Sản xuất sinh khối ở vùng nông thôn.
D. Đốt rác gần các hộ gia đình đô thị.
Căn cứ vào thông tin
Around 2.4 billion people are exposed to dangerous levels of household air pollution, while using polluting open fires or simple stoves for cooking
(khoảng 2,4 tỷ người đang tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm khi sử dụng bếp lửa đơn giản hoặc bếp mở để nấu ăn)
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 52 [746000]: The word “multiple” in paragraph 7 is closest in meaning to _______.
A, striking
B, numerous
C, intricate
D, several
Từ “multiple” trong đoạn 7 có nghĩa gần nhất với ________.
A. Nổi bật
B. Nhiều
C. Phức tạp
D. Một số
Căn cứ vào ngữ cảnh của câu:
Sources of air pollution are multiple and context specific
(Các nguồn gây ô nhiễm không khí rất đa dạng và phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể)
=> Đáp án B Đáp án: B
Question 53-60: Read the passage carefully.
1. Social justice, a fundamental principle within modern societies, advocates for fairness, equality, and equity across social, economic, and political spheres. Social justice addresses inequalities within areas such as income distribution, access to education and healthcare, housing, and the criminal justice system. The goal is to ensure that everyone, regardless of their background, has equal opportunities and rights.
2. One key component of social justice is economic equality. Economic inequalities often arise from systemic issues, including wage gaps, wealth disparities, and a lack of access to quality jobs. These economic imbalances can hinder individuals and communities from achieving financial stability. For instance, the wage gap between men and women persists in many societies, with women typically earning less than men for the same work. Similarly, racial disparities can affect income levels, as some minority groups face greater obstacles in securing high-paying positions.
3. Another aspect of social justice is access to quality education. Education is widely recognized as a pathway to personal and professional advancement. However, not all individuals have equal access to quality education. In many cases, children from low-income families or rural communities may attend underfunded schools, limiting their educational opportunities. This educational inequality can create long-term disadvantages, affecting students’ abilities to pursue higher education or secure well-paying jobs.
4. Healthcare access also plays a significant role in social justice. Many people around the world lack adequate healthcare due to the high costs of medical services or an absence of facilities in their areas. This often results in health disparities, with marginalized groups experiencing higher rates of illness and reduced life expectancy. For example, in countries without universal healthcare, low-income individuals may delay or forgo medical treatments because they cannot afford them.
5. Social justice issues extend to the housing sector as well. Safe, affordable housing is a basic need, but homelessness and housing instability remain significant problems worldwide. Rising real estate prices and inadequate housing policies have led to shortages of affordable homes in major cities. These issues disproportionately affect low-income families, often forcing them to live in substandard conditions or unsafe areas.
6. The criminal justice system also plays a central role in the pursuit of social justice. Many activists argue that marginalized groups are more likely to face harsh penalties and incarceration rates compared to others, even when committing similar offenses. Studies have shown that systemic biases within law enforcement and the judiciary can result in unequal treatment of individuals from certain racial or socioeconomic backgrounds. This can perpetuate cycles of disadvantage and hinder individuals’ abilities to reintegrate into society after serving their sentences.
(Adapted from the real ielts)
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Câu 53 [746006]: The best title of the passage can be ________.
A, Barriers to Equality and Social Justice
B, How Social Justice Shapes Our Future
C, The Fight Against Inequality in Modern Societies
D, The Importance of Equal Rights and Opportunities
Tiêu đề tốt nhất của đoạn văn có thể là __________.
A. Các rào cản đối với bình đẳng và công lý xã hội => ĐúngĐoạn văn tập trung vào những vấn đề công lý xã hội, bao gồm bất bình đẳng kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nhà ở, và cách những vấn đề này ảnh hưởng đến xã hội.

B. Công lý xã hội hình thành tương lai của chúng ta => Sai vì bài đọc không tập trung vào tác động của công bằng xã hội đối với tương lai, mà chủ yếu mô tả các vấn đề hiện tại

C. Cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng trong các xã hội hiện đại => Sai vì bài đọc không nhấn mạnh vào các nỗ lực đấu tranh chống bất bình đẳng, mà chỉ mô tả các hình thức bất bình đẳng hiện có

D. Tầm quan trọng của quyền và cơ hội bình đẳng => Sai. Đây chỉ là một phần của bài viết. Bài viết nói về nhiều khía cạnh khác nhau của công lý xã hội, không chỉ là quyền và cơ hội bình đẳng
=> Đáp án A
Đáp án: A
Câu 54 [746007]: In paragraph 1, social justice is primarily concerned with ________.
A, economic reforms and international trade
B, Ensuring fairness and equal opportunities across various sectors.
C, promoting the rights of specific social groups
D, supporting only economically disadvantaged individuals
Trong đoạn 1, công lý xã hội chủ yếu quan tâm đến __________.
A. Cải cách kinh tế và thương mại quốc tế
B. Đảm bảo công bằng và cơ hội bình đẳng trong các lĩnh vực khác nhau
C. Thúc đẩy quyền lợi của các nhóm xã hội cụ thể
D. Chỉ hỗ trợ những cá nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn
Căn cứ vào thông tin
Social justice, a fundamental principle within modern societies, advocates for fairness, equality, and equity...The goal is to ensure that everyone, regardless of their background, has equal opportunities and rights
(Công lý xã hội, một nguyên lý cơ bản trong các xã hội hiện đại, đề cao sự công bằng, bình đẳng và công bằng ...Mục tiêu là đảm bảo rằng mọi người, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân, đều có cơ hội và quyền lợi bình đẳng)
=> C
ông lý xã hội được mô tả là đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và cơ hội cho tất cả mọi người trong các lĩnh vực
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 55 [746008]: The phrase “fundamental” in the first paragraph most likely means:
A, financial
B, obvious
C, incidental
D, essential
Cụm từ “fundamental” trong đoạn 1 có thể có nghĩa là __________.
A. Tài chính
B. Hiển nhiên
C. Không quan trọng
D. Cần thiết
Căn cứ vào ngữ cảnh của câu
Social justice, a fundamental principle within modern societies, advocates for fairness, equality, and equity across social, economic, and political spheres
(Công lý xã hội, một nguyên lý cơ bản trong các xã hội hiện đại, đề cao sự công bằng, bình đẳng và công bằng trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế và chính trị)
=> 
"fundamental" được sử dụng để nhấn mạnh rằng công bằng xã hội là một nguyên tắc cơ bản, thiết yếu
=> Đáp án D Đáp án: D
Câu 56 [746010]: According to the information in paragraph 2, which of these is NOT considered a cause of economic inequality?
A, The wage gap between genders
B, Disparities in financial resources
C, The prohibitive cost of higher education
D, Barriers preventing access to high-quality jobs"
Theo thông tin trong đoạn 2, yếu tố nào dưới đây KHÔNG được coi là nguyên nhân của sự bất bình đẳng kinh tế?
A. Khoảng cách tiền lương giữa các giới
B. Sự phân chia tài nguyên tài chính
C. Chi phí cao của giáo dục đại học
D. Rào cản ngăn cản việc tiếp cận công việc chất lượng cao
Căn cứ vào các thông tin
Economic inequalities often arise from systemic issues, including wage gaps, wealth disparities, and a lack of access to quality jobs
(Một yếu tố quan trọng của công lý xã hội là bình đẳng kinh tế. Bất bình đẳng kinh tế thường phát sinh từ các vấn đề hệ thống, bao gồm sự chênh lệch về mức lương, sự phân hóa tài sản thiếu cơ hội tiếp cận công việc chất lượng)
=> A, B, D đều được đề cập
=> Đáp án C
Đáp án: C
Câu 57 [746011]: The word “they” in paragraph 4 refers to:
A, facilities
B, medical treatments
C, low-income individuals
D, healthcare
Từ “they” trong đoạn 4 ám chỉ __________.
A. Các cơ sở y tế
B. Các dịch vụ điều trị y tế
C. Những người có thu nhập thấp
D. Chăm sóc sức khỏe
Căn cứ vào ngữ cảnh câu
in countries without universal healthcare, low-income individuals may delay or forgo medical treatments because they cannot afford them
(ở những quốc gia không có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu, những người có thu nhập thấp có thể trì hoãn hoặc bỏ qua điều trị y tế vì họ không đủ khả năng chi trả)
=> 
they” trong đoạn 4 ám chỉ những người có thu nhập thấp
=> Đáp án C
Đáp án: C
Câu 58 [746012]: From paragraph 5, it can be inferred that ________.
A, Urbanization has universally enhanced residential living standards, ensuring equitable housing conditions.
B, Economically disadvantaged households frequently face limited choices regarding residential accommodation.
C, Housing seldom features prominently within the discourse on social equity and justice.
D, Comprehensive and universally implemented policies for affordable housing are already established globally.
Từ đoạn 5, có thể suy ra rằng __________.
A. Quá trình đô thị hóa đã nâng cao tiêu chuẩn sống và đảm bảo điều kiện nhà ở công bằng ở mọi nơi.
B. Các hộ gia đình có thu nhập thấp thường gặp phải sự hạn chế về sự lựa chọn nơi ở.
C. Nhà ở ít khi được đề cập trong các cuộc thảo luận về công bằng và công lý xã hội.
D. Các chính sách toàn diện và được áp dụng toàn cầu về nhà ở giá rẻ đã được thiết lập.
Căn cứ vào thông tin
Homelessness and housing instability remain significant problems worldwide... These issues disproportionately affect low-income families, often forcing them to live in substandard conditions or unsafe areas.
(tình trạng vô gia cư và bất ổn trong nhà ở vẫn là vấn đề lớn trên toàn cầu... Những vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến các gia đình có thu nhập thấp, thường buộc họ phải sống trong các điều kiện kém hoặc những khu vực không an toàn)
=> C
ác gia đình thu nhập thấp có ít lựa chọn về nhà ở
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 59 [746018]: The phrase "to reintegrate into society" in paragraph 6 most likely means ________.
A, to become more involved in the criminal justice system
B, to return to a normal life after incarceration
C, to integrate into an unfamiliar or newly formed community
D, to ascend to a role of authority or leadership
Cụm từ "to reintegrate into society" trong đoạn 6 có nghĩa là __________.
A. Trở nên tham gia nhiều hơn vào hệ thống tư pháp hình sự
B. Trở lại cuộc sống bình thường sau khi bị giam giữ
C. Hòa nhập vào một cộng đồng mới hoặc chưa quen thuộc
D. Lên một vị trí quyền lực hoặc lãnh đạo
Căn cứ vào ngữ cảnh của câu
This can perpetuate cycles of disadvantage and hinder individuals’ abilities to reintegrate into society after serving their sentences
(Điều này có thể duy trì vòng xoáy bất lợi và cản trở khả năng tái hòa nhập của các cá nhân vào xã hội sau khi thụ án)
=> 
"reintegrate into society" đề cập đến việc trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội sau khi đã chấp hành xong bản án
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 60 [746019]: In paragraphs 2, 3, and 4, it is evident that ________.
A, social justice is solely concerned with political rights
B, disparities in economic, educational, and healthcare opportunities impact overall societal well-being
C, all societal issues can be resolved without addressing systemic biases
D, education and healthcare are unrelated to economic stability
Từ đoạn 2, 3 và 4, có thể thấy rằng __________.
A. Công lý xã hội chỉ quan tâm đến quyền chính trị => Sai vì ba đoạn này cho thấy công bằng xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực khác ngoài quyền chính trị, bao gồm kinh tế, giáo dục và y tế

B. Sự bất bình đẳng trong cơ hội kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội => Đúng. Các đoạn 2, 3, và 4 chỉ ra rằng bất bình đẳng trong kinh tế, giáo dục và y tế sẽ tác động trực tiếp đến phúc lợi xã hội, gây ra sự phân hóa và bất công trong cộng đồng

C. Tất cả các vấn đề xã hội có thể giải quyết mà không cần phải giải quyết các thiên kiến hệ thống => Sai vì các đoạn này nhấn mạnh rằng nhiều vấn đề bất bình đẳng bắt nguồn từ "systemic issues" (vấn đề mang tính hệ thống)

D. Giáo dục và chăm sóc sức khỏe không liên quan đến sự ổn định kinh tế => Sai, bài viết chỉ ra mối liên hệ giữa các lĩnh vực này.
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 61 [25593]: Cho hàm số có đồ thị . Hệ số góc lớn nhất của tiếp tuyến với đồ thị
A, 1.
B, 6.
C, 12.
D, 9.
Đáp án C
Đáp án: C
Câu 62 [78421]: Cho là các số thực dương tùy ý khác khác Đặt Khẳng định nào sau đây đúng?
A,
B,
C,
D,
Ta có Chọn B. Đáp án: B
Câu 63 [747518]: Đội thanh niên xung kích của một trường trung học phổ thông có 12 học sinh trong đó có 9 học sinh nam và 3 học sinh nữ. Đoàn trường cần chọn một nhóm 5 học sinh đi làm nhiệm vụ sao cho phải có 1 đội trưởng nam, 1 đội phó nam và có ít nhất 1 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
A, 6210.
B, 6345.
C, 6435.
D, 6120.
Chọn đáp án D.
Số cách chọn một nhóm 5 học sinh có 1 đội trưởng nam, 1 đội phó nam là:
Số cách chọn một nhóm 5 học sinh có 1 đội trưởng nam, 1 đội phó nam và có không có nữ là:
Vậy số cách chọn một nhóm 5 học sinh có 1 đội trưởng nam, 1 đội phó nam và có ít nhất 1 nữ là: Đáp án: D
Câu 64 [747519]: Cho hai số thực thỏa mãn Khi đó bằng bao nhiêu?
A,
B,
C,
D,
HD: Chọn D

Đáp án: D
Câu 65 [256950]: Gọi lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn Tính tổng
A,
B,
C,
D,
Hàm số
Ta có Suy ra Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 66 [288941]: Trên đoạn cho hàm số liên tục và có đồ thị là nửa đường tròn như hình vẽ bên. Biết là một nguyên hàm của trên đoạn thỏa mãn Khi đó bằng
A,
B,
C,
D,
Dựa vào hình vẽ ta thấy nửa hình tròn có bán kính bằng 1
Suy ra diện tích của nửa hình tròn bằng
Ta có diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số , đường thẳng , đường thẳng

Chọn đáp án B. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 69
Câu 67 [747521]: Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số tạo với trục hoành một góc bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Ta thấy tiệm cận xiên của đồ thị hàm số tại 2 điểm
Gọi tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là

Vậy tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là:
Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là , giao điểm của hai tiệm cận có tọa độ là
Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số tạo với trục hoành một góc Đáp án: B
Câu 68 [747522]: Giá trị của bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là
Lúc này ta có:
Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là:



Giá trị của Đáp án: A
Câu 69 [747523]: Tích tất cả các giá trị của tham số để đường thẳng cắt đồ thị tại hai điểm phân biệt sao cho
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Dựa vào đồ thị, ta thấy:
+) Đồ thị hàm số có 1 đường tiệm cận đứng nên suy ra
Khi đó,
+) Đồ thị hàm số có 1 đường tiệm cận xiên, vì đường này đi qua gốc tọa độ và điểm nên có phương trình là Để xác định hệ số của hàm số ta dựa vào công thức tính các hệ số của đường tiệm cận xiên của hàm số

Ta có
do đó
Suy ra
Tiếp theo, ta có
Suy ra
Phương trình hoành độ giao điểm




Theo giả thiết: đường thẳng cắt đồ thị tại hai điểm phân biệt nên phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt
Theo định lý Viet, ta có
Khi đó,
Lại có
Vậy tích các giá trị của tham số thỏa mãn yêu cầu bài toán bằng Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 70 đến 71
Câu 70 [747526]: Giá trị của bằng:
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Ta có:



Dự đoán

Vậy Đáp án: B
Câu 71 [747527]: Tính giới hạn
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 72 đến 73
Ông Duy được tư vấn bổ sung chế độ ăn kiêng đặc biệt bằng cách sử dụng hai loại thực phẩm khác nhau là X và Y. Mỗi gói thực phẩm X chứa 20 đơn vị canxi, 20 đơn vị sắt và 10 đơn vị vitamin B. Mỗi gói thực phẩm Y chứa 20 đơn vị canxi, 10 đơn vị sắt và 20 đơn vị vitamin B. Yêu cầu hằng ngày tối thiểu trong chế độ ăn uống là 240 đơn vị canxi, 160 đơn vị sắt và 140 đơn vị vitamin B. Mỗi ngày không được dùng quá 12 gói mỗi loại.
Câu 72 [747529]: Nếu ông Duy cần dùng gói thực phẩm loại X và gói thực phẩm loại Y thì số đơn vị sắt cần bổ sung mỗi ngày là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Theo bài ta có:
Mỗi gói thực phẩm X chứa 20 đơn vị sắt, mỗi gói thực phẩm Y chứa 10 đơn vị sắt
Vậy số đơn vị sắt cần bổ sung mỗi ngày là: Đáp án: B
Câu 73 [747530]: Biết 1 gói thực phẩm loại X giá 20 000 đồng, 1 gói thực phẩm loại Y giá 25 000 đồng. Khi đó số tiền ít nhất mà ông Duy cần bỏ ra để mua hai loại thực phẩm X và Y là bao nhiêu nghìn đồng?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Chi phí 1 ngày là:

Chọn thỏa hệ bất phương trình ta có:

nhỏ nhất khi đồng. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Câu 74 [747533]: Với tích tất cả các nghiệm của phương trình bằng
A, 1.
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Thay vào phương trình:

Tích tất cả các nghiệm của phương trình bằng Đáp án: D
Câu 75 [747534]: Gọi là tập hợp tất cả các giá trị của sao cho phương trình trên có hai nghiệm dương phân biệt. Biết là một khoảng có dạng tính
A, 1.
B, 3.
C, 4.
D, 2.
HD: Đặt
ĐK PT có 2 nghiệm phân biệt là:
Khi đó:
Để
Vậy Chọn A. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Câu 76 [747535]: Biết rằng phương trình trên luôn có nghiệm , giá trị thuộc khoảng nào sau đây?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.





Đặt
Khi đó ta có phương trình

Vậy phương trình trên luôn có nghiệm thuộc khoảng Đáp án: D
Câu 77 [747537]: Số giá trị nguyên của tham số để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt thuộc đoạn
A,
B,
C,
D,
Ta có
Đặt khi thì
Khi đó ta có phương trình
Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt thuộc phương trình có hai nghiệm phân biệt
Suy ra có giá trị nguyên của tham số để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt thuộc
Chọn đáp án C. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 78 đến 80
Câu 78 [747538]: Tính xác suất con gà từ chuồng I sang chuồng II là gà mái
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Gọi là biến cố có con gà mái từ chuồng sang chuồng . Suy ra Đáp án: A
Câu 79 [747540]: Xác suất để con gà từ chuồng II chạy ra ngoài là gà trống bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Gọi là biến cố có con gà mái từ chuồng sang chuồng . Suy ra
Gọi là biến cố có con gà trống từ chuồng sang chuồng . Suy ra .
Gọi là biến cố một con gà từ chuồng chạy ra ngoài là gà trống.
Gọi là biến cố một con gà từ chuồng chạy ra ngoài là gà mái.
Ta có:
Áp dụng công thức xác suất toàn phần, ta có
. Đáp án: D
Câu 80 [747544]: Biết con gà từ chuồng II chạy ra ngoài là gà mái, xác suất để con gà từ chuồng I sang chuồng II là gà trống là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Gọi là biến cố có con gà mái từ chuồng sang chuồng . Suy ra
Gọi là biến cố có con gà trống từ chuồng sang chuồng . Suy ra .
Gọi là biến cố một con gà từ chuồng chạy ra ngoài là gà trống.
Gọi là biến cố một con gà từ chuồng chạy ra ngoài là gà mái.
Ta có:
Áp dụng công thức xác suất toàn phần, ta có
.
Suy ra
Áp dụng công thức xác suất có điều kiện, ta có Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 81 đến 82
Câu 81 [747547]: Điểm trên trục để ba điểm thẳng hàng có hoành độ bằng
A,
B,
C,
D,
là trung điểm nên
Do thuộc trục nên
Để ba điểm thẳng hàng Đáp án: C
Câu 82 [747550]: Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác bằng:
A,
B,
C,
D,
Gọi ta có:
Suy ra Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 83 đến 84
Câu 83 [747551]: Phương trình đường thẳng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Ta có:
Đường thẳng đi qua có phương trình
Đường thẳng đi qua và vuông góc
Đường thẳng đi qua và vuông góc có phương trình
Do nên
Vì M là trung điểm nên .
Vậy

Phương trình đường thẳng là: Đáp án: B
Câu 84 [747552]: Tọa độ đỉnh thì bằng
A,
B,
C,
D,

Đường thẳng đi qua có phương trình
Đường thẳng đi qua và vuông góc có phương trình
Do nên
Vì M là trung điểm nên Vậy
Đường thằng AD đi qua A, D có phương trình
Lấy N đối xứng M qua phân giác AD
Đường thẳng đi qua A và N có phương trình
nên
Vậy là điểm cần tìm. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 85 đến 87
Câu 85 [747553]: Thể tích khối chóp bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.

Diện tích hình thoi
là trung điểm là đường cao của hình chóp

vuông tại

Đáp án: A
Câu 86 [747554]: Đường thẳng tạo với đáy một góc xấp xỉ bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.


Xét có:
Đáp án: B
Câu 87 [747557]: Khoảng cách giữa 2 đường thẳng
A,
B,
C,
D,

Chọn đáp án C.
Gọi là trung điểm của
Khi đó
Ta có:
Do
Khi đó
Dựng là đoạn vuông góc chung của
Dựng
Do đó Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90
Câu 88 [747559]: Khoảng cách từ điểm đến bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Đáp án: C
Câu 89 [747560]: Mặt phẳng chứa và vuông góc với có phương trình là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.
Ta có:
Đường thẳng đi qua điểm và có
Mặt phẳng chứa và vuông góc với nên có 1 VTPT là:

Phương trình mặt phẳng là:
Đáp án: C
Câu 90 [747561]: Xét đường thẳng cắt tại hai điểm sao cho là trung điểm của Biết là một vectơ chỉ phương của Tính
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Ta chuyển phương trình đường thẳng từ dạng chính tắc sang dạng tham số, ta được
Giả sử là trung điểm của đoạn thẳng nên ta có

nên
Suy ra vectơ chỉ phương của đường thẳng
Suy ra Đáp án: A
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Trong một khu vườn có chia bảy luống đất khác nhau A, B, C, D, E, F và G, mỗi luống trồng một trong bảy loại rau: cải bắp, khoai lang, đậu xanh, hành lá, súp lơ, chân vịt, muống. Có 7 loại sâu là P, Q, R, S, T, U và V, mỗi loại chỉ ăn đúng một trong số loại rau trên.
(i) Sâu P ăn rau trồng ở luống ở E; sâu S ăn hành lá.
(ii) Luống F không trồng rau chân vịt.
(iii) Luống A trồng đậu xanh nhưng không có con sâu U và S nào ăn nó.
(iv) Sâu V và Q ăn súp lơ và rau chân vịt ở luống B và F.
(v) Sâu P và T ăn rau khoai lang và rau muống ở các luống khác C và D.
(vi) Nếu sâu T ăn rau đậu xanh thì rau đậu xanh không được trồng ở luống A.
(vii) Luống E trồng rau muống hoặc cải bắp.
Câu 91 [289922]: Loại sâu nào nào ăn rau cải bắp?
A, P.
B, R.
C, U.
D, Không xác định được.
Dựa vào các dữ kiện:
• Trong một khu vườn có chia bảy luống đất khác nhau A, B, C, D, E, F và G;
• mỗi luống trồng một trong bảy loại rau: cải bắp, khoai lang, đậu xanh, hành lá, súp lơ, chân vịt, muống.
• Có 7 loại sâu là P, Q, R, S, T, U và V, mỗi loại chỉ ăn đúng một trong số loại rau trên.
Kết hợp với 7 dữ kiện:
(i) Sâu P ăn rau trồng ở luống ở E; sâu S ăn hành lá.
(ii) Luống F không trồng rau chân vịt.
(iii) Luống A trồng đậu xanh nhưng không có con sâu U và S nào ăn nó.
(iv) Sâu V và Q ăn súp lơ và rau chân vịt ở luống B và F.
(v) Sâu P và T ăn rau khoai lang và rau muống ở các luống khác C và D.
(vi) Nếu sâu T ăn rau đậu xanh thì rau đậu xanh không được trồng ở luống A.
(vii) Luống E trồng rau muống hoặc cải bắp.
Minh họa:
30hh.png
Từ (V) và (VII) luống E trồng rau muống sâu T ăn khai lang ở luống G.
Minh hoạ:
32hh.png
Kết hợp với (I), (III) U ăn rau bắp cải, R ăn đậu xanh Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 92 [289923]: Rau muống được trồng ở luống nào?
A, B.
B, E.
C, G.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án B.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
33hh.png
Đáp án: B
Câu 93 [289924]: Nếu hành lá được trồng ở luống C thì loại rau nào được trồng ở luống D?
A, Súp lơ.
B, Rau chân vịt.
C, Rau muống.
D, Cải bắp.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
34hh.png
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “hành lá được trồng ở luống C” luống D sẽ trồng cải bắp. Đáp án: D
Câu 94 [289925]: Nếu sâu V ăn rau chân vịt thì sâu Q ăn loại rau nào sau đây?
A, Cải bắp.
B, Rau muống.
C, Súp lơ.
D, Không loại nào trong các đáp án trên.
Chọn đáp án C.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
35hh.png
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “sâu V ăn rau chân vịt” sâu Q ăn rau súp lơ. Đáp án: C
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 98
Một nhóm tám bạn gồm G, H, I, J, K, L, M, N ngồi thành một hàng (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Một số bạn hướng về phía nam; số còn lại hướng về phía bắc. Biết không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam.
• J và H quay mặt về hai hướng khác nhau và giữa họ có đúng một bạn khác.
• M ngồi phía bên phải G và cách G đúng một bạn.
• Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn.
• K ngồi ngay cạnh phía bên phải của H, bạn mà quay mặt cùng hướng với I.
• I ngồi ngay cạnh phía bên trái của N và một trong hai bạn ngồi ở vị trí ngoài cùng.
• G ngồi phía bên trái của N và cũng là phía bên trái của bạn L.
• K và L quay mặt cùng hướng với nhau và ngược hướng so với bạn I và M.
Câu 95 [289882]: Ai ngồi bên trái J và cách J hai bạn?
A, K.
B, M.
C, L.
D, N.
Dựa vào dữ kiện:
• Một nhóm tám bạn ngồi thành một hàng
Minh họa:
1hh.png
• Một số bạn hướng về phía nam; số còn lại hướng về phía bắc
• Biết không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam
• J và H quay mặt về hai hướng khác nhau và giữa họ có đúng một bạn khác; Có 4 trường hợp: (1)
2hh.png
• M ngồi phía bên phải G và cách G đúng một bạn.
Có 2 trường hợp: (2)
3hh.png
• Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn (3).
• K ngồi ngay cạnh phía bên phải của H, bạn mà quay mặt cùng hướng với I H cùng hướng với I.
Có 2 trường hợp: (4)
4hh.png
• I ngồi ngay cạnh phía bên trái của N và một trong hai bạn ngồi ở vị trí ngoài cùng. Có 4 trường hợp: (5)
5hh.png
• G ngồi phía bên trái của N và cũng là phía bên trái của bạn L N và L cùng hướng hoặc G ở giữa 2 hướng nhìn đối nhau của N và L(6).
• K và L quay mặt cùng hướng với nhau và ngược hướng so với bạn I và M K, L cùng hướng; I và M cùng hướng (7).
Từ (5) (6) (5) còn 2 trường hợp thỏa mãn:
6hh.png
Thử với TH1: 7hh.png
I nhìn về phía bắc H nhìn về phía bắc (K ngồi ngay cạnh phía bên phải của H, bạn mà quay mặt cùng hướng với I) Có 2 trường hợp xảy ra:TH1.1:
8hh.png
9hh.png3 trường hợp không thể xảy ra do mâu thuẫn
TH1.1a: Không còn chỗ cho (2).
TH1.1b: K, L ngồi cạnh nhau cùng nhìn về phía nam; số bạn ngồi bên phải của M có 3, số bạn ngồi bên phải của K là 6; G ngồi bên phải L..v..v…
TH1.1c: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn.TH1.1 không thể xảy ra.
TH1.2:
10hh.png
Có 4 trường hợp xảy ra:
11hh.png
TH1.2 không thể xảy ra.
Thử với TH2:
12hh.png
TH2.1: I nhìn về phía nam.
13hh.png
TH2.1 có 6 trường hợp xảy ra.
14hh.png
6 trường hợp không thể xảy ra do mâu thuẫn
TH2.1.1a: Không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam..v..v…
TH2.1.1b: Không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam..v..v…
TH2.1.2a: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn..v..v…
TH2.1.2b: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn..v..v…
TH2.1.2c: Không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam..v..v…
TH2.1.2d: Không còn chỗ cho (2).
TH2.1 không thể xảy ra.
Thông tin chắc chắn đúng là:
15hh.png
TH2.2: I nhìn về phía bắc.
16hh.png
TH2.2 có 7 trường hợp xảy ra.
18hh.png
6 trường hợp không thể xảy ra do mâu thuẫn
TH2.2.1a:K và L quay mặt cùng hướng với nhau và ngược hướng so với bạn I và M..v..v…
TH2.2.1b: K và L quay mặt cùng hướng với nhau và ngược hướng so với bạn I và M..v..v…
TH2.2.1c: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn..v..v…
TH2.2.1d: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn..v..v…
TH2.2.2c: Không còn chỗ cho (2).
TH2.2.2b: Không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam..v..v…
TH2.2.2c: thoả mãn tất cả các dữ kiện cần tìm.
Cách sắp xếp cần tìm là:
19hh.png
K ngồi bên trái J và cách J hai bạn Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 96 [289883]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, M và G quay mặt về các hướng khác nhau.
B, Giữa K và J có đúng ba bạn khác ngồi.
C, N và H là hai bạn ngồi ngoài cùng.
D, L và I quay mặt về các hướng khác nhau.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
20hh.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 97 [289884]: Ai ngồi ngay cạnh phía bên phải của G?
A, K.
B, L.
C, H.
D, J.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
21hh.png
J ngồi ngay cạnh phía bên phải của G. Đáp án: D
Câu 98 [289885]: Có bao nhiêu bạn quay mặt về phía bắc?
A, 5.
B, 3.
C, 2.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án A.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
22hh.png
Có 5 bạn quay mặt về phía bắc. Đáp án: A
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102
Biểu đồ sau đây cho biết thị phần của 5 công ty ô tô tại một quốc gia trong 5 năm. Giả sử tổng doanh số của 5 công ty này tăng 20% sau mỗi 2 năm.
Câu 99 [691478]: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số của công ty A từ năm 2008 đến năm 2012 là bao nhiêu phần trăm?
A, 100%.
B, 80%.
C, 75%.
D, 25%.
Chon đáp án B.
Giả sử doanh số của 5 công ty năm 2008 là 100.
$\Rightarrow $ Doanh số của công ty A năm 2008 là $100.20\%=20.$
Doanh số của 5 công ty năm 2012 là $100.1,{{2}^{2}}=144.$
$\Rightarrow $ Doanh số của công ty A năm 2012 là $144.25\%=36.$ Đáp án: B
Câu 100 [691479]: Nếu tổng doanh số của 5 công ty vào năm 2008 là 285 000 thì doanh số của công ty D vào năm 2014 là bao nhiêu?
A, 98 500.
B, 99 200.
C, 96 500.
D, 97 500.
Chon đáp án A.
Tổng doanh số của 5 công ty năm 2014 là $285\ 000.1,{{2}^{3}}=492\ 480.$
Doanh số của công ty D vào năm 2014 là $492\ 480.20\%\approx 98\ 500.$ Đáp án: A
Câu 101 [691480]: Có bao nhiêu công ty có doanh số tăng hơn 100% từ năm 2008 đến năm 2016?
A, 2.
B, 3.
C, 1.
D, 4.
Chon đáp án A.
Giả sử doanh số của 5 công ty năm 2008 là 100.
$\Rightarrow $Doanh số của 5 công ty năm 2016 là $100.1,{{2}^{4}}=207,36.$
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số của từng công ty từ năm 2008 đến 2016 là
Công ty A: $\frac{207,36.30\%-100.20\%}{100.20\%}\approx 211\%.$
Công ty B: $\frac{207,36.20\%-100.27,7\%}{100.27,7\%}\approx 50\%.$
Công ty C: $\frac{207,36.15\%-100.22,3\%}{100.23,3\%}\approx 39\%.$
Công ty D: $\frac{207,36.15\%-100.20\%}{100.20\%}\approx 315\%.$ Đáp án: B
Câu 102 [691481]: Công ty nào có tỷ lệ tăng trưởng doanh số cao nhất từ năm 2010 đến năm 2016?
A, A.
B, B.
C, D.
D, E.
Chon đáp án B.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cao nhất từ năm 2010 đến năm 2016 của từng công ty là
A: $\frac{30-30}{20}=0%.$
B: $\frac{20%.100.1,{{2}^{3}}-10%.100}{10%.100}=245,6%.$
D: $\frac{15-15}{15}=0%.$
E: $\frac{20-20}{20}=0%.$ Đáp án: B
Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang, thép luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển, tạo thành dung dịch chất điện li. Gang, thép có thành phần chính là sắt và carbon cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên vô số pin rất nhỏ mà trong đó sắt đóng vai trò là anode và carbon đóng vai trò là cathode.
Câu 103 [746447]: Nếu 2 mol Fe bị oxi hóa thì có bao nhiêu mol O2 bị khử?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Các phản ứng xảy ra khi gang, thép để trong không khí ẩm:
Anode: Fe ⟶ Fe2+ + 2e
Cathode: O2 + 2H2O + 4e ⟶ 4OH
Áp dụng định luật bảo toàn electron:
→ Nếu 2 mol Fe bị oxi hóa thì sẽ có 1 mol O2 bị khử.

⇒ Chọn đáp án A Đáp án: A
Câu 104 [58996]: Trong không khí ẩm, các công trình xây dựng và vật dụng bằng thép bị ăn mòn tạo thành lớp gỉ sắt. Thành phần chủ yếu của gỉ sắt là
A, Fe(OH)2.
B, Fe2O3.nH2O.
C, FeS2.
D, FeCO3.
Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí tạo gỉ sắt Fe2O3.nH2O

Thành phần chủ yếu của gỉ sắt là Fe2O3.nH2O.

⇒ Chọn đáp án B
Đáp án: B
Câu 105 [746448]: Gỉ sét là iron(III) oxide Fe2O3. Nó được hình thành khi sắt tiếp xúc với nước và oxygen. Một số đinh sắt đã được cân trước và sau khi tiếp xúc với nước và oxygen trong một tuần. Khối lượng trước khi tiếp xúc là 28 gam và sau một tuần khối lượng là 40 gam. Phần trăm lượng oxygen có trên đinh sắt sau một tuần là bao nhiêu?
A, 13%.
B, 30%.
C, 54%.
D, 68%.
4Fe + 3O2 ⟶ 2Fe2O3
Sau một tuần khối lượng đinh sắt tăng từ 28 gam đến 40 gam.
Khối lượng oxygen trên đinh sắt là 40 – 28 = 12 gam.
Phần trăm oxygen có trên đinh sắt sau 1 tuần là:
%mO = 12 ÷ 40 × 100% = 30%

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Các kim loại ở thể rắn có cấu trúc tinh thể. Trong tinh thể kim loại, ở các nút mạng là các ion dương, xung quanh ion dương là các electron tự do. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do di chuyển có hướng ngược chiều điện trường.
Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động có hướng của các electron tự do, là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại. Nhiệt độ kim loại càng cao, các ion kim loại dao động càng mạnh , độ mất trật tự của mạng tinh thể càng tăng , càng làm cản trở chuyển động của các electron tự do. Vì vậy khi nhiệt độ tăng điện trở của kim loại càng tăng.
Các electron tự do trong dây dẫn khi di chuyển sẽ va chạm với các ion kim loại. Mỗi lần va chạm, một phần năng lượng của electron sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng dây dẫn. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt khi dòng điện chạy qua một vật dẫn kim loại.
Câu 106 [752171]: Cho các phát biểu sau:
(I) Trong tinh thể kim loại các nút mạng là các ion dương và electron tự do.
(II) Sự mất trật tự của mạng tinh thể gây ra điện trở cho kim loại.
(III) Nhiệt độ càng cao độ mất trật tự của mạng tinh thể càng cao.
(IV) Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn kim loại thì vật dẫn sẽ nóng lên.
Theo bài đọc, số phát biểu đúng là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
(I) Sai: Trong tinh thể kim loại các nút mạng là các ion dương. Xung quanh các ion dương là các electron tự do.
(II) Đúng: Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động có hướng của các electron tự do, gây ra điện trở cho kim loại.
(III) Đúng: Nhiệt độ kim loại càng cao, các ion kim loại dao động càng mạnh, độ mất trật tự của mạng tinh thể càng cao.
(IV) Đúng: Các electron tự do trong dây dẫn khi di chuyển sẽ va chạm với các ion kim loại. Mỗi lần va chạm, một phần năng lượng của electron tự do sẽ chuyển thành nhiệt năng, vật dẫn sẽ nóng lên.
Chọn C Đáp án: C
Câu 107 [752172]: Hạt tải điện của dòng điện trong kim loại là
A, ion dương và electron tự do.
B, electron tự do.
C, ion dương.
D, ion âm, ion dương và electron tự do.
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do di chuyển có hướng. Hạt tải điện của dòng điện trong kim loại là electron tự do.
Chọn B Đáp án: B
Câu 108 [752174]: Điện trở suất là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của mỗi chất. Điện trở suất ρ của một kim loại phụ thuộc nhiệt độ theo công thức ρ = ρo[1 + α(t - to)] trong đó ρo là điện trở suất ở nhiệt độ to (oC) thường lấy 20 oC; α là hệ số nhiệt điện trở, có đơn vị K-1. Bảng dưới đây có ghi giá trị ρo (điện trở suất ở 20 oC) và α của một số kim loại:

Xác định giá trị điện trở suất của đồng ở nhiệt độ 200 oC.
A, 3.10-8 Ωm.
B, 4.10-8 Ωm.
C, 3,5.10-8 Ωm.
D, 2,5.10-8 Ωm.
Giá trị điện trở suất của đồng ở nhiệt độ 200 oC là
Chọn A Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 109 đến 111
Nấm men có thể chuyển hoá glucose theo con đường hô hấp hiếu khí hoặc lên men rượu thuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Tế bào nấm men được nuôi cấy trong dung dịch glucose ở 2 điều kiện A và B, kết quả lượng khí được hấp thụ và thoát ra thể hiện trong bảng 6.1:

Glucose được chuyển hoá ntn trong từng điều kiện A và B? Biết rằng cả điều kiện A và B cùng chuyển hoá một lượng glucose tương đương nhau.
Một phòng thí nghiệm vi sinh học gần đây đã phân lập vi sinh vật Thermus szegediensis từ một dòng suối nước nóng. Trong một chuỗi các thí nghiệm (Exp), đầu tiên họ nuôi cấy T. Szegediensis trong các điều kiện khác nhau để kiểm tra nhu cầu dinh dưỡng của nó. Các điều kiện và kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:
Câu 109 [741090]: Glucose được chuyển hoá như thế nào trong điều kiện A và B? Biết rằng cả điều kiện A và B cùng chuyển hoá một lượng glucose tương đương nhau.
A, Trong điều kiện A, glucose được chuyển hóa bằng lên men rượu, còn trong điều kiện B, glucose được chuyển hóa đồng thời bằng hô hấp hiếu khí và lên men rượu.
B, Trong cả hai điều kiện A và B, glucose đều được chuyển hóa bằng hô hấp hiếu khí.
C, Trong điều kiện A, glucose được chuyển hóa đồng thời bằng hô hấp hiếu khí và lên men rượu, còn trong điều kiện B, glucose được chuyển hóa bằng lên men rượu.
D, Trong cả hai điều kiện A và B, glucose đều được chuyển hóa bằng lên men rượu.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

- Điều kiện A: Không có oxygen tham gia chuyển hoá, chỉ tạo ra được CO2 → Chỉ diễn ra quá trình lên men rượu.
- Điều kiện B: Nếu chỉ có hô hấp hiếu khí thì lượng O2 tham gia chuyển hoá phải bằng với lượng CO2 thoát ra, tuy nhiên lượng CO2 thoát ra nhiều hơn lượng O2 hấp thụ điều đó chứng tỏ rằng ở điều kiện B vừa xảy ra hô hấp hiếu khí, vừa xảy ra lên men rượu. Đáp án: A
Câu 110 [741093]: Loài L. Szegediensis dinh dưỡng bằng phương thức nào?
A, Quang tự dưỡng.
B, Hoá tự dưỡng.
C, Quang dị dưỡng.
D, Hoá dị dưỡng.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

- Ở thí nghiệm 3 và 4 không có ánh sáng chủng vi sinh vật này vẫn sinh trưởng.
- Thí nghiệm 2 và 3 không có nguồn glucose vẫn sinh trưởng chứng tỏ nó có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ mà không dùng năng lượng ánh sáng mặt trời. Đáp án: B
Câu 111 [741095]: Vi khuẩn lactic, như Lactobacillus và Streptococcus, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất sữa chua. Hãy cho biết hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn lactic trong quá trình này?
A, Vi khuẩn lactic chủ yếu sử dụng lipid trong sữa làm nguồn năng lượng để lên men.
B, Vi khuẩn lactic cần oxy để chuyển hóa đường thành acid lactic trong quá trình lên men sữa chua.
C, Vi khuẩn lactic là vi sinh vật dị dưỡng, chúng chuyển hóa lactose thành acid lactic để phát triển và sinh sản.
D, Vi khuẩn lactic chủ yếu sử dụng protein từ sữa làm nguồn năng lượng trong quá trình lên men sữa chua.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

C đúng vì vi khuẩn lactic là vi sinh vật dị dưỡng, chúng chuyển hóa lactose (đường sữa) thành acid lactic trong quá trình lên men, giúp tạo ra hương vị và kết cấu đặc trưng của sữa chua.
D không đúng vì vi khuẩn lactic chủ yếu sử dụng đường (lactose) làm nguồn năng lượng, không phải protein.
A không đúng vì vi khuẩn lactic không sử dụng lipid làm nguồn năng lượng chính trong quá trình lên men sữa chua.
B không đúng vì vi khuẩn lactic là vi sinh vật kị khí hoặc hiếu khí tùy ý, chúng có thể lên men lactose mà không cần oxygen. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Chân núi Hoàng Liên Sơn có nhiệt độ 26oC.
Câu 112 [744544]: Tại độ cao 2000m cùng thời điểm có nhiệt độ bao nhiêu?
A, 12°C.
B, 14°C.
C, 16°C.
D, 18°C.
Hướng dẫn:
Thông thường, nhiệt độ giảm khoảng 0,6°C cho mỗi 100m tăng độ cao.
● Ở độ cao 2000m, nhiệt độ giảm: 12°C.
● Nhiệt độ tại độ cao 2000m: (26°C - 12°C = 14°C). Đáp án: B
Câu 113 [744547]: Xuống độ cao 1000m ở sườn khuất gió có nhiệt độ bao nhiêu?
A, 20°C.
B, 22°C.
C, 24°C.
D, 26°C.
Hướng dẫn:
● Ở sườn khuất gió, nhiệt độ tăng khoảng 1°C cho mỗi 100m giảm độ cao đối với không khí khô.
● Xuống độ cao 1000m, nhiệt độ tăng 10°C.
● Nhiệt độ tại độ cao 1000m: (14°C + 10°C = 24°C).
Vậy ở độ cao 1000m ở sườn khuất gió, nhiệt độ là 24°C. Đáp án: C
Câu 114 [744548]: Cứ xuống 1000m ở sườn khuất gió nhiệt độ tăng bao nhiêu độ C?
A, 6°C.
B, 10°C.
C, 12°C.
D, 14°C.
Hướng dẫn: Theo tiêu chuẩn không khí khô, ở sườn khuất gió xuống 1000m tăng 10°C. Đáp án: B
Dựa vào tư liệu sau đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
“Vua Quang Trung nhà Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài lấy Bắc Hà [Đàng Ngoài – vùng lãnh thổ phía bắc sông Gianh vào thế kỷ 17 và thế kỷ 18 do chúa Trịnh kiểm soát], những người như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một người xử sĩ [người có học nhưng chỉ ở nhà, không chịu ra làm quan] như Nguyễn Thiếp thì thật là khác thường.
Ông Nguyễn Thiếp
[…] người ta gọi là Lục Niên tiên sinh, hay là La Sơn phu tử. Vua Quang Trung từ khi đem quân ra đánh Bắc Hà, biết tiếng Nguyễn Thiếp, đã mấy lần cho người đem lễ vật mời ông ra giúp, ông không nhận lễ và cũng từ chối không ra. Đến khi ngài đã đăng cực [lên ngôi hoàng đế] lại mấy lần cho người đến mời ông, ông có đến bái yết [yết kiến theo nghi lễ, thể hiện sự cung kính] và khuyên vua nên lấy nhân nghĩa mà trị dân trị nước, rồi lại xin vê. Vua Quang Trung tuy không dùng được ông, nhưng bao giờ cũng tôn kính ông như bậc thầy, và việc chính trị trong nước thường theo ý nghĩa của ông đã trình bày”.
(Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn học, Hà Nội, 2022, tr. 422 – 423)
Câu 115 [758805]: Nội dung nào sau đây không được nhắc tới trong đoạn trích trên?
A, Chính sách trọng dụng hiền tài của vua Quang Trung.
B, Việc trị quốc của vua Quang Trung vào thời Tây Sơn.
C, Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong lịch sử.
D, Vua Quang Trung đại phá quân Xiêm và quân Thanh.
Đáp án: D
Câu 116 [758808]: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về thông tin của đoạn trích trên?
A, Vua Quang Trung đề cao người có học thức.
B, Chính sách đối ngoại của Vương triều Tây Sơn.
C, Tình hình lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XVIII.
D, Việc trọng dụng nhân tài của vua Quang Trung.
Đáp án: B
Câu 117 [758809]: Theo đoạn trích, vua Quang Trung được nhà sử học Trần Trọng Kim đánh giá là nhân vật có đặc điểm nào sau đây?
A, Vị vua anh dũng đã lấy võ mà dựng nên sự nghiệp.
B, Là người có học thức cao, nên am hiểu việc trị nước.
C, Là người văn võ song toàn, luôn coi trọng hiền tài.
D, Ông vua có học thức sâu rộng và rất giỏi võ nghệ.
Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp, có tốc độ già hoá dân số tăng nhanh, tuổi thọ người dân được nâng lên, tỉ suất sinh giảm,... Điều này khiến cho tỉ lệ lao động trên số người hưởng lương hưu thấp đã và đang đặt ra những yêu cầu khách quan, cấp bách của việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội. Đến nay, ở Việt Nam đã hình thành hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội tương đối đồng bộ gồm bảo hiểm hưu trí – tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ốm đau, thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động, cơ bản bao quát các chế độ bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện trong các ngành, thành phần kinh tế với các loại hình lao động khác nhau. Quỹ bảo hiểm xã hội trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng – hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế hệ và giữa các thế hệ tham gia bảo hiểm xã hội. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo quy định và quy mô tham gia bảo hiểm xã hội được mở rộng, số người tham gia, số người được hưởng bảo hiểm xã hội tăng lên.
Báo: Người lao động.
Câu 118 [757602]: Chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta được chia thành những loại bảo hiểm nào sau đây?
A, Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội thương mại.
B, Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
C, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương mại.
D, Bảo hiểm thất nghiệp và và hiểm thương mại.
Đáp án B. Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Giải thích: Hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc (áp dụng với một số đối tượng theo quy định) và bảo hiểm xã hội tự nguyện (dành cho các đối tượng khác ngoài diện bắt buộc). Đáp án: B
Câu 119 [757603]: Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người tham gia được hưởng chế độ nào sau đây?
A, Chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
B, Chế độ bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
C, Chế độ thất nghiệp, y tế, hưu trí và tử tuất.
D, Chế độ chính sách do bảo hiểm xã hội chi trả.
Đáp án đúng là A. Chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
Giải thích: Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, đúng với quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đáp án: A
Câu 120 [757605]: Nguyên tắc đóng – hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội được thể hiện như nào?
A, Mức hưởng bảo hiểm xã hội dựa trên sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
B, Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
C, Mức hưởng bảo hiểm xã hội dựa trên sự phát triển của cơ quan, đơn vị mà người lao động tham gia bảo hiểm.
D, Khi tham gia bảo hiểm xã hội dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Đáp án B. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Giải thích: Nguyên tắc đóng – hưởng của bảo hiểm xã hội hoạt động dựa trên mức đóng bảo hiểm, tức là người lao động đóng bao nhiêu thì hưởng quyền lợi tương ứng theo quy định. Đáp án: B
© 2023 - - Made With