Câu 1 [755607]:
“Thần Bếp, cũng gọi là Táo Quân, có nhiệm vụ ghi chép những hành vi và lời lẽ của mọi người ở trong gia đình thần trông nom. Mỗi năm đến ngày hai mươi ba tháng Chạp, thần lên trời để tâu mọi việc với Ngọc Hoàng và cũng do lời trong sớ của thần mà gia đình thần ở trong năm tới sẽ gặp sự lành hay dữ.”
(Thần thoại Việt Nam, Thần Bếp, NXB Sáng tạo, 1970)
Thần Bếp không thực thi nhiệm vụ nào sau đây?
A, Giúp mọi nhà nấu cơm hằng ngày.
B, Ghi chép hành vi của mọi người trong gia đình thần trông nom.
C, Ghi chép lời nói của mọi người trong gia đình thần trông nom.
D, Hai mươi ba tháng Chạp hằng năm lên trời tâu với Ngọc Hoàng mọi việc do mình cai quản.
Đáp án: A
Giải thích chi tiết:
Theo đoạn trích, thần Bếp có nhiệm vụ ghi chép những hành vi và lời lẽ của mọi người ở trong gia đình thần trông nom, đến ngày hai mươi ba tháng Chạp hàng năm, thần lên trời để tâu mọi việc với Ngọc Hoàng.
→ Thần Bếp không thực thi nhiệm vụ giúp mọi nhà nấu cơm hằng ngày. Đáp án: A
Câu 2 [755610]:
“Đêm hôm ấy, Xing Nhã trằn trọc mãi, ngồi không được, ngủ không nổi, đứng cũng không yên. Ngoài bờ suối, con chim pu-pút điểm canh từng hồi dài. Xing Nhã ra ngoài hè, bước lên lại bước xuống cầu thang. Lòng thương mẹ nhớ cha đã giục Xing Nhã đến nhà Bơ-ra Tang giữa đêm khuya khoắt.”
(Sử thi Gia Rai, Xing Nhã, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Theo đoạn trích, điều gì thôi thúc Xing Nhã đến nhà Bơ-ra Tang giữa đêm khuya khoắt?
A, Con chim pu-pút.
B, Vì không ngủ được.
C, Lòng thương mẹ nhớ cha.
D, Xing Nhã có hẹn từ trước với Bơ-ra Tang.
Đáp án: C
Giải thích chi tiết:
Dựa vào câu văn: “Lòng thương mẹ nhớ cha đã giục Xing Nhã đến nhà Bơ-ra Tang giữa đêm khuya khoắt.”
→ Theo đoạn trích, lòng thương mẹ nhớ cha đã thôi thúc Xing Nhã đến nhà Bơ-ra Tang giữa đêm khuya khoắt. Đáp án: C
Câu 3 [755613]: “Sinh đi theo họ vào, vòng quanh một bức tường gấm, vào trong một khung cửa son, thấy những tòa cung điện bằng bạc đứng sững, có những tấm biển đề “Điện Quỳnh Hư”, “Gác Dao Quang”. Trên gác có bà tiên áo trắng, ngồi trên một cái giường thất bảo bên cạnh đặt một cái giường nhỏ bằng gỗ đàn hương.”
(Nguyễn Dữ, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, theo Truyền kì mạn lục, NXB Văn học, 2008)
Không gian kì ảo trong đoạn trích được thể hiện qua chi tiết nào?
A, Một cái giường thất bảo.
B, Một khung cửa son.
C, Một cái giường nhỏ bằng gỗ đàn hương.
D, Những tòa cung điện bằng bạc.
Đáp án: D
Giải thích chi tiết:
Chi tiết “Những tòa cung điện bằng bạc” mang đậm yếu tố kỳ ảo vì cung điện bằng bạc là hình ảnh không có thực, chỉ có thể xuất hiện trong thế giới thần tiên. Đáp án: D
Câu 4 [755612]:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
(Nguyễn Khuyến, Thu vịnh, theo Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022)
Bài thơ viết về đề tài nào?
A, Mùa xuân.
B, Mùa thu.
C, Kẻ sĩ.
D, Thế sự.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến nằm trong chùm thơ thu nổi tiếng của ông. Nội dung bài thơ miêu tả khung cảnh mùa thu với những hình ảnh đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ như: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ gió hắt hiu, nước biếc, bóng trăng,…
→ Bài thơ viết về đề tài mùa thu. Đáp án: B
Câu 5 [755614]: “Y! Tử thả hưu lệ,
Nhất quỹ dữ tử hoan.
Du du nghịch lữ trung,
Bách niên thùy tự khoan.
Mạn dã mạc sậu yết,
Bạ doanh phi tráng nhan.”

Dịch nghĩa:
“Ôi! Thôi, bác đừng khóc nữa,
Có bữa ăn đây, ta cùng vui.
Đời người như quán trọ,
Mấy ai được thảnh thơi,
Nhẩn nha thôi, chớ vội nuốt,
Đang đói mà quá no ngay là không tốt!”

(Cao Bá Quát, Đạo phùng ngã phu, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Giọng điệu triết lí được thể hiện rõ nét trong những dòng thơ nào?
A, “Ôi! Thôi, bác đừng khóc nữa,/ Có bữa ăn đây, ta cùng vui.”.
B, “Đời người như quán trọ,/ Mấy ai được thảnh thơi”.
C, “Nhẩn nha thôi, chớ vội nuốt”.
D, “Đang đói mà quá no ngay là không tốt!”.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Giọng điệu triết lí được thể hiện rõ nét trong những dòng thơ “Đời người như quán trọ,/ Mấy ai được thảnh thơi”. Hình ảnh “đời người như quán trọ” gợi suy ngẫm về sự vô thường của kiếp người, cuộc đời chỉ như một chốn dừng chân tạm bợ. Câu thơ “Mấy ai được thảnh thơi” thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc về những khó khăn, vất vả mà con người phải trải qua trong cuộc sống. Đáp án: B
Câu 6 [755616]:
“Cha luôn nằm mé ngoài cùng phía tay phải. Thường thì là cha, rồi đến mẹ, đến em trai, em gái và sau cùng là nó. Cũng có những bận thay đổi, mẹ không nằm cạnh cha mà đến bên nằm cạnh nó hoặc là giữa nó và em gái. Khi ấy em trai sẽ nằm vào lòng cha. Cha vòng tay qua mông thằng bé. Nó và em gái chưa bao giờ được nằm trong lòng cha.”
(Y Ban, Trên đỉnh giời, theo vanvn.vn)
Chi tiết nào cho thấy sự thiên vị, thái độ “trọng nam khinh nữ” ở người cha?
A, Cha luôn nằm mé ngoài cùng phía tay phải.
B, Cha vòng tay qua mông thằng bé.
C, Nó và em gái chưa bao giờ được nằm trong lòng cha.
D, Mẹ không nằm cạnh cha mà đến bên nằm cạnh nó hoặc là giữa nó và em gái.
Đáp án: C
Giải thích chi tiết:
Chi tiết “Nó và em gái chưa bao giờ được nằm trong lòng cha” cho thấy sự thiên vị của người cha. Trong khi em trai được cha yêu thương ôm vào lòng, thì hai chị em gái lại không bao giờ có được sự quan tâm, gần gũi ấy. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng trong cách đối xử của người cha, thể hiện rõ thái độ “trọng nam khinh nữ”. Đáp án: C
Câu 7 [755618]:
“Mẹ tôi em có gặp đâu không
Bao xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông”
(Quang Dũng, Mắt người Sơn Tây, theo qdnd.vn)
Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A, Câu hỏi tu từ, nói giảm nói tránh.
B, Hoán dụ, nói quá.
C, Liệt kê, ẩn dụ.
D, Câu hỏi tu từ, điệp từ.
Đáp án: D
Giải thích chi tiết:
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Câu hỏi tu từ:
+ “Mẹ tôi em có gặp đâu không” là câu hỏi tu từ, ẩn chứa nỗi mong ngóng tin tức của người thân (mẹ) kèm tâm trạng âu lo, thấp thỏm, sợ điều bất trắc có thể xảy đến với mẹ.
+ “Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông” cũng là câu hỏi tu từ, phản ánh nỗi đau và sự khốc liệt của chiến tranh.
- Điệp từ “bao”, “bao nhiêu” (“Bao xác già nua ngập cánh đồng” và “Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông”) nhấn mạnh số lượng lớn những người đã chết, từ người già đến trẻ nhỏ, làm tăng sức ám ảnh cho đoạn thơ. Đáp án: D
Câu 8 [755624]:
“RÔMÊÔ - Juliet em ơi, nếu lòng em cũng tràn ngập niềm vui như lòng anh, và nếu em diễn tả được niềm vui ấy khéo hơn anh, thì em hãy để không khí quanh đây ngát hương thơm hơi thở của em, hãy để điệu nhạc của tiếng nói em ca tụng hạnh phúc hằng mơ ước, mà chúng ta trao cho nhau trong buổi gặp gỡ quý báu này.
JULIET - Ước mơ đẹp tự nó đã giàu, có cần gì đến lời nói; nó hãnh diện về thực chất chứ không về những cái tô điểm bên ngoài. Những kẻ còn đếm được của cải của mình thật hãy còn quá nghèo nàn. Mối tình chân thật của em lớn đến nỗi giá muốn đếm một nửa kho tàng của em, em cũng không đếm nổi.”
(William Shakespeare, Rômêô và Juliet, theo Tuyển tập tác phẩm - William Shakespeare, NXB Sân khấu, 2006)
Chi tiết lời nói nào bộc lộ tình yêu vô hạn Juliet dành cho Rômêô?
A, “Ước mơ đẹp tự nó đã giàu, có cần gì đến lời nói; nó hãnh diện về thực chất chứ không về những cái tô điểm bên ngoài.”.
B, “em hãy để không khí quanh đây ngát hương thơm hơi thở của em, hãy để điệu nhạc của tiếng nói em ca tụng hạnh phúc hằng mơ ước, mà chúng ta trao cho nhau trong buổi gặp gỡ quý báu này.”.
C, “Mối tình chân thật của em lớn đến nỗi giá muốn đếm một nửa kho tàng của em, em cũng không đếm nổi.”.
D, “Những kẻ còn đếm được của cải của mình thật hãy còn quá nghèo nàn.”
Đáp án: C
Giải thích chi tiết:
Chi tiết “Mối tình chân thật của em lớn đến nỗi giá muốn đếm một nửa kho tàng của em, em cũng không đếm nổi.” bộc lộ tình yêu vô hạn Juliet dành cho Rômêô. Juliet ví tình yêu của nàng như một kho tàng vô tận, đến mức dù chỉ muốn đếm một nửa cũng không thể, cho thấy tình yêu của nàng dành cho Rômêô là vô bờ bến, không thể đo lường được. Đáp án: C
Câu 9 [755623]: “Sáng sớm hôm sau, Bình lại sai quan đem một tờ tâu vào triều, xin cho làm lễ nghênh hôn. Một mặt Bình khiến quân lính đứng sắp hàng ở hai bên đường, từ cửa điện đến cửa phủ. Trai gái trong Kinh nghe tin rủ nhau đi xem đông như ngày hội. Ai cũng cho là việc hiếm có xưa nay. Khi xe của công chúa tới cửa phủ, Bình ngồi kiệu rồng vàng ra đón, hết thảy mọi thứ lễ nghi đều theo đúng như lệ thường ở các nhà. Sau khi công chúa vào cung, Bình sai đặt tiệc ở bên ngoài để thết các vị hoàng thân, hoàng phi, công chúa và các quan văn võ đi đưa dâu. Trong tiệc mọi người đều theo thứ bậc mà ngồi. Tiệc tan Bình sắp riêng hai trăm lạng bạc, sai quan ngỏ lời kính tặng các vị nhà gái, và đưa tiễn ra tận cửa phủ. Các quan ra về, lại họp ở nhà công đường bộ Lễ, ai nấy đều khen nhà vua kén được rể tốt, và bảo nhau:
- Thế là từ nay nước An Nam ta đã có một nước dâu gia.”

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, NXB Văn học, 2005)
Nhân vật Bình được khắc hoạ theo cách nào trong những câu văn in đậm?
A, Qua lời nói.
B, Qua cử chỉ.
C, Qua tâm lí.
D, Qua lăng kính của các nhân vật khác.
Đáp án: D
Giải thích chi tiết:
Trong những câu văn in đậm, nhân vật Bình (Nguyễn Huệ) được khắc họa thông qua lời khen ngợi và đánh giá của các quan trong triều.
→ Nhân vật Bình được khắc hoạ qua lăng kính của các nhân vật khác trong những câu văn in đậm. Đáp án: D
Câu 10 [755625]:
“Dưới quyền cai trị của Ngài, dân tộc Việt Nam đã được hưởng phồn vinh thật sự và hạnh phúc thật sự, hạnh phúc được thấy nhan nhản khắp trong nước, đâu đâu cũng có những ty rượu và ty thuốc phiện song song với những sự bắn giết hàng loạt và nhà tù, nền dân chủ và tất cả bộ máy tinh vi của nền văn minh hiện đại, đã làm cho người Việt Nam tiến bộ nhất châu Á và sung sướng nhất trần đời.”
(Nguyễn Ái Quốc, Lá thư ngỏ gửi ông Anbe Xarô, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 38, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên?
A, Nói quá, ẩn dụ.
B, Nói mỉa, nghịch ngữ.
C, Nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.
D, Phép điệp, phép đối.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ:
- Nói mỉa: Đoạn văn sử dụng giọng điệu mỉa mai, châm biếm để tố cáo sự giả dối của chế độ thực dân. Những cụm từ như “phồn vinh thật sự và hạnh phúc thật sự”, “hạnh phúc được thấy nhan nhản khắp trong nước”, “tiến bộ nhất châu Á và sung sướng nhất trần đời” được sử dụng để chế giễu sự tuyên truyền dối trá của chính quyền thực dân.
- Nghịch ngữ: Hình ảnh “ty rượu và ty thuốc phiện song song với những sự bắn giết hàng loạt và nhà tù” tạo ra sự tương phản, “ty rượu và ty thuốc phiện” thường gắn với sự hưởng thụ đối nghịch với “bắn giết hàng loạt và nhà tù” nói đến sự tàn bạo, bất nhân của chế độ thực dân. Đáp án: B
Câu 11 [755626]:
“Là vì theo tục thôn quê, nghề gì cũng có tiên sư, tiên sư của nghề làm ruộng là ông Thần nông. Muốn đền cái ơn dậy dân cấy gặt và muốn cầu cho suốt năm mưa thuận, gió hòa, hàng năm, đến mùa lúa chín, người ta phải tế ông ấy bằng ba mâm xôi gạo nếp mới, ý nghĩa của lễ xôi mới là vậy.”
(Ngô Tất Tố, Hạt gạo xôi mới, theo Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 30, NXB Khoa học Xã hội, 2000)
Ý nghĩa của lễ xôi mới là gì?
A, Coi trọng phong tục thôn quê.
B, Cầu mưa thuận, gió hoà.
C, Dân đền ơn ông Thần nông dạy dân cấy gặt.
D, Dân đền ơn ông Thần nông dạy mình cấy gặt và cầu mưa thuận gió hoà.
Đáp án: D
Giải thích chi tiết:
Dựa vào câu văn: “Muốn đền cái ơn dậy dân cấy gặt và muốn cầu cho suốt năm mưa thuận, gió hòa, hàng năm, đến mùa lúa chín, người ta phải tế ông ấy bằng ba mâm xôi gạo nếp mới, ý nghĩa của lễ xôi mới là vậy.”
→ Ý nghĩa của lễ xôi mới là dân đền ơn ông Thần nông dạy mình cấy gặt và cầu mưa thuận gió hoà. Đáp án: D
Câu 12 [755627]: Dòng nào sau đây nêu tên tác phẩm thơ không viết về đề tài quê hương đất nước?
A, Đất nước (Nguyễn Đình Thi).
B, Thuyền và biển (Xuân Quỳnh).
C, Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).
D, Việt Bắc (Tố Hữu).
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh viết về tình yêu đôi lứa và những cung bậc cảm xúc trong tình yêu, không thuộc đề tài quê hương, đất nước. Đáp án: B
Câu 13 [755628]: Dòng nào dưới đây có các từ viết đúng chính tả?
A, Lưu truyền, tích trữ, ròng rõi.
B, Lưu truyền, tích chữ, dòng dõi.
C, Lưu truyền, tích trữ, dòng dõi.
D, Lưu chuyền, tích trữ, dòng dõi.
Đáp án: C
Giải thích chi tiết:
Dòng có các từ viết đúng chính tả là: Lưu truyền, tích trữ, dòng dõi. Đáp án: C
Câu 14 [755630]: Câu nào dưới đây chứa từ viết sai chính tả?
A, Từ bé, chúng tôi đã được dạy bảo sử xự đàng hoàng.
B, Tôi líu ríu theo chân đứa em thím xuống bếp.
C, Nó giục tôi về ăn cơm rồi nghỉ sớm.
D, Bà lão chậm rãi ăn hết chiếc bánh.
Đáp án: A
Giải thích chi tiết:
- Câu “Từ bé, chúng tôi đã được dạy bảo sử xự đàng hoàng.” có từ “sử xự” sai chính tả.
- Sửa lại: Từ bé, chúng tôi đã được dạy bảo xử sự đàng hoàng. Đáp án: A
Câu 15 [755631]:
“Trong những câu chuyện từ thuở ấy chúng tôi đã thấy rõ một tương lai tươi tỉnh.”
Từ nào bị dùng sai trong câu trên?
A, tươi tỉnh.
B, câu chuyện.
C, tương lai.
D, thuở ấy.
Đáp án: A
Giải thích chi tiết:
- Từ “tươi tỉnh” sai về ngữ nghĩa. “Tươi tỉnh” thường để chỉ nét mặt, trạng thái tinh thần của con người, không phù hợp để miêu tả “tương lai”.
- Sửa lại: Trong những câu chuyện từ thuở ấy chúng tôi đã thấy rõ một tương lai tươi sáng. Đáp án: A
Câu 16 [755632]:
“Lão không thích săn con lợn lòi đang bị cọp vồ hụt.”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A, Sai về dùng từ.
B, Sai ngữ pháp.
C, Sai quy chiếu.
D, Sai logic.
Đáp án: C
Giải thích chi tiết:
- Câu mắc lỗi sau quy chiếu, có thể hiểu theo hai cách:
+ Con lợn lòi đang bị cọp vồ hụt.
+ Lão - người không thích săn con lợn lòi - đang bị cọp vồ hụt.
- Sửa lại: Lão không thích săn con lợn lòi, con vật đang bị cọp vồ hụt. Đáp án: C
Câu 17 [755633]: Câu nào dưới đây là câu đúng?
A, Những bông hoa quỳnh luôn rực rỡ trong nắng mai.
B, Ngày mai trời sẽ rét hơn năm ngoái.
C, Mặc dù câu trả lời của chúng tôi sẽ cho họ thấy chúng tôi rất yêu quý họ.
D, Ai ai cũng háo hức chờ đón lễ hội.
Đáp án: D
Giải thích chi tiết:
- Loại A vì câu sai logic. Hoa quỳnh chỉ nở vào ban đêm và tàn ngay sau khi nở nên không thể “rực rỡ trong nắng mai”.
- Loại B vì câu sai logic khi so sánh hai khoảng thời gian không đồng nhất: “ngày mai” chỉ tương lai gần trong khi “năm ngoái” chỉ quá khứ, là quãng thời gian đã qua rất lâu.
- Loại C vì “mặc dù” thường đi với “nhưng” để tạo thành cặp quan hệ từ nối hai mệnh đề trái ngược nhau, ở câu văn này chỉ có một mệnh đề, không có mệnh đề thứ hai để tạo sự đối lập, khiến câu không hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.
→ D là đáp án đúng. Đáp án: D
Câu 18 [755635]:
“Rồi cố ông, cố bà, quan chú, quan anh.”
Câu trên là câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu thành phần nào sau đây?
A, Thiếu trạng ngữ.
B, Thiếu chủ ngữ.
C, Thiếu vị ngữ.
D, Thiếu nòng cốt câu.
Đáp án: C
Giải thích chi tiết:
- Câu chưa hoàn chỉnh vì thiếu vị ngữ.
- Sửa lại: “Rồi cố ông, cố bà, quan chú, quan anh đều đi ra ngoài. Đáp án: C
Câu 19 [755637]:
“Có thể thấy, cơ chế, chính sách và giải pháp cuốn hút vốn đầu tư vào địa phương thật sự là mối quan tâm, trăn trở của các doanh nghiệp hiện nay.”
Nhận định nào về câu trên là đúng?
A, Câu sai logic ngữ nghĩa.
B, Câu mắc lỗi dùng từ.
C, Câu sai cấu tạo ngữ pháp.
D, Câu mắc lỗi dấu câu.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
- Câu mắc lỗi dùng từ. Từ “cuốn hút” sai về ngữ nghĩa, “cuốn hút” thường được dùng để diễn tả sự hấp dẫn về cảm xúc, sự lôi cuốn mạnh mẽ đối với con người, không phù hợp để nói về các giải pháp để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
- Sửa lại: Có thể thấy, cơ chế, chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào địa phương thật sự là mối quan tâm, trăn trở của các doanh nghiệp hiện nay. Đáp án: B
Câu 20 [755638]: Chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A, Không kịp nghỉ ngơi, bố đưa tôi đi dọc bờ biển đến một đường hầm ngầm.
B, Không kịp nghỉ ngơi mặc dù bố đưa tôi đi dọc bờ biển đến một đường hầm ngầm.
C, Không kịp nghỉ ngơi, bố vội đưa tôi đi dọc bờ biển đến một đường hầm ngầm.
D, Nghỉ ngơi xong, bố đưa tôi đi dọc bờ biển đến một đường hầm ngầm.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Câu “Không kịp nghỉ ngơi mặc dù bố đưa tôi đi dọc bờ biển đến một đường hầm ngầm.” sử dụng sai quan hệ từ “mặc dù”. Quan hệ từ “mặc dù” thường dùng để nối hai mệnh đề có ý nghĩa trái ngược nhau, tuy nhiên “không kịp nghỉ ngơi” và “bố đưa tôi đi dọc bờ biển đến một đường hầm ngầm” không đối lập nhau vì thế sử dụng từ “mặc dù” ở đây là không chính xác. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25
“Thu đã nồng. Những bức tĩnh vật khiến lòng người thêm nôn nao. Và nhớ. Những thức quả đặc trưng mùa thu là hồng, thị, ổi, chuối trứng cuốc như vừa được hái vào từ khu vườn kí ức, hương thơm vẫn phảng phất đâu đây từ những sắc màu kia. Hay đó là sự dậy hương của sắc màu? Chúng nằm đó tĩnh lặng nhưng vô cùng sinh động và kể cho chúng ta nghe về những mùa thu xa xôi, nhưng đồng thời, đó cũng là mùa thu thực tại trong tâm thức sáng tạo của họa sĩ. Những hoa trái mùa thu rơi xuống bề mặt toan một cách tự nhiên, ngẫu hứng nhưng là sự ngẫu hứng của ý tưởng nên ở góc nhìn lí trí hơn ta lại thấy ra cái sự bày biện đầy cảm xúc của bàn tay sáng tạo. Đỉnh cao của sáng tạo chẳng phải là tạo ra sự tự nhiên đó sao. Khi thì lộn xộn, rải rác trên mặt bàn, lúc lại chỉn chu sắp đặt, cùng với lọ hoa, các loài hoa, cốc, bình tạo nên bức tranh thu đầy hoài niệm, gợi nhắc. Không gian đặt tĩnh vật vốn là không gian hẹp, nhưng cách tạo ra khung cửa mở, trái cây bổ dở, giá sách, một vài cảnh sắc tối giản hiện diện xung quanh làm cho bức tranh tĩnh vật trở nên sống động. Đặc biệt, tranh tĩnh vật của Nguyễn Lê Anh cho ta cảm giác như hình khối được tạo ra bằng những gam màu, chúng tiếp nối nhau, nâng đỡ nhau tạo nên sự liên kết chặt chẽ, hài hoà của bố cục. Và khi hoạ sĩ có sự vững vàng trong cách tạo ra bố cục là khi bức tranh đạt được sự tinh tế đến độ vi tế.”
(Kim Nhung, Mùa thu trong tranh của hoạ sĩ Nguyễn Lê Anh, theo vannghequandoi.com.vn)
Câu 21 [755639]: Theo đoạn trích, đề tài mùa thu trong tranh của hoạ sĩ Nguyễn Lê Anh được thể hiện qua các hình ảnh nào?
A, Hồng, thị, ổi, chuối trứng cuốc.
B, Những chiếc lá vàng rụng.
C, Những khóm hoa cúc.
D, Cây ngô đồng.
Đáp án: A
Giải thích chi tiết:
Dựa vào thông tin trong câu: “Những thức quả đặc trưng mùa thu là hồng, thị, ổi, chuối trứng cuốc như vừa được hái vào từ khu vườn kí ức, hương thơm vẫn phảng phất đâu đây từ những sắc màu kia.”
→ Theo đoạn trích, đề tài mùa thu trong tranh của hoạ sĩ Nguyễn Lê Anh được thể hiện qua các hình ảnh hồng, thị, ổi, chuối trứng cuốc. Đáp án: A
Câu 22 [755645]: Điều gì khiến những bức tranh tĩnh vật của Nguyễn Lê Anh trở nên sống động?
A, Cách tạo bố cục.
B, Cách bố trí lọ hoa, các loài hoa, cốc, bình lộn xộn trên bàn trong tranh.
C, Cách tạo ra khung cửa mở, trái cây bổ dở, giá sách, một vài cảnh sắc tối giản hiện diện xung quanh.
D, Những gam màu, chúng tiếp nối nhau, nâng đỡ nhau.
Đáp án: C
Giải thích chi tiết:
Dựa vào thông tin trong câu: “Không gian đặt tĩnh vật vốn là không gian hẹp, nhưng cách tạo ra khung cửa mở, trái cây bổ dở, giá sách, một vài cảnh sắc tối giản hiện diện xung quanh làm cho bức tranh tĩnh vật trở nên sống động.”
→ Điều khiến những bức tranh tĩnh vật của Nguyễn Lê Anh trở nên sống động là cách tạo ra khung cửa mở, trái cây bổ dở, giá sách, một vài cảnh sắc tối giản hiện diện xung quanh. Đáp án: C
Câu 23 [755647]:
“Đỉnh cao của sáng tạo chẳng phải là tạo ra sự tự nhiên đó sao.”
Xác định giọng điệu của câu văn.
A, Giễu cợt.
B, Khen ngợi.
C, Trào phúng.
D, Chê trách.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Câu văn “Đỉnh cao của sáng tạo chẳng phải là tạo ra sự tự nhiên đó sao.” thể hiện sự đánh giá cao về tài năng sáng tạo của họa sĩ, nhấn mạnh rằng đỉnh cao của nghệ thuật chính là tạo ra sự tự nhiên.
→ Câu văn mang giọng điệu khen ngợi. Đáp án: B
Câu 24 [755648]: Từ ngữ nào sau đây không thuộc chuyên ngành hội hoạ?
A, Bức tĩnh vật.
B, Toan.
C, Sắc màu.
D, Tĩnh lặng.
Đáp án: D
Giải thích chi tiết:
Các từ “bức tĩnh vật”, “toan”, “sắc màu” đều thuộc chuyên ngành hội hoạ. Riêng từ “tĩnh lặng” là từ chỉ sự yên ắng, không có tiếng động, không thuộc chuyên ngành hội hoạ. Đáp án: D
Câu 25 [755652]:
“Và nhớ.”
Câu trên được viết theo kiểu câu nào sau đây?
A, Câu đơn.
B, Câu đặc biệt.
C, Câu ghép.
D, Câu mở rộng thành phần vị ngữ.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Câu “Và nhớ.” là câu đặc biệt, chỉ gồm một cụm từ, không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ như các câu thông thường. Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
19 - 3 - 48. Vẫn mưa. Đêm qua càng mưa dữ dội hơn. Bị nước lọt qua màn rỏ vào mặt, tôi thức giấc, quay đầu lại phía chân. Cố thu hẹp người lại để tránh nước từ trên mái nhà dột xuống. Rất lâu không ngủ được. Mưa đến từng đợt như đợt sóng. Ào ào rồi ngớt, rồi lại ào ào, rồi lại ngớt. Nước không gõ trống trên lá nữa. Nước chảy thành thác trên lá rậm. Tiếng dòng suối dưới gầm sàn như một cái nhọt vỡ mủ, ăn loang đêm tối.
Ôi chao! Cái giống bọ vô hình ở cái chăn bông rách bò ra, ngứa ran trên mặt, trên cổ. Không sao ngủ được. Cố nhiên là lại nhớ đến Liên, nhớ các con. Những lần mưa trong đời mình. Đời mình như toàn mưa cả. Mưa vào những dịp quan trọng. Mưa vào những ngày bước ra đi. Mưa! Mưa! Cái đêm mưa trên thuyền mía. Những đêm mưa nhà dột trong cái lều nhà bà cụ Xoan...
Nhưng mỗi lúc ngớt mưa, lại nghe tiếng súng nổ ran: Tiếng súng đã nổ ran suốt ngày hôm qua; mặc dầu mưa. Trong cái đêm mưa tầm tã này, súng vẫn nổ như thường. Súng không biết có giời mưa. Lòng súng không ỉu xịu bao giờ. Ôi súng! Ôi những cây súng thép. Ôi những anh vệ quốc quân! Tôi biết các anh nhiều khi phải nhịn cơm ăn cháo, đứng dưới mưa suốt ngày, suốt đêm mà đánh giặc. Lòng các anh cũng là nòng súng thép. Mưa có bao giờ làm ỉu xịu một tấm lòng bằng thép tôi già. Tôi xấu hổ cho tâm hồn ủy mị của tôi. Vẫn chưa mạnh hẳn ư? Các anh! Các anh chiến sĩ không tên! Các anh hãy dạy tôi biết hi sinh, biết chiến đấu, chiến đấu lặng lẽ, chiến đấu không nghĩ gì đến tên mình, không nghĩ gì cả đến thân mình nữa. Các anh hãy rọi vào lòng tôi ánh nắng rực rỡ trong đôi mắt và cõi lòng của các anh. Lòng tôi vẫn còn u ám lắm. Những đám mây đen xưa cũ vẫn còn lởn vởn. Các anh hãy quét sạch nó hộ tôi. Quét sạch! Để cho tâm hồn quang quẻ và mới hẳn!...”
(Nam Cao, Ở rừng, theo Nam Cao toàn tập, theo vnu.edu.vn)
Câu 26 [755653]: Đoạn trích thuộc thể loại nào?
A, Nhật kí.
B, Hồi kí.
C, Truyện kí.
D, Tản văn.
Đáp án: A
Giải thích chi tiết:
Đoạn trích ghi chép sự kiện và cảm xúc cá nhân của nhân vật “tôi” trong thời điểm cụ thể (19-3-48), thể hiện những suy tư sâu sắc về cuộc sống và con người. Đoạn trích cho thấy sự ngưỡng mộ của “tôi” dành cho những người lính, cùng với quá trình tự vấn lương tâm, mong muốn rèn luyện ý chí kiên cường hơn. Đáp án: A
Câu 27 [755654]: Yếu tố phi hư cấu không được thể hiện ở phương án nào sau đây?
A, 19-3-48.
B, Liên, các con.
C, “Lòng các anh cũng là nòng súng thép.”.
D, Bà cụ Xoan.
Đáp án: C
Giải thích chi tiết:
Chi tiết “Lòng các anh cũng là nòng súng thép.” sử dụng phép so sánh để diễn tả phẩm cách cứng cỏi, kiên cường của người lính, không phải chi tiết phản ánh sự kiện hoặc nhân vật có thật (yếu tố phi hư cấu). Đáp án: C
Câu 28 [755656]: Chi tiết nào tái hiện hiện thực đời sống gian khổ của nhân vật “tôi”?
A, Tôi biết các anh nhiều khi phải nhịn cơm ăn cháo, đứng dưới mưa suốt ngày, suốt đêm mà đánh giặc.
B, Cái giống bọ vô hình ở cái chăn bông rách bò ra, ngứa ran trên mặt, trên cổ.
C, Đời mình như toàn mưa cả.
D, Tiếng súng đã nổ ran suốt ngày hôm qua; mặc dầu mưa.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Chi tiết “Cái giống bọ vô hình ở cái chăn bông rách bò ra, ngứa ran trên mặt, trên cổ.” miêu tả chân thực sự kham khổ của nhân vật “tôi” trong điều kiện sống thiếu thốn, chăn bông rách, bọ bò ngứa ngáy. Đáp án: B
Câu 29 [755658]:
“Lòng các anh cũng là nòng súng thép.”
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn trên.
A, So sánh.
B, Ẩn dụ.
C, Nói quá.
D, Nghịch ngữ.
Đáp án: A
Giải thích chi tiết:
Câu văn “Lòng các anh cũng là nòng súng thép.” sử dụng biện pháp tu từ so sánh. “Lòng các anh” (ý chí, tinh thần của những người chiến sĩ) được ví với hình ảnh “nòng súng thép” nhằm nhấn mạnh ý chí kiên cường, bất khuất của người lính. Đáp án: A
Câu 30 [755659]:
“Ôi những anh vệ quốc quân!”
Câu trên thuộc kiểu câu nào?
A, Trần thuật.
B, Cảm thán.
C, Cầu khiến.
D, Nghi vấn.
Đáp án: B
Giải thích chi tiết:
Câu “Ôi những anh vệ quốc quân!” là câu cảm thán vì có thán từ “Ôi” và dấu chấm than ở cuối câu để bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, thể hiện sự khâm phục, ngưỡng mộ của nhân vật “tôi” trước những người lính. Đáp án: B
Questions 31-35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following questions.
Câu 31 [290535]: Our committee is trying to raise money to buy a new lifeboat. By the end of the year, we _____ out 5.000 letters asking for contributions.
A, will send
B, will be sending
C, will have been sending
D, will have sent
Kiến thức về Thì động từ
Ta có: by the end of + thời gian trong tương lai là dấu hiệu thì tương lai hoàn thành.
⇒ Cấu trúc thì tương lai hoàn thành: S + will + have + Vp2.
Tạm dịch: Ủy ban của chúng tôi đang cố gắng quyên góp tiền để mua một chiếc xuồng cứu sinh mới. Đến cuối năm, chúng tôi sẽ gửi đi được 5.000 lá thư kêu gọi đóng góp. Đáp án: D
Câu 32 [290536]: My grandmother is _____ fairy godmother. I really love her.
A, warm-hearted than
B, as warm-hearted as
C, so warm-hearted as
D, as warm-hearted so
Kiến thức về Câu so sánh
Xét các đáp án
A. warm-hearted than: sai cấu trúc so sánh hơn: adj-er/more adj + than ⇒ more warm-hearted than
B. as warm-hearted as: đúng với cấu trúc so sánh bằng: as + adj + as
C. so warm-hearted as : Sai vì trong cấu trúc so sánh bằng, chỉ câu phủ định mới dùng so thay cho as ở đằng trước: not as/so + adj + as.
D. as warm-hearted so: Sai vì trong cấu trúc so sánh bằng, không thể thay thế từ as thứ hai bằng so: as + adj + as
Tạm dịch: Bà tôi có tấm lòng nhân hậu như bà tiên đỡ đầu. Tôi thực sự yêu quý bà. Đáp án: B
Câu 33 [290537]: Liam carried _____ an excellent performance in The Tomorrow Day when he was 23.
A, off
B, over
C, out
D, on
Kiến thức về Phrasal verbs
Xét các phrasal verbs:
A. carry off: chiến thắng, giành được cái gì
B. carry over: trì hoãn, kéo dài sang đoạn thời gian khác
C. carry out: thực hiện, tiến hành
D. carry on: tiếp tục
⇒ Ta có “carry out a performance”: biểu diễn, thể hiện
Tạm dịch: Liam đã thể hiện xuất sắc trong The Tomorrow Day khi mới 23 tuổi. Đáp án: C
Câu 34 [290538]: Henry VII's foreign policy was unheroic and unspectacular, _____ did he go to war and that was when he invaded France.
A, never before
B, once again
C, only once
D, once more
Kiến thức về Đảo ngữ
Xét các đáp án
A. never before: chưa được xảy ra trước đó
B. once again: lại một lần nữa
C. only once: chỉ một lần
D. once more: thêm một lần nữa
⇒ Ta có: Only once + đảo ngữ: làm gì chỉ 1 lần.
Tạm dịch: Chính sách đối ngoại của Henry VII không có gì vẻ vang và không có gì đặc biệt, ông chỉ gây chiến một lần và đó là khi ông xâm lược nước Pháp. Đáp án: C
Câu 35 [746020]: People who are exposed to __________regularly are at a higher risk of developing lung diseases.
A, second-hand smoke
B, hand - second smoke
C, second-hand smoking
D, handing - second  smoke
Kiến thức về Vị trí của từ loại
Đề bài: Những người thường xuyên tiếp xúc với __________ có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi
A. second-hand smoke /ˌsek.ənd.hænd ˈsmoʊk/ (n): khói thuốc thụ động
B. hand-second smoke => Không có từ này trong tiếng Anh
C. second-hand smoking => Không có từ này trong tiếng Anh
D. handing-second smoke => Không có từ này trong tiếng Anh
=> Đáp án A
Tạm dịch: Những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi Đáp án: A
Questions 36-40: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.
Câu 36 [746021]: The young artist intimated the famous painter's style in an attempt to learn the techniques that made his works so celebrated.
A, intimated
B, in
C, to learn
D, celebrated
Kiến thức về Từ dễ gây nhầm lẫn
Đề bài: Nghệ sĩ trẻ đã ám chỉ phong cách của họa sĩ nổi tiếng để cố gắng học các kỹ thuật đã làm cho tác phẩm của ông ấy trở nên nổi tiếng
Ta có:
- intimate /ˈɪn.tə.meɪt/ (v) ám chỉ, gợi ý một cách kín đáo
Căn cứ vào ngữ cảnh của câu, không dùng từ "intimate"
=> Đáp án A
=> Sửa: intimated thành 
imitated /ˈɪmɪteɪt/ (v) bắt chước
Tạm dịch: 
Nghệ sĩ trẻ đã bắt chước phong cách của họa sĩ nổi tiếng để cố gắng học các kỹ thuật đã làm cho tác phẩm của ông ấy trở nên nổi tiếng Đáp án: A
Câu 37 [290541]: The price of a 55-inch OLED set will be at least double this of the flat-screen TV of similar size.
A, a 55-inch OLED
B, will be
C, this
D, similar
Kiến thức về Câu so sánh
Trong câu so sánh, khi không muốn nhắc lại đối tượng so sánh đã đề cập trước, ta thay thế đối tượng đó bằng “that”.
⇒ Sửa lỗi: this ⇒ that
Tạm dịch: Giá của một bộ OLED 55 inch ít nhất sẽ cao gấp đôi so với TV màn hình phẳng có kích thước tương tự. Đáp án: C
Câu 38 [290542]: The city authorities believed that Memphis werean appropriate place for a memorial to Martin Luther King, Jr.
A, believed
B, were
C, an
D, memorial
Kiến thức về Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Ta có các danh từ chỉ tên người, địa danh trong tiếng Anh dù có kết thúc bằng “s/es” thì vẫn chia động từ dạng số ít
⇒ “Memphis” là tên một địa danh nên đi với động từ số ít.
⇒ Sửa lỗi: were ⇒ was
Tạm dịch: Chính quyền thành phố tin rằng Memphis là nơi thích hợp để đặt đài tưởng niệm Martin Luther King, Jr. Đáp án: B
Câu 39 [290543]: Except for the Oscar Award, the Cannes Film Festival is the biggest event taking place in May in the South of France.
A, Except for
B, is
C, taking place
D, the South of France
Kiến thức về To V
Ta có cấu trúc: Be the first/second/third + to V: là người/vật đầu tiên/thứ 2/thứ 3 làm việc gì
⇒ Sửa lỗi: taking place ⇒ to take place
Tạm dịch: Ngoại trừ giải Oscar, liên hoan phim Cannes là sự kiện lớn nhất diễn ra vào tháng 5 tại miền Nam nước Pháp. Đáp án: C
Câu 40 [290544]: It seems normally in the USA when somebody is naked on the beach.
A, seems
B, normally
C, when
D, is naked
Kiến thức về Vị trí tính từ
Ta có cấu trúc: seem + adj: có vẻ như
⇒ Sửa lỗi: normally ⇒ normal
Tạm dịch: Ở Mỹ việc ai đó khỏa thân trên bãi biển có vẻ là bình thường. Đáp án: B
Questions 41-45: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Câu 41 [746022]: People are forbidden to bring their phones into the concert arena. There is no exception whatsoever.
A, In no way are people prohibited from bringing their phone into the concert arena.
B, On no account are people permitted to bring their phones into the concert arena.
C, At no time were people permitted to bring their phones into the concert arena.
D, Under no circumstances are people prohibited from bringing their phone into the concert arena.
Tạm dịch: Mọi người bị cấm mang điện thoại vào khu vực buổi hòa nhạc. Không có bất kỳ ngoại lệ nào
A. Mọi người không bị cấm mang điện thoại vào khu vực buổi hòa nhạc theo bất kỳ cách nào => Sai vì trái ngược nghĩa với câu gốc

B. Mọi người không được phép mang điện thoại vào khu vực buổi hòa nhạc với bất kỳ lý do nào => Đúng

C. Không lúc nào mọi người được phép mang điện thoại vào khu vực buổi hòa nhạc => Sai vì câu gốc sử dụng thì hiện tại đơn, câu này lại dùng quá khứ đơn nên không đảm bảo hoàn toàn tương đương

D. Mọi người không bị cấm mang điện thoại vào khu vực buổi hòa nhạc trong bất kỳ hoàn cảnh nào. => Sai vì trái ngược nghĩa với câu gốc
=> Đáp án B
- On no account + trợ động từ + S + V: Không vì bất kỳ lý do gì mà...
At no time + trợ động từ + S + V: Không lúc nào mà...
Under no circumstances + trợ động từ + S + V: Dưới bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không...
Đáp án: B
Câu 42 [290546]: The spokenman spoke very slowly because he wanted us to understand what he said.
A, The spokenman spoke very slowly so that we could understand what he said.
B, The spokenman spoke so slowly that we understood what he said.
C, The spokenman spoke very slowly so as to understand what he said.
D, The spokenman spoke too slowly in order for us to understand what he said.
Tạm dịch: Phát ngôn viên nói rất chậm vì muốn chúng tôi hiểu những gì anh ấy nói.
Xét các đáp án
A. Phát ngôn viên nói rất chậm để chúng ta có thể hiểu được những gì anh ấy nói.
⇒ Đáp án đúng.
B. Phát ngôn viên nói chậm nên chúng tôi hiểu được những gì anh ấy nói.
⇒ Sai về nghĩa. Câu gốc là câu chỉ mục đích của việc nói chậm, trong khi ý B là mối quan hệ nguyên nhân-kết quả, do nói chậm nên mới nghe được.
C. Phát ngôn viên nói rất chậm để hiểu được điều mình nói.
⇒ Sai về nghĩa.
D. Phát ngôn viên nói quá chậm để chúng ta có thể hiểu được những gì anh ấy nói.
⇒ Sai về nghĩa và cách sử dụng “too”. Cấu trúc S + V + too + adv + (for somebody) + to V dùng để chỉ cái gì đó quá đáng đến nỗi mà ai đó không thể làm gì. Đáp án: A
Câu 43 [290547]: They would never have accepted his money if they had known his plans.
A, They knew what he wanted to do, so they refused his money.
B, They agreed with his wishes because they were glad to have his money.
C, They didn’t know his plans and never took money from him.
D, They took the money he offered them without realizing his purpose.
Tạm dịch: Họ sẽ không bao giờ nhận tiền của anh ta nếu họ biết kế hoạch của anh ấy.
Xét các đáp án
A. Họ biết anh ấy muốn làm gì nên họ từ chối tiền của anh ấy.
⇒ Sai về nghĩa. Họ không hề biết và vẫn nhận tiền.
B. Họ đồng ý với mong muốn của anh ấy vì họ rất vui khi có được tiền của anh ấy.
⇒ Sai về nghĩa
C. Họ không biết kế hoạch của anh ấy và không bao giờ lấy tiền của anh ấy.
⇒ Sai về nghĩa. Họ đã lấy tiền rồi
D. Họ đã lấy số tiền anh ta đưa cho họ mà không nhận ra mục đích của anh ta.
⇒ Đáp án đúng. Ta có “without +V-ing”: không làm gì Đáp án: D
Câu 44 [746023]: It's considerate of you to provide such comprehensive feedback on my project.
A, If you didn’t provide such comprehensive feedback, I wouldn’t understand my mistakes.
B, I wish you would provide comprehensive feedback on my project.
C, I appreciate you providing such comprehensive feedback on my project.
D, You are considerate enough to provide such comprehensive feedback on my project.
Tạm dịch: Bạn thật chu đáo khi đưa ra phản hồi chi tiết về dự án của tôi.
A. Nếu bạn không đưa ra phản hồi chi tiết như vậy, tôi sẽ không hiểu được lỗi của mình. => Sai vì câu gốc nhấn mạnh sự chu đáo của người đưa phản hồi, trong khi câu này chỉ nói về tác động của phản hồi mà không đề cập đến sự chu đáo

B.Tôi ước gì bạn có thể đưa ra phản hồi chi tiết về dự án của tôi => Sai vì câu gốc khẳng định rằng người kia đã đưa ra phản hồi

C. Tôi trân trọng việc bạn đưa ra phản hồi chi tiết về dự án của tôi. => Đúng

D. Bạn đủ chu đáo để đưa ra phản hồi chi tiết về dự án của tôi. => Sai vì câu gốc không mang sắc thái đánh giá mức độ chu đáo
=> Đáp án C
I appreciate + (someone) + Ving: Tôi trân trọng việc ai đó làm gì
It's considerate of + someone + to V: Ai đó thật chu đáo khi làm gì


Đáp án: C
Câu 45 [290549]: "You buy a lot of food but it wasn’t necessary because there are only three of us staying for the weekend," my roommate said.
A, I needn't have bought so much food since only three of us stay for the weekend.
B, Food needn't have been bought so much because only three people cannot eat all of them at the weekend.
C, It is advisable that I should buy just a little food because there are only three of us staying for the weekend.
D, I was criticized for buying so much food for just three people staying for the weekend.
Tạm dịch: “Bạn mua rất nhiều đồ ăn nhưng không cần thiết vì cuối tuần chỉ có ba người chúng tôi ở lại”, bạn cùng phòng của tôi nói.
Xét các đáp án
A. Tôi lẽ ra không cần phải mua nhiều đồ ăn như vậy vì chỉ có ba chúng tôi ở lại vào cuối tuần.
⇒ Đáp án đúng. Ta có Needn't + have + P2: Lẽ ra không cần phải, nhưng trên thực tế là đã.
B. Thực phẩm không cần phải mua nhiều vì chỉ có ba người không thể ăn hết vào cuối tuần.
⇒ Sai. Ta không dùng cấu trúc bị động như thế này.
C. Tôi nên mua một ít đồ ăn vì chỉ có ba chúng tôi ở lại vào cuối tuần.
⇒ Sai về nghĩa. Không hề có thông tin là phải mua ít đồ ăn.
D. Tôi bị chỉ trích vì mua quá nhiều đồ ăn cho chỉ ba người ở lại vào cuối tuần.
⇒ Sai về nghĩa. Không ai chỉ trích về hành động mua nhiều. Đáp án: A
Questions 46-52: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions.
1. The future energy mix will require an all-of-the-above approach, with efficiency profiles, transport limitations and supply chain considerations shunting demand centres to different energy sources. Many key clean technologies (electric vehicles, heat pumps and water heaters, to name a few) will draw their energy from the grid — with those electrons produced from zero-carbon sources — while others will need to rely on clean fuels, such as biofuel, hydrogen and others. Each one of these resources lends itself to particular use cases. This raises the stakes of the allocation question.
2. For example, hydrogen, a promising clean energy carrier, relies on water and clean power as feedstock. And, with climate change destabilizing global weather patterns — drought can threaten hydropower and nuclear power installations, for instance, while rising global temperatures are forecast to reduce wind speed around the world — the availability of renewable energy sources for hydrogen production alongside electricity generation is not guaranteed. Regions, such as the south of Spain, facing water shortages, highlight the need for a nuanced approach to utilize available resources to make hydrogen efficiently.
3. The dilemma of allocating green power to hydrogen production or directly greening the grid has become a contentious element of transition debates. The answer will be contingent on the existing energy mix, with a key factor being the current carbon intensity of the grid. Striking the right balance is imperative for an effective energy transition.
(Adapted from: https://www.weforum.org/)
Câu 46 [746024]: What is the topic of the passage?
A, The advantages of using hydrogen over other renewable energy sources
B, The challenges and strategies for creating a balanced green energy mix
C, The future dominance of biofuels in the global energy market
D, The role of traditional fuels in combating climate change
Chủ đề của đoạn văn là gì?
A. Những lợi ích của việc sử dụng hydro so với các nguồn năng lượng tái tạo khác. => Sai. Đoạn văn không chỉ tập trung vào hydro mà còn đề cập đến nhiều nguồn năng lượng khác

B. Những thách thức và chiến lược để tạo ra một hỗn hợp năng lượng xanh cân bằng. => Đúng

C. Sự thống trị của nhiên liệu sinh học trong thị trường năng lượng toàn cầu. => Sai. Không có thông tin nào cho thấy nhiên liệu sinh học sẽ chiếm ưu thế

D. Vai trò của nhiên liệu truyền thống trong việc chống biến đổi khí hậu. => Sai. Không đề cập đến vai trò của nhiên liệu truyền thống trong việc chống biến đổi khí hậu
=> Đáp án B Đáp án: B
Câu 47 [746025]: Which technology is mentioned in paragraph 1 as being powered by electricity from the grid?
A, Biofuel-powered vehicles
B, Electric vehicles
C, Hydrogen storage systems
D, Natural gas heaters
Công nghệ nào được đề cập trong đoạn 1 là sử dụng điện từ lưới điện?
A. Xe chạy bằng nhiên liệu sinh học.
B. Xe điện.
C. Hệ thống lưu trữ hydro.
D. Máy sưởi dùng khí tự nhiên.
Căn cứ vào thông tin đoạn văn
Many key clean technologies (electric vehicles, heat pumps and water heaters, to name a few) will draw their energy from the grid
(Nhiều công nghệ sạch quan trọng (xe điện, máy bơm nhiệt và máy nước nóng) sẽ lấy năng lượng từ lưới điện)
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 48 [746026]: The word "their" in paragraph 1 refers to which of the following?
A, electric vehicles
B, clean fuels
C, key clean technologies
D, zero-carbon sources
Từ "their" trong đoạn 1 đề cập đến từ nào?
A. Xe điện.
B. Nhiên liệu sạch.
C. Các công nghệ sạch quan trọng.
D. Các nguồn không phát thải carbon.
Căn cứ vào ngữ cảnh:
Many key clean technologies (electric vehicles, heat pumps and water heaters, to name a few) will draw their energy from the grid
(Nhiều công nghệ sạch quan trọng (chẳng hạn như xe điện, máy bơm nhiệt và máy nước nóng) sẽ lấy năng lượng của chúng từ lưới điện)
=> 
Từ "their" chỉ đến "năng lượng của các công nghệ sạch này"
=> Đáp án C Đáp án: C
Câu 49 [746027]: Which of the following is NOT described as a feature of hydrogen production in paragraph 2?
A, It depends on water and clean energy sources
B, It is a potential clean energy source
C, It depends on the use of fossil fuels
D, It is affected by climate change
Điều nào sau đây KHÔNG được mô tả là một đặc điểm của sản xuất hydro trong đoạn 2?
A. Nó phụ thuộc vào nước và nguồn năng lượng sạch.
B. Nó là một nguồn năng lượng sạch tiềm năng.
C. Nó phụ thuộc vào việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
D. Nó bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Căn cứ vào thông tin:
Hydrogen, a promising clean energy carrier, relies on water and clean power as feedstock
(Hydro, một dạng năng lượng sạch đầy triển vọng, phụ thuộc vào nước điện sạch làm nguyên liệu đầu vào)
=> Hydro không phụ thuộc vào việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mà dựa vào nước và điện sạch
=> Đáp án C
Đáp án: C
Câu 50 [746029]: In paragraph 2, what does the situation in regions like the south of Spain emphasize for efficient hydrogen production?
A, The need for more hydrogen technologies
B, The need for a cautious strategy to harness available resources
C, The importance of increasing wind energy production
D, The requirement for more biofuel sources
Ở đoạn 2, tình trạng ở các khu vực như miền nam Tây Ban Nha nhấn mạnh điều gì đối với việc sản xuất hydro hiệu quả?
A. Sự cần thiết phải có thêm các công nghệ hydro.
B. Sự cần thiết của một chiến lược thận trọng để khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có.
C. Tầm quan trọng của việc tăng cường sản xuất năng lượng gió.
D. Yêu cầu cần có nhiều nguồn nhiên liệu sinh học hơn.
Căn cứ vào thông tin
Regions, such as the south of Spain, facing water shortages, highlight the need for a nuanced approach to utilize available resources to make hydrogen efficiently
(Các khu vực như miền nam Tây Ban Nha, nơi đang đối mặt với tình trạng thiếu nước, nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cách tiếp cận tinh tế để tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có nhằm sản xuất hydro một cách hiệu quả)
=> Cần phải có một chiến lược để khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 51 [746030]: What can be inferred from the distribution of green power to hydrogen production or directly greening the grid?
A, It is unanimously agreed on how to allocate green power.
B, It is a complex issue with different opinions.
C, It is clear that hydrogen production should take priority over greening the grid.
D, It has already been resolved in favor of hydrogen production.
Có thể suy ra điều gì từ việc phân bổ năng lượng xanh cho sản xuất hydro hoặc làm xanh lưới điện?
A. Mọi người đều đồng thuận về cách phân bổ năng lượng xanh. => Sai. Đoạn văn nói rõ là có tranh cãi

B. Đây là một vấn đề phức tạp với nhiều ý kiến khác nhau. => Đúng

C. Rõ ràng hydro nên được ưu tiên hơn việc làm xanh lưới điện. => Sai. Không có thông tin cho thấy sản xuất hydrogen nên được ưu tiên hơn

D. Vấn đề này đã được giải quyết theo hướng ưu tiên sản xuất hydro. => Sai. Đoạn văn không nói vấn đề đã được giải quyết, mà ngược lại còn đang là "dilemma" (tình thế khó xử)
Căn cứ vào thông tin
The dilemma of allocating green power to hydrogen production or directly greening the grid has become a contentious element of transition debates
(Việc phân bổ năng lượng xanh cho sản xuất hydro hay sử dụng để làm xanh lưới điện đã trở thành một yếu tố gây tranh cãi trong các cuộc thảo luận về chuyển đổi năng lượng)
=> Đáp án B

Đáp án: B
Câu 52 [746031]: The word "imperative" in paragraph 3 could best be replaced by _____.
A, unnecessary
B, critical
C, optional
D, challenging
Từ "imperative" trong đoạn 3 có thể được thay thế bằng từ nào?
A. Không cần thiết.
B. Quan trọng, thiết yếu.
C. Tùy chọn.
D. Thách thức.
Căn cứ vào ngữ cảnh
Striking the right balance is imperative for an effective energy transition
(Đạt được sự cân bằng phù hợp là điều bắt buộc để chuyển đổi năng lượng hiệu quả)
=> 
imperative /ɪmˈperətɪv/ (adj) cần thiết, thiết yếu
=> Đáp án B Đáp án: B
Question 53-60: Read the passage carefully.
1. For many hundreds of thousands of people worldwide, online networking has become enmeshed in our daily lives. However, it is a decades-old insight from a study of traditional social networks that best illuminates one of the most important aspects of today’s online networking. In 1973 sociologist Mark Granovetter showed how the loose acquaintances, or weak ties, in our social network exert a disproportionate influence over our behavior and choices. Granovetter’s research showed that a significant percentage of people get their jobs as a result of recommendations or advice provided by a weak tie. Today our number of weak-tie contacts has exploded via online social networking.
2. The explosion of weak ties could have profound consequences for our social structures too, according to Judith Donath of the Berkman Center for Internet and Society at Harvard University. 'We’re already seeing changes.' she says. For example, many people now turn to their online social networks ahead of sources such as newspapers and television for trusted and relevant news or information. What they hear could well be inaccurate, but the change is happening. If these huge 'supernets' - some of them numbering up to 5, 000 people - continue to thrive and grow, they could fundamentally change the way we share information and transform our notions of relationships.
3. Robin Dunbar, an evolutionary anthropologist at the University of Oxford, believes that our primate brains place a cap on the number of genuine social relationships we can actually cope with: roughly 150. According to Dunbar, online social networking appears to be very good for 'servicing' relationships, but not for establishing them.
4. Nonetheless, there is evidence that online networking can transform our daily interactions. In an experiment at Cornell University, psychologist Jeff Hancock asked participants to try to encourage other participants to like them via instant messaging conversation. Beforehand, some members of the trial were allowed to view the Facebook profile of the person they were trying to win over. He found that those with Facebook access asked questions to which they already knew the answers or raised things they had in common, and as result were much more successful in their social relationships.
5. Online social networking may also have tangible effects on our well-being. Nicole Ellison of Michigan State University found that the frequency of networking site use correlates with greater self- esteem. 'Asking your close friends for help or advice is nothing new, but we are seeing a lowering of barriers among acquaintances, ' Ellison says. People are readily sharing personal feelings and experiences to a wider circle than they might once have done. The things that befall us are often due to a lack of social support. There’s more of a safety net now.'
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Câu 53 [746032]: The most suitable title of the passage can be _____.
A, How online social networking affects self-esteem
B, Evolution of friendship in the digital age
C, Impacts of online networking on relationships and society
D, The psychological impact of online social networking
Tiêu đề phù hợp nhất cho đoạn văn là gì?
A. Cách mạng xã hội trực tuyến ảnh hưởng đến sự tự tin như thế nào. => Sai vì lòng tự trọng chỉ đề cập trong đoạn 5

B. Sự phát triển của tình bạn trong thời đại kỹ thuật số. => Sai vì đoạn văn còn nói đến nhiều mối quan hệ khác

C. Tác động của mạng xã hội trực tuyến đối với các mối quan hệ và xã hội. => Đúng

D. Ảnh hưởng tâm lý của mạng xã hội trực tuyến. => Sai vì ý này chỉ tập trung vào tâm lý nhưng lại bỏ qua các khía cạnh xã hội khác
=> Đáp án C
Giải thích:
- Đoạn 1: Đề cập đến mối quan hệ yếu (weak ties) và cách mạng xã hội mở rộng số lượng mối quan hệ yếu
Đoạn 2: Nói về tác động xã hội, ví dụ như cách mọi người tìm kiếm thông tin từ mạng xã hội thay vì báo chí.
Đoạn 3 - 5: Phân tích ảnh hưởng của mạng xã hội đến các mối quan hệ, cả mặt tích cực (hỗ trợ xã hội, tăng tự tin) và hạn chế (khó tạo mối quan hệ thật sự)

Đáp án: C
Câu 54 [746033]: In paragraph 1, the word “enmeshed” can be replaced by ______.
A, competitive
B, optimistic
C, detached
D, integrated
Từ “enmeshed” trong đoạn 1 có thể thay thế bằng từ nào?
A. mang tính cạnh tranh
B. lạc quan
C. tách biệt, không liên quan
D. hòa nhập, tích hợp vào
Căn cứ vào ngữ cảnh
For many hundreds of thousands of people worldwide, online networking has become enmeshed in our daily lives.
(Mạng xã hội trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta)
=> 
enmesh /ɪnˈmeʃ/ (v) bị mắc kẹt, vướng vào, gắn chặt với, trở thành một phần không thể tách rời
=> Đáp án D
Đáp án: D
Câu 55 [746034]: In paragraph 2, the statement "We’re already seeing changes” of Judith Donath implies that ______.
A, information from online social contacts may be unreliable.
B, online social networks may become obsolete in the near future.
C, people are entirely neglecting traditional media sources now.
D, people waste a lot of time on social networking sites
Câu "Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi" của Judith Donath ám chỉ điều gì?
A. Thông tin từ các mối quan hệ trực tuyến có thể không đáng tin cậy.
B. Mạng xã hội trực tuyến có thể trở nên lỗi thời trong tương lai gần.
C. Mọi người hiện tại hoàn toàn bỏ qua các phương tiện truyền thông truyền thống.
D. Mọi người đang lãng phí nhiều thời gian trên mạng xã hội.
Căn cứ vào ngữ cảnh câu:
'We’re already seeing changes.' she says. For example, many people now turn to their online social networks ahead of sources such as newspapers and television for trusted and relevant news or information. What they hear could well be inaccurate, but the change is happening
(Bà nói: "Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi." Ví dụ, ngày nay, nhiều người tìm đến mạng xã hội trực tuyến để tìm kiếm tin tức và thông tin đáng tin cậy thay vì sử dụng báo chí hoặc truyền hình. Những thông tin họ nhận được có thể không chính xác, nhưng sự thay đổi này đang diễn ra)
=> M
ạng xã hội đang thay đổi cách mọi người tiếp nhận thông tin, nhưng cũng có nguy cơ lan truyền tin tức sai lệch
=> Đáp án A Đáp án: A
Câu 56 [746036]: The word “they” in paragraph 2 refers to _____.
A, 5000 people
B, supernets
C, newspaper and television
D, weak ties
Từ "they" trong đoạn 2 đề cập đến gì?
A. 5000 người.
B. Siêu mạng lưới 
C. Báo chí và truyền hình.
D. Các mối quan hệ yếu.
Căn cứ vào ngữ cảnh:
If these huge 'supernets' - some of them numbering up to 5, 000 people - continue to thrive and grow, they could fundamentally change the way we share information and transform our notions of relationships.
(Nếu những "siêu mạng lưới", một số có tới 5.000 người, tiếp tục phát triển, chúng có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta chia sẻ thông tin và làm thay đổi quan niệm của chúng ta về các mối quan hệ)
=> "they" chỉ đến "these huge 'supernets'" - chủ ngữ của mệnh đề điều kiện 
=> Đáp án B

Đáp án: B
Câu 57 [746037]: According to Robin Dunbar in paragraph 3, what is the primary limitation of online social networking?
A, It cannot support relationships with more than 150 people.
B, It is ineffective for forming new relationships.
C, It causes people to lose genuine connections.
D, It is limited by the technology used for communication.
Theo Robin Dunbar, hạn chế chính của mạng xã hội trực tuyến là gì?
A. Nó không thể hỗ trợ các mối quan hệ với hơn 150 người.
B. Nó không hiệu quả trong việc thiết lập các mối quan hệ mới.
C. Nó khiến mọi người mất đi các mối quan hệ thực sự.
D. Nó bị giới hạn bởi công nghệ giao tiếp.
Căn cứ vào thông tin:
According to Dunbar, online social networking appears to be very good for 'servicing' relationships, but not for establishing them
(Theo ông, mạng xã hội trực tuyến dường như rất hiệu quả trong việc duy trì các mối quan hệ, nhưng không hiệu quả trong việc thiết lập chúng)
=> M
ạng xã hội có thể giúp duy trì quan hệ, nhưng không giỏi trong việc thiết lập mối quan hệ mới
=> Đáp án B
Đáp án: B
Câu 58 [746038]: It can be inferred from paragraph 4 that ____.
A, people can easily become jealous of those who have a wide circle of friends.
B, online networking is a successful way of developing the career strategies
C, there is a social advantage in knowing about the lives of online contacts
D, people may lose the ability to relate to each other face-to-face
Có thể suy ra từ đoạn 4 rằng __________.
A. Mọi người có thể dễ dàng ghen tị với những người có nhiều bạn bè.
B. Mạng xã hội trực tuyến là một cách hiệu quả để phát triển chiến lược nghề nghiệp.
C. Có lợi ích xã hội khi biết về cuộc sống của các mối quan hệ trực tuyến.
D. Mọi người có thể mất khả năng giao tiếp trực tiếp với nhau.
Căn cứ vào thông tin:
Beforehand, some members of the trial were allowed to view the Facebook profile of the person they were trying to win over...and as result were much more successful in their social relationships.
(Trước đó, một số người được phép xem hồ sơ Facebook của đối phương mà họ muốn gây ấn tượng. Kết quả cho thấy... họ thành công hơn nhiều trong việc thiết lập quan hệ xã hội)
=> N
hững người xem trước hồ sơ Facebook có lợi thế hơn trong việc gây ấn tượng với người khác => việc biết trước thông tin về ai đó có thể giúp ích trong giao tiếp xã hội
=> Đáp án C
Đáp án: C
Câu 59 [746041]: What is the main idea presented in paragraphs 3, 4, and 5?
A, online social networking limits the number of relationships people can manage.
B, online networking helps establish new relationships but does not improve existing ones.
C, online networking influences social interactions, maintains relationships, and can enhance well-being.
D, online networking causes people to lose genuine social connections and lack social support.
Ý chính của đoạn 3, 4 và 5 là gì?
A. Mạng xã hội trực tuyến giới hạn số lượng mối quan hệ mà con người có thể duy trì.
B. Mạng xã hội giúp thiết lập các mối quan hệ mới nhưng không cải thiện các mối quan hệ hiện có.
C. Mạng xã hội ảnh hưởng đến tương tác xã hội, duy trì các mối quan hệ và có thể cải thiện sức khỏe tinh thần.
D. Mạng xã hội khiến con người mất đi các mối quan hệ thực sự và thiếu sự hỗ trợ xã hội.
Căn cứ vào nội dung các đoạn văn:
- Đoạn 3: Mạng xã hội trực tuyến tốt cho việc duy trì mối quan hệ, không phải thiết lập mối quan hệ mới => duy trì mối quan hệ

- Đoạn 4: Mạng xã hội có thể thay đổi cách chúng ta tương tác hàng ngày (thí nghiệm cho thấy thông tin từ Facebook giúp tạo kết nối tốt hơn) => ảnh hưởng đến tương tác xã hội

- Đoạn 5: Mạng xã hội có thể tác động tích cực đến sự tự tin và cung cấp mạng lưới an toàn xã hội => nâng cao sự tự tin/ hạnh phúc
=> Đáp án C

Đáp án: C
Câu 60 [746043]: According to the passage, which of the following is mentioned as one advantage of online social networking?
A, It can be reassuring to be part of an online social network.
B, Online social networking can solve problems in real-world relationships.
C, Using social networking sites may result in a lack of privacy.
D, Social networking sites can be accessed on any day and at any time.
Theo đoạn văn, lợi ích nào của mạng xã hội được đề cập?
A. Yên tâm hơn khi là một phần của mạng xã hội trực tuyến.
B. Mạng xã hội có thể giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ thực tế.
C. Sử dụng mạng xã hội có thể dẫn đến mất quyền riêng tư.
D. Mạng xã hội có thể được truy cập bất kỳ lúc nào.
Căn cứ vào thông tin:
People are readily sharing personal feelings and experiences to a wider circle than they might once have done. The things that befall us are often due to a lack of social support. There’s more of a safety net now.
(Mọi người sẵn sàng chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm cá nhân với một phạm vi rộng hơn so với trước đây. Những điều xảy ra với chúng ta thường là do thiếu sự hỗ trợ xã hội. Giờ đây, đã có một "tấm lưới an toàn" tốt hơn)
=> Mọi người cảm thấy yên tâm hơn khi có sự hỗ trợ từ mạng xã hội
=> Đáp án A
Đáp án: A
Câu 61 [166222]: Hình dưới đây biểu diễn hai lực cùng tác động lên một vật, cho Tính độ lớn của hợp lực
247.PNG
A,
B,
C,
D,
248.PNG
Đặt (hình vẽ)
Gọi là trung điểm của
Ta có
Xét
Ta có
Suy ra Đáp án: C
Câu 62 [747707]: Cho khác 1 thỏa mãn Tính tổng
A, 16.
B, 12.
C, 10.
D, 18.
HD: Chọn D
Ta có Đáp án: D
Câu 63 [803924]: Cho Tính
A, 2019.
B, 2020.
C, 2021.
D, 2018.
Chọn D
Theo giả thiết ta có
Ta có
Đáp án: D
Câu 64 [25766]: Đạo hàm của hàm số
A, .
B, .
C, .
D, .
Ta có

Chọn B Đáp án: B
Câu 65 [256640]: Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình vẽ sau?
253.PNG
A,
B,
C,
D,
Dựa vào đồ thị hàm số, ta thấy đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là và tiệm cận đứng là
Mặt khác đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ dương, cắt trục tung tại điểm có tung độ âm.
Đối chiếu các điều kiện trên, chỉ có hàm số thoả mãn.
Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 66 [747708]: Cho hàm số có đạo hàm với mọi Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
A,
B,
C,
D,
Cho
Bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên hàm số đồng biến trên khoảng Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 68
Câu 67 [747709]: Số hạng đầu tiên của cấp số nhân là
A,
B,
C,
D,
HD: Gọi là công bội và là tổng của 21 số hạng đầu của cấp số nhân
Ta có:
Đáp án: D
Câu 68 [747712]: Tính
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Gọi là công bội và là tổng của 21 số hạng đầu của cấp số nhân
Ta có:
Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 69 đến 71
Câu 69 [747714]: Với tiệm cận xiên của đồ thị hàm số
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Thay
Tập xác định:
Ta có:


Ta cũng có:

Do đó, đồ thị hàm số có tiệm cận xiên là đường thẳng Đáp án: B
Câu 70 [747716]: Đồ thị hàm số đã cho cắt đường thẳng tại hai điểm phân biệt thoả mãn khi giá trị của tham số thuộc khoảng nào dưới đây?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Tập xác định:
Ta có phương trình hoành độ giao điểm

Vì đường thẳng cắt đồ thị hàm số đã cho tại hai điểm phân biệt nên phương trình (*) phải có 2 nghiệm phân biệt.

Khi đó phương trình có 2 nghiệm phân biệt Theo Viet, ta có
Suy ra
Theo giả thiết, ta có
(vì cũng chính bằng khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng do đó

Đáp án: D
Câu 71 [747717]: Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số để hàm số đồng biến trên khoảng
A,
B,
C,
D,
Ta có

Hàm số đồng biến trên khoảng khi

Kết hợp ta có: có 6 giá trị nguyên của thoả mãn yêu cầu. Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 72 đến 73
Câu 72 [747721]: Với tổng các nghiệm của phương trình đã cho là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Thay vào phương trình ta có:




Vậy tổng các nghiệm của phương trình đã cho là: Đáp án: D
Câu 73 [747722]: Giá trị của tham số để phương trình đã cho có hai nghiệm thoả mãn thuộc khoảng nào dưới đây?
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.





Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 74 đến 75
Bảng giá cước gọi quốc tế của công ty viễn thông A được cho bởi bảng sau:
Câu 74 [747724]: Nếu ông A gọi quốc tế 12 phút. Số tiền mà ông A phải trả là
A, 70 nghìn đồng.
B, 74 nghìn đồng.
C, 75 nghìn đồng.
D, 76 nghìn đồng.
Chọn đáp án D.
Ta có:
Hay
Ta thấy 12 phút thuộc khoảng từ phút thứ 9 đến phút thứ 15
Thay vào công thức ta được:
Vậy số tiền mà ông A phải trả là đồng. Đáp án: D
Câu 75 [747725]: Nếu ông B gọi cho người thân ở nước ngoài tốn tổng cộng 174.000 đồng. Hãy tính số phút ông B gọi điện cho người thân bên nước ngoài.
A, 29 phút.
B, 32 phút.
C, 30 phút.
D, 31 phút.
Chọn đáp án C.
Ta có:
Hay
Thay vào công thức
Ta thấy rằng nên ông B phải gọi quốc tế trên 25 phút
Số phút ông B gửi là: (phút) Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 76 đến 77
Câu 76 [747728]: Tập xác định của phương trình trên là
A,
B,
C,
D,
Điều kiện: Đáp án: C
Câu 77 [747729]: Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số để phương trình đã cho có nghiệm?
A,
B,
C,
D,
Chọn A
Điều kiện:
Ta có:



Đặt
Ta có bảng biến thiên

Từ bảng biến thiên suy ra phương trình có nghiệm
Do là số nguyên dương nên chọn
Vậy có giá trị nguyên của tham số

Đáp án: A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 78 đến 80
Đầu tiết học, cô giáo kiểm tra bài cũ bằng cách gọi lần lượt từng người từ đầu danh sách lớp lên bảng trả lời câu hỏi. Biết rằng 4 học sinh đầu tiên trong danh sách lớp là An, Bình, Cường, Dung với xác suất thuộc bài lần lượt là 0,9; 0,7; 0,8 và 0,6. Cô giáo sẽ dừng kiểm tra sau khi đã có 2 học sinh thuộc bài.
Câu 78 [747730]: Tính xác suất cô giáo chỉ kiểm tra bài cũ đúng 2 bạn An và Bình là
A, 63%.
B, 21,6%.
C, 56%.
D, 30%.
Chọn đáp án A.
Để xác suất cô giáo chỉ kiểm tra bài cũ đúng 2 bạn An và Bình thì An và Bình phải thuộc bài.
Đáp án: A
Câu 79 [747734]: Tính xác suất cô giáo chỉ kiểm tra bài cũ đúng 3 bạn.
A,
B,
C,
D,
Trường hợp 1. An thuộc bài, Bình không thuộc bài, Cường thuộc bài ta có xác suất:

Trường hợp 2. An không thuộc bài, Bình thuộc bài, Cường thuộc bài ta có xác suất:

Vậy xác suất cần tìm là Đáp án: D
Câu 80 [747736]: Biết An thuộc bài. Tính xác suất cô giáo chỉ kiểm tra bài cũ đúng 4 bạn trên.
A,
B,
C,
D,
Gọi là biến cố “An thuộc bài” thì
Gọi là biến cố: “Giáo viên dừng ở bạn Dung”
Ta có: Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời câu từ 81 đến 82
Câu 81 [747737]: Giá trị của bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.


Ta có:
Xét ta có:




Đáp án: A
Câu 82 [747738]: Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Ta có:


Sử dụng định lý Sin trong tam giác:
Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 83 đến 84
Câu 83 [747741]: Phương trình đường thẳng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.

Trong tam giác ta có là trung điểm của là trung điểm của cạnh nên suy ra là đường trung bình của tam giác

do đó
Khi đó là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng
Đường thẳng đi qua điểm và có VTPT có phương trình là Đáp án: B
Câu 84 [747743]: Tung độ của điểm
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án C.

Trong tam giác ta có là trung điểm của là trung điểm của cạnh nên suy ra là đường trung bình của tam giác

do đó
Khi đó là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng
Đường thẳng đi qua điểm và có VTPT có phương trình là
Ta có nên giả sử
Suy ra
nên




Với thì
Với thì
Vậy tung độ của điểm bằng -3 hoặc bằng 0. Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 85 đến 87
Câu 85 [747744]: Khoảng cách giữa hai đường thẳng bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.

Đặt gọi M là trung điểm của
Lại có

Ta có:
Suy ra là góc phẳng nhị diện.

Xét


Suy ra
Đáp án: D
Câu 86 [747747]: Thể tích khối lăng trụ bằng
A,
B,
C,
D,

Gọi cạnh tam giác đều là
Gọi là trung điểm ta có


Xét tam giác vuông tại


Đáp án: A
Câu 87 [747748]: Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng xấp xỉ bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án B.
Theo câu [747747],
Thể tích hình chóp bằng do đó:

Kẻ
Vì tam giác đáy là tam giác đều nên là trung điểm
Ta có:
là chân đường cao kẻ từ xuống mặt phẳng

Xét

Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90
Câu 88 [747749]: Mặt phẳng đi qua đồng thời vuông góc với cả có phương trình là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Gọi mặt phẳng cần tìm là Giả sử là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng
Theo giả thiết, ta có
Suy ra
Mặt phẳng đi qua điểm và có một vectơ pháp tuyến là có phương trình là

Đáp án: D
Câu 89 [747750]: Mặt phẳng đi qua và chứa trục có phương trình là
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án A.
Gọi mặt phẳng đi qua và chứa trục
Trục có vectơ pháp tuyến là
Do chứa trục nên có 1 vectơ pháp tuyến là
Vậy phương trình mặt phẳng Đáp án: A
Câu 90 [747752]: Gọi là đường thẳng đi qua song song với mặt phẳng và mặt phẳng Đường thẳng cắt tại điểm có hoành độ bằng
A,
B,
C,
D,
Chọn đáp án D.
Phương trình mặt phẳng
song song với mặt phẳng
song song với mặt phẳng Chọn
Chọn sao cho
Chọn , ta có
đi qua suy ra phương trình tham số của là:
Mặt phẳng ,


Vậy hoành độ của điểm cần tìm là Đáp án: D
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Một nhóm năm người A, B, C, D và E cùng gửi tiết kiệm với số tiền khác nhau trong số 200, 300, 400, 500 và 600 triệu đồng tại các ngân hàng khác nhau với các mức lãi suất đơn khác nhau là 4; 5; 6; 7,5 và 8% mỗi năm trong 5 năm. Sau đây là thông tin được biết về họ.
(i) Số tiền lãi mà mỗi người nhận được sau 5 năm là khác nhau.
(ii) Tiền lãi A nhận được nhiều hơn số tiền lãi mà D nhận được. Số tiền lãi mà D nhận được nhiều hơn số tiền lãi mỗi người trong số C và E nhận được. B nhận được được ít tiền lãi nhất trong 5 năm.
(iii) Tiền lãi mà E nhận được sau 5 năm là 60 triệu đồng.
(iv) Sau 5 năm, người gửi tiết kiệm số tiền lớn nhất không nhận được nhiều tiền lãi nhất.
Câu 91 [379901]: C gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền?
A, 400 triệu đồng.
B, 500 triệu đồng.
C, 300 triệu đồng.
D, Không thể xác định.
Dựa vào dữ kiện:
• Số tiền lãi mà mỗi người nhận được sau 5 năm là khác nhau.
• Tiền lãi A nhận được nhiều hơn số tiền lãi mà D nhận được. Số tiền lãi mà D nhận được nhiều hơn số tiền lãi mỗi người trong số C và E nhận được. B nhận được được ít tiền lãi nhất trong 5 năm.
Tiền lãi mà họ nhận được sẽ có thứ tự giảm dần như sau: A > D > C/E > B.
• Tiền lãi mà E nhận được sau 5 năm là 60 triệu đồng E gửi tiết kiệm 200 triệu đồng với lãi suất 6% mỗi năm hoặc E gửi tiết kiệm 300 triệu đồng với lãi suất 4% mỗi năm.
E gửi tiết kiệm 300 triệu đồng với lãi suất 4% mỗi năm; B gửi tiết kiệm 200 triệu đồng với lãi suất 5% mỗi năm.
• Sau 5 năm, người gửi tiết kiệm số tiền lớn nhất không nhận được nhiều tiền lãi nhất Người gửi tiết kiệm 600 triệu đồng không được nhận với lãi suất 7.5% hàng năm hoặc với lãi suất 8% hàng năm.
Người đó gửi tiết kiệm 600 triệu đồng với lãi suất 6% hàng năm Tiền lãi nhận được là 180 triệu đồng sau 5 năm.
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 142832.png
C gửi tiết kiệm với số tiền là 400 triệu đồng.
Chọn đáp án C. Đáp án: A
Câu 92 [379902]: Tiền lãi mà A nhận được sau 5 năm là bao nhiêu?
A, 180 triệu đồng.
B, 187,5 triệu đồng.
C, 200 triệu đồng.
D, Không thể xác định.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 143211.png
Tiền lãi mà A nhận được sau 5 năm là 187, 5 hoặc 200 triệu đồng.
Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Câu 93 [379903]: Ai gửi tiết kiệm ở ngân hàng với lãi suất 6%/năm?
A, C.
B, D.
C, E.
D, A.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 143326.png
D gửi tiết kiệm ở ngân hàng với lãi suất 6%/năm.
Chọn đáp án B.
Đáp án: B
Câu 94 [379904]: Sự chênh lệch tiền lãi nhận được giữa E và D?
A, 100 triệu đồng.
B, 150 triệu đồng.
C, 127,5 triệu đồng.
D, 120 triệu đồng.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 143425.png
Sự chênh lệch tiền lãi nhận được giữa E và D sau 5 năm là triệu đồng.
Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 98
Một gia đình gồm 6 người A, B, C, D, E và F. Thông tin sau đây liên quan đến các thành viên trong gia đình:
(a) Có hai cặp vợ chồng và các thành viên trong gia đình thuộc về ba thế hệ.
(b) Mỗi thành viên có một màu sắc yêu thích riêng biệt là xanh lá cây, vàng, đen, trắng, đỏ và xanh nước biển.
(c) Không có thành viên nữ nào thích màu xanh lá cây hoặc màu trắng.
(d) C là người thích màu đen và là con dâu của E.
(e) B là anh trai của F và là con trai của D. Hơn nữa, anh ấy thích màu xanh nước biển.
(f) A là bà của F và F không thích màu đỏ.
(g) Có một người đàn ông thích màu xanh lá cây và vợ anh ta thích màu vàng.
Câu 95 [379929]: Cặp đôi nào sau đây là một trong những cặp vợ chồng?
A, C và D.
B, D và A.
C, A và C.
D, Không có cặp vào trong các cặp trên.
Dựa vào các dữ kiện:
• Có hai cặp vợ chồng và các thành viên trong gia đình thuộc về ba thế hệ.
• A là bà của F.
• B là anh trai của F và là con trai của D.
• C là con dâu của E.
E và A lần lượt là ông và bà; D và C là bố và mẹ; còn B và F là con của C và D.
Sơ đồ minh họa mối quan hệ:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 090816.png
Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 96 [379930]: Trong gia đình có bao nhiêu thành viên nam?
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 1.
Dựa vào sơ đồ phân tích giả thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 090816.png
Kết hợp với các dữ kiện:
• C là người thích màu đen.
• B thích màu xanh nước biển.
• Có một người đàn ông thích màu xanh lá cây và vợ anh ta thích màu vàng Cặp vợ chồng là này E và A, vì cặp C và D đã có C thích màu đen.
• F không thích màu đỏ F thích màu trắng.
D thích màu đỏ.
• Không có thành viên nữ nào thích màu xanh lá cây hoặc màu trắng F là nam.
Gia đình có 4 thành viên nam là E, D, B, F.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 091135.png
Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 97 [379931]: Mối quan hệ giữa E và B là
A, Bố và con.
B, Bác và cháu.
C, Ông và cháu.
D, Chú và cháu.
Dựa vào sơ đồ phân tích giả thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 091135.png
Mối quan hệ giữa E và B là ông và cháu.
Chọn đáp án C.
Đáp án: C
Câu 98 [379932]: Màu sắc yêu thích của A là màu nào?
A, Màu đỏ.
B, Màu vàng.
C, Màu đỏ hoặc màu trắng.
D, Không thể xác định.
Dựa vào sơ đồ phân tích giả thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-26 091135.png
Màu sắc yêu thích của A là màu vàng.
Chọn đáp án B.
Đáp án: B
Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 99 đến 102
Hai biểu đồ tròn dưới đây thể hiện chi phí của hai gia đình X và Y trong tháng 12 năm 2023.
Câu 99 [380925]: Cả hai gia đình quyết định tăng gấp đôi tổng chi tiêu, giữ nguyên mô hình chi tiêu như đã nêu ở 2 biểu đồ. Tỷ lệ phần trăm chi tiêu mới (so với tổng chi tiêu của từng gia đình) cho ăn uống giữa gia đình X và gia đình Y sẽ là
A, 27:31.
B, 31:27.
C, 2:3.
D, 3:2.
Vì cả 2 nhà đều tăng gấp đôi tổng chi tiêu lên, và giữ nguyên mô hình chi tiêu
⇒ Tỷ lệ % chi tiêu cho ăn uống ở cả gia đình X và Y đều sẽ không thay đổi
⇒ Tỷ lệ giữa 2 gia đình là 27%:31%=27:31
⇒ Đáp án A Đáp án: A
Câu 100 [380926]: Nếu tổng chi phí của gia đình Y tăng gấp 3 lần và vẫn giữ nguyên chi phí cho giáo dục như trên thì chi phí cho giáo dục sẽ là
A, 6,33%.
B, 57%.
C, 19%.
D, 10,3%.
Chi phí cho giáo dục sẽ chiếm là
⇒ Đáp án A Đáp án: A
Câu 101 [380927]: Chi phí tiền điện nước của gia đình X sẽ là bao nhiêu phần trăm nếu so với chi phí điện nước của gia đình Y?
A, 120%.
B, 83,33%.
C, 62,5%.
D, 66,66%.
Chi phí tiền điện nước của gia đình X so với chi phí điện nước của gia đình Y là:
⇒ Đáp án B Đáp án: B
Câu 102 [380928]: Nếu gia đình X và gia đình Y quyết định gộp chi phí thì danh mục nào sau đây sẽ có chi phí là cao nhất?
A, Thuê nhà.
B, Linh tinh.
C, Ăn uống.
D, Giáo dục.
Ta nhận thấy % ăn uống ở cả 2 nhà đều là cao nhất
⇒ Nếu gia đình X và gia đình Y quyết định gộp chi phí thì danh mục sẽ có chi phí là cao nhất sẽ là ăn uống.
⇒ Đáp án C Đáp án: C
Tiến hành tách hai chất hữu cơ là cyclohexane và 4-nitrophenol ra khỏi một hỗn hợp. Các bước như sau:


• Bước 1:
Hòa tan hỗn hợp vào dung môi diethyl ether, sau đó cho vào phễu chiết.

• Bước 2:
Thêm từ từ dung dịch X vào phễu và lắc đều thì thu được như hình bên.

• Bước 3:
Mở van và thu lấy các lớp:


▪ Lớp diethyl ether có chứa cyclohexane, đuổi dung môi và thu lấy cyclohexane.

▪ Lớp nước chứa muối 4-nitrophenolate. Acid hóa và thêm dung môi diethyl ether. Tách riêng lớp hữu cơ, đuổi dung môi và thu lấy 4-nitrophenol.
Câu 103 [684429]: Dung dịch X có chứa chất nào sau đây?
A, NaCl.
B, Na2SO4.
C, NaOH.
D, NaNO3.
Thành phần các chất có trong phễu sau khi thêm dung dịch X gồm:

Dung dịch X phù hợp là NaOH khi đó sẽ có phản ứng giữa 4-nitrophenol với NaOH để giúp tách chất ra khỏi dung dịch dựa vào sự khác nhau về độ tan của chất.

⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 104 [684430]: Mục đích chính của việc thêm dung dịch HCl vào lớp nước chứa muối 4-nitrophenolate là gì?
A, 4-nitrophenol có phản ứng với NaOH.
B, NaOH phản ứng với HCl dư.
C, Chuyển 4-nitrophenolate thành 4-nitrophenol.
D, Điều chế NaCl.
Mục đích chính của việc thêm dung dịch HCl vào lớp nước chứa muối 4-nitrophenolate giúp chuyển 4-nitrophenol về dạng phân tử và tạo điều kiện để tách nó ra khỏi dung dịch nước.


⇒ Chọn đáp án C Đáp án: C
Câu 105 [684431]: Dung môi diethyl ether được thêm vào các bước cùng với dung môi nước nhằm mục đích nào sau đây?
A, Tạo thành một dung dịch đồng nhất.
B, Tạo thành hai lớp chất lỏng không tan.
C, Dung môi diethyl ether phản ứng với cyclohexanol.
D, Dung môi diethyl ether hoà tan tốt HCl và NaOH.
Dung môi diethyl ether được thêm vào các bước với dung môi để tạo thành hai lớp chất lỏng không tan. Lớp diethyl ether có chứa cyclohexane, đuổi dung môi và thu lấy cyclohexane.

⇒ Chọn đáp án B Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Âm mà tai người nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.
Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz thì tai người không nghe được và gọi là hạ âm, tuy nhiên một số loài vật như voi, chim bồ câu lại “nghe” được hạ âm.
Âm có tần số lớn hơn 20000 Hz thì tai người không nghe được và gọi là siêu âm. Một số loài như dơi, chó, cá heo… có thể “nghe” được siêu âm.
Câu 106 [752937]: Tai người có thể nghe được âm có tần số nào sau đây?
A, 10 Hz.
B, 550 Hz.
C, 25 KHz
D, 100000 Hz.
Tai người có thể nghe được âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz nên sẽ nghe được âm có tần số 550Hz.
Chọn B Đáp án: B
Câu 107 [752938]: Các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ thường sử dụng chiếc còi như hình ảnh bên. Khi thổi còi, tai người bình thường không nghe thấy âm nhưng chó nghiệp vụ vẫn có phản ứng theo những tín hiệu đã được huấn luyện trước đó. Âm do chiếc còi chó phát ra thuộc loại nào?
A, Tạp âm.
B, Siêu âm.
C, Hạ âm.
D, Âm nghe được.
Chó có thể nghe được siêu âm. Còi phát ra tiếng người bình thường không nghe thấy nhưng chó nghiệp vụ vẫn nghe thấy nên âm do chiếc còi chó phát ra là siêu âm.
Chọn B Đáp án: B
Câu 108 [752939]: Chu kì âm và tần số âm là hai đại lượng nghịch đảo của nhau. Một âm có chu kì 0,09 ms. Tần số của âm này là bao nhiêu và âm này thuộc loại nào?
A, 11,1 Hz và hạ âm.
B, 11,1 Hz và âm nghe được.
C, 11,1 KHz và siêu âm.
D, 11,1 KHz và âm nghe được.
Ta có: Tần số của âm là: và là âm nghe được.
Chọn D Đáp án: D
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 109 đến 111
Nghiên cứu sự mẫn cảm của vi khuẩn Bacillus stearothermophilus đối với kháng sinh penicillin, người ta dùng phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng chứa chất dinh dưỡng của vi khuẩn, cấy cùng một lượng tế bào vào một dãy ống nghiệm có nồng độ kháng sinh tăng dần. Sau 24h nuôi trong tủ ấm, các kết quả được thể hiện trong hình dưới đây:
Câu 109 [741096]: Nồng độ kháng sinh tối thiểu để ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn là bao nhiêu?
A, 0.
B, 0,25.
C, 0,5.
D, 1.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết

Nồng độ kháng sinh càng tăng (từ 0,25 mg/l trở đi) thì tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn càng giảm (từ ống 1 là ống đối chứng đến ống số 2, 3 số lượng vi khuẩn giảm rõ rệt, ống 4 trở đi không còn thấy sự sinh trưởng của vi khuẩn) → Penicillin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn Bacilluc stearothermophilus.
Từ ống 4 trở đi không còn thấy sự sinh trưởng của vi khuẩn \rightarrow Nồng độ kháng sinh tối thiểu là 1 mg/l. Đáp án: B
Câu 110 [741098]: Nếu Bacillus stearothermophilus không bị ảnh hưởng bởi penicillin, kết quả của thí nghiệm sẽ như thế nào?
A, Vi khuẩn sẽ phát triển tốt ở tất cả các nồng độ kháng sinh.
B, Vi khuẩn sẽ không phát triển ở tất cả các ống nghiệm.
C, Vi khuẩn sẽ chỉ phát triển ở ống nghiệm có nồng độ kháng sinh cao nhất.
D, Vi khuẩn sẽ chỉ phát triển ở ống nghiệm có nồng độ kháng sinh thấp nhất.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết

A đúng vì nếu Bacillus stearothermophilus không nhạy cảm với penicillin, chúng sẽ phát triển tốt ở tất cả các nồng độ kháng sinh.
B không đúng vì nếu vi khuẩn không bị ảnh hưởng bởi penicillin, chúng sẽ phát triển.CD không đúng vì vi khuẩn sẽ phát triển ở tất cả các nồng độ chứ không chỉ ở mức thấp nhất hoặc cao nhất. Đáp án: A
Câu 111 [741101]: Có thể sử dụng vi khuẩn này để kiểm tra sự dư thừa kháng sinh penicillin trong sữa bò được không? Hãy đề xuất 1 phương pháp để kiểm tra.
A, Có, nhưng cần phải sử dụng phương pháp sắc kí để xác định nồng độ penicillin trong sữa bò.
B, Không, Bacillus stearothermophilus không nhạy cảm với penicillin nên không thể sử dụng để kiểm tra sự dư thừa kháng sinh này.
C, Có, có thể sử dụng để kiểm tra sự dư thừa penicillin trong sữa bò bằng phương pháp cấy vi khuẩn trong môi trường lỏng chứa sữa.
D, Không, vì penicillin sẽ không có tác động đến sự phát triển của Bacillus stearothermophilus.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết

Có thể sử dụng vi khuẩn này để kiểm tra sự dư thừa kháng sinh penicillin trong sữa bò.
Phương pháp:
- Đưa vi khuẩn này nuôi cây trên môi trường dinh dưỡng có thạch (20g/l) ở đĩa petri.
- Các khoanh giấy được tẩm sữa đối chứng không chứa penicillin và có penicillin, các mẫu sữa khác nhau được lấy từ sữa bò cần kiểm tra có bổ sung và không bổ sung penicillinase được đặt lên mặt thạch của hộp petri và đưa vào tủ ấm 35oC. Sau 24h, nếu mẫu sữa cần kiểm nghiệm có chứa penicillin sẽ có kết quả như sau:
Đáp án: C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
GDP năm 2023 nước ta là 10221,8 nghìn tỉ đồng, các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài là 463,2 tỉ đồng, các khoản thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài là 267,5 tỉ đồng.
Câu 112 [744549]: GNI nước ta năm 2023 là bao nhiêu triệu tỉ đồng?
A, 10,2 triệu tỉ đồng.
B, 10,4 triệu tỉ đồng.
C, 5,3 triệu tỉ đồng.
D, 6,5 triệu tỉ đồng.
GNI của Việt Nam năm 2023 được tính như sau:
GNI GDP + Thu nhập nhận được từ nước ngoài - Thu nhập phải chuyển trả cho nước ngoài
Thay các giá trị vào công thức:
GNI = 10221,8 × 103 + 463, 2 - 267,5 Đáp án: A
Câu 113 [744550]: GDP là gì?
A, Tổng sản phẩm quốc nội.
B, Tổng sản phẩm trung bình quốc nội phân theo đầu người.
C, Tổng thu nhập quốc dân.
D, Tỉ trọng nền kinh tế phân theo ngành.
GDP Gross Domestic Product là tổng sản phẩm quốc nội. Đáp án: A
Câu 114 [744551]: Muốn tính GDP trung bình của một quốc gia cần biết
A, Tổng GDP, diện tích quốc gia.
B, Tổng GDP, dân số quốc gia.
C, Tổng GDP, cơ cấu kinh tế.
D, Tổng GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Muốn tính GDP trung bình của một quốc gia cần biết Tổng GDP, dân số quốc gia. Đáp án: B
Dựa vào thông tin, tư liệu sau đây để trả lời các câu từ 115 đến 117:
Tháng 9 - 1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi học sinh. Thư có đoạn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15-9-1945).
Để đối phó với các thế lực ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo, nhẫn nhịn nhưng rất kiên quyết và có nguyên tắc: Trước ngày quân Trung Hoa Dân quốc sang, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với đồng chí Nguyễn Lương Bằng: “Bọn ấy sang thì chẳng tử tế gì đâu. Chúng sẽ ăn bám, báo hại, đưa bọn phản động về phá ta, làm nhiều điều chướng tai, gai mắt. Phải có gan nhẫn nhục, phải khôn khéo và luôn luôn tỉnh táo. Cái gì cho, cái gì không cho, phải có đối sách thích hợp […]. Chính sách của ta hiện nay phải là chính sách Câu Tiễn. Nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục...”.
(Nhiều tác giả (2004), Bác Hồ - hồi ký, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, tr.105)
Câu 115 [758810]: Nội dung nào sau đây là một trong những vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sau khi chế độ mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?
A, Giáo dục.
B, Công nghệ số.
C, Toán học.
D, Thể thao.
Đáp án: A
Câu 116 [758813]: Chính sách đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đối phó với các thế lực ngoại xâm, bao gồm cả quân Trung Hoa Dân quốc những năm 1945 – 1946 là
A, không nhân nhượng, không nhẫn nhục.
B, mềm dẻo trong nguyên tắc và sách lược.
C, thực hiện “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
D, tôn trọng các cường quốc Đồng minh.
Đáp án: C
Câu 117 [758814]: Nhận thức nào sau đây không đúng về cụm từ “Chính sách của ta hiện nay phải là chính sách Câu Tiễn” được nhắc tới trong đoạn trích trên?
A, Giữ thái độ cứng rắn với các thế lực ngoại xâm.
B, Mềm dẻo về sách lược và cứng rắn về nguyên tắc.
C, Tuyệt đối không nhượng với kẻ thù của dân tộc.
D, Tránh việc đối kháng với các thế lực ngoại xâm.
Đáp án: B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120
Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan của ông TVQ, cựu Chủ tịch Tập đoàn X. Theo kết luận điều tra bổ sung, từ 26/5/2017 – 10/01/2022, ông TVQ đã chỉ đạo đồng phạm thao túng thị trường chứng khoán, qua đó thu lợi bất chính hơn 723 tỉ đồng. Cơ quan Công an còn xác định, trong thời gian từ năm 2014 – 2016, thực tế các cổ đông chỉ góp 1 197 tỉ đồng vốn điều lệ vào Công ty Cổ phần Xây dựng Y nhưng ông TVQ chỉ đạo cấp dưới lập và kí khống hồ sơ, chứng từ góp vốn 3 102 tỉ đồng, làm tăng khống vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Xây dựng Y lên gần 4 300 tỉ đồng. Sau đó, các bị can đề nghị đăng kí niêm yết 430 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây dựng Y trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh để bán và chiếm đoạt hơn 3 620 tỉ đồng của các nhà đầu tư.
Nguồn: Báo Công an nhân dân
Câu 118 [757606]: Việc lập và kí khống hồ sơ, chứng từ góp vốn, làm tăng khống vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Xây dựng Y trong trường hợp trên vi phạm pháp luật như thế nào?
A, Vi phạm quyền tự do lựa chọn quy mô sản xuất kinh doanh.
B, Vi phạm trong lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn.
C, Kê khai không đúng hồ sơ làm cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
D, Kê khai không chính xác nội dung hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.
Đáp án D. Kê khai không chính xác nội dung hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.
Giải thích: Ông TVQ và các đồng phạm lập và ký khống hồ sơ góp vốn, làm tăng khống vốn chủ sở hữu của công ty. Đây là hành vi kê khai không chính xác nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, vi phạm quy định pháp luật. Đáp án: D
Câu 119 [757607]: Số cổ phiếu của ông TVQ tại Công ty Cổ phần Xây dựng Y sẽ thuộc quyền sở hữu của ai sau khi ông đã nộp lại các khoản thu bất chính và phải chấp hành án phạt tù?
A, Ông TVQ.
B, Công ty Cổ phần Xây dựng Y.
C, Nhà đầu tư còn lại của công ty.
D, Đại diện gia đình ông TVQ.
Đáp án A. Ông TVQ.
Giải thích: Sau khi nộp lại các khoản thu bất chính và chấp hành án phạt tù, số cổ phiếu của ông TVQ vẫn thuộc quyền sở hữu của ông nếu không có quyết định pháp lý nào tước quyền sở hữu số cổ phiếu đó. Quyền sở hữu tài sản cá nhân, bao gồm cổ phiếu, chỉ bị tước bỏ hoặc chuyển giao khi có bản án hoặc quyết định của tòa án liên quan đến tài sản đó. Đáp án: A
Câu 120 [757609]: Hình thức đăng kí niêm yết trên sàn chứng khoán của các doanh nghiệp thể hiện quyền nào sau đây của công dân trong kinh doanh?
A, Tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
B, Tự do lựa chọn hình thức huy động vốn.
C, Tự do lựa chọn thị trường kinh doanh.
D, Tự do lựa chọn quy mô kinh doanh.
Đáp án B. Tự do lựa chọn hình thức huy động vốn.
Giải thích: Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp, thể hiện quyền tự do trong việc lựa chọn cách huy động vốn theo quy định pháp luật. Đáp án: B
© 2023 - - Made With