Đáp án Bài tập tự luyện
Câu 1 [583425]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22]: Trong ba hộp chỉ có một hộp chứa đồ vật. Hỏi đồ vật nằm trong hộp được đánh số mấy?

- Nó ở trong hộp số 1
- Trong hộp số 2 không có gì.
- Hộp số 1 rỗng.
- Chỉ 1 trong 3 thông tin được cung cấp là sự thật.
Hỏi đồ vật nằm trong hộp được đánh số mấy?
Giả sử, dữ kiện: “Nó ở trong hộp số 1” là đúng
Dữ kiện: “Trong hộp số 2 không có gì” là sai Hộp số 2 có đồ vật.
Điều giả sử là sai.
Giả sử, dữ kiện: “Trong hộp số 2 không có gì” là đúng
Dữ kiện: “Nó ở trong hộp số 1” là sai Hộp số 3 có đồ vật.
Dữ kiện: “Hộp số 1 rỗng” là sai Hộp số 1 có đồ vật Điều giả sử sai.
Giả sử, dữ kiện: “Hộp số 1 rỗng” là đúng
Dữ kiện: “Nó ở trong hộp số 1” là sai Đồ vật có trong hộp số 2 hoặc số 3.
Dữ kiện: “Trong hộp số 2 không có gì” là sai Hộp số 2 có đồ vật.
Điều giả sử thỏa mãn tất cả các dữ kiện đề bài.
Đồ vật nằm trong hộp được đánh số 2.
Câu 2 [583426]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23]: Kho báu đang nằm trong rương đánh số mấy? (Biết rằng 1 trong 4 rương có kho báu và chỉ có 1 trong 4 chỉ dẫn là chính xác).
Ta thấy, dữ kiện: “Kho báu trong rương 2 hoặc 4” và dữ kiện: “Kho báu trong rương 1 hoặc 3” không thể cùng tính đúng sai Một trong hai dữ kiện phải là dữ kiện đúng.
Giả sử, dữ kiện: “Kho báu trong rương 1 hoặc 3” là đúng.
Dữ kiện: “Kho báu trong rương 2 hoặc 4” là sai.
Dữ kiện: “Kho báu ở đây” của rương 3 là sai.
Dữ kiện: “Kho báu không ở đây của rương 4” là sai Kho báu ở rương 4
Mâu thuẫn dữ kiện.
Điều giả sử là sai.
Giả sử, dữ kiện: “Kho báu trong rương 2 hoặc 4” là đúng.
Dữ kiện: “Kho báu trong rương 1 hoặc 3” là sai.
Dữ kiện: “Kho báu ở đây” của rương 3 là sai.
Dữ kiện: “Kho báu không ở đây của rương 4” là sai Kho báu ở rương 4.
Điều giả sử thỏa mãn tất cả các dữ kiện đề bài.
Kho báu đang nằm trong rương đánh số 4.
Câu 3 [583427]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23]: Hãy tìm một mật mã gồm 3 chữ số.
Dựa vào các dữ kiện:
• 796: Một chữ số đúng và nằm đúng ô.
• 745: Một chữ số đúng nhưng nằm sai ô.
Số 7 không phải chữ số đúng.
Kết hợp dữ kiện:
• 932: Cả ba chữ số đều sai Số 9 không phải chữ số đúng.
• 796: Một chữ số đúng và nằm đúng ô.
Số 6 là chữ số đúng và nằm đúng ô.
• 618: Hai chữ số đúng nhưng đều nằm sai ô.
Số 1 hoặc 8 là chữ số đúng.
Trường hợp 1: Số 8 là chữ số đúng.
• 421: Một chữ số đúng nhưng nằm sai ô.
Số 4 là chữ số đúng.
• 745: Một chữ số đúng nhưng nằm sai ô.
Số 4 phải nằm ở vị trí ngoài cùng bên phải.
Trường hợp 1 bị loại vì vị trí của số 4 trùng với số 6.
Trường hợp 2: Số 1 là chữ số đúng.
• 421: Một chữ số đúng nhưng nằm sai ô Số 4 không phải chữ số đúng.
• 745: Một chữ số đúng nhưng nằm sai ô Số 5 là chữ số đúng.
• 618: Một chữ số đúng nhưng nằm sai ô Số 1 phải nằm ở vị trí ngoài cùng bên trái.
Mật mã là: 156.
Câu 4 [583428]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23]: Tìm mật mã đúng cho hình sau:
Dựa vào các dữ kiện:
• 745: Một số đúng và đúng vị trí.
• 497: Không số nào đúng.
Số 5 là số đúng và đúng vị trí.
• 246: Một số đúng và đúng vị trí.
Số 2 là số đúng và đúng vị trí.
• 856: Hai số đúng nhưng sai vị trí.
Số 8 và số 5 là số đúng và vị trí của số 8 là số ở giữa.
Mật mã: 285.
Câu 5 [583429]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21]: Dựa vào các thông tin đã cho, tìm mật mã là một số có ba chữ số để mở ổ khóa.
Dựa vào các dữ kiện:
• 496: Một số đúng và đúng vị trí.
• 326: Hai số đúng và đúng vị trí.
Giả sử, số 6 không phải số đúng Số 3 và 2 là số đúng và đúng vị trí
Mâu thuẫn dữ kiện đầu.
Số 6 là số đúng và đúng vị trí.
Kết hợp dữ kiện:
• 496: Một số đúng và đúng vị trí Số 4 không phải số đúng.
• 437: Hai số đúng nhưng sai vị trí.
Số 3 và 7 là số đúng và sai vị trí.
Mật mã: 376.
Câu 6 [583430]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24]: Biết rằng chỉ có một bạn nói thật. Hỏi ai là người duy nhất giữ chìa khóa trong 4 bạn?
An: Bạn Dung đang cầm chìa khóa.
Bích: Người giữ chìa khóa đang ở bên cạnh tớ.
Cường: An không cầm chìa khóa.
Dung: Người giữ chìa khóa là nữ.

Giả sử, điều An nói là đúng Điều Dung nói là sai Mâu thuẫn dữ kiện.
Điều giả sử là sai.
Giả sử, điều Bích nói là đúng Điều Cường nói là sai An cầm chìa khóa.
Điều An và Dung nói là sai Thỏa mãn tất cả các dữ kiện của đề bài.
An là người cầm chìa khóa.
Giả sử, điều Cường nói là đúng Điều Bích nói là sai Dung cầm chìa khóa.
Điều An nói là sai Dung không cầm chìa khóa Mâu thuẫn dữ kiện.
Điều giả sử là sai.
Giả sử, điều Dung nói là đúng Điều Cường nói là sai Mâu thuẫn dữ kiện.
Điều giả sử là sai.
Điền câu trả lời: An.
Câu 7 [379157]: Trong ba bạn D, E và F có một người luôn nói sự thật, một người luôn nói dối (sai sự thật) và một người lúc nói dối, lúc nói thật. Mỗi người trong số họ đưa ra các khẳng định sau:
A: Tôi không phải là người luôn nói dối.
B: Tôi là người luôn nói dối.
C: Tôi là người lúc nói dối, lúc nói thật.
Vậy câu nói của A là
A, Đúng sự thật.
B, Sai sự thật.
C, Không thể phân biệt được đúng hay sai sự thật.
D, Chưa đủ dữ kiện để kết luận.
Chọn đáp án A.
Từ câu nói của A: Tôi không phải là người luôn nói dối A có thể là người luôn nói sự thật, luôn nói dối hay người lúc nói dối, lúc nói thật.
Từ câu nói của B: Tôi là người luôn nói dối B không thể là người luôn nói sự thật hay người luôn nói dối B là người lúc nói dối, lúc nói thật (câu nói của B đúng).
Từ câu nói của C: Tôi là người lúc nói dối, lúc nói thật C không thể là người luôn nói sự thật C có thể là người lúc nói dối, lúc nói thật hay luôn nói dối.
Kết hợp dữ kiện: Trong ba bạn D, E và F có một người luôn nói sự thật, một người luôn nói dối (sai sự thật) và một người lúc nói dối, lúc nói thật.
B là người lúc nói dối, lúc nói thật C là người luôn nói dối
A là người luôn nói thật.
Câu nói của A là đúng sự thật. Đáp án: A
Câu 8 [379158]: Trên một hòn đảo có hai bộ tộc, một bộ tộc là những người luôn nói thật và một bộ tộc là những người nói dối. Người nói thật luôn nói sự thật và người nói dối luôn nói dối (sai sự thật). Một ngày nọ, Minh gặp ba người dân trên hòn đảo A, B và C và hỏi họ “Ai trong số các bạn là người nói sự thật ?” và Minh nhận được các câu trả lời sau:
A: Tôi không phải là người nói dối.
B: C không phải là người nói dối.
C: B là người nói sự thật.
Nếu biết trong ba người đó có đúng một người nói thật và hai người còn lại là người nói dối thì ai trong số họ là người nói thật?
A, A.
B, B.
C, C.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện: trong ba người đó có đúng một người nói thật và hai người còn lại là người nói dối
Kết hợp với các câu nói của ba bạn:
TH1: A là người nói sự thật (câu nói của A đúng), B và C là người nói dối (câu nói của B và C sai sự thật) Thỏa mãn.
TH2: B là người nói sự thật (câu nói của B đúng ), A và C là người nói dối (câu nói của A và C sai sự thật-mâu thuẫn dữ kiện).
TH3: C là người nói sự thật (câu nói của C đúng), A và B là người nói dối (câu nói của A và B sai sự thật-mâu thuẫn dữ kiện).
Vậy người nói thật là A. Đáp án: A
Câu 9 [379159]: Trong ba bạn A, B và C có một người luôn nói sự thật, một người luôn nói dối (sai sự thật) và một người lúc nói dối, lúc nói thật. Mỗi người trong số họ đưa ra các khẳng định sau:
A: Tôi không phải người luôn nói dối. C là người luôn nói dối.
B: Tôi là người luôn nói dối. A là người luôn nói thật.
C: Tôi là người lúc nói dối, lúc nói thật. B là người luôn nói dối.
Vậy ai trong số họ là người luôn nói dối?
A, A.
B, B.
C, C.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện: Trong ba bạn A, B và C có một người luôn nói sự thật, một người luôn nói dối (sai sự thật) và một người lúc nói dối, lúc nói thật.
Giả sử, A là người luôn nói sự thật (2 câu nói của A đúng sự thật) C là người luôn nói dối (các câu nói của C sai sự thật), B là người lúc nói dối, lúc nói thật Thỏa mãn.
Giả sử, B là người luôn nói sự thật (2 câu nói của B đúng sự thật-mẫu thuẫn dữ kiện).
Giả sử, C là người luôn nói sự thật (2 câu nói của C đúng sự thật-mâu thuẫn dữ kiện).
Vậy, C là người luôn nói dối. Đáp án: C
Câu 10 [379160]: Trong ba bạn A, B và C có một người luôn nói sự thật, một người luôn nói dối (sai sự thật) và một người lúc nói dối, lúc nói thật. Mỗi người trong số họ đưa ra các khẳng định sau:
A: Tôi là người luôn nói thật. B là người luôn nói dối.
B: Tôi là người luôn nói dối. C là người nói thật.
C: Tôi không phải người nói dối. A không phải người luôn nói sự thật.
Vậy ai trong số họ là người lúc nói dối, lúc nói thật?
A, A.
B, B.
C, C.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện: Trong ba bạn A, B và C có một người luôn nói sự thật, một người luôn nói dối (sai sự thật) và một người lúc nói dối, lúc nói thật.
Giả sử, A là người luôn nói sự thật (2 câu nói của A đúng sự thật) B là người luôn nói dối (các câu nói của B sai sự thật-mâu thuẫn), C là người lúc nói dối, lúc nói thật.
Giả sử, B là người luôn nói sự thật (2 câu nói của B đúng sự thật-mẫu thuẫn dữ kiện).
Giả sử, C là người luôn nói sự thật (2 câu nói của C đúng sự thật) A có thể là người lúc nói dối, lúc nói thật hoặc là người luôn nói dối.
TH1: A là người lúc nói dối, lúc nói thật B là người luôn nói dối (những câu nói của B sai sự thật – mâu thuẫn dữ kiện).
TH2: A là người luôn nói dối B là người lúc nói dối, lúc nói thật Thỏa mãn.
Vậy, B là người lúc nói dối, lúc nói thât. Đáp án: B
Câu 11 [379161]: Ba trong số 20 bạn tham gia một cuộc thi và mỗi người đoạt một danh hiệu trong số giải nhất, giải nhì và giải ba. Khi đặt câu hỏi với ba bạn E, F và G: “Trong ba bạn, ai đoạt giải?” và nhận được các câu trả lời sau:
E: Tôi là người đoạt nhất. F không đoạt giải nhì.
F: Tôi là người đoạt nhì. E đoạt giải ba.
G: Tôi là người đoạt ba. F đoạt giải nhì.
Người ta cũng biết rằng đang có một bạn nói sự thật, một bạn nói dối và có một bạn có câu nói thật, có câu nói dối. Vậy ai người đạt giải nhì?
A, E.
B, F.
C, G.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện:
• Có một bạn nói sự thật, một bạn nói dối và có một bạn có câu nói thật, có câu nói dối.
• Mỗi người đoạt một danh hiệu trong số giải nhất, giải nhì và giải ba.
Giả sử, E là người luôn nói sự thật (2 câu nói của E đúng sự thật: E đoạt giải nhất, F đoạt giải ba và G đoạn giải nhì) F và G là người luôn nói dối (mâu thuẫn dữ kiện).
Giả sử, F là người luôn nói sự thật (2 câu nói của F đúng sự thật: E đoạt giải ba, F đoạt giải nhì và G đoạn giải nhất) E là người luôn nói dối và G là người lúc nói dối, lúc nói thật (thỏa mãn).
Giả sử, G là người luôn nói sự thật (2 câu nói của G đúng sự thật: E đoạt giải nhất, F đoạt giải nhì và G đoạn giải ba) E và F là người lúc nói dối, lúc nói thật ( mâu thuẫn dữ kiện).
Vậy F đoạn giải nhì. Đáp án: B
Câu 12 [379162]: Một cửa hàng điện thoại bị mất cắp 1 chiếc điện thoại Goldvish Revolution, khi họ phát hiện họ đã ngay lập tức báo cảnh sát. Trong quá trình điều tra, cảnh sát tạm giữ 4 nghi phạm trong một vụ trộm điện thoại, 4 nghi phạm này đều là nhân viên của quán và cảnh sát không tìm thấy điện thoại bị mất trên người của cả 4 nghi phạm. Cảnh sát tiến hành lấy lời khai và nhận được như sau:
A: Tôi không trộm điện thoại.
B: A là người trộm.
C: B mới là kẻ trộm.
D: B nói dối.
Nếu chỉ một người nói sự thật thì kẻ trộm thật sự là ai?
A, A.
B, B.
C, C.
D, D.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện: chỉ một người nói sự thật.
Giả sử, A là người nói sự thật (câu nói của A đúng sự thật; câu nói của B, C, D sai sự thật) Trường hợp này không xảy ra do mẫu thuẫn dữ kiện.
Giả sử, B là người nói sự thật (câu nói của B đúng sự thật; câu nói của A, C, D sai sự thật) A là kẻ trộm Thỏa mãn.
Giả sử, C là người nói sự thật (câu nói của C đúng sự thật; câu nói của A, B, D sai sự thật) Trường hợp này không xảy ra do mẫu thuẫn dữ kiện.
Giả sử, D là người nói sự thật (câu nói của D đúng sự thật; câu nói của A, B, C sai sự thật) Trường hợp này không xảy ra do mẫu thuẫn dữ kiện.
Vậy kẻ trộm thật sự là A. Đáp án: A
Câu 13 [379163]: Một nhóm gồm ba người chơi là A, B và C đang chơi Poker và họ đột nhiên xảy ra tranh luận vì có người gian lận. Người ta phát hiện ra rằng ít nhất một người trong số ba người đã gian lận. Khi được hỏi ai đã gian lận, câu trả lời của họ như sau:
A: Tôi không gian lận. B là người gian lận.
B: Tôi không gian lận. Cả A và C là người gian lận.
C: Tôi không gian lận. Chỉ có B không phải là người gian lận.
Nếu đúng một người trong số họ luôn nói sự thật; một người khác luôn nói dối và người còn lại có câu nói thật, có câu nói dối thì khẳng định nào sau đây chắc chắn sai trong mọi trường hợp?
A, A gian lận.
B, C luôn nói sự thật.
C, B gian lận.
D, C là người có câu nói thật, có câu nói dối.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện:
• Đúng một người trong số họ luôn nói sự thật; một người khác luôn nói dối và người còn lại có câu nói thật, có câu nói dối.
Người ta phát hiện ra rằng ít nhất một người trong số ba người đã gian lận.
Giả sử, A là người nói sự thật ( 2 câu nói của A đúng sự thật; A không gian lận, B gian lận) hai câu nói của B sai sự thật (B là người luôn nói dối) C là có một câu nói thật, một câu nói dối (C không gian lận) Thỏa mãn.
Đáp án C D thỏa mãn trường hợp này Loại đáp án C D.
Giả sử, B là người nói sự thật ( 2 câu nói của B đúng sự thật; B không gian lận, A và C gian lận) hai câu nói của A sai sự thật (A là người luôn nói dối) C là có một câu nói thật, một câu nói dối (C gian lận) Thỏa mãn.
Đáp án A thỏa mãn trường hợp này Loại đáp án A.
Giả sử, C là người nói sự thật ( 2 câu nói của C đúng sự thật-mẫu thuẫn dữ kiện). Đáp án: B
Câu 14 [379164]: Bốn bạn A, B, C và D tham gia bốn câu lạc bộ (CLB) khác nhau là cầu lông, bóng đá, bóng bàn và bóng rổ. Khi được hỏi về câu lạc bộ mà các bạn tham gia thì nhận được các câu trả lời như sau:
A: Tôi là thành viên CLB cầu lông. C cũng là thành viên CLB cầu lông.
B: Tôi là thành viên CLB bóng rổ. D cũng là thành viên CLB bóng rổ.
C: A là thành viên CLB bóng bàn. B là thành viên CLB cầu lông.
D: C là thành viên CLB bóng đá. Tôi là thành viên CLB bóng bàn.
Biết rằng, D là thành viên CLB bóng rổ và có ít nhất một người luôn nói sự thật, có ít nhất một người luôn nói dối (sai sự thật) và có ít nhất một người lúc nói dối lúc nói thật. Vậy ai là thành viên CLB cầu lông?
A, A.
B, B.
C, C.
D, D.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện: D là thành viên CLB bóng rổ Câu nói thứ hai của D sai sự thật (D không phải là người luôn nói sự thật); câu nói thứ hai của B đúng.
Kết hợp với dữ kiện:
• Có ít nhất một người luôn nói sự thật, có ít nhất một người luôn nói dối (sai sự thật) và có ít nhất một người lúc nói dối lúc nói thật.
• Bốn bạn A, B, C và D tham gia bốn câu lạc bộ (CLB) khác nhau là cầu lông, bóng đá, bóng bàn và bóng rổ.
Câu nói thứ nhất của B là sai sự thật (B là người lúc nói dối, lúc nói thật).
Hai câu nói của A sẽ có một câu đúng và một câu sai hoặc sai cả hai (vì bốn bạn A, B, C và D tham gia bốn câu lạc bộ (CLB) khác nhau là cầu lông, bóng đá, bóng bàn và bóng rổ).
A, B, D không phải người luôn nói sự thật C là người luôn nói sự thật (hai câu nói của C đúng sự thật) A là thành viên CLB bóng bàn; B là thành viên CLB cầu lông; C là thành viên CLB bóng đá; D là thành viên CLB bóng rổ (A là người luôn nói dối; B là người lúc nói dối, lúc nói thật; C là người luôn nói thật; D là người lúc nói dối, lúc nói thật).
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-23 110901.png Đáp án: B
Câu 15 [379165]: Bác Kiên gặp bốn anh chị em ruột trong một gia đình là An, Bình, Chinh, Duy và các bạn này có các biệt danh khác nhau là A, B, C và D; họ cũng học các lớp khác nhau từ lớp 6 đến lớp 9 (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Khi bác Kiên hỏi về biệt danh, tên và lớp học của từng bạn thì bác nhận được các câu trả lời sau:
An: C đang học lớp 7. A đang học lớp 6. B đang học lớp 8.
Bình: Biệt danh của cháu là B. Cháu đang học lớp 7. C đang học lớp 6.
Chinh: Biệt danh của cháu là D. Cháu đang học lớp 9. B đang học lớp 8.
Duy: Biệt danh của cháu là D. Cháu đang học lớp 8. A đang học lớp 6.
Khi nghe xong các câu trả lời. Mẹ của bốn bạn liền tiết lộ cho bác Kiên thêm thông tin sau: số câu trả lời đúng sự thật của mỗi bạn là khác nhau, tất cả các câu nói của Chinh đều đúng và một trong hai câu trả lời thứ hai của Bình hoặc Duy đúng. Các bạn hãy giúp bác Kiên tìm ra biệt danh C là của ai trong bốn anh chị em kia?
A, An.
B, Bình.
C, Chinh.
D, Duy.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện:
• Mẹ của bốn bạn liền tiết lộ cho bác Kiên thêm thông tin sau: số câu trả lời đúng sự thật của mỗi bạn là khác nhau Số câu trả lời đúng của các bạn sẽ là 0, 1,2 và 3 câu.
• Tất cả các câu nói của Chinh đều đúng Chinh có biệt danh là D và đang học lớp 9; B đang học lớp 8 Câu trả lời thứ ba của An đúng sự thật; câu trả lời thứ nhất của Duy là sai sự thật.
A và C học lớp 6 hoặc 7.
Giả sử, A học lớp 6; C học lớp 7 3 câu nói của An đúng sự thật (số câu trả lời đúng của An trùng với số câu trả lời đúng của Chinh - mâu thuẫn dữ kiện: “số câu trả lời đúng sự thật của mỗi bạn là khác nhau”) Trường hợp này không thể xảy ra.
Giả sử, A học lớp 7; C học lớp 6 2 câu nói đầu tiên của An sai; câu nói thứ ba của Bình đúng; câu nói thứ ba của Duy sai Duy là người không có câu trả lời nào đúng sự thật
Duy học lớp 6 hoặc 7.
Kết hợp với dữ kiện: một trong hai câu trả lời thứ hai của Bình hoặc Duy đúng câu trả lời thứ hai của Bình đúng sự thật và câu trả lời thứ nhất là sai sự thật Bình học lớp 7.
Duy học lớp 6 (biệt danh của Duy là C); Bình học lớp 7 (biệt danh của Bình là A); An học lớp 8 (biệt danh của An là B).
Minh họa:

Vậy, biệt danh C là của Duy. Đáp án: D
Câu 16 [379166]: Bốn hành khách A, B, C, D đang ngồi trên một chiếc xe khách, họ xuống xe ở các địa điểm khác nhau. Khi lơ xe hỏi họ sẽ xuống xe tại địa điểm nào thì nhận được các câu trả lời trêu đùa của bốn hành khách như sau:
A: Tôi xuống xe tại địa điểm H. B xuống xe tại địa điểm E.
B: C xuống xe tại địa điểm F. D xuống xe tại địa điểm F.
C: Tôi xuống xe tại địa điểm G. A xuống xe tại địa điểm G.
D: Tôi xuống xe tại địa điểm F. B xuống xe tại địa điểm F.
Lơ xe biết được A chắc chắn xuống xe tại G và có ít nhất một người có 2 câu nói thật, có ít nhất một người cả 2 câu đều nói dối (sai sự thật) và có ít nhất một người có 1 câu nói thật và 1 câu nói dối. Vậy cả bốn hành khách có bao nhiêu câu nói đúng sự thật?
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện:
• Bốn hành khách xuống xe ở các địa điểm kháu nhau.
• A chắc chắn xuống xe tại G.
• Có ít nhất một người có 2 câu nói thật, có ít nhất một người cả 2 câu đều nói dối (sai sự thật) và có ít nhất một người có 1 câu nói thật và 1 câu nói dối.
Câu nói thứ nhất của A sai sự thật (A không phải người có 2 câu nói thật); câu nói thứ hai của C đúng sự thật, câu nói đầu tiên của C sai sự thật (C không phải người có 2 câu nói thật).
Hai câu nói của D đều liên quan tới địa điểm F D không phải người có 2 câu nói thật.
B là người có 2 câu nói thật C xuống xe ở địa điểm F; D xuống xe ở địa điểm H; A xuống xe ở địa điểm G; B xuống xe ở địa điểm E.
A có 1 câu nói thật, B có 2 câu nói thật, C có 1 câu nói thật, D có 0 câu nói thật.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-23 111901.png
Vậy có 4 câu nói đúng sự thật. Đáp án: B
Câu 17 [379167]: Trong ba bạn A, B và C có một người luôn nói sự thật, một người luôn nói dối (sai sự thật) và một người lúc nói dối, lúc nói thật. D gặp ba người bạn A, B, C và hỏi một vài thông tin thì nhận được các câu trả lời sau:
A: Thành phố X cách thành phố Y 30 km về phía Bắc. Tôi là người luôn nói dối.
B: Thành phố W cách thành phố Z 50 km về phía Tây. Thành phố M cách thành phố W 50 km về phía Nam.
C: Thành phố Y không nằm ở phía Tây thành phố Z. A là người luôn nói thật.
Nếu thành phố Y cách thành phố Z 10 km về phía Tây thì thành phố W cách thành phố X bao nhiêu km?
A, 40 km.
B, 50 km.
C, km.
D, km.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện: Trong ba bạn A, B và C có một người luôn nói sự thật, một người luôn nói dối (sai sự thật) và một người lúc nói dối, lúc nói thật.
Từ câu nói của A: Tôi là người luôn nói dối A không thể là người luôn nói sự thật hay người luôn nói dối A là người lúc nói dối, lúc nói thật (câu thứ nhất của A đúng sự thật; câu thứ hai của A sai sự thật).
câu nói thứ hai của C sai sự thật C là người luôn nói dối
câu nói thứ nhất của C sai
B là người luôn nói thật (hai câu nói của B đúng sự thật).
Kết hợp dữ kiện: thành phố Y cách thành phố Z 10 km về phía Tây và các câu nói đúng ta có sơ đồ sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-23 112803.png
Thành phố W cách thành phố X là 50 km. Đáp án: B
Câu 18 [379168]: Một nhóm năm người bạn A, B, C, D và E đang ngồi thành một hàng và quay mặt về phía Bắc. Khi người bạn F gọi điện cho cả nhóm và hỏi về vị trí ngồi thì nhận được các câu trả lời sau:
A: C ngồi cách tôi 2 chỗ về phía bên phải.
B: E đang ngồi bên phải C.
C: Tôi đang ngồi ở giữa hàng.
D: A đang ngồi cách tôi 2 chỗ.
E: Tôi không ngồi ở ngoài cùng.
Năm người bạn bật mí với F rằng trong các câu trả lời của họ có duy nhất một người nói sai sự thật. Vậy ai trong số họ đã nói sai sự thật?
A, A.
B, C.
C, D.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án C.
Câu trả lời của A, C và D không thể đồng thời đúng.
Giả sử, câu nói của A sai sự thật (4 câu nói của 4 bạn còn lại đúng sự thật).
Dựa vào câu nói:
• C: Tôi đang ngồi ở giữa hàng.
• B: E đang ngồi bên phải C.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-23 113653.png
Mâu thuẫn với câu nói của D: A đang ngồi cách tôi 2 chỗ (Không có cách sắp xếp chỗ ngồi cho A và D) Trường hợp này không thể xảy ra.
Giả sử, câu nói của C sai sự thật (4 câu nói của 4 bạn còn lại đúng sự thật).
Dựa vào câu nói:
• A: C ngồi cách tôi 2 chỗ về phía bên phải.
• D: A đang ngồi cách tôi 2 chỗ. A ngồi chính giữa.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-23 113700.png
Mâu thuẫn với câu nói của B: E đang ngồi bên phải C (Không có cách sắp xếp chỗ ngồi cho E) Trường hợp này không thể xảy ra.
Giả sử, câu nói của D sai sự thật (4 câu nói của 4 bạn còn lại đúng sự thật).
Dựa vào câu nói:
C: Tôi đang ngồi ở giữa hàng.
A: C ngồi cách tôi 2 chỗ về phía bên phải.
B: E đang ngồi bên phải C.
E: Tôi không ngồi ở ngoài cùng.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-23 113705.png
Thỏa mãn D đã nói sai sự thật. Đáp án: C
Câu 19 [379169]: Mỗi bạn A, B, C và D đang ngồi ở một cạnh của chiếc bàn hình vuông và nhìn vào trung tâm. Khi được hỏi về chỗ ngồi của họ thì nhận được các câu trả lời sau:
A: D ngồi đối diện với tôi. C ngồi ngay bên trái D.
B: A ngồi ngay bên trái tôi. D ngồi ngay bên phải C.
C: B ngồi ngay bên phải tôi. D ngồi ngay bên trái tôi.
D: C ngồi đối diện tôi. B ngồi ngay bên phải tôi.
Biết rằng, có đúng một người nói sự thật, có chính xác hai người nói một câu đúng sự thật và một câu sai sự thật. Vậy ai ngồi đối diện với D?
A, A.
B, B.
C, C.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện:
• Mỗi bạn A, B, C và D đang ngồi ở một cạnh của chiếc bàn hình vuông và nhìn vào trung tâm. có đúng một người nói sự thật, có chính xác hai người nói một câu đúng sự thật và một câu sai sự thật có một bạn nói sai sự thật.
Giả sử, A nói sự thật thì ta sắp xếp như sau:
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 153546.png
Đối chiếu:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 153631.png
Thỏa mãn tất cả các dữ kiện.
Giả sử, B nói sự thật thì ta sắp xếp như sau:
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 153750.png
Đối chiếu:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 153833.png
Mâu thuẫn dữ kiện Trường hợp này không thể xảy ra.
Giả sử C nói sự thật thì ta sắp xếp như sau:
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 153941.png
Đối chiếu:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154029.png
Mâu thuẫn dữ kiện Trường hợp này không thể xảy ra.
Giả sử D nói sự thật thì ta sắp xếp như sau:
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154124.png
Đối chiếu:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154240.png
Mâu thuẫn dữ kiện Trường hợp này không thể xảy ra.
Người đối diện D là A. Đáp án: A
Câu 20 [379170]: Bốn thành viên trong một gia đình gồm có hai vợ chồng, một người con trai và một người con gái. Khi được hỏi về mối quan hệ của họ thì nhận được các câu trả lời sau:
E: H là chồng tôi. G là con gái tôi.
F: E là mẹ tôi. G là con trai tôi.
G: E và F cùng giới tính. F là em gái tôi.
H: F cùng giới tính với tôi. G là con trai tôi.
Biết rằng, có duy nhất một người có hai câu trả lời đúng sự thật. Nếu có hai người có hai câu trả lời sai sự thật thì ai là người nói thật?
A, E.
B, G.
C, H.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện:
• Bốn thành viên trong một gia đình gồm có hai vợ chồng, một người con trai và một người con gái.
• Có duy nhất một người có hai câu trả lời đúng sự thật.
• Có hai người có hai câu trả lời sai sự thật. Có một người có hai câu trả lời sai sự thật.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154727.png
Giả sử E nói đúng, ta có thông tin như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154555.png
Đối chiếu:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154628.png
Mâu thuẫn dữ kiện Trường hợp này không thể xảy ra.F không thể nói đúng vì đây là gia đình 2 thế hệ mà câu nói của F là gia đình 3 thế hệ.
Giả sử G nói đúng, ta có thông tin như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154727.png
Đối chiếu:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154848.png
Mâu thuẫn dữ kiện Trường hợp này không thể xảy ra.
Giả sử H nói đúng, ta có thông tin như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 154957.png
Đối chiếu:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 155039.png
Thỏa mãn H là người nói thật. Đáp án: C