Đáp án Bài tập tự luyện
Câu 1 [583351]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23]: Dựa vào các thông tin của đề bài, hãy xác định thứ tự về đích của các robot theo thời gian chạy tăng dần.
1. B chạm đích trước A.
2. Chênh lệch thời gian chạy giữa B và C là nhỏ nhất.
3. Chênh lệch thời gian chạy giữa C và D là lớn nhất.
4. E về đích đầu tiên/ cuối cùng hoặc thứ 3.
5. Các robot lần lượt chạm đích sau mỗi 20 giây.
Dựa vào dữ kiện: Chênh lệch thời gian chạy giữa C và D là lớn nhất C và D là 2 robot về đích đầu tiên và cuối cùng.
Ta có hai trường hợp:

Kết hợp dữ kiện:
• E về đích đầu tiên hoặc cuối cùng hoặc thứ 3 E về đích thứ 3.

• B chạm đích trước A.

• Chênh lệch thời gian chạy giữa B và C là nhỏ nhất.
Chỉ có trường hợp 1 thỏa mãn.
Thứ tự về đích của các robot theo thời gian chạy tăng dần là: CBEAD.
Câu 2 [583352]: Năm người A, B, C, D và E đang ngồi thành một hàng ngang và quay mặt về hướng Bắc. Giữa A và B có đúng một người đó là D. Cả A và B đều không ngồi ở ngoài cùng. C ngồi ngay bên trái B. Vậy ai ngồi ở cuối hàng phía bên phải?
A, A.
B, B.
C, C.
D, E.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Giữa A và B có đúng một người đó là D.
• Cả A và B đều không ngồi ở ngoài cùng.
Ta có hình minh họa:

Kết hợp dữ kiện:
• C ngồi ngay bên trái B.
Chỉ có trường hợp 2 thỏa mãn.

Người ngồi ở cuối hàng phía bên phải là E. Đáp án: D
Câu 3 [379050]: Năm bạn A, B, C, D và E ngồi thành một hàng (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Biết rằng, E ngồi chính giữa B và C. Nếu A ngồi chính giữa B và D thì điều nào sau đây phải đúng?
A, D ngồi ngay cạnh B.
B, A và C luôn ngồi cạnh nhau.
C, B ngồi chính giữa hàng.
D, E ngồi giữa A và B.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện giả thiết: E ngồi chính giữa B và C.
Các trường hợp thỏa mãn:
379050.PNG
Kết hợp dữ kiện câu hỏi: A ngồi chính giữa B và D.
Có 2 TH thỏa mãn:
379050a.PNG
B ngồi chính giữa hàng. Đáp án: C
Câu 4 [379051]: Năm bạn A, B, C, D và E ngồi thành một hàng quay mặt về cùng một hướng. A ngồi bên phải của B và cách B 1 bạn. C ngồi bên trái của D và cách D 1 bạn. E không ngồi ở vị trí ngoài cùng bên phải.Vậy ai ngồi ở giữa hàng?
A, A.
B, B.
C, C.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D.
Chuẩn hóa giúp đơn giản bài toán: Năm bạn ngồi thành hàng ngang và quay mặt về phía Bắc.Dựa vào dữ kiện: A ngồi bên phải của B và cách B 1 bạn.
Các trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 091605.png
Kết hợp với dữ kiện: C ngồi bên trái của D và cách D 1 bạn.
Các trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 091615.png
Kết hợp với dữ kiện: E không ngồi ở vị trí ngoài cùng bên phải.
Các trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 091622.png
B và C có thể ngồi ở giữa hàng. Đáp án: D
Câu 5 [379052]: Một nhóm năm người A, B, C, D và E đang ngồi thành một hàng và quay mặt về phía Bắc. D ngồi giữa A và B. Cả A và B đều không ngồi ở ngoài ở vị trí ngoài cùng. C ngồi ngay bên phải B. Có bao nhiêu người ngồi phía bên trái của C?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Một nhóm năm người A, B, C, D và E đang ngồi thành một hàng và quay mặt về phía Bắc.
• D ngồi giữa A và B.
• Cả A và B đều không ngồi ở ngoài ở vị trí ngoài cùng.
Có 2 trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 091924.png
Kết hợp dữ kiện: C ngồi ngay bên phải B.
TH1 thỏa mãn
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 091932.png
có 4 người ngồi phía bên trái của C. Đáp án: D
Câu 6 [379054]: Một nhóm gồm bảy người A, B, C, D, E, F và G đang đứng xếp hàng (không nhất thiết phải theo đó). F chỉ đứng trước một người, đó là G. E là người duy nhất đứng trước D. C đứng ngay trước B. Nếu D và C đứng ngay gần nhau thì A đứng ngay trước ai?
A, F.
B, G.
C, D.
D, C.
Chọn đáp án A.
Chuẩn hóa giúp đơn giản bài toán: Bảy người đang đứng xếp theo hàng ngang và cùng quay mặt về phía Nam.
Dựa vào các dữ kiện:
• F chỉ đứng trước một người, đó là G.
• E là người duy nhất đứng trước D.
• C đứng ngay trước B.
Có 2 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 092453.png
Kết hợp dữ kiện: D và C đứng ngay gần nhau.
Trường hợp 1 thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 092502.png
Vậy A đứng ngay trước F. Đáp án: A
Câu 7 [379056]: Bảy người đàn ông A, B, C, D, E, F và G đỗ xe ô tô trong cùng một hàng. Xe của E và F đỗ cạnh nhau. Xe của D và G cũng đỗ cạnh nhau. Xe của A và B không đỗ cạnh nhau. Xe của B đỗ cạnh xe của D. Xe của C đỗ cạnh xe của G. Xe của E đỗ cạnh xe của F. Vậy phát biểu nào sau đây chắc chắn sai?
A, Có hai chiếc ô tô ở giữa xe của B và G.
B, Xe của B và C không đỗ cạnh nhau.
C, Xe của G là chiếc xe duy nhất ở giữa xe của D và C.
D, Xe của A đỗ ở ngoài cùng.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• Xe của D và G cũng đỗ cạnh nhau.
• Xe của B đỗ cạnh xe của D.
• Xe của C đỗ cạnh xe của G.
4 xe B, D, G, C đỗ cạnh nhau, ta có bảng minh họa cho 3 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 092822.png
Kết hợp dữ kiện:
• Xe của E và F đỗ cạnh nhau.
• Xe của A và B không đỗ cạnh nhau.
Có 4 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 092831.png
Vậy phát biểu A là phát biểu chắc chắn sai. Đáp án: A
Câu 8 [379057]: Bảy lá cờ có màu sắc khác nhau là tím, chàm, lam, lục, vàng, cam và đỏ được xếp thành một hàng từ trái sang phải (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Có 4 lá cờ giữa lá cờ màu chàm và lá cờ màu vàng. Lá cờ màu cam không nằm giữa lá cờ màu chàm và lá cờ màu vàng. Cờ tím và cờ đỏ không thể ở cạnh lá cờ màu lam. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A, Lá cờ màu vàng ở vị trí ngoài cùng.
B, Lá cờ màu chàm và lá cờ màu cam ở cạnh nhau.
C, Lá cờ màu lam nằm cạnh lá cờ màu lục.
D, Lá cờ vàng hoặc lá cờ chàm ở cạnh lá cờ màu cam và lá cờ màu lam.
Dựa vào các dữ kiện:
Có 4 lá cờ giữa lá cờ màu chàm và lá cờ màu vàng.
Lá cờ màu cam không nằm giữa lá cờ màu chàm và lá cờ màu vàng.
Có 4 trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 092831.png
Kết hợp với dữ kiện: Cờ tím và cờ đỏ không thể ở cạnh lá cờ màu lam.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093009.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 9 [379058]: Một nhóm gồm năm bạn A, B, C, D và E ngồi thành một hàng và quay mặt về cùng một hướng. Có ít nhất hai người ngồi giữa A và E. Có nhiều nhất một người ngồi giữa B và D. Nếu D ngồi ngay bên phải C, C ngồi ngay cạnh A thì điều nào sau đây chắc chắn đúng?
A, A và D ngồi ở ngoài cùng.
B, E và D ngồi ngay cạnh nhau.
C, E ngồi giữa D và A.
D, E và B ngồi ngay cạnh nhau.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện: D ngồi ngay bên phải C, C ngồi ngay cạnh A.
A, C, D ngồi cạnh nhau.
Có 3 trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093138.png
Kết hợp với dữ kiện: Có ít nhất hai người ngồi giữa A và E Trong đó có C và D.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093146.png
TH1 TH2 thỏa mãn, TH3 không thỏa mãn.
Kết hợp với dữ kiện: Có nhiều nhất một người ngồi giữa B và D, ta có bảng minh họa sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093153.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 10 [379059]: Tám ngôi nhà có tám màu khác nhau là màu đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, tím, hồng, nâu và trắng nằm hai bên của một con đường. Mỗi bên có bốn ngôi nhà và mỗi ngôi nhà đối diện với một ngôi nhà khác bên đường. Ngôi nhà màu hồng nằm đối diện chéo với ngôi nhà màu nâu. Ngôi nhà màu đỏ đối diện với ngôi nhà màu vàng và ở cùng phía với màu xanh lá cây. Ngôi nhà màu tím đối diện với ngôi nhà màu trắng nhưng không cùng phía với ngôi nhà màu xanh dương. Ngôi nhà màu xanh dương và nâu nằm trên cùng một bên đường. Điều nào sau đây đề cập đến màu sắc của hai ngôi nhà ở cùng một bên đường?
A, Tím và vàng.
B, Đỏ và nâu.
C, Nâu và tím.
D, Hồng và xanh lá cây.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện: Ngôi nhà màu đỏ đối diện với ngôi nhà màu vàng và ở cùng phía với màu xanh lá cây.
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093351.png
Dựa vào các dữ kiện:
• Ngôi nhà màu tím đối diện với ngôi nhà màu trắng nhưng không cùng phía với ngôi nhà màu xanh dương.
• Ngôi nhà màu xanh dương và nâu nằm trên cùng một bên đường.
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093401.png
Kết hợp hai bảng minh họa trên, suy ra những ngôi nhà màu vàng, trắng, xanh dương, nâu ở cùng một bên, những ngôi nhà màu đỏ, xanh lá cây, tím, hồng ở cùng một bên. Đáp án: D
Câu 11 [379060]: Một nhóm bảy bạn M, N, O, P, Q, R và S ngồi thành một hàng và quay mặt vào cùng một hướng. M ngồi bên phải của O và cách O 4 bạn, P ngồi vị trí thứ tư tính từ phía bên phải của Q, R ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên phải của S. Vậy ai đang ngồi giữa hàng?
A, P.
B, N.
C, S.
D, R.
Chọn đáp án B.
Chuẩn hóa bài toán: Bảy bạn ngồi thành một hàng ngang và quay mặt về hướng Bắc.
Dựa vào dữ kiện: M ngồi bên phải của O và cách O 4 bạn.
Có 2 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093559.png
Kết hợp dữ kiện: P ngồi vị trí thứ tư tính từ phía bên phải của Q.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093610.png
Kết hợp dữ kiện: P ngồi vị trí thứ tư tính từ phía bên phải của Q.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093617.png
Vậy N ngồi giữa hàng. Đáp án: B
Câu 12 [379061]: Một nhóm gồm bảy người A, B, C, D, E, F và G đang xếp hàng trước quầy bán vé. Số người đứng trước A bằng số người đứng sau C. Số người đứng trước G bằng số người đứng sau D. Có ba người đứng giữa B và F. B đứng sau A nhưng đứng trước E. Ai đang đứng ở cuối hàng?
A, B.
B, F.
C, D.
D, C.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện: Số người đứng trước A bằng số người đứng sau C.
Ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093804.png
Kết hợp dữ kiện:
• Có ba người đứng giữa B và F.
• B đứng sau A nhưng đứng trước E.
Ta có bảng minh họa: D.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093813.png
Kết hợp dữ kiện: Số người đứng trước G bằng số người đứng sau D.
Chỉ có trường hợp 1 thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 093820.png
Vậy người đứng cuối bảng là C. Đáp án: D
Câu 13 [379062]: Một nhóm chín người A, B, C, D, E, F, G, H và I đang đứng thành một hàng. E và G mỗi người ngồi cạnh đúng một người. Có hai người ở giữa C và A. F nằm giữa I và B. B đứng ngay bên phải của E và C đứng ngay bên trái của G. Phát biểu bổ sung nào sau đây là đủ để xác định thứ tự của người đứng trong hàng từ trái sang phải?
A, I ở ngay bên trái của A và C ở ngay bên phải của H.
B, A nằm ở bên trái của D và H.
C, Giữa F và D có hai người.
D, C đang ngồi bên trái G.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện:
• E và G mỗi người ngồi cạnh đúng một người.
• B đứng ngay bên phải của E và C đứng ngay bên trái của G.
G ngồi ở đầu hàng bên phải, E ngồi ở đầu hàng bên trái, ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 094044.png
Kết hợp dữ kiện: Có hai người ở giữa C và A.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 094053.png
Kết hợp dữ kiện: F đứng giữa I và B.
Có 6 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 094103.png
Kết hợp với các đáp án thì dữ kiện của đáp án A. I ở ngay bên trái của A và C ở ngay bên phải của H”. Ta xác định được trường hợp duy nhất:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 094111.png Đáp án: A
Câu 14 [379064]: Một nhóm sáu người gồm A, B, C, D, E và F đang ngồi thành một hàng. A và F đang ngồi cạnh nhau; C ngồi vị trí thứ hai tính từ phía bên phải của E và cả hai đều không ngồi ở hai đầu; có một người ngồi giữa A và B. Vậy ai đang ngồi ngay bên phải của E?
A, A.
B, F.
C, D.
D, B.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện: C ngồi vị trí thứ hai tính từ phía bên phải của E và cả hai đều không ngồi ở hai đầu.
Ta có 2 trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 094835.png
Kết hợp dữ kiện: Có một người ngồi giữa A và B. Ta có 4 trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 094853.png
Kết hợp dữ kiện: A và F đang ngồi cạnh nhau.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 094900.png
Vậy người ngồi bên phải E là B. Đáp án: D
Câu 15 [379065]: Sáu bạn gồm An, Bình, Chinh, Dương, Hoàng và Khánh đang đứng xếp hàng tại quầy bán nước. Chinh đứng trước Khánh 1 bạn; chỉ có Hoàng đứng trước An; cả Bình và Khánh đều không đứng ở cuối hàng. Có bao nhiêu bạn đứng trước Dương nhưng đứng sau An?
A, 0.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện: Chỉ có Hoàng đứng trước An.
Hoàng đứng đầu và An đứng thứ 2, ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095103.png
Kết hợp dữ kiện: Chinh đứng trước Khánh 1 bạn.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095110.png
Kết hợp dữ kiện: Chinh đứng trước Khánh 1 bạn.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095118.png
Vậy có 3 bạn đứng trước Dương nhưng đứng sau An. Đáp án: D
Câu 16 [379066]: Một nhóm bảy người A, B, C, D, E, F và G đang ngồi thành một hàng và nhìn về phía Bắc. Giữa B và F có 1 bạn ngồi. E có G ngồi bên trái và D ngồi bên phải. A ngồi ngay bên trái D nhưng không ngồi ngay bên phải E. C không ngồi cạnh G và không ngồi ở giữa hàng. Ai trong số những người sau đây có thể là người ngồi ngay bên trái của B?
A, G.
B, D.
C, A.
D, C.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện: Giữa B và F có 1 bạn ngồi.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095301.png
Dựa vào dữ kiện:
• A ngồi ngay bên trái D nhưng không ngồi ngay bên phải E.
• E có G ngồi bên trái và D ngồi bên phải.
• C không ngồi cạnh G và không ngồi ở giữa hàng.
Các trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095312.png
Kết hợp hai bảng, ta có:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095321.png
Kết hợp dữ kiện:
• C không ngồi cạnh G và không ngồi ở giữa hàng.
Loại các trường hợp: 3.2, 3.33.6.
Các trường hợp còn lại:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095329.png
Người có thể ngồi ngay bên trái B là G hoặc E. Đáp án: A
Câu 17 [379067]: Một nhóm gồm chín người A, B, C, D, E, F, G, H và I ngồi thành một hàng (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). A ngồi bên trái C và D ngồi bên phải B sao cho số người ngồi giữa A và C bằng số người ngồi giữa B và D. Người duy nhất ngồi giữa F và H là người ngồi cách I hai vị trí về phía bên trái. Hai người C và D đều không ngồi ở vị trí ngoài cùng. E và F ngồi ngay cạnh nhau. G không ngồi ở vị trí ngoài cùng và G ngồi bên phải của E. Vậy có bao nhiêu trường hợp thỏa mãn chỗ ngồi cho chín người này?
A, 2.
B, 4.
C, 1.
D, 3.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Hai người C và D đều không ngồi ở vị trí ngoài cùng C và D không ngồi ở cuối hàng.
• G không ngồi ở vị trí ngoài cùng G không ngồi ở cuối hàng.
• Người duy nhất ngồi giữa F và H là người ngồi cách I hai vị trí về phía bên trái.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095820.png
• E và F ngồi ngay cạnh nhau.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095828.png
E, F và H cũng không thể ngồi ở cuối hàng.
• A ngồi bên trái C và D ngồi bên phải B A và B không thể ngồi ở cuối hàng.
Từ các dữ kiện đã có I ngồi ở cuối hàng.
Kết hợp dữ kiện: G ngồi bên phải của E.
Bảng minh họa vị trí:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095839.png
Kết hợp dữ kiện:
• A ngồi bên trái C và D ngồi bên phải B sao cho số người ngồi giữa A và C bằng số người ngồi giữa B và D.
Bảng minh họa vị trí:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 095847.png
Vậy có 4 trường hợp thỏa mãn chỗ ngồi cho 9 người. Đáp án: B
Câu 18 [379068]: Để đưa phong trào thi đua lớp 12A5 đi lên, GVCN mời 5 bạn gồm A, B, C, D và E đang giữ chức vụ lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập, lớp phó lao động và thủ quỹ đến họp (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Các bạn ngồi đối diện với GVCN. GVCN nhận thấy các bạn ngồi tuân theo các điều kiện sau:
I. Lớp phó học tập ngồi ngay bên trái E.
II. E ngồi ngay cạnh lớp trưởng.
III. Giữa B và bí thư có đúng 1 bạn ngồi.
IV. D là thủ quỹ; D ngồi bên phải B.
Có bao nhiêu bạn ngồi giữa E và bạn lớp phó lao động?
A, 4.
B, 1.
C, 2.
D, 3.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện:
ILớp phó học tập ngồi ngay bên trái E.
II. E ngồi ngay cạnh lớp trưởng.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 100139.png
Dựa vào dữ kiện:
III. Giữa B và bí thư có đúng 1 bạn ngồi.
IV. D là thủ quỹ; D ngồi bên phải B.
Có 2 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 100147.png
Kết hợp hai bảng minh họa, ta có:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 100153.png
Dựa vào câu hỏi, suy ra E và lớp phó lao động là hai bạn khác nhau.
Chỉ có trường hợp 2 thỏa mãn.
Vậy giữa E và bạn lớp phó lao động có 1 bạn ngồi giữa. Đáp án: B
Câu 19 [583353]: Bảy người bạn gồm A, B, C, D, E, F và G mặc 7 chiếc áo sơ mi có màu khác nhau trong số đỏ, xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, hồng, trắng và tím đang ngồi thành một hàng và nhìn về phía Bắc (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Số người ngồi giữa D và người mặc áo sơ mi màu đỏ bằng số người ngồi giữa A và người mặc áo sơ mi màu trắng. Người mặc áo sơ mi màu hồng cách G bốn chỗ về phía bên phải. Số người ngồi phía bên trái C bằng số người ngồi bên phải người mặc áo sơ mi màu trắng. Người mặc áo sơ mi màu xanh nước biển cách người mặc áo sơ mi màu xanh lá cây bốn chỗ về bên trái. Người mặc áo sơ mi màu tím và người mặc áo sơ mi màu vàng đang ngồi lần lượt ở vị trí số 2 và số 7 tính từ phía bên trái. F đang ngồi ngay bên trái E và E là người ngồi ngay cạnh C. Vậy ai là người mặc áo màu hồng?
A, B.
B, F.
C, E.
D, A.
Đáp án: D
Câu 20 [583354]: M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V và W là 11 người trong một đội. O làm đội trưởng và O cho những người còn lại ngồi thành một hàng. Biết rằng, P và R ngồi cạnh nhau; V và W cũng ngồi cạnh nhau. Có đúng 4 người ngồi giữa hai cặp P, R và V, W. T ngồi ngay bên phải S và ngồi ngay cạnh U, S ngồi ngay cạnh Q. M và N ngồi cạnh nhau và một trong số họ ngồi ở vị trí ngoài cùng. Không có ai ngồi bên trái P và không có ai ngồi bên phải N. Vậy có bao nhiêu người ngồi giữa S và N?
A, 4.
B, 3.
C, 5.
D, 6.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện: “O làm đội trưởng và O cho những người còn lại ngồi thành một hàng”
10 người M, N, P, Q, R, S, T, U, V và W ngồi thành một hàng.
Kết hợp dữ kiện:
• P và R ngồi cạnh nhau; V và W cũng ngồi cạnh nhau.
• Có đúng 4 người ngồi giữa hai cặp P, R và V, W.
Minh hoạ:
Kết hợp dữ kiện:
• T ngồi ngay bên phải S và ngồi ngay cạnh U.
• S ngồi ngay cạnh Q.
Minh hoạ: • M và N ngồi cạnh nhau và một trong số họ ngồi ở vị trí ngoài cùng.
• Không có ai ngồi bên trái P và không có ai ngồi bên phải N.
P ngồi ngoài cùng phía bên trái, M hoặc N ngồi ngoài cùng phía bên phải.
Minh hoạ:

Có 5 người ngồi giữa S và N. Đáp án: C