Đáp án Bài tập tự luyện
Câu 1 [583411]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22]:
An: Tôi ở cạnh phòng của Cường.
Bình: Tôi ở cạnh nhà kho.
Yến: Phòng tôi nằm ở cạnh cửa chính.
Đức: Phòng đối diện tôi không có người ở.
Long: Tôi không ở cạnh phòng của Bình.
Cương: Phòng tôi cách cửa chính 2 phòng.

Vậy Dũng ở phòng đánh số mấy?
Dựa vào các dữ kiện:
• Bình ở cạnh nhà kho Bình ở phòng số 3.
• Phòng Yến nằm ở cạnh cửa chính Yến ở phòng số 1 hoặc số 7.
• Phòng đối diện của Đức không có người ở Đức ở phòng số 7.
Yến ở phòng số 1.
• Phòng Cường cách cửa chính 2 phòng Cường ở phòng số 5.
• Long không ở cạnh phòng của Bình Long ở phòng số 4 hoặc số 6.
• An ở cạnh phòng của Cường An ở phòng số 4 hoặc số 6.
Dũng ở phòng số 2.
Câu 2 [379070]: Sáu người A, B, C, D, E và F đang ngồi quanh một bàn tròn sao cho C ngồi ngay bên phải E và F ngồi ngay bên phải A. Nếu B ngồi ngay bên trái D; A và C ngồi cạnh nhau thì ai ngồi đối diện với D?
A, A.
B, B.
C, C.
D, E.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• A và C ngồi cạnh nhau.
• C ngồi ngay bên phải E và F ngồi ngay bên phải A.
Ta có hình minh họa như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 105204.png
Kết hợp dữ kiện:
• B ngồi ngay bên trái D.
Ta có hình minh họa như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 105211.png
Vậy người ngồi đối diện với D là A. Đáp án: A
Câu 3 [379071]: Một nhóm sáu người A, B, C, D, E và F ngồi ở các cạnh của một chiếc bàn lục giác và quay mặt vào nhau. E ngồi cạnh A và C, C ngồi ngay bên trái B, D ngồi ngay bên phải F. Vậy ai ngồi đối diện với D?
A, A.
B, E.
C, B.
D, C.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện:
• E ngồi cạnh A và C.
Ta có 2 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 105702.png
Kết hợp dữ kiện:
• C ngồi ngay bên trái B.
• D ngồi ngay bên phải F.
Trường hợp 2 thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 105714.png
Vậy người ngồi đối diện với D là C. Đáp án: D
Câu 4 [289757]: Gia đình Thảo có 6 thành viên: ông, bà, bố, mẹ, anh trai và Thảo. Biết rằng, mỗi bữa ăn trong gia đình mọi người sẽ ngồi quanh một bàn tròn. Ông ngồi cạnh bà và bố; mẹ ngồi cạnh bố nhưng không ngồi cạnh Thảo. Vậy anh trai ngồi cạnh hai người nào?
A, Bà và mẹ.
B, Ông và bố.
C, Bà và Thảo.
D, Thảo và Mẹ.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Ông ngồi cạnh bà và bố;
• Mẹ ngồi cạnh bố;
• Mẹ không ngồi cạnh Thảo.
Ta có hình minh họa như sau:
10467756lg.png
Anh trai ngồi cạnh Thảo và mẹ. Đáp án: D
Câu 5 [379072]: Sáu người A, B, C, D, E và F ngồi quanh một chiếc bàn tròn sao cho A đối diện với D, giữa D và F có 1 người. Nếu B ngồi ngay cạnh A thì ai ngồi giữa E và C?
A, B.
B, A.
C, D.
D, F.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
• A ngồi đối diện với D.
• Giữa D và F có 1 người.
Ta có 2 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 110112.png
Kết hợp dữ kiện:
• B ngồi ngay cạnh A.
Ta có hình minh họa như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 110121.png
Vậy người ngồi giữa E và C là D. Đáp án: C
Câu 6 [379073]: Sáu bạn A, B, C, D, E và F đang ngồi dọc theo các cạnh của một chiếc bàn lục giác đều và quay mặt vào nhau. Biết rằng, F ngồi đối diện với A và ngồi ngay bên phải B. D ngồi giữa A và B; D đối diện với C. Vậy ai là người ngồi cạnh A?
A, D và E.
B, D và F.
C, C và E.
D, B và D.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• F ngồi đối diện với A.
• F ngồi ngay bên phải B.
• D ngồi giữa A và B.
• D ngồi đối diện với C.
Ta có hình minh họa như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 110530.png
Vậy người ngồi cạnh A là D và E. Đáp án: A
Câu 7 [583412]: Bảy người A, B, C, D, E, F và G ngồi quanh một bàn tròn và đều nhìn vào trung tâm. D không ngồi cạnh C hay G. A ngồi cách E hai vị trí tính từ phía bên phải. B ngồi cạnh E và G. F không ngồi cạnh G. Vậy ai ngồi cách B bốn vị trí tính từ phía bên trái?
A, F.
B, A.
C, D.
D, C.
Đáp án: B
Câu 8 [379074]: Tám người bạn A, B, C, D, E, F, G và H ngồi quanh một chiếc bàn hình vuông và đều nhìn vào trung tâm. Biết rằng, hai người ngồi một bên cạnh. A ngồi đối diện C, B ngồi đối diện F. H ngồi ngay bên trái F và G ngồi ngay bên trái A. B ngồi ngay bên trái D và ngồi ngay bên phải E. Nếu E đổi chỗ với A thì ai ngồi ngay bên trái A?
A, B.
B, C.
C, D.
D, F.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• B ngồi ngay bên trái D và ngồi ngay bên phải E.
• B ngồi đối diện F.
• H ngồi ngay bên trái F.
Ta có hình minh họa như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 110849.png
Kết hợp dữ kiện:
• A ngồi đối diện C.
• G ngồi ngay bên trái A.
Trường hợp 2 thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 110857.png
Kết hợp yêu cầu đề bài: E đổi chỗ với A.
Ta có hình minh họa như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 110903.png
Vậy người ngồi ngay bên trái A là C. Đáp án: B
Câu 9 [379076]: Sáu người đang ngồi quanh một bàn tròn. E ngồi đối diện với F, F ngồi ngay bên trái của G và ngay bên phải của H. G ngồi ngay bên trái I, H ngồi ngay bên phải J. Nếu I đổi chỗ cho J và H đổi chỗ cho F, ai sẽ ngồi ngay bên trái I?
A, J.
B, F.
C, E.
D, G.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
• E ngồi đối diện với F.
• F ngồi ngay bên trái của G và ngay bên phải của H.
• G ngồi ngay bên trái I.
• H ngồi ngay bên phải J.
Ta có hình minh họa như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 111833.png
Kết hợp yêu cầu đề bài:
• I đổi chỗ cho J.
• H đổi chỗ cho F.
Ta có hình minh họa như sau:

Vậy người ngồi ngay bên trái I là E. Đáp án: C
Câu 10 [379077]: Trong bữa tiệc, sáu chiếc kẹo được sắp xếp theo hình tròn trên một cái đĩa. Kẹo P đối diện với Q. Có chính xác một chiếc kẹo ở giữa kẹo R và S. Kẹo T ngay bên phải kẹo Q. U là chiếc kẹo còn lại trong đĩa. Vậy chiếc kẹo nào ở ngay bên trái kẹo Q?
A, R.
B, U.
C, S.
D, R hoặc U.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Kẹo P đối diện với Q.
• Kẹo T ngay bên phải kẹo Q.
• Có chính xác một chiếc kẹo ở giữa kẹo R và S.
• U là chiếc kẹo còn lại trong đĩa.
Ta có hình minh họa như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 112335.png
Vậy kẹo ở ngay bên trái kẹo Q là U. Đáp án: B
Câu 11 [379558]: Một nhóm sáu người gồm A, B, C, D, E, F ngồi xung quanh một bàn tròn và quay mặt vào nhau sao cho A ngồi cách E hai chỗ, A không ngồi cạnh C và F. B ngồi ngay bên trái C. Vậy ai đang ngồi đối diện với D?
A, A.
B, B.
C, C.
D, F.
Đáp án: C
Câu 12 [379078]: Một nhóm gồm 8 bạn là A, B, C, D, E, F, G và H ngồi quanh một chiếc bàn tròn (không nhất thiết phải ngồi theo thứ tự đó). B và D không ngồi ngay cạnh và không đối diện với C. A ngồi chính giữa E và D; F ngồi chính giữa B và H; A và F ngồi đối diện nhau. Điều nào sau đây chắc chắn đúng?
A, H ngồi giữa C và E.
B, B ngồi giữa A và G.
C, C ngồi đối diện với G.
D, Cả ba đáp án trên đều sai.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• A ngồi chính giữa E và D.
Ta có hình minh họa cho 2 trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 113614.png
Kết hợp dữ kiện:
• A và F ngồi đối diện nhau
• F ngồi chính giữa B và H
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 113852.png
Kết hợp dữ kiện: B và D không ngồi ngay cạnh và không đối diện với C
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 113900.png Đáp án: D
Câu 13 [583413]: Tám người A, B, C, D, E, F, G và H đang ngồi quanh một bàn tròn, không nhất thiết phải theo thứ tự đó. Nếu C và F đổi chỗ cho nhau thì mỗi người sẽ chỉ có một người mới ngồi bên cạnh. H ngồi ở vị trí số 2 tính từ phía bên trái của A. Có đúng hai người ngồi giữa C và G. B ngồi đối diện G và không ngồi giữa C và F. Nếu A không ngồi cạnh B, thì ai sẽ ngồi cách F ba vị trí về phía bên phải?
A, E.
B, B.
C, D.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D.


Dựa vào các dữ kiện:


• Nếu C và F đổi chỗ cho nhau thì mỗi người sẽ chỉ có một người mới ngồi bên cạnh.

C và F ngồi cạnh nhau hoặc cùng ngồi cạnh một người.

Trường hợp 1: C và F ngồi cạnh nhau.


Kết hợp dữ kiện:

• Có đúng hai người ngồi giữa C và G.

• B ngồi đối diện G.

Hình minh họa:


• H ngồi ở vị trí số 2 tính từ phía bên trái của A.

• A không ngồi cạnh B

Hình minh họa:


Người ngồi cách F ba vị trí về phía bên phải là D hoặc E.

Trường hợp 2: C và F ngồi cách nhau 1 vị trí.


Kết hợp dữ kiện:

• Có đúng hai người ngồi giữa C và G.

• B ngồi đối diện G và không ngồi giữa C và F.

Hình minh họa:



• H ngồi ở vị trí số 2 tính từ phía bên trái của A.

• A không ngồi cạnh B

Trường hợp 2 bị loại. Đáp án: D
Câu 14 [379079]: Sơ đồ bên cho thấy một khối văn phòng dành cho sáu cán bộ A, B, C, D, E và F. Biết rằng, phòng dành cán bộ B và C ở bên phải hành lang (khi bước vào khối văn phòng) và phòng của cán bộ A ở bên trái hành lang. Phòng của cán bộ E và F ở hai bên của hành lang nhưng không nằm ở vị trí đối diện nhau. Phòng của hai cán bộ C và D đối diện nhau.Phòng của cán bộ E không nằm ở góc. Phòng của cán bộ F ở cuối hành lang và nằm cùng một phía với phòng của cán bộ A. Nếu cán bộ E ngồi trong phòng làm việc và quay mặt ra hành lang thì phòng của cán bộ nào ở ngay bên trái phòng cán bộ E?
11133508.png
A, A.
B, B.
C, C.
D, D.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
• Phòng của cán bộ A ở bên trái hành lang.
• Phòng của cán bộ F ở cuối hành lang và nằm cùng một phía với phòng của cán bộ A.
Phòng của cán bộ F ở cuối bên trái hành lang, ta có hình minh họa:
379079.PNG
• Phòng của cán bộ E và F ở hai bên của hành lang nhưng không nằm ở vị trí đối diện nhau.
• Phòng của cán bộ E không nằm ở góc.
Hình minh họa:
379079a.PNG
Kết hợp dữ kiện:
• Phòng dành cán bộ B và C ở bên phải hành lang.
• Phòng của hai cán bộ C và D đối diện nhau.
Hình minh họa
379079b.PNG
Vậy nếu cán bộ E ngồi trong phòng làm việc và quay mặt ra hành lang thì phòng của cán bộ ở ngay bên trái phòng cán bộ E là cán bộ C. Đáp án: C
Câu 15 [289657]: Có 6 học sinh X, Y, Z, P, Q, R (gồm 3 bạn học sinh nam và 3 bạn học sinh nữ) ngồi quanh một chiếc bàn tròn. Biết rằng không có hai bạn nữ nào ngồi cạnh nhau. Ngồi giữa P và R có hai bạn nữa. Y không ngồi cạnh, cũng không đối diện với bạn X. Ba bạn học nào sau đây có thể là ba bạn học sinh nam?
A, P, Q, R.
B, Y, X, Z.
C, Y, Z, Q.
D, Z, P, Q.
Chọn đáp án D.
6 học sinh ngồi quanh 1 chiếc bàn được minh họa như sau:
10467396lg1.png
Dựa vào dữ kiện:
• Không có hai bạn nữ nào ngồi cạnh nhau.
Các bạn nam nữ ngồi xen kẽ với nhau.
• Ngồi giữa P và R có hai bạn nữa
P và R ngồi đối diện nhau.
Kết hợp với dữ kiện: “Y không ngồi cạnh, cũng không đối diện với bạn X”.
Ta có hình minh họa 2 trường hợp như sau:
10467396lg2.png
Xét 2 trường hợp xảy ra và các đáp án ta kết luận như sau:
Đáp án A sai vì: 3 bạn nữ còn lại là Y, Z, X mà 2 trong số họ ngồi ngay cạnh nhau (không có trường hợp nào thỏa mãn với dữ kiện “không có hai bạn nữ nào ngồi cạnh nhau”).
Đáp án B sai vì: 3 bạn nữ còn lại là P, Q, Z mà 2 trong số họ ngồi ngay cạnh nhau (không có trường hợp nào thỏa mãn với dữ kiện “không có hai bạn nữ nào ngồi cạnh nhau”).
Đáp án C sai vì: 3 bạn nữ còn lại là P, X, R mà 2 trong số họ ngồi ngay cạnh nhau (không có trường hợp nào thỏa mãn với dữ kiện “không có hai bạn nữ nào ngồi cạnh nhau”).
Đáp án D đúng vì: có trường hợp thỏa mãn như sau:
10467396lg3.png Đáp án: D
Câu 16 [379080]: Một nhóm gồm năm bạn nam A, B, C, D và E và một nhóm gồm năm bạn nữ P, Q, R, S và T đang đứng thành hai hàng đối diện nhau (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Nhóm các bạn nữ nhìn về phía bắc. E không đứng ở ngoài cùng. C đứng ngay bên phải B và D đứng ngay bên trái A, A đứng đối diện với P. Số người đứng giữa P và Q bằng số người đứng giữa R và S. A đứng thứ hai bên trái B. S và R không đứng đối diện với B hoặc D. Hai bạn nam nào đứng ở ngoài cùng?
A, C và D.
B, C và B.
C, D và B.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• Hai nhóm đang đứng thành hai hàng đối diện nhau
• Nhóm các bạn nữ nhìn về phía bắc.
Nhóm các bạn nam nhìn về phía nam, vì hai hàng đối diện nhau.
• C đứng ngay bên phải B.
• D đứng ngay bên trái A.
• A đứng thứ hai bên trái B.
• E không đứng ở ngoài cùng.
• A đứng đối diện với P.
• S và R không đứng đối diện với B hoặc D
• Số người đứng giữa P và Q bằng số người đứng giữa R và S.
Ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 115223.png
Vậy hai bạn nam đứng ở ngoài cùng là C và D. Đáp án: A
Câu 17 [379081]: Sáu người K, L, M, N, O và P ngồi quanh một cái bàn tròn và quay mặt vào nhau sao cho K và L không ngồi cạnh nhau, O và P đối diện nhau, M ngồi ngay bên phải P. Nếu K không ngồi giữa O và M thì N không ngồi cạnh P. Cách sắp xếp nào sau đây là sự sắp xếp (theo chiều kim đồng hồ) thỏa mãn các điều kiện nêu trên?
A, NKOLMP.
B, PKNOLM.
C, LNOKMP.
D, KMPNLO.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• O và P đối diện nhau.
• M ngồi ngay bên phải P.
• K và L không ngồi cạnh nhau.
• Nếu K không ngồi giữa O và M thì N không ngồi cạnh P.
Ta có hình minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 082104.png Đáp án: B
Câu 18 [379082]: Có 10 người tham gia một hội nghị bàn tròn gồm một giáo sư, một luật sư, một bác sĩ, một nhà khoa học, một kế toán, một người bán tạp hóa, hai chuyên gia máy tính và hai nhân viên tiếp thị. Giáo sư ngồi đối diện với luật sư. Nhà khoa học và bác sĩ ngồi đối diện nhau. Hai nhân viên tiếp thị ngồi đối diện nhau và một trong số họ ngồi ngay bên trái của nhà khoa học. Giáo sư ngồi ngay bên phải của nhà khoa học. Nếu người bán tạp hóa và kế toán không ngồi đối diện nhau thì điều nào sau đây phải đúng?
A, Chuyên gia máy tính không thể ngồi cạnh luật sư.
B,

Một trong những chuyên gia máy tính ngồi cạnh một nhân viên tiếp thị.

C, Giáo sư không ngồi chính giữa nhà khoa học và một chuyên gia máy tính.
D, Hai chuyên gia máy tính ngồi ngay cạnh nhau.
Dựa vào các dữ kiện:
• Giáo sư ngồi đối diện với luật sư.
• Giáo sư ngồi ngay bên phải của nhà khoa học.
• Nhà khoa học và bác sĩ ngồi đối diện nhau.
• Hai nhân viên tiếp thị ngồi đối diện nhau và một trong số họ ngồi ngay bên trái của nhà khoa học.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 082834.png
Dựa vào dữ kiện: người bán tạp hóa và kế toán không ngồi đối diện nhau
Các TH có thể xảy ra:
Tạp Hóa: (1) Kế Toán: (2)/(4) Chuyên gia máy tính: (2)/(3)/(4)
Tạp Hóa: (2) Kế Toán: (1)/(3) Chuyên gia máy tính: (1)/(3)/(4)
Tạp Hóa: (3) Kế Toán: (2)/(4) Chuyên gia máy tính: (2)/(3)/(4)
Tạp Hóa: (4) Kế Toán: (1)/(3) Chuyên gia máy tính: (1)/(2)/(3)
Kết hợp với các đáp án
Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 19 [583414]: Sáu người A, B, C, D, E và F đến từ sáu quốc gia khác nhau gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Mỹ và Tây Ban Nha. Họ đang ngồi quanh một chiếc bàn tròn, (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). A là người đến từ Trung Quốc, đang ngồi cạnh người Mỹ và người đó không phải C. B không phải là người Ấn Độ và người Trung Quốc không ngồi cạnh người Ấn Độ. Người đến từ Tây Ban Nha đang ngồi ngay bên trái so với người Úc. C đang ngồi đối diện với người Ấn Độ, người mà ngồi cạnh người Nhật Bản. Người Úc và D đang ngồi đối diện nhau. E không đến từ Ấn Độ và B không đến từ Nhật Bản. Vậy ai đang ngồi đối diện với người Mỹ?
A, F.
B, B.
C, E.
D, D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Sáu người A, B, C, D, E và F đến từ sáu quốc gia khác nhau gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Mỹ và Tây Ban Nha.
• Họ đang ngồi quanh một chiếc bàn tròn (không nhất thiết phải theo thứ tự đó).
• A là người đến từ Trung Quốc, đang ngồi cạnh người Mỹ và người đó không phải C.
• C đang ngồi đối diện với người Ấn Độ, người mà ngồi cạnh người Nhật Bản.
Có 2 trường hợp thoả mãn:

Kết hợp dữ kiện: Người Úc và D đang ngồi đối diện nhau Có 2 trường hợp thoả mãn:
+) D là người Mỹ C là người Tây Ban Nha.
+) D là người Ấn Độ và C là người Úc.

Kết hợp dữ kiện: Người đến từ Tây Ban Nha đang ngồi ngay phía bên trái so với người Úc
TH1.1; TH1.2 không thoả mãn.
• B không phải là người Ấn Độ và người Trung Quốc không ngồi cạnh người Ấn Độ.
• E không đến từ Ấn Độ và B không đến từ Nhật Bản.
F là người Ấn Độ; B là người Úc và E là người Nhật Bản TH2.2 không thoả mãn.

B ngồi đối diện người Mỹ Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 20 [379083]: P, Q, R, S, T, U là sáu góc của một cái bàn có sáu cạnh (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Một nhóm sáu người A, B, C, D, E và F ngồi ở sáu cạnh (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). S ở ngay bên phải P và R ở ngay bên trái T. A ngồi đối diện với E và ngay bên phải F. D ngồi cạnh 2 góc của P và T; D đối diện với C. Nếu F ngồi chính giữa R và U thì ai ngồi chính giữa Q và S?
A, A.
B, E.
C, C.
D, B.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• D ngồi giữa 2 góc của P và T và đối diện với C.
Ta có hình minh họa
379083.PNG
Kết hợp dữ kiện:
• S ở ngay bên phải P và R ở ngay bên trái T.
Trường hợp 1 thỏa mãn:
379083a.PNG
Kết hợp dữ kiện:
• F ngồi giữa R và U.
• A ngồi đối diện với E và ngay bên phải F.
Ta có hình minh họa:
379083b.PNG
Vậy người ngồi giữa Q và S là E. Đáp án: B