Đáp án Bài tập tự luyện
Câu 1 [583415]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22]: Trong lớp học nữ công, bạn Cúc, Đào, Hồng làm ba bông cúc, đào, hồng. Mỗi bạn làm đúng một bông hoa. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc: “Thế là trong chúng ta chẳng có ai loại hoa trùng với tên mình cả”. Hỏi bạn Hồng làm hoa gì?
Dựa vào các dữ kiện:
• Bạn làm hoa hồng nói với Cúc: “Thế là trong chúng ta chẳng có ai loại hoa trùng với tên mình cả”.
Các bạn làm hoa khác với tên của mình và bạn Cúc không làm hoa hồng.
Bạn Cúc làm hoa đào, bạn Đào làm hoa hồng, bạn Hồng làm hoa cúc.
Đáp án: hoa cúc.
Câu 2 [583416]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19]: Ba bạn Huệ, Hồng và Cúc mỗi người có một quả bóng. Ba quả bóng của các bạn có màu xanh, đỏ, vàng. Biết quả bóng của Huệ không phải màu xanh và quả bóng của Hồng không phải màu xanh, màu đỏ. Hỏi ba bạn có quả bóng màu gì?
Dựa vào các dữ kiện:
• Quả bóng của Hồng không phải màu xanh, màu đỏ.
• Quả bóng của Huệ không phải màu xanh.
Ta có bảng minh họa:

Bạn Huệ có bóng màu đỏ, bạn Hồng có bóng màu vàng, bạn Cúc có bóng màu xanh.
Câu 3 [583417]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19]: Ba bạn A, B, C có quê ở Bình Dương, Hà Nội, Quảng Ngãi. Mỗi người tham gia thi đấu một trong các môn cờ vua, cầu lông và bóng bàn. Biết rằng A không thi đấu cờ vua, C thi đấu bóng bàn, người thi đấu cầu lông ở Hà Nội, người thi đấu cờ vua không ở Bình Dương. Hỏi B quê ở đâu và thi đấu môn gì?
Dựa vào các dữ kiện:
• Mỗi người tham gia thi đấu một trong các môn cờ vua, cầu lông và bóng bàn.
• A không thi đấu cờ vua.
• C thi đấu bóng bàn.
A thi đấu cầu lông, B thi đấu cờ vua.
Kết hợp dữ kiện:
• Người thi đấu cầu lông ở Hà Nội A ở Hà Nội.
• Người thi đấu cờ vua không ở Bình Dương B không ở Bình Dương.
B ở Quảng Ngãi và thi đấu môn cờ vua.
Câu 4 [583418]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22]: Mỗi người trong nhóm A, B, C làm một công việc khác nhau. Có người làm nhà quản lý, có người làm nhà văn và có người làm doanh nhân. Có một người đến từ Đức, một người đến từ Anh và một người đến từ Thụy Sĩ. Biết: A không đến từ nước Đức. B không đến từ nước Anh. Nhà văn không đến từ nước Đức. Nhà quản lý đến từ nước Anh. B không phải là doanh nhân. Bạn hãy tìm xem A đến từ nước nào và làm công việc gì?
Dựa vào các dữ kiện:
• B không đến từ nước Anh.
• Nhà quản lý đến từ nước Anh.
B không phải quản lý.
Kết hợp dữ kiện:
• B không phải là doanh nhân.
B là nhà văn.
• Nhà văn không đến từ nước Đức B không đến từ nước Đức.
B đến từ Thụy Sĩ.
• A không đến từ nước Đức.
A đến từ nước Anh và là nhà quản lý.
Câu 5 [379086]: Bốn người X, Y, Z và Q là hàng xóm của nhau, họ sống trong những ngôi nhà liền kề có màu đỏ, xanh lá, vàng hoặc xanh dương. Z sống trong một ngôi nhà màu vàng. Ngôi nhà xanh lá ngay cạnh ngôi nhà màu xanh dương. X không sống ngay cạnh Z. Ngôi nhà màu vàng nằm chính giữa ngôi nhà xanh lá và đỏ. Màu của ngôi nhà X đang ở là
A, Màu xanh dương.
B, Màu xanh lá.
C, Màu đỏ.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• Ngôi nhà xanh lá ngay cạnh ngôi nhà màu xanh dương.
• Ngôi nhà màu vàng nằm chính giữa ngôi nhà xanh lá và đỏ.
• Z sống trong một ngôi nhà màu vàng.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 090312.png
Kết hợp dữ kiện: X không sống ngay cạnh Z.
Màu của ngôi nhà mà X ở là màu xanh dương. Đáp án: A
Câu 6 [289469]: Bốn bạn A, B, C và D chơi bốn trò chơi khác nhau gồm bóng đá, bóng bàn, bóng rổ và bóng chuyền. A không chơi bóng đá và bóng bàn.C chơi bóng chuyền và D chơi bóng đá hoặc bóng rổ. Bạn nào chơi bóng bàn?
A, A.
B, B.
C, C.
D, D.
Dựa vào giải thiết:
• Bốn bạn A, B, C và D chơi bốn trò chơi khác nhau;
• C chơi bóng chuyền C không chơi bóng đá, bóng bàn và bóng rổ. (1)
• A không chơi bóng đá và bóng bàn A chơi bóng bóng rổ hoặc bóng chuyền (2)
Từ (1) và (2) suy ra: A chơi bóng rổ.
Kết hợp với dữ kiện: D chơi bóng đá hoặc bóng rổ D phải chơi bóng đá. B chơi bóng bàn.
Chọn đáp án B.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 090732.png Đáp án: B
Câu 7 [379088]: Ông Mai có năm người con trai E, F, G, H và I. Khi đi dự tiệc, họ mặc các màu áo khác nhau trong các màu đỏ, vàng, xanh dương, trắng và xanh lá (không nhất thiết theo thứ tự đó). Mỗi người trong số họ có sở thích khác nhau như đọc sách, nghe nhạc, du lịch, ca hát và xem phim. F có sở thích ca hát, E có sở thích xem phim. G mặc áo đỏ và không có sở thích đọc sách; I có sở thích nghe nhạc và anh ấy không mặc áo xanh dương và xanh lá. Người có sở thích đọc sách mặc chiếc áo màu trắng. Áo mà F mặc có màu gì?
A, Trắng.
B, Xanh lá cây.
C, Xanh nước biển.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• F có sở thích ca hát.
• E có sở thích xem phim.
• G mặc áo đỏ.
• I có sở thích nghe nhạc.
Kết hợp dữ kiện:
• G không có sở thích đọc sách.
• Mỗi người trong số họ có sở thích khác nhau.
G có sở thích du lịch H có sở thích đọc sách.
Kết hợp dữ kiện: Người có sở thích đọc sách mặc chiếc áo màu trắng.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 091856.png
Chưa đủ dữ kiện để xác địnhmàu áo của F. Đáp án: D
Câu 8 [379089]: Một trong 3 người An, Bắc, Cường đến từ 3 thành phố khác nhau D, E và F (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Cường nhiều tuổi hơn người đến từ thành phố E. An và người đến từ thành phố F không bằng tuổi nhau. Người đến từ thành phố F trẻ hơn Bắc. Vậy An, Bắc, Cường lần lượt đến từ các thành phố?
A, EDF.
B, DEF.
C, FED.
D, FDE.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• An và người đến từ thành phố F không bằng tuổi nhau.
• Người đến từ thành phố F trẻ hơn Bắc.
Người đến từ thành phố F không phải An hay Bắc, người đó là Cường.
Kết hợp dữ kiện:
• Cường nhiều tuổi hơn người đến từ thành phố E.
• Người đến từ thành phố F trẻ hơn Bắc
Cường trẻ hơn Bắc. Người đến từ thành phố E là An Bắc đến từ thành phố D.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 092131.png Đáp án: A
Câu 9 [379090]: Năm người bạn P, Q, R, S và T xuất phát từ nhà riêng của mình tại các thành phố khác nhau trong số A, B, C, D và E và hẹn gặp nhau tại một địa điểm. Do khoảng cách từ nhà riêng đến điểm hẹn của mỗi người là khác nhau nên họ đã di chuyển bằng các phương tiện giao thông khác nhau trong số: xe buýt, tàu hỏa, máy bay, ô tô và xe máy. Người đến từ thành phố C không di chuyển bằng xe máy và tàu hỏa. R đi từ thành phố D bằng ô tô, T di chuyển bằng tàu hỏa. Nhà riêng của Q ở thành phố B và bạn đấy di chuyển bằng máy bay. S di chuyển bằng xe máy và nhà riêng của bạn ấy không phải ở thành phố A. Nhà riêng ở thành phố A là của bạn nào?
A, P.
B, T.
C, S.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện:
• R đi từ thành phố D bằng ô tô.
• T di chuyển bằng tàu hỏa.
• Nhà riêng của Q ở thành phố B và bạn đấy di chuyển bằng máy bay.
• S di chuyển bằng xe máy.
Phương tiện di chuyển của P là xe buýt.
Kết hợp dữ kiện: Người đến từ thành phố C không di chuyển bằng xe máy và tàu hỏa
Người đến từ thành phố C không phải S hay T mà là P.
Kết hợp dữ kiện: Nhà riêng của S không ở thành phố A.
Nhà riêng của S ở thành phố E Người có nhà riêng ở thành phố A là T.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 092827.png Đáp án: B
Câu 10 [379091]: Sáu sinh viên P, Q, R, S, T và U học các ngành kỹ thuật khác nhau trong số: công nghệ thông tin (CNTT), cơ khí, kĩ thuật hóa học, kỹ thuật điện, luyện kim và điện tử (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Mỗi người trong số họ đến từ một thành phố khác nhau: A, B, C, D, E và F. R đến từ thành phố D nhưng bạn ấy không học ngành kỹ thuật hóa học. Sinh viên T học cơ khí và bạn đấy không đến từ thành phố C và E. Q đến từ thành phố B và bạn đấy học ngành kỹ thuật điện. Sinh viên đến từ thành phố C học ngành điện tử, sinh viên S đến từ thành phố A, sinh viên P học ngành luyện kim. Đáp án nào sau đây không đúng?
A, Sinh viên T đến từ thành phố F.
B, Sinh viên S đang học ngành kỹ thuật hóa học.
C, P đến từ thành phố E.
D, Công nghệ thông tin là ngành nghề mà U đang theo học.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• R đến từ thành phố D.
• Sinh viên T học cơ khí.
• Q đến từ thành phố B và bạn đấy học ngành kỹ thuật điện.
• Sinh viên S đến từ thành phố A, sinh viên P học ngành luyện kim.
Kết hợp dữ kiện:
• Bạn R không học ngành kỹ thuật hóa học.
• Sinh viên đến từ thành phố C học ngành điện tử R không học điện tử. R đang học ngành công nghệ thông tin.
• T không đến từ thành phố C và E T đến từ thành phố F.
Kết hợp dữ kiện: Sinh viên đến từ thành phố C học ngành điện tử.
Sinh viên đó là U.
P đến từ thành phố C và S học ngành kỹ thuật hóa học.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 093135.png Đáp án: D
Câu 11 [583419]: Tám chàng trai từ A đến H tụ tập tại một buổi dã ngoại. Mỗi người trong số họ mang một món ăn khác nhau từ P đến W đến buổi dã ngoại. Cả A và D đều không mang S. Hoặc B hoặc E mang R. Hoặc C hoặc D mang P. Hoặc G hoặc F mang U. C không mang S hoặc V. E mang W. Hoặc H hoặc D mang Q. Hoặc A hoặc F mang T. Hoặc G hoặc H không mang S. Ai là người mang món ăn S đến?
A, A.
B, B.
C, D.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Đáp án: D
Câu 12 [379092]: Trong một hội thảo khoa học Quốc tế, 4 đại biểu A, B, C và D nói chuyện với nhau bằng 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung. Mỗi đại biểu chỉ biết 2 thứ tiếng. A biết tiếng Nga và A có thể nói chuyện với C. A và D không thể nói chuyện với nhau nếu không có phiên dịch. D biết nói tiếng Trung nhưng không biết tiếng Pháp. B không biết tiếng Anh nhưng có thể phiên dịch cho A và D. A biết nói tiếng gì?
A, Nga và Pháp.
B, Trung và Anh.
C, Nga và Trung.
D, Nga và Anh.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện:
• Mỗi đại biểu chỉ biết 2 thứ tiếng trong 4 thứ tiếng.
• A và D không thể nói chuyện với nhau nếu không có phiên dịch Ngôn ngữ A biết thì D không biết và ngược lại.
• A biết tiếng Nga và A có thể nói chuyện với C D không biết tiếng Nga, C có thể biết tiếng Nga.
• D biết nói tiếng Trung nhưng không biết tiếng Pháp A không biết tiếng Trung và biết tiếng Pháp.
• B không biết tiếng Anh nhưng có thể phiên dịch cho A và D B chắc chắn biết tiếng Trung và biết thêm một trong hai thứ tiếng mà A biết.
Ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 093607.png
0: Không biết
1: Biết Đáp án: A
Câu 13 [379093]: Năm người A, B, C, D và E mặc 5 chiếc áo khoác có màu khác nhau, trong các màu trắng, đen, nâu, đỏ và vàng. A không mặc áo khoác có màu vàng và màu đen. B không mặc áo khoác màu đỏ và màu trắng. C không mặc áo khoác có màu đỏ và màu vàng. Nếu D và E mặc áo khoác màu đen và màu đỏ thì B mặc áo khoác màu gì?
A, Nâu.
B, Vàng.
C, Trắng.
D, Không thể xác định.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• A không mặc áo khoác có màu vàng và màu đen.
• B không mặc áo khoác màu đỏ và màu trắng.
• C không mặc áo khoác có màu đỏ và màu vàng.
Kết hợp dữ kiện: D và E mặc áo khoác màu đen và màu đỏ.
Ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 094459.png
B mặc áo màu vàng. Đáp án: B
Câu 14 [379094]: Bạn Hưng mang đến lớp 4 hộp; mỗi hộp chứa một loại kẹo khác nhau A, B, C và D; mỗi hộp có một màu khác nhau. Bạn đấy phân phát cho bốn người bạn của mình, mỗi người một hộp kẹo. Hoàng nhận được chiếc hộp màu đỏ nhưng không phải kẹo A. Khánh nhận được chiếc hộp màu xanh hoặc cam. Linh nhận được hộp kẹo C. Mai không nhận được hộp màu vàng cũng như màu cam. Nếu hộp màu cam chứa kẹo D thì điều nào dưới đây không đúng?
A, Mai nhận hộp chứa kẹo A.
B, Linh nhận chiếc hộp màu vàng.
C, Khánh nhận hộp chứa kẹo B.
D, Mai nhận chiếc hộp màu xanh.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
• Hoàng nhận được chiếc hộp màu đỏ.
• Khánh nhận được chiếc hộp màu xanh hoặc cam.
• Linh nhận được hộp kẹo C.
Kết hợp dữ kiện: Mai không nhận được hộp màu vàng cũng như màu cam.
Mai nhận được hộp màu xanh (vì hộp màu đỏ của Hoàng).
Khánh nhận được hộp màu cam.
Linh nhận được hộp màu vàng.
Kết hợp dữ kiện:
• Hộp màu cam chứa kẹo D.
• Hoàng nhận được chiếc hộp màu đỏ nhưng không phải kẹo A.
Hộp màu đỏ chứa kẹo B Hộp màu xanh của Mai chứa kẹo A.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 094734.png Đáp án: C
Câu 15 [379095]: Một quán café ở TP. Hồ Chí Minh có ba loại thức uống là cà phê, trà sữa và sinh tố. Có 6 bạn đi họp nhóm gồm A, B, C, D, E và F đã vào quán cà phê trên để họp và gọi thức uống. A và C không gọi chung một loại thức uống. E và F không gọi chung một loại thức uống. B không gọi sinh tố. D không gọi trà sữa. Biết rằng có đủ cả ba loại thức uống đã được gọi ra. Nếu F gọi cà phê và số lượng café được gọi ra là 4 thì khẳng định nào sau đây có thể đúng?
A, D gọi sinh tố.
B, B gọi trà sữa.
C, B gọi sinh tố.
D, C gọi trà sữa.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• B không gọi sinh tố.
• D không gọi trà sữa.
• F gọi café.
• E và F không gọi chung một loại thức uống E không gọi café.
Kết hợp dữ kiện:
• A và C không gọi chung một loại thức uống.
• Số lượng café được gọi ra là 4 Chắc chắn B và D gọi café.
Ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 095330.png
0: không gọi
1: có Đáp án: D
Câu 16 [379096]: Bốn bạn hướng dẫn viên du lịch Quyết, Tâm, Chiến, Thắng biết ít nhất một và nhiều nhất ba thứ tiếng: Pháp, Anh, Nga và Trung. Có duy nhất một bạn biết tiếng Pháp, có chính xác hai bạn biết tiếng Anh, có chính xác hai bạn biết tiếng Nga, có chính xác ba bạn biết tiếng Trung. Thứ tiếng mà bạn Chiến hoặc bạn Thắng biết thì bạn Quyết không biết. Những thứ tiếng mà bạn Quyết biết thì bạn Tâm cũng biết. Nếu bạn Chiến biết ba thứ tiếng, điều nào dưới đây phải đúng?
A, Bạn Chiến biết tiếng Nga.
B, Bạn Chiến biết tiếng Pháp.
C, Bạn Chiến biết tiếng Anh.
D, Bạn Thắng biết tiếng Pháp.
Dựa vào dữ kiện:
• Có duy nhất một bạn biết tiếng Pháp
Quyết không biết tiếng Pháp (vì: “Những thứ tiếng mà bạn Quyết biết thì bạn Tâm cũng biết” mà có duy nhất một bạn biết tiếng Pháp).
• Có chính xác ba bạn biết tiếng Trung.
• Thứ tiếng mà bạn Chiến và bạn Thắng biết thì bạn Quyết không biết.
Quyết không biết tiếng Trung (vì nếu Quyết biết thì Tâm sẽ biết và Thắng với Chiến không biết mâu thuẫn với dữ kiện: có chính xác ba bạn biết tiếng Trung) Ba bạn biết tiếng Trung là: Tâm, Chiến và Thắng.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 095545.png
Chọn đáp án B.
Kết hợp với câu hỏi: “bạn Chiến biết ba thứ tiếng” Chiến phải biết tiếng Pháp (vì nếu Chiến không biết tiếng Pháp mà biết ba thứtiếng kia thì Quyết sẽ không biết thứ tiếng nào, mâu thuẫn với dữ kiện: 4 bạn hướng dẫn viên du lịch biết ít nhất một và nhiều nhất ba thứ tiếng). Đáp án: B
Câu 17 [379097]: Một nhóm sáu người A, B, C, D, E và F làm sáu ngành nghề khác nhau như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, kiến trúc sư, luật sư và họa sĩ và họ cũng đến từ sáu thành phố khác nhau P, Q, R, S, T và U (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Người đến từ thành phố Q là một bác sĩ và người không phải B. A là kiến trúc sư và C là một kỹ sư đến từ thành phố T. Người đến từ thành phố U là một giáo viên. D không phải là giáo viên cũng không phải là người đến từ thành phố Q. E đến từ thành phố S và người đến từ thành phố P không phải là kiến trúc sư hay luật sư. Vậy E làm nghề gì?
A, Giáo viên.
B, Luật sư.
C, Bác sĩ.
D, Họa sĩ.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• A là kiến trúc sư.
• C là một kỹ sư đến từ thành phố T.
• E đến từ thành phố S.
Ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 095958.png
Kết hợp dữ kiện:
• Người đến từ thành phố Q là một bác sĩ và người không phải B.
• D không phải là người đến từ thành phố Q.
Người đến từ thành phố Q là F.
Minh họa:

Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 100006.png
Kết hợp dữ kiện: D không phải là giáo viên D không đến từ thành phố U. Người đến từ thành phố U là B và B là giáo viên.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 100013.png
Kết hợp dữ kiện: Người đến từ thành phố P là không phải là kiến trúc sư hay luật sư Người đến từ thành phố P là D và nghề của D là họa sĩ. Nghề của E là luật sư và A đến từ thành phố R.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 100020.png

Đáp án: B
Câu 18 [379098]: Mỗi người trong số bốn người A, B, C và D làm việc cho bốn công ty khác nhau là E, F, G và H. Mỗi người trong số họ sinh ra ở một thành phố khác nhau I, J, K và L. Biết rằng:
1. B ở thành phố J và không làm việc cho công ty G.
2. Người làm việc cho công ty G không đến từ thành phố L.
3. D không làm việc cho công ty G và không đến từ thành phố K.
4. C không đến từ thành phố K và cũng không làm việc cho công ty H.
5. A không làm việc cho công ty E và cũng không làm việc cho công ty G.
6. Người đến từ thành phố J không làm việc cho công ty E và F.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A, A làm cho công ty F và đến từ thành phố K.
B, B làm cho công ty H và đến từ thành phố I.
C, C làm cho công ty E và đến từ thành phố I.
D, D làm cho cho ty G và đến từ thành phố L.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• B ở thành phố J và không làm việc cho công ty G.
• D không làm việc cho công ty G.
• A không làm việc cho công ty G.
C làm việc cho công ty G và ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 102007.png
Kết hợp dữ kiện:
• A không làm việc cho công ty E • Người đến từ thành phố J không làm việc cho công ty E và F B không làm việc cho công ty E và F. D làm việc cho công ty E và A làm việc cho công ty F. B làm việc cho công ty H.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 102017.png
Kết hợp dữ kiện: • Người làm việc cho công ty G không đến từ thành phố L C không đến từ thành phố L.
• C không đến từ thành phố K C đến từ thành phố I.
• D không đến từ thành phố K. D đến từ thành phố L.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 102025.png
Đáp án: A
Câu 19 [379099]: Một nhóm gồm bốn bạn A, B, C và D đến 4 thành phố khác nhau gồm có E, F, G và H để tham gia các kì thi ĐGNL BCA, ĐGNL HN, ĐGTD, ĐGNL HCM. Biết rằng:
1. D không thi ĐGNL HN.
2. B không đến thành phố G và bạn đấy cũng không thi ĐGTD và ĐGNL BCA.
3. ĐGTD được tổ chức ở thành phố H.
4. A không đến thành phố H và bạn đấy cũng không thi ĐGNL HCM.
5. C đến thành phố E để thi.
6. Mỗi bạn đến một thành phố và tham gia một kì thi.
Nếu A không thi ĐGNL BCA thì điều nào sau đây là đúng về thành phố và kì thi mà B tham dự?
A, Thành phố F và kì thi ĐGNL HN.
B, Thành phố H và kì thi ĐGTD.
C, Thành phố G và kì thi ĐGNL HCM.
D, Thành phố F và kì thi ĐGNL HCM.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• C đến thành phố E để thi.
• A không đến thành phố H và bạn đấy cũng không thi ĐGNL HCM.
• ĐGTD được tổ chức ở thành phố H A không thi ĐGTD.
• A không thi ĐGNL BCA.
A thi ĐGNL HN.
Ta có bảng minh họa: Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 102614.png
Kết hợp dữ kiện:
• B không đến thành phố G và bạn đấy cũng không thi ĐGTD và ĐGNL BCA. B không đến thành phố H. B đến thành phố F và thi ĐGNL HCM. Người đến thành phố H và thi ĐGTD chính là D.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 102623.png
Từ bảng minh họa trên
C thi ĐGNL BCA và A đến thành phố G.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 102631.png Đáp án: D
Câu 20 [379115]: Bốn cặp vợ chồng quyết định chơi Holi (trò chơi ném nước màu). Mỗi cặp đôi sử dụng ba màu khác nhau. Các màu sắc họ sử dụng là đỏ, xanh, vàng và đen. Không có cặp đôi nào sử dụng ba màu giống hệt nhau. A, B, C và D là nữ và P, Q, R và S là nam. C không phải là vợ của S, C có sử dụng màu đỏ. Vợ của P sử dụng màu vàng và đen nhưng vợ Q chỉ sử dụng một màu trong số hai màu đó. A không phải là vợ của P hay S. B và vợ của S đều sử dụng màu đỏ và vàng. Vợ của Q là
A, A.
B, C.
C, D.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Bốn cặp vợ chồng quyết định chơi Holi (trò chơi ném nước màu).
• Mỗi cặp đôi sử dụng ba màu khác nhau.
• Các màu sắc họ sử dụng là đỏ, xanh, vàng và đen. Không có cặp đôi nào sử dụng ba màu giống hệt nhau.
Các nhóm màu mà bốn cặp vợ chồng sử dụng là:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 103228.png
Kết hợp dữ kiện:
• C không phải là vợ của S, C có sử dụng màu đỏ ( sử dụng nhóm màu (1)/(2)/(3)).
• Vợ của P sử dụng màu vàng và đen nhưng vợ Q chỉ sử dụng một màu trong số hai màu đó P sử dụng màu vàng và đen (sử dụng nhóm màu (3) hoặc (4)); Q sử dụng một trong hai màu vàng hoặc đen (sử dụng nhóm màu (1) hoặc (2)).
• A không phải là vợ của P hay S.
• B và vợ của S đều sử dụng màu đỏ và vàng B không phải là vợ của S; B và vợ của S sử dụng nhóm màu (1) hoặc (3).
D là vợ của S ( cả hai sử dụng màu đỏ và vàng - màu thuộc nhóm (1) hoặc (3)).
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 103359.png
Cả B, C, D đều không sử dụng nhóm màu (4) A sử dụng nhóm màu (4). Vì P không phải chồng của A; Q không sử dụng nhóm màu số (4) R là chồng của A; P không sử dụng nhóm màu số (4).
Vì B và D không sử dụng nhóm màu số (2) C sử dụng nhóm màu (2).
Mà chỉ có Q sử dụng nhóm màu (2) Q là chồng của C.
P là chồng của B.
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 103407.png Đáp án: B