Đáp án Bài tập tự luyện
Câu 1 [555367]: Một tổ gồm 6 sinh viên (An, Bình, Cường, Danh, Giang, Hoàng) được chia thành 3 cặp làm bài tập thực hành. An cùng làm với Danh; Cường không cùng làm với Giang; Bình không cùng làm với Cường. Hỏi Giang cùng làm với ai?
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:

• Một tổ gồm 6 sinh viên (An, Bình, Cường, Danh, Giang, Hoàng).
• An cùng làm với Danh.
• Cường không cùng làm với Giang.
• Bình không cùng làm với Cường.
Cường làm cũng với Hoàng Giang và Bình là một cặp làm cùng nhau. Đáp án: B
Câu 2 [555445]: Một nhóm 6 học sinh P, Q, R, S, T, X được chia thành 3 cặp làm bài tập thực hành. Biết rằng P cùng làm với S; R không cùng làm với T; Q không cùng làm với R. Hỏi T cùng làm với ai?
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:

• Một nhóm 6 học sinh P, Q, R, S, T, X.
• P cùng làm với S.
• R không cùng làm với T.
• Q không cùng làm với R.
R làm cũng với X Q và T là một cặp làm cùng nhau. Đáp án: B
Câu 3 [289262]: Một tổ gồm 8 học sinh (An, Bình, Cường, Doanh, Giang, Hoàng, Khánh, Linh) được chia làm 4 cặp làm bài tập thực hành. An làm cùng Doanh; Cường không làm cùng với Giang; Bình không làm cùng với Cường. Khánh với Linh ghép thành 1 cặp. Hỏi Giang cùng làm với ai?
A, Cường.
B, Bình.
C, An.
D, Hoàng.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các giả thiết đề bài cho, ta có:
An làm cùng Doanh An với Doanh là 1 cặp làm bài thực hành.
Khánh với Linh ghép thành 1 cặp Khánh và Linh là 1 cặp làm bài thực hành.
Mà “Cường không làm cùng với Giang; Bình không cùng làm với Cường” Cường với Hoàng là cặp, Giang với Bình là 1 cặp làm bài thực hành.
Minh họa:
10467062lg.png Đáp án: B
Câu 4 [379117]: Tám người A, B, C, D, E, F, G và H chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 người. B và D được chọn vào cùng một nhóm. E và C khác nhóm; G và H cũng khác nhóm. Cặp nào sau đây chắc chắn ở nhóm khác nhóm với B?
A, A và F.
B, C và H.
C, E và H.
D, E và G.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• B và D được chọn vào cùng một nhóm.
• E và C khác nhóm.
• G và H cũng khác nhóm.
Ta có bảng minh họa:
379117.PNG
Cặp chắc chắn khác nhóm với B là A và F. Đáp án: A
Câu 5 [379119]: Một nhóm ba người được chọn từ sáu người P, Q, R, S, T và U. Nếu chọn R hoặc T thì U sẽ không được chọn. Nếu chọn U hoặc P thì S hoặc Q phải được chọn. Nếu T được chọn thì ai phải được chọn?
A, P.
B, S.
C, Q.
D, Q hoặc S.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Nếu chọn R hoặc T thì U sẽ không được chọn.
• T được chọn.
U sẽ không được chọn.
• Nếu chọn U hoặc P thì S hoặc Q phải được chọn.
Ta có 2 trường hợp, trường hợp 1: P được chọn, trường hợp 2: P không được chọn.
379119.PNG
Nếu T được chọn thì Q hoặc S phải được chọn. Đáp án: D
Câu 6 [583420]: Một nhóm ba người được chọn từ sáu người A, B, C, D, E và F. Nếu ít nhất một trong số C và E được chọn thì F không thể được chọn. Nếu ít nhất một trong số F và A được chọn thì phải chọn B hoặc D. Nếu A được chọn thì ai không được chọn?
A, C.
B, D.
C, F.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• A được chọn.
• Ít nhất một trong số F và A được chọn thì phải chọn B hoặc D B và D đều có khả năng được chọn.
Ta có các trường hợp:

Chưa đủ dữ kiện để xác định người không được chọn khi A được chọn vào nhóm. Đáp án: D
Câu 7 [583421]: Bảy người A, B, C, D, E, F và G chia thành 3 đội, 2 đội gồm 2 thành viên. A và B không thể cùng một đội. B và C không thể cùng một đội. E và F cùng một đội. G và D không thể cùng một đội. Nếu C, D và A là một đội gồm ba thành viên thì ai trong số những người sau đây có thể là thành viên của một trong những đội còn lại?
A, A và E.
B, G và B.
C, E và F.
D, Cả B và C.
Chọn đáp án D.

Dựa vào các dữ kiện:

• C, D và A là một đội gồm ba thành viên.

• E và F cùng một đội.

B và G là đội 2 người còn lại. Đáp án: D
Câu 8 [583422]: Hai đội, mỗi nhóm bốn người, được chọn từ một nhóm tám người là A, B, C, D, E, F, G và H. B và D ở cùng một đội. E và C khác đội. G và H không ở cùng một đội. Mỗi người được chọn vào đúng một đội. Nếu B được chọn vào một đội thì ai trong số các cặp sau đây ở đội còn lại?
A, A - F.
B, C – H.
C, E – H.
D, E - G.
Chọn đáp án A.

Dựa vào các dữ kiện:

• B được chọn vào một đội.

• B và D ở cùng một đội.

B và D cùng được chọn vào đội đầu tiên. Đáp án: A
Câu 9 [379120]: Có hai người phụ nữ A và B cùng năm người đàn ông C, D, E, F và G tạo thành hai nhóm, một nhóm ba người và một nhóm bốn người. C sẽ không cùng nhóm với D. D và G cùng ở một nhóm. B cùng nhóm với E và khác nhóm với F. F cùng nhóm với C. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, B và C là thành viên của nhóm bốn người.
B, Nhóm bốn người có hai người phụ nữ.
C, Nhóm bốn người có bốn người đàn ông.
D, Tất cả đều sai.
Dựa vào các dữ kiện:
• C sẽ không cùng nhóm với D.
• D và G cùng ở một nhóm.
Ta có bảng minh họa:
379120.PNG
Kết hợp các dữ kiện:
• F cùng nhóm với C.
• B cùng nhóm với E và khác nhóm với F.
Ta có bảng minh họa:
379120a.PNG
Đối chiếu với đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 10 [379124]: Một nhóm gồm ba cô gái A, B, C và bốn chàng trai E, F, G, H được chia thành hai đội sao cho mỗi đội phải có ít nhất ba người, trong mỗi đội phải có ít nhất một cô gái và ít nhất một chàng trai. Nếu A và B cùng một đội thì đội đó chỉ có một chàng trai. E và F không thể ở cùng một đội. C và H có thể ở cùng một đội, nếu đội đó có B. Nếu E và C ở cùng một đội thì có bao nhiêu cách chia đội?
A, 6.
B, 3.
C, 4.
D, 5.
Dựa vào các dữ kiện: Một nhóm gồm ba cô gái và bốn chàng trai được chia thành hai đội sao cho mỗi đội phải có ít nhất ba người Chia nhóm đó thành 2 đội, đội có đúng 3 người và đội có 4 người.
Kết hợp với dữ kiện: “E và C ở cùng một đội” Có 2 trường hợp thỏa mãn.
TH1: E và C ở đội có 3 người.
Dựa vào dữ kiện:
• E và F không thể ở cùng một đội.
• Nếu A và B cùng một đội thì đội đó chỉ có một chàng trai.
• C và H có thể ở cùng một đội, nếu đội đó có B.
• Mỗi đội phải có ít nhất ba người, trong mỗi đội phải có ít nhất một cô gái và ít nhất một chàng trai.
Có hai trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 114818.png
TH2: E và C ở đội 4 người.
Dựa vào dữ kiện:
• E và F không thể ở cùng một đội.
• Nếu A và B cùng một đội thì đội đó chỉ có một chàng trai.
• C và H có thể ở cùng một đội, nếu đội đó có B.
• Mỗi đội phải có ít nhất ba người, trong mỗi đội phải có ít nhất một cô gái và ít nhất một chàng trai.
Có 3 TH thỏa mãn:
TH2.1:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 114825.png
TH2.2 và TH2.3:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-16 114832.png
Có 5 cách chia đội Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 11 [379125]: Một đội gồm 3 người được chọn từ một nhóm gồm 5 người là A, B, C, D và E. Nếu chọn A thì phải chọn B. Nếu không chọn C thì phải chọn E. Nếu không chọn D thì phải chọn ai?
A, A.
B, B.
C, C.
D, E.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Không chọn D.
• Nếu chọn A thì phải chọn B.
• Nếu không chọn C thì phải chọn E
Có 3 trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 084149.png
Nếu không chọn D thì phải chọn B. Đáp án: B
Câu 12 [379126]: Chọn ra 4 người trong số 7 người A, B, C, D, E, F, và G. Chọn nhiều nhất hai người trong số C, E và G. Chọn ít nhất một người trong số A và B. Nếu F được chọn thì A và C không được chọn. Nếu D được chọn thì có bao nhiêu cách chọn đội?
A, 8.
B, 10.
C, 9.
D, 11.
Chọn đáp án D.

Dựa vào các dữ kiện:

• Chọn ít nhất một người trong số A và B.

• D được chọn.

Ta có 3 trường hợp, đội chỉ có A hoặc chỉ có B hoặc đội có cả A và B.
379126.PNG
Kết hợp dữ kiện:

• Nếu F được chọn thì A và C không được chọn Nếu A hoặc C được chọn thì F không được chọn.

x Trường hợp 1 và 3: F không được chọn, như vậy các vị trí còn lại của 2 trường hợp là dành cho C, E, G. Số cách chọn đội của trường hợp 1 và 3 là:
. (cách).

Xét trường hợp 2 thành 2 trường hợp: đội có F và không có F.
379126a.PNG
Số cách chọn đội của trường hợp 2 là: (cách).

Nếu D được chọn thì sẽ có 11 cách chọn đội.


Đáp án: D
Câu 13 [379127]: Chín bạn A, B, C, D, E, F, G, H và I chia thành ba đội sao cho số thành viên các đội là dãy các số tự nhiên liên tiếp. C ở đội có nhiều thành viên nhất, D ở đội có số thành viên ít hơn đội của C một người. C và I không ở cùng một đội, H và B cũng không ở cùng một đội. G và F ở cùng một đội. Nếu một đội có đúng ba thành viên D, E, H thì khẳng định nào sau đây chắc chắn đúng?
A, F phải ở cùng đội với B.
B, F phải ở cùng đội với B.
C, I ở đội có ít thành viên nhất và thành viên còn lại của đội là A hoặc C.
D, I ở đội có ít thành viên nhất và thành viên còn lại của đội là A hoặc B.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Chín bạn chia thành ba đội sao cho số thành viên các đội là dãy các số tự nhiên liên tiếp.
Số thành viên của các đội là 2, 3 và 4.< br>• C ở đội có nhiều thành viên nhất C ở đội có 4 người.
• D ở đội có số thành viên ít hơn đội của C một người D ở đội có 3 người.
• Một đội có đúng ba thành viên D, E, H Đây là đội 3 người.
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 085228.png
Kết hợp dữ kiện:
• C và I không ở cùng một đội I ở đội 2 người vì đội 3 người đã đủ.
• G và F ở cùng một đội G và F ở đội 4 người vì đội 2 người đã có I.
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 085236.png
Dựa vào các đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 14 [379128]: Lớp 12A5 có sáu học sinh E, F, G, H, I và J tham gia 3 đội tuyển Toán, Lý, Hóa. Biết rằng, mỗi học sinh tham gia một đội tuyển và mỗi đội tuyển có hai học sinh lớp 12A5. H không tham gia cùng đội tuyển với I. J không tham gia đội tuyển Toán. Nếu E tham gia đội tuyển Lý thì G tham gia đội tuyển Hóa. F và G cùng tham gia một đội tuyển. Nếu I tham gia đội tuyển Hóa thì ai tham gia cùng một đội với H?
A, E.
B, J.
C, G.
D, E hoặc J.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• I tham gia đội tuyển Hóa.
• H không tham gia cùng đội tuyển với I.
• Lớp 12A5 có sáu học sinh tham gia 3 đội tuyển, mỗi học sinh tham gia một đội tuyển và mỗi đội tuyển có hai học sinh lớp 12A5
H tham gia đội tuyển Toán hoặc Lý.
Trường hợp 1: H tham gia đội tuyển Toán, ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 091415.png
Kết hợp dữ kiện:
• F và G cùng tham gia một đội tuyển F và G tham gia đội tuyển Lý.
• J không tham gia đội tuyển Toán. J tham gia đội tuyển Hóa còn E tham gia đội tuyển Toán.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 091422.png
Trường hợp 2: H tham gia đội tuyển Lý, ta có bảng minh họa
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 091453.png
Kết hợp dữ kiện:
• F và G cùng tham gia một đội tuyển F và G tham gia đội tuyển Toán.
• Nếu E tham gia đội tuyển Lý thì G tham gia đội tuyển Hóa Nếu G không tham gia đội tuyển Hóa thì E không tham gia đội tuyển Lý.
E tham gia đội tuyển Hóa J tham gia đội tuyển Lý
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 091500.png
Nếu I tham gia đội tuyển Hóa thì người cùng đội tuyển với H là E hoặc J. Đáp án: D
Câu 15 [379129]: Chọn ít nhất hai chàng trai trong số A, B, C và D và chọn ít nhất hai cô gái trong số P, Q, R và S để tạo thành một nhóm có 5 thành viên. A và C không thể cùng nhóm với Q. P và S không thể cùng nhóm với B. Q và R không thể cùng một nhóm. Danh sách nhóm nào sau đây thỏa mãn?
A, ARCQP.
B, RSQPD.
C, ASBRP.
D, PSRAD.
Chọn đáp án D.
Đáp án A sai mẫu thuẫn dữ kiện: “A và C không thể cùng nhóm với Q”.
Đáp án B sai mẫu thuẫn dữ kiện: “Chọn ít nhất hai chàng trai trong số A, B, C và D”.
Đáp án C sai mẫu thuẫn dữ kiện: “P và S không thể cùng nhóm với B”.
Đáp án D đúng vì thỏa mãn yêu cầu đề bài. Đáp án: D
Câu 16 [379130]: Một đội gồm ba người sẽ được chọn từ sáu người, cụ thể là từ P, Q, R, S, T và U sao cho nếu một trong số hai người P và Q được chọn thì người còn lại không được chọn. Nếu một trong hai người R và T không được chọn thì người còn lại cũng không được chọn. Nếu S không được chọn thì ai trong số những người dưới đây chắc chắc không được chọn?
A, P.
B, U.
C, R.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• S không được chọn.
• Nếu một trong hai người R và T không được chọn thì người còn lại cũng không được chọn.
Cả hai người R và T hoặc cùng được chọn, hoặc cả hai đều không được chọn trong đội.
Trường hợp 2: Cả R và T đều không được chọn Đội được chọn từ 3 người P, Q, U.
Mâu thuẫn dữ kiện: “Nếu một trong số hai người P và Q được chọn thì người còn lại không được chọn” TH1 không thể xảy ra.
Trường hợp 2: Cả R và T được chọn.
Kết hợp dữ kiện: “Nếu một trong số hai người P và Q được chọn thì người còn lại không được chọn”
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 092803.png Đáp án: D
Câu 17 [379131]: Một nhóm gồm 8 bạn A, B, C, D, E, F, G và H muốn đến một thành phố gần đó. Họ có hai phương tiện, một chiếc Mercedes và một chiếc Lexus. Chỉ D và E biết lái xe. Mỗi chiếc xe có đúng bốn người ngồi. A và C không thể đi cùng một phương tiện. F và G đi cùng một phương tiện. Để 8 bạn cùng đến được thành phố thì danh sách nào sau đây không thể là danh sách những người có mặt trên Mercedes?
A, F, G, B, D.
B, A, G, F, E.
C, C, G, F, E.
D, C, B, H, D.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• Mỗi chiếc xe có đúng bốn người ngồi.
• Chỉ D và E biết lái xe.
• A và C không thể đi cùng một phương tiện.
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 093208.png
Kết hợp dữ kiện: F và G đi cùng một phương tiện F và G có thể ở phương tiện số 1 hoặc 2.
Trường hợp 1: F và G ở phương tiện số 1.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 093215.png
Trường hợp 2: F và G ở phương tiện số 2.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 093224.png
Đáp án A không thể là danh sách những người có mặt trên Mercedes. Đáp án: A
Câu 18 [379132]: Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chọn 5 bạn làm ban cán sự lớp trong danh sách 9 bạn có thành tích học tập tốt nhất lớp là A, B, C, D, E, F, G, H và I.
I. Nếu A được chọn thì F cũng được chọn.
II. Nếu F được chọn thì D không được chọn.
III. G được chọn nếu I được chọn.
IV. Nếu H được chọn thì C không được chọn.
V. Nếu B không được chọn thì C được chọn.
Nếu GVCN chọn bạn D thì bắt buộc phải chọn ai trong số những bạn dưới đây?
A, C.
B, G.
C, A.
D, I.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• GVCN chọn bạn D.
• Nếu F được chọn thì D không được chọn Nếu D được chọn thì F không được chọn.
• Nếu A được chọn thì F cũng được chọn Nếu F không được chọn thì A không được chọn.
Xét 2 trường hợp GVCN chọn C và không chọn C:
Trường hợp 2: GVCN không chọn C.
Kết hợp dữ kiện:
• Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chọn 5 bạn làm ban cán sự lớp.
• Nếu H được chọn thì C không được chọn Về mặt logic của bài toán thì: “Nếu C không được chọn thì H được chọn”.
• Nếu B không được chọn thì C được chọn Nếu C không được chọn thì B được chọn.
• G được chọn nếu I được chọn Nếu G được chọn thì I có thể được chọn hoặc không.
Có 2 trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 093713.png
1: được chọn.
0: không được chọn.
Trường hợp 1: GVCN chọn C.
Kết hợp dữ kiện:
• Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chọn 5 bạn làm ban cán sự lớp.
• Nếu H được chọn thì C không được chọn Nếu C được chọn thì H không được chọn.
• Nếu B không được chọn thì C được chọn Nếu C được chọn thì B có thể được chọn hoặc không.
• G được chọn nếu I được chọn Nếu G không được chọn thì I không được chọn.
Nếu không chọn G thì chỉ còn 2 bạn B, E cho 3 vị trí, vì vậy GVCN phải chọn G.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 093722.png
Nếu GVCN chọn bạn D thì bắt buộc phải chọn G. Đáp án: B
Câu 19 [379133]: Thành lập một đội gồm 5 người được chọn ra từ một nhóm 10 người là A, B, C, D, E, F, G, H, I và J.
I. Có chính xác một trong hai người G và H được chọn.
II. H được chọn khi và chỉ khi A cũng được chọn.
III. F được chọn khi và chỉ khi B cũng được chọn.
IV. F và J không thể trong cùng một đội.
IV. C và D không thể trong cùng một đội.
Nếu G không được chọn và J được chọn thì có bao nhiêu cách thành lập một đội?
A, 4.
B, 5.
C, 2.
D, 6.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• G không được chọn và J được chọn.
• Có chính xác một trong hai người G và H được chọn H được chọn.• H được chọn khi và chỉ khi A cũng được chọn A được chọn.
• F và J không thể trong cùng một đội F không được chọn.
• F được chọn khi và chỉ khi B cũng được chọn B không được chọn.
Ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 095507.png
1: được chọn.
0: không được chọn.
Kết hợp dữ kiện: C và D không thể trong cùng một đội.
Có 5 TH thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 095517.png
Nếu G không được chọn và J được chọn thì có 5 cách thành lập một đội. Đáp án: B
Câu 20 [379134]: Ba giáo viên dạy Toán là P, Q và R được phân công phụ trách 6 lớp 12A1, 12A2, 12A3, 12A4, 12A5 và 12A6. Mỗi giáo viên phụ trách 2 lớp.
I. Nếu giáo viên P phụ trách lớp 12A1 thì giáo viên Q không phụ trách lớp 12A5.
II. Chỉ khi giáo viên R phụ trách lớp 12A5 thì giáo viên Q mới không phụ trách lớp 12A2.
III. Nếu giáo viên P phụ trách lớp 12A4 thì giáo viên R sẽ không phụ trách lớp 12A3.
IV. Nếu giáo viên P không phụ trách lớp 12A6 thì giáo viên R sẽ phụ trách lớp 12A2.
Nếu giáo viên Q phụ trách lớp 12A5 thì P phụ trách 2 lớp nào?
A, 12A2 và 12A4.
B, 12A4 và 12A6.
C, 12A3 và 12A4.
D, 12A3 và 12A6.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Giáo viên Q phụ trách lớp 12A5.
• Nếu giáo viên P phụ trách lớp 12A1 thì giáo viên Q không phụ trách lớp 12A5
Giáo viên Q phụ trách lớp 12A5 thì giáo viên P không phụ trách lớp 12A1.
Kết hợp dữ kiện:
• Chỉ khi giáo viên R phụ trách lớp 12A5 thì giáo viên Q mới không phụ trách lớp 12A2 Giáo viên R không phụ trách 12A5 thì giáo viên Q phụ trách lớp 12A2.
• Nếu giáo viên P không phụ trách lớp 12A6 thì giáo viên R sẽ phụ trách lớp 12A2 Giáo viên R không phụ trách 12A2 thì giáo viên P phụ trách lớp 12A6.
• Mỗi giáo viên phụ trách 2 lớp.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 100216.png
1: phụ trách.
0: không phụ trách.
Dựa vào bảng minh họa:
Giáo viên R phụ trách lớp 12A1 vì giáo viên P không phụ trách 12A1.
Kết hợp dữ kiện: Nếu giáo viên P phụ trách lớp 12A4 thì giáo viên R sẽ không phụ trách lớp 12A3 Giáo viên R phụ trách lớp 12A4.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 100225.png
Nếu giáo viên Q phụ trách lớp 12A5 thì P phụ trách 2 lớp 12A3 và 12A6. Đáp án: D