Logic tình huống – bài đọc số 1 [Đề Mẫu ĐGNL TP HCM 2019, 2020]
Một nhóm năm học sinh M, N, P, Q, R xếp thành một hàng dọc trước một quầy nước giải khát. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được từ các học sinh trên:
• M, P, R là nam; N, Q là nữ;
• M đứng ngay trước Q;
• N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai;
• Học sinh đứng sau cùng là nam.
Câu 1 [555385]: Thứ tự (từ đầu đến cuối) xếp hàng của các học sinh phù hợp với yêu cầu là
A, M, N, Q, R, P.
B, N, M, Q, P, R.
C, R, M, Q, N, P.
D, R, N, P, M, Q.
Chọn đáp án B.
Đáp án A là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “M đứng ngay trước Q”.
Đáp án B là đáp án đúng. Vì thỏa mãn tất cả các dữ kiện.
Đáp án C là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai”.
Đáp án D là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Học sinh đứng sau cùng là nam”. Đáp án: B
Câu 2 [555386]: Nếu P đứng ở vị trí thứ hai thì khẳng định nào sau đây sai?
A, P đứng ngay trước M.
B, N đứng ngay trước R.
C, Q đứng phía trước R.
D, N đứng phía trước Q.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:

• P đứng ở vị trí thứ hai.
• N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai.
N đứng ở vị trí thứ nhất.
• M đứng ngay trước Q.
Ta có bảng minh họa giả thiết:

Kết hợp dữ kiện: “Học sinh đứng sau cùng là nam”.
Chỉ có trường hợp 1 thỏa mãn.
Đáp án: B
Câu 3 [555387]: Hai vị trí nào sau đây phải là hai học sinh khác giới tính (nam - nữ)?
A, Thứ hai và ba.
B, Thứ hai và năm.
C, Thứ ba và tư.
D, Thứ ba và năm.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện từ giả thiết ban đầu:

• N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai;
• M đứng ngay trước Q;
Ta có bảng minh họa giả thiết:

• M, P, R là nam; N, Q là nữ;
• Học sinh đứng sau cùng là nam.
Trường hợp 1, 2, 4 thỏa mãn:

Vị trí thứ ba và thứ tư là hai học sinh khác giới. Đáp án: C
Câu 4 [555388]: Nếu học sinh đứng thứ tư là nam thì câu nào sau đây sai?
A, R không đứng đầu.
B, N không đứng thứ hai.
C, M không đứng thứ ba.
D, P không đứng thứ tư.
Chọn đáp án D.
Kết hợp dữ kiện:
“Học sinh đứng thứ tư là nam” và bảng minh họa phía trên.
Chỉ có trường hợp 1 thỏa mãn:
Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 2
Tám cuốn sách giáo khoa (SGK) Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Địa lý, Lịch sử được xếp chồng lên nhau. Dưới đây là một vài thông tin về các cuốn sách:
(i) Cuốn SGK Lịch sử ở trên cuốn SGK Toán học, cuốn Toán học ở ngay trên cuốn sách Ngữ Văn, cuốn sách Ngữ Văn không ở dưới cùng.
(ii) Có đúng hai cuốn SGK ở giữa hai cuốn Địa lý và Tiếng Anh.
(iii) Số lượng sách nằm trên cuốn SGK Vật lý ít hơn số lượng sách nằm bên dưới nó.
(iv) Chỉ có SGK Sinh học ở trên cuốn SGK Địa lý.
Câu 5 [583486]: Cuốn sách giáo khoa nào ở cuối cùng?
A, Hóa học.
B, Ngữ Văn.
C, Tiếng Anh.
D, Lịch sử.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện:
• Chỉ có SGK Sinh học ở trên cuốn SGK Địa lý.
SGK Sinh học nằm trên cùng và SGK Địa lý nằm thứ hai.
• Có đúng hai cuốn SGK ở giữa hai cuốn Địa lý và Tiếng Anh.
SGK Tiếng Anh nằm thứ năm.
• Số lượng sách nằm trên cuốn SGK Vật lý ít hơn số lượng sách nằm bên dưới nó
SGK Vật lý nằm thứ ba hoặc thứ tư, ta có bảng minh họa:

Kết hợp dữ kiện:
• Cuốn Toán học ở ngay trên cuốn sách Ngữ Văn, cuốn sách Ngữ Văn không ở dưới cùng.
• Cuốn SGK Lịch sử ở trên cuốn SGK Toán học.
Đáp án: A
Câu 6 [583487]: Có bao nhiêu cuốn sách giáo khoa nằm giữa sách Lịch sử và Ngữ Văn?
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 7 [583488]: Hai cuốn sách nào sau đây không nằm cạnh nhau?
A, Toán học – Ngữ Văn.
B, Lịch sử - Vật lý.
C, Tiếng Anh – Ngữ Văn.
D, Sinh học – Địa lý.
Chọn đáp án C.
Dựa vào bảng minh họa giả thiết Hai cuốn sách không nằm cạnh nhau là Tiếng Anh và Ngữ Văn. Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 3
Có 8 người A, B, C, D, E, F, G và H đang ngồi thành một hàng ngang và nhìn về phía Bắc. Có đúng hai người ngồi giữa D và E. A ngồi thứ ba tính từ phía bên trái. B, A, C và G ngồi theo thứ tự từ trái qua phải nhưng không ai trong số họ ngồi cạnh nhau. D, F và H đang ngồi từ trái sang phải theo thứ tự đó nhưng không ai trong số họ ngồi cạnh nhau.
Câu 8 [583489]: Nếu H đổi chỗ cho D, sau đó D đổi chỗ cho E thì ai ngồi vị trí thứ hai tính từ phía bên phải của A?
A, H.
B, D.
C, E.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án B
Dựa vào các dữ kiện:
• A ngồi thứ ba tính từ phía bên trái.
• B, A, C và G ngồi theo thứ tự từ trái qua phải nhưng không ai trong số họ ngồi cạnh nhau.
Ta có bảng minh họa:

Kết hợp dữ kiện:
• Có đúng hai người ngồi giữa D và E.
Chỉ trường hợp 2 thỏa mãn.
• D, F và H đang ngồi từ trái sang phải theo thứ tự đó nhưng không ai trong số họ ngồi cạnh nhau.
Ta có bảng minh họa giả thiết:

Kết hợp dữ kiện:
• H đổi chỗ cho D.
• D đổi chỗ cho E.

Người ngồi vị trí thứ hai tính từ phía bên phải của A là D. Đáp án: B
Câu 9 [583490]: Có bao nhiêu người ngồi giữa B và C?
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án B.
Dựa vào bảng phân tích giả thiết Có 4 người ngồi giữa B và C. Đáp án: B
Câu 10 [583491]: Hai người nào sau đây ngồi ở hai vị trí ngoài?
A, B, H.
B, G, D.
C, B, G.
D, H, D.
Chọn đáp án C.
Dựa vào bảng phân tích giả thiết Hai người ngồi ở hai vị trí ngoài là B và G. Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 4
Có 7 vị khách gồm A, B, C, D, E, F và G cùng ngồi ở 1 hàng ghế trong một rạp chiếu phim. Biết rằng, hàng ghế có tổng cộng 28 người ngồi và một vài thông tin như sau:
(i) A ngồi ghế số 8 tính từ phía bên trái.
(ii) G ngồi vị trí ngoài cùng trong số 7 vị khách.
(iii) Trong số 7 vị khách, chỉ có E và D ngồi cạnh nhau.
(iv) Có 13 người ngồi giữa A và G.
(v) Có 2 người ngồi giữa A và C.
(vi) D và E ngồi bên phải C và bên trái F.
(vii) Có 4 người ngồi giữa F và G.
Câu 11 [379793]: Nếu vị trí ghế số 14 từ phía bên trái sang là B thì nhiều nhất có bao nhiêu người ngồi giữa D và C?
A, 5.
B, 7.
C, 6.
D, 4.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
• A ngồi ghế số 8 tính từ phía bên trái.
• G ngồi vị trí ngoài cùng trong số 7 vị khách.
• Có 13 người ngồi giữa A và G.
G ngồi ghế số 22 tính từ phía bên trái.
• A ngồi ghế số 8 tính từ phía bên trái.
• Có 2 người ngồi giữa A và C.
C có thể ngồi ở ghế số 5 hoặc ghế số 11 tính từ phía bên trái.
Kết hợp dữ kiện:
• Có 4 người ngồi giữa F và G.
F ngồi ở ghế số 17 tính từ bên trái.
Ta có bảng minh họa sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 100940.png
Kết hợp với dữ kiện: Vị trí ghế số 14 từ phía bên trái sang là B.
Ta có bảng minh họa sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 100947.png
Kết hợp dữ kiện:
• D và E ngồi bên phải C và bên trái F.
Để có nhiều người ngồi giữa D và C nhất thì: C phải ngồi ghế số 5 và F ngồi ghế số 17.
• Trong số 7 vị khách, chỉ có E và D ngồi cạnh nhau.
D, E không thể ngồi cạnh ghế số 13, 15, 16.
D ngồi ghế số 12.
Có nhiều nhất có 6 người ngồi giữa D và C. Đáp án: C
Câu 12 [379794]: Nếu C và F đổi vị trí cho nhau thì có bao nhiêu người ở giữa C và A?
A, 8.
B, 10.
C, 9.
D, Không thể xác định được.
Chọn đáp án A.
Dựa vào bảng minh họa giả thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 101506.png
Vì C và F đổi vị trí cho nhau nên C ngồi ghế số 17.
Vậy giữa C và A sẽ có 8 người.
Đáp án: A
Câu 13 [379795]: Nếu giữa B và A có 4 người ngồi, D ngồi ghế số 15 thì giữa B và E có bao nhiêu người ngồi?
A, 2.
B, 10.
C, 9.
D, Không thể xác định được.
Chọn đáp án B.
Dựa vào dữ kiện đề bài:
• D ngồi ghế số 15.
• Giữa B và A có 4 người ngồi.
⇒ B có thể ngồi ở ghế số 3 hoặc ghế số 13 tính từ phía bên trái.
Ta có bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 101850.png
Kết hợp với các dữ kiện:
• Trong số 7 vị khách, chỉ có E và D ngồi cạnh nhau.
⇒ E phải ngồi ở ghế số 14 và B phải ngồi ở ghế số 3.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 101857.png
Vậy giữa B và E có 10 người ngồi.
Đáp án: B
Câu 14 [379796]: Nếu những người ở vị trí ghế số 6, 10 và 16 từ trái sang rời khỏi ghế thì giữa C và F có bao nhiêu người?
A, 5.
B, 9.
C, 6.
D, Không thể xác định được.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng minh họa giả thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-15 102331.png
Do vị trí của C không cố định nên không thể xác định được số người giữa C và F.
Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 5
Sáu tòa nhà có màu sắc khác nhau là đỏ, cam, vàng, lục, lam và chàm được xây liền kề. Mỗi tòa nhà thuộc về một người khác nhau trong số A, B, C, D, E và F (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Sau đây, là một vài thông tin được biết:
(i) Có đúng hai toà giữa toàn nhà màu lam và tòa nhà của A.
(ii) Có đúng hai toà giữa toàn nhà màu đỏ và tòa nhà của B.
(iii) Có đúng hai toà giữa toàn nhà màu vàng và tòa nhà của F.
(iv) Tòa nhà của C nằm cạnh tòa nhà màu chàm.
(v) Tòa nhà của D không phải màu lam, tòa nhà của B không phải màu lục.
(vi) Tòa nhà của E không nằm cạnh tòa nhà của C.
Câu 15 [583492]: Tòa nhà của A có màu gì?
A, Màu lục.
B, Màu cam.
C, Màu lam.
D, Màu đỏ.
Đáp án: A
Câu 16 [583493]: Tòa nhà màu đỏ của ai?
A, C.
B, D.
C, E.
D, A.
Đáp án: B
Câu 17 [583494]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A, Có ít nhất một tòa nhà giữa tòa nhà màu chàm và lam.
B, Tòa nhà của F nằm bên trái tòa nhà của B.
C, Tòa nhà của F và B không liền kề.
D, Tòa nhà của D nằm bên phải tòa nhà của B.
Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 6
Trong một hội nghị, năm đại biểu A, B, C, D và E đến từ các quốc gia khác nhau là Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Họ đang ngồi thành một hàng ngang và nhìn về phía Bắc.
(i) Đại biểu đến từ Thái Lan ngồi ngay bên trái đại biểu đến từ Nhật Bản.
(ii) A là vị đại biểu duy nhất ngồi giữa hai đại biểu C và D.
(iii) Đại biểu D ngồi ngay bên phải đại biểu E.
(iv) B là đại biểu đến từ Singapore và ngồi ở vị trí ngoài cùng.
(v) Đại biểu từ Indonesia ngồi ở giữa hàng.
Câu 18 [583495]: Nếu đại biểu B không ngồi cạnh đại biểu E thì ai là đại biểu đến từ Indonesia?
A, D.
B, C.
C, A.
D, B.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
• A là vị đại biểu duy nhất ngồi giữa hai đại biểu C và D.
• Đại biểu D ngồi ngay bên phải đại biểu E.
Ta có bảng minh họa:

Kết hợp dữ kiện:
• B là đại biểu đến từ Singapore và ngồi ở vị trí ngoài cùng.
• Đại biểu từ Indonesia ngồi ở giữa hàng.
Ta có bảng minh họa:

• Đại biểu đến từ Thái Lan ngồi ngay bên trái đại biểu đến từ Nhật Bản.

Kết hợp dữ kiện: Đại biểu B không ngồi cạnh đại biểu E
Trường hợp 2 thỏa mãn A là đại biểu đến từ Indonesia. Đáp án: C
Câu 19 [583496]: Nếu D không phải là đại biểu từ Nhật Bản thì vị đại biểu nào đang ngồi ở đầu hàng mà không phải B?
A, Đại biểu đến từ Nhật Bản.
B, Đại biểu đến từ Singapore.
C, Đại biểu đến từ Thái Lan.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án A.
Kết hợp dữ kiện: D không phải là đại biểu từ Nhật Bản
Trường hợp 1 thỏa mãn Vị đại biểu ngồi ở đầu hàng mà không phải B là vị đại biểu đến từ Nhật Bản. Đáp án: A
Câu 20 [583497]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, A là đại biểu đến từ Thái Lan.
B, Đại biểu E ngồi ở vị trí ngoài cùng.
C, Đại biểu C đến từ Indonesia.
D, Tất cả đều sai.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng minh họa giả thiết Các đáp án trên đều sai. Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 7
Có sáu tầng trong một căn hộ (tầng trệt được gọi là tầng một, tầng trên tầng trệt được gọi là tầng hai, ...). Có 12 phòng từ ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L. Mỗi tầng có hai phòng liền kề nhau. 12 phòng này chia thành hai trục dọc, mỗi trục có sáu phòng.
▪ Có ba tầng giữa phòng H và G; tầng chứa G chưa phải là tầng trên cùng.
▪ Phòng H và phòng E ở cùng một tầng.
▪ Phòng B và E nằm ở hai tầng liên tiếp nhau.
▪ Phòng C ở tầng sáu và phòng D ở tầng một.
▪ Số tầng giữa phòng A và phòng C bằng số tầng giữa phòng G và phòng K.
▪ Phòng F nằm phía trên phòng G và trong cùng một trục.
▪ Phòng A ở tầng lẻ, phòng I ở trên phòng L và ở dưới phòng F.
▪ Các phòng L, D và I thuộc cùng một trục, phòng L ở trên phòng D và dưới phòng I.
Câu 21 [289962]: Những phòng nào sau đây nằm ở tầng hai căn hộ?
A, L, A.
B, B, J.
C, L, J.
D, Không thể xác định.
Dựa vào dữ kiện:
• Có sáu tầng trong một căn hộ (tầng trệt được gọi là tầng một, tầng trên tầng trệt được gọi là tầng hai, ...).
• Có 12 phòng từ ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L.
• Mỗi tầng có hai phòng liền kề nhau.
• 12 phòng này chia thành hai trục dọc, mỗi trục có sáu phòng.
Kết hợp với dữ kiện:
• Có ba tầng giữa phòng H và G; tầng chứa G chưa phải là tầng trên cùng.
• Phòng H và phòng E ở cùng một tầng.
• Phòng C ở tầng sáu và phòng D ở tầng một.
Minh họa:
40hh.png
Kết hợp với dữ kiện:
• Phòng A ở tầng lẻ Phòng A ở tầng số 3.
• Phòng B và E nằm ở hai tầng liên tiếp nhau Phòng B ở tầng 4 hoặc 6.
• Số tầng giữa phòng A và phòng C bằng số tầng giữa phòng G và phòng K Phòng K ở tầng số 4.
Có 2 trường hợp thỏa mãn:
41hh.png
Kết hợp với dữ kiện: “Phòng I ở trên phòng L và ở dưới phòng F” ta có hình minh họa như sau:
42hh.png
Kết hợp với dữ kiện:
• Phòng F với dữ kiện như sau: dưới phòng F " trục có sáu Các phòng L, D và I thu sau: dưới phòng F” trục có sáu phòng., tầng trên tầng trệt
Ta có bảng minh họa như sau:
43hh.png
Phòng L và J ở tầng hai của căn hộ Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 22 [289963]: Có bao nhiêu tầng ở giữa phòng H và J?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, Không thể xác định.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
44hh.png
Có 2 tầng ở giữa H và J.Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 23 [289964]: Phòng ở cùng trục, ngay phía trên phòng J là phòng nào?
A, I.
B, A.
C, L.
D, Không thể xác định.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
45hh.png
Phòng ở cùng trục, ngay phía trên phòng J là phòng A Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 24 [289965]: Phòng nào ở cùng một trục và ngay chính giữa phòng I và D?
A, L.
B, J.
C, G.
D, Không thể xác định.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
46hh.png
Phòng ở cùng một trục và ngay chính giữa phòng I và D là L Chọn đáp án A. Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 8
Bảy người bạn P, Q, R, S, T, U và V ngồi trên chiếc ghế dài cùng quay mặt về phía bắc. Mỗi người trong số họ có cân nặng khác nhau (tính bằng kg) là một trong các giá trị 79, 83, 85, 87, 89, 92 và 96. P ngồi thứ ba phía bên phải người nặng nhất. Người nhẹ nhất ngồi ở ngoài cùng và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất. Người nhẹ thứ ba ngồi cạnh R và người đó không phải là P cũng không ngồi cạnh P. Q ngồi thứ ba phía bên trái của người mà có cân nặng cao hơn ngay trên R. Cân nặng của R không phải là 87 kg. Cân nặng của P không phải là 92 kg hay 79 kg. T nặng 83 kg. S nặng hơn V nhưng không phải là người nặng nhất.
Câu 25 [289267]: Ai là người nhẹ thứ ba?
A, P.
B, Q.
C, R.
D, S.
Dựa vào các giả thiết để suy luận:
• Bảy bạn ngồi trên chiếc ghế dài cùng quay mặt về phía bắc Bảy bạn đều nhìn lên trên.
Giả sử, các bạn ngồi theo thứ từ trái qua phải như sau:
m154.png
• P ngồi thứ ba phía bên phải người nặng nhất
Người nặng nhất (96kg) có thể ngồi ở vị trí số 1, 2, 3 hoặc 4 và P có có thể ở vị trí số 4, 5, 6 hoặc 7. (1)
• Người nhẹ nhất ngồi ở ngoài cùng và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất
Người nhẹ nhất (79 kg) ngồi ở vị trí số 1 và bạn R có thể ngồi ở vị trị số 3, 5 hoặc 7 (phụ thuộc vào người nặng nhất) (suy luận tương tự nếu ngồi từ phải sang trái). (2)
Kết hợp (1) và (2) Người nặng nhất (96kg) không thể ngồi ở vị trí 1.
• Cân nặng của P không phải là 92 kg hay 79 kg P không phải người nhẹ nhất.
Dựa vào dữ kiện: Người nhẹ thứ ba (85kg) ngồi cạnh R và người đó không phải là P cũng không ngồi cạnh P ta có các trường hợp sau:
TH1: Người nhẹ nhất ngồi ở vị trí số 1, R ngồi ở vị trí số 3.
Mâu thuẫn với dữ kiện “Người nhẹ nhất ngồi ở ngoài cùng và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất” hoặc mâu thuẫn với dữ kiện “Người nhẹ thứ ba ngồi cạnh R và người đó không phải là P cũng không ngồi cạnh P”. (Trường hợp này không thỏa mãn).
m155.png
R không thể ngồi ở vị trí số 3
R có thể ngồi ở vị trị số 5 hoặc 7.
TH2: Người nhẹ nhất ngồi ở vị trí số 1, R ngồi ở vị trí số 7.
m156.png
Vì “Người nhẹ nhất (79kg) ngồi ở vị trí số 1 và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất” Người nặng nhất (96kg) ngồi ở vị trí số 4.
Mà “P ngồi thứ ba phía bên phải người nặng nhất” P ngồi ở vị trị số 7.P với R cùng ngồi vị trí số 7 (Trường hợp này không thỏa mãn).
TH3: Người nhẹ nhất ngồi ở vị trí số 1, R ngồi ở vị trí số 5.
m157.png
Vì “Người nhẹ nhất (79kg) ngồi ở vị trí số 1 và chính giữa người nhẹ nhất và bạn R là người nặng nhất” Người nặng nhất (96kg) ngồi ở vị trí 3.
Do “P ngồi thứ ba phía bên phải người nặng nhất” P ngồi vị số 6.Mà “Người nhẹ thứ ba ngồi cạnh R và người đó không phải là P cũng không ngồi cạnh P” người nhẹ thứ ba (85kg) ngồi ở vị trí số 4.Trường này thỏa mãn dữ kiện đề bài cho.
Xét với trường hợp:
m158.png
Kết hợp với dữ kiện “Cân nặng của R không phải là 87 kg” và “T nặng 83 kg” R nặng 89 hoặc 92kg.
TH3.1: R nặng 92 kg.
m159.png
Mâu thuẫn dữ kiện “Q ngồi thứ ba phía bên trái của người mà có cân nặng cao hơn ngay trên R” vì cao hơn R là người nặng nhất (96kg) mà không còn vị trí thứ 3 bên trái người nặng nhất cho Q ngồi (Trường hợp này không thỏa mãn).
TH3.2: R nặng 89 kg.
m160.png
Dựa vào dữ kiện: Q ngồi thứ ba phía bên trái của người mà có cân nặng cao hơn ngay trên R. Mà cân nặng cao hơn R có 2 người là 96 kg hoặc 92 kg.Trường hợp Q ngồi thứ ba phía bên trái người có cân nặng 96 kg (loại) vì tương tự trường hợp TH3.1.
Q ngồi bên phía bên trái người có cân nặng 92 kg.
Kết hợp với dữ kiện “Cân nặng của P không phải là 92 kg hay 79 kg”
Người nặng 92kg chắc chắn ở vị trí số 7 và Q ở vị trí 4.
Ta có bảng dữ kiện sau:
m161.png
Và vì “T nặng 83 kg” T ngồi ở vị trí số 2 và P nặng 87 kg.
m1622.png
Dựa vào dữ kiện “S nặng hơn V nhưng không phải là người nặng nhất” S nặng 92kg, V nặng 79kg.
Ta có bảng dữ kiện thông tin đầy đủ như sau:
m163.png
Người nhẹ thứ ba là Q Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 26 [289268]: Có bao nhiêu người ngồi giữa R và U?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 5.
Chọn đáp án A.
Dựa vào phân tích giải thiết:
m164.png
Ngồi giữa R và U có 1 bạn là bạn Q. Đáp án: A
Câu 27 [289269]: Ai ngồi thứ hai về phía bên phải người nặng nhất?
A, A.
B, S.
C, Người nặng 89 kg.
D, Người nặng 87 kg.
Chọn đáp án C.
Dựa vào phân tích giải thiết:
m165.png
Người ngồi thứ hai phía bên phải người nặng nhất (U-96kg) là R (89 kg).
Đáp án: C
Câu 28 [289270]: Có bao nhiêu người nhẹ hơn S?
A, 4.
B, 5.
C, 3.
D, 2.
Chọn đáp án B.
Dựa vào phân tích giải thiết:
m166.png
Có 5 người nhẹ hơn S (92 kg) là:V, T, Q, R, P. Đáp án: B
Logic tình huống – bài đọc số 9
Một nhóm tám bạn gồm G, H, I, J, K, L, M, N ngồi thành một hàng (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Một số bạn hướng về phía nam; số còn lại hướng về phía bắc. Biết không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam.
• J và H quay mặt về hai hướng khác nhau và giữa họ có đúng một bạn khác.
• M ngồi phía bên phải G và cách G đúng một bạn.
• Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn.
• K ngồi ngay cạnh phía bên phải của H, bạn mà quay mặt cùng hướng với I.
• I ngồi ngay cạnh phía bên trái của N và một trong hai bạn ngồi ở vị trí ngoài cùng.
• G ngồi phía bên trái của N và cũng là phía bên trái của bạn L.
• K và L quay mặt cùng hướng với nhau và ngược hướng so với bạn I và M.
Câu 29 [289882]: Ai ngồi bên trái J và cách J hai bạn?
A, K.
B, M.
C, L.
D, N.
Dựa vào dữ kiện:
• Một nhóm tám bạn ngồi thành một hàng
Minh họa:
1hh.png
• Một số bạn hướng về phía nam; số còn lại hướng về phía bắc
• Biết không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam
• J và H quay mặt về hai hướng khác nhau và giữa họ có đúng một bạn khác; Có 4 trường hợp: (1)
2hh.png
• M ngồi phía bên phải G và cách G đúng một bạn.
Có 2 trường hợp: (2)
3hh.png
• Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn (3).
• K ngồi ngay cạnh phía bên phải của H, bạn mà quay mặt cùng hướng với I H cùng hướng với I.
Có 2 trường hợp: (4)
4hh.png
• I ngồi ngay cạnh phía bên trái của N và một trong hai bạn ngồi ở vị trí ngoài cùng. Có 4 trường hợp: (5)
5hh.png
• G ngồi phía bên trái của N và cũng là phía bên trái của bạn L N và L cùng hướng hoặc G ở giữa 2 hướng nhìn đối nhau của N và L(6).
• K và L quay mặt cùng hướng với nhau và ngược hướng so với bạn I và M K, L cùng hướng; I và M cùng hướng (7).
Từ (5) (6) (5) còn 2 trường hợp thỏa mãn:
6hh.png
Thử với TH1: 7hh.png
I nhìn về phía bắc H nhìn về phía bắc (K ngồi ngay cạnh phía bên phải của H, bạn mà quay mặt cùng hướng với I) Có 2 trường hợp xảy ra:TH1.1:
8hh.png
9hh.png3 trường hợp không thể xảy ra do mâu thuẫn
TH1.1a: Không còn chỗ cho (2).
TH1.1b: K, L ngồi cạnh nhau cùng nhìn về phía nam; số bạn ngồi bên phải của M có 3, số bạn ngồi bên phải của K là 6; G ngồi bên phải L..v..v…
TH1.1c: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn.TH1.1 không thể xảy ra.
TH1.2:
10hh.png
Có 4 trường hợp xảy ra:
11hh.png
TH1.2 không thể xảy ra.
Thử với TH2:
12hh.png
TH2.1: I nhìn về phía nam.
13hh.png
TH2.1 có 6 trường hợp xảy ra.
14hh.png
6 trường hợp không thể xảy ra do mâu thuẫn
TH2.1.1a: Không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam..v..v…
TH2.1.1b: Không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam..v..v…
TH2.1.2a: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn..v..v…
TH2.1.2b: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn..v..v…
TH2.1.2c: Không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam..v..v…
TH2.1.2d: Không còn chỗ cho (2).
TH2.1 không thể xảy ra.
Thông tin chắc chắn đúng là:
15hh.png
TH2.2: I nhìn về phía bắc.
16hh.png
TH2.2 có 7 trường hợp xảy ra.
18hh.png
6 trường hợp không thể xảy ra do mâu thuẫn
TH2.2.1a:K và L quay mặt cùng hướng với nhau và ngược hướng so với bạn I và M..v..v…
TH2.2.1b: K và L quay mặt cùng hướng với nhau và ngược hướng so với bạn I và M..v..v…
TH2.2.1c: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn..v..v…
TH2.2.1d: Số bạn ngồi phía bên phải của M ít hơn số bạn ngồi bên phải của K một bạn..v..v…
TH2.2.2c: Không còn chỗ cho (2).
TH2.2.2b: Không có hai bạn nào ngồi cạnh nhau cùng quay mặt về hướng nam..v..v…
TH2.2.2c: thoả mãn tất cả các dữ kiện cần tìm.
Cách sắp xếp cần tìm là:
19hh.png
K ngồi bên trái J và cách J hai bạn Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 30 [289883]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, M và G quay mặt về các hướng khác nhau.
B, Giữa K và J có đúng ba bạn khác ngồi.
C, N và H là hai bạn ngồi ngoài cùng.
D, L và I quay mặt về các hướng khác nhau.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
20hh.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 31 [289884]: Ai ngồi ngay cạnh phía bên phải của G?
A, K.
B, L.
C, H.
D, J.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
21hh.png
J ngồi ngay cạnh phía bên phải của G. Đáp án: D
Câu 32 [289885]: Có bao nhiêu bạn quay mặt về phía bắc?
A, 5.
B, 3.
C, 2.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án A.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
22hh.png
Có 5 bạn quay mặt về phía bắc. Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 10
Mười chiếc xe đỗ trong một bãi đỗ xe có các màu sắc khác nhau trong số các màu đỏ, đen, xanh lá cây, trắng, vàng, hồng, xanh nước biển, xám, tím và cam (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). 10 chiếc xe này đỗ thành hai hàng, mỗi hàng 5 chiếc xe và mỗi chiếc xe của hàng này đối diện với một chiếc xe của hàng kia. Các xe được đánh số từ 1 đến 10 và đỗ sao cho xe số lẻ không đối diện với xe số lẻ khác và không có hai xe số chẵn nào đỗ cạnh nhau. Thông tin bên dưới cho biết về vị trí đỗ của các xe (Bên phải và bên trái xe như hướng tài xế ngồi trong xe).
(i) Xe màu hồng được đánh số 8, không đỗ cùng hàng với xe số 4 và 6.
(ii) Xe màu trắng và vàng đỗ cạnh xe số 6 và xe màu trắng không đỗ ở cuối hàng.
(iii) Xe màu xanh nước biển được đánh số 5, không đỗ cùng hàng với xe số 3 và 6.
(iv) Xe màu đỏ không đỗ cạnh và không đỗ đối diện với xe màu xanh nước biển và xanh lá cây.
(v) Xe màu hồng đỗ ở cuối hàng phía bên phải.
(vi) Xe số 6 là xe thứ hai tính từ phía bên phải của hàng đó.
(vii) Xe màu đen được đánh số chẵn và đối diện với xe có số 1.
(viii) Xe màu tím và cam được đỗ trong cùng một hàng. Xe số 6 không ở bên trái của xe số 7.
(ix) Xe màu xanh lá cây được đánh số lẻ nhưng không phải là 1 và cùng hàng với xe màu xanh nước biển.
(x) Xe màu vàng đỗ đối diện với xe số 2 và không được đánh số 3 hoặc 1.
Câu 33 [583498]: Trong dãy số dưới đây, dãy nào thể hiện các xe đỗ thành một hàng?
A, 2, 3, 8, 9, 10.
B, 1, 3, 4, 6, 9.
C, 5, 7, 8, 2, 9.
D, 4, 1, 9, 7, 10.
Chọn đáp án B.

Dựa vào các dữ kiện:

• Mỗi chiếc xe của hàng này đối diện với một chiếc xe của hàng kia.

• Xe màu hồng được đánh số 8, không đỗ cùng hàng với xe số 4 và 6.

• Xe màu hồng đỗ ở cuối hàng phía bên phải.

• Xe số 6 là xe thứ hai tính từ phía bên phải của hàng đó.

Ta có bảng minh họa:



• Xe màu trắng và vàng đỗ cạnh xe số 6 và xe màu trắng không đỗ ở cuối hàng.



• Xe số lẻ không đối diện với xe số lẻ khác và không có hai xe số chẵn nào đỗ cạnh nhau.

Trong các hàng, các xe có sỗ chẵn lẻ so le nhau. Giữa các hàng, xe số lẻ đối diện với xe số chẵn.

• Xe màu hồng được đánh số 8, không đỗ cùng hàng với xe số 4 và 6 Xe số 4 cùng hàng với xe số 6.



• Xe màu xanh nước biển được đánh số 5, không đỗ cùng hàng với xe số 3 và 6 Xe số 3 cùng hàng với xe số 6.

Ta có các trường hợp:



• Xe màu xanh lá cây được đánh số lẻ nhưng không phải là 1 và cùng hàng với xe màu xanh nước biển.



• Xe màu đen được đánh số chẵn và đối diện với xe có số 1.

Xe màu đen đối diện với xe màu trắng hoặc màu vàng.

• Xe màu vàng đỗ đối diện với xe số 2 và không được đánh số 3 hoặc 1.

Xe màu đen đối diện với xe màu trắng và là xe số 10 Xe màu trắng đánh số 1.

Xe đối diện với xe hồng được đánh số 3 (vì xe số 3 nằm cùng hàng với xe số 6).



• Xe màu đỏ không đỗ cạnh và không đỗ đối diện với xe màu xanh nước biển và xanh lá cây.



• Xe màu tím và cam được đỗ trong cùng một hàng.



• Xe số 6 không ở bên trái của xe số 7.

Xe màu vàng được đánh số 9.

Đáp án: B
Câu 34 [583499]: Nếu xe màu xanh lá cây nằm cạnh xe màu xám, thì xe số nào sau đây nằm đối diện với xe số 4?
A, 5.
B, 7.
C, 1.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án A.

Dựa vào bảng minh họa giả thiết Xe đối diện với xe số 4 là xe số 5. Đáp án: A
Câu 35 [583500]: Cặp xe nào sau đây nằm cạnh xe màu đen?
A, Xe màu hồng và xe màu xanh nước biển.
B, Xe màu xanh lá cây và xe màu xám.
C, Xanh nước biển và xem màu xám.
D, Xe màu xanh nước biển và xe màu xanh lá cây.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng minh họa giả thiết Cặp xe nằm cạnh xe màu đen là xe màu xanh nước biển và xe màu xanh lá cây. Đáp án: D
Câu 36 [583501]: Cặp xe nào sau đây đỗ ở giữa hàng?
A, Xe số 10 và xe màu cam.
B, Xe số 1 và xe màu đen.
C, Xe số 9 và xe màu trắng.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án B.
Dựa vào bảng minh họa giả thiết Cặp xe đỗ ở giữa hàng là xe số 1 và xe màu đen. Đáp án: B