Logic tình huống – bài đọc số 1

Việt đố Kiên tìm được mật mã của một chiếc Vali gồm 4 chữ số (được cấu tạo từ các chữ số từ 1 đến 6) qua 3 lần thử. Bảng dưới đây thể hiện số lần thử của Kiên:
• Nếu mật mã mà Kiên đưa ra có bao nhiêu chữ số trùng với mật mã gốc sẽ được thể hiện ở cột “R”.
• Nếu mật mã mà Kiên đưa ra có bao nhiêu chữ số không trùng với mật mã gốc sẽ được thể hiện ở cột “W”.
Biết rằng, qua 3 lần thử Kiên đã tìm ra mật khẩu chính xác mật khẩu của chiếc Vali.

Câu 1 [583589]: Nếu 6 là chữ số đầu tiên từ bên trái thì chữ số nào sau đây là chữ số thứ hai từ bên phải trong mật mã gốc ?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: B
Câu 2 [583590]: Nếu 6 là chữ số thứ hai từ bên phải thì chữ số nào sau đây là chữ số đầu tiên từ bên trái trong mật mã gốc?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: C
Câu 3 [583591]: Chữ số nào sau đây không có trong mật mã gốc?
A, 2.
B, 3.
C, 5.
D, 4.
Đáp án: C
Câu 4 [583592]: Chữ số nào sau đây không thể là mật mã gốc?
A. B. C. D.
A, 6421.
B, 3416.
C, 3461.
D, 6421 và 3461.
Đáp án: B
Logic tình huống – bài đọc số 2
Một nhóm năm người A, B, C, D và E cùng gửi tiết kiệm với số tiền khác nhau trong số 200, 300, 400, 500 và 600 triệu đồng tại các ngân hàng khác nhau với các mức lãi suất đơn khác nhau là 4; 5; 6; 7,5 và 8% mỗi năm trong 5 năm. Sau đây là thông tin được biết về họ.
(i) Số tiền lãi mà mỗi người nhận được sau 5 năm là khác nhau.
(ii) Tiền lãi A nhận được nhiều hơn số tiền lãi mà D nhận được. Số tiền lãi mà D nhận được nhiều hơn số tiền lãi mỗi người trong số C và E nhận được. B nhận được được ít tiền lãi nhất trong 5 năm.
(iii) Tiền lãi mà E nhận được sau 5 năm là 60 triệu đồng.
(iv) Sau 5 năm, người gửi tiết kiệm số tiền lớn nhất không nhận được nhiều tiền lãi nhất.
Câu 5 [379901]: C gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền?
A, 400 triệu đồng.
B, 500 triệu đồng.
C, 300 triệu đồng.
D, Không thể xác định.
Dựa vào dữ kiện:
• Số tiền lãi mà mỗi người nhận được sau 5 năm là khác nhau.
• Tiền lãi A nhận được nhiều hơn số tiền lãi mà D nhận được. Số tiền lãi mà D nhận được nhiều hơn số tiền lãi mỗi người trong số C và E nhận được. B nhận được được ít tiền lãi nhất trong 5 năm.
Tiền lãi mà họ nhận được sẽ có thứ tự giảm dần như sau: A > D > C/E > B.
• Tiền lãi mà E nhận được sau 5 năm là 60 triệu đồng E gửi tiết kiệm 200 triệu đồng với lãi suất 6% mỗi năm hoặc E gửi tiết kiệm 300 triệu đồng với lãi suất 4% mỗi năm.
E gửi tiết kiệm 300 triệu đồng với lãi suất 4% mỗi năm; B gửi tiết kiệm 200 triệu đồng với lãi suất 5% mỗi năm.
• Sau 5 năm, người gửi tiết kiệm số tiền lớn nhất không nhận được nhiều tiền lãi nhất Người gửi tiết kiệm 600 triệu đồng không được nhận với lãi suất 7.5% hàng năm hoặc với lãi suất 8% hàng năm.
Người đó gửi tiết kiệm 600 triệu đồng với lãi suất 6% hàng năm Tiền lãi nhận được là 180 triệu đồng sau 5 năm.
Bảng minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 142832.png
C gửi tiết kiệm với số tiền là 400 triệu đồng.
Chọn đáp án C. Đáp án: A
Câu 6 [379902]: Tiền lãi mà A nhận được sau 5 năm là bao nhiêu?
A, 180 triệu đồng.
B, 187,5 triệu đồng.
C, 200 triệu đồng.
D, Không thể xác định.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 143211.png
Tiền lãi mà A nhận được sau 5 năm là 187, 5 hoặc 200 triệu đồng.
Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Câu 7 [379903]: Ai gửi tiết kiệm ở ngân hàng với lãi suất 6%/năm?
A, C.
B, D.
C, E.
D, A.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 143326.png
D gửi tiết kiệm ở ngân hàng với lãi suất 6%/năm.
Chọn đáp án B.
Đáp án: B
Câu 8 [379904]: Sự chênh lệch tiền lãi nhận được giữa E và D?
A, 100 triệu đồng.
B, 150 triệu đồng.
C, 127,5 triệu đồng.
D, 120 triệu đồng.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giải thiết:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 143425.png
Sự chênh lệch tiền lãi nhận được giữa E và D sau 5 năm là triệu đồng.
Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 3
Bài kiểm tra gồm hai phần: phần I gồm 5 câu hỏi, với mỗi câu hỏi nếu học sinh trả là đúng hoàn toàn sẽ được 2 điểm và trả lời sai sẽ không có điểm; phần II gồm 4 câu hỏi, với mỗi câu hỏi nếu học sinh trả lời đúng hoàn toàn sẽ được 10 điểm, trả lời đúng một phần sẽ được 5 điểm và trả lời sai sẽ không có điểm.
Câu 9 [583752]: Điểm nào sau đây không thể đạt được trong bài kiểm tra?
A, 29.
B, 31.
C, 47.
D, 41.
Đáp án: C
Câu 10 [583753]: Nếu A đạt 33 điểm thì điều nào sau đây không nhất thiết phải đúng?
A, A trả lời sai ít nhất một câu hỏi trong phần I.
B, A trả lời ít hơn sáu câu hỏi trong hai phần.
C, A không trả lời sai bất kỳ câu hỏi nào trong phần II.
D, A trả lời sai ít nhất một câu hỏi trong phần II.
Đáp án: B
Câu 11 [583754]: Bốn học sinh B, C, D và E đều làm bảy câu hỏi và không có câu nào được điểm 0. Không có hai người nào trong số họ bằng điểm nhau. Sự chênh lệch giữa tổng điểm của B, C và tổng điểm của E, D là
A, 51.
B, 43.
C, 52.
D, 44.
Đáp án: D
Câu 12 [583755]: Nếu cả U và V đều làm sáu câu hỏi và số điểm họ nhận được sau 6 câu là khác nhau và không bị 0 điểm câu hỏi nào thì số câu hỏi họ nhận được bằng điểm nhau là
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 4
Ba vận động viên A, B và C là ba vận động viên đua xe ô tô thể thao chuyên nghiệp. Họ muốn kiểm tra khi bơm xăng đầy bình thì xe của họ có thể đi được bao nhiêu km (họ sẽ đi đến khi xe hết xăng) và kết quả của cuộc kiểm tra như sau: cả ba người đều kết thúc cuộc kiểm tra xe ở các khoảng thời gian khác nhau và tốc độ di chuyển trung bình cũng khác nhau. Người kết thúc cuộc kiểm tra xe trong khoảng thời gian lớn nhất là người đi với tốc độ trung bình thấp nhất nhưng quãng đường xe họ đi được lại là lớn nhất. Người đi với tốc độ lớn nhất thì xe của họ kiểm tra đi được quãng đường ngắn nhất là 360 km và anh ấy không phải là B, B là người đi với tốc độ trung bình 150 km/h. Thời gian C điều khiển chiếc xe đến khi xe không thể đi được bằng tổng thời gian của hai người còn lại. Ba chiếc xe đi được quãng đường là 1620 km. Tốc độ và thời gian kiểm tra của các vận động viên là những số nguyên theo đơn vị tương ứng km/giờ và giờ tương ứng.
Câu 13 [379905]: Một bình xăng mà chiếc xe C kiểm tra đi được bao nhiêu km?
A, 360 km.
B, 600 km.
C, 810 km.
D, 660 km.
Dựa vào dữ kiện:
• Ba vận động viên A, B và C là ba vận động viên đua xe ô tô thể thao chuyên nghiệp. Họ muốn kiểm tra khi bơm xăng đầy bình thì xe của họ có thể đi được bao nhiêu km (họ sẽ đi đến khi xe hết xăng) và kết quả của cuộc kiểm tra như sau: cả ba người đều kết thúc cuộc kiểm tra xe ở các khoảng thời gian khác nhau và tốc độ di chuyển trung bình cũng khác nhau.
• Người kết thúc cuộc kiểm tra xe trong khoảng thời gian lớn nhất là người đi với tốc độ trung bình thấp nhất nhưng quãng đường xe họ đi được lại là lớn nhất.
• Thời gian C điều khiển chiếc xe đến khi xe không thể đi được bằng tổng thời gian của hai người còn lại.
C là vận động viên điền khiển xe với thời gian lớn nhất, tốc độ chậm nhất và quãng đường đi được lớn nhất.
• Người đi với tốc độ tối đa thì một bình xăng của họ đi được quãng đường ngắn nhất là 360 km và anh ấy không phải là B, B là người đi với tốc độ trung bình 150 km/h
Người đó chính là vận động viên A.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 143809.png

Kết hợp với dữ kiện: Ba chiếc xe đi được quãng đường là 1620 km. Tốc độ và thời gian thực hiện của các thí sinh ở đơn vị tương ứng của họ (km/giờ và giờ) là những số nguyên.
Xét trường hợp 1:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 143957.png
Kết hợp với điều kiện TH1.3 thỏa mãn.
Minh họa TH1.3:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 144113.png
Xét trường hợp:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 144206.png
Kết hợp với điều kiện TH2.2 thỏa mãn.
Minh họa TH2.2:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 144335.png
Ta thấy từ trở đi không thỏa mãn điều kiện nữa.
Một bình xăng mà chiếc xe C kiểm tra đi được 660 km.
Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 14 [379906]: B kiểm tra chiếc xe bao lâu?
A, 2 giờ.
B, 3 giờ.
C, 4 giờ.
D, 5 giờ.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa TH1.3:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 144538.png
Minh họa TH2.2:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 144703.png
B kiểm kiểm tra chiếc xa trong 4 giờ.
Chọn đáp án C.
Đáp án: C
Câu 15 [379907]: Câu nào sau đây có thể đúng?
A, C di chuyển với tốc độ trung bình 110 km/h.
B, A đã kiểm tra xe trong 2 giờ.
C, C lái xe với tốc độ 132 km/h.
D, Tất cả đều đúng.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa TH1.3:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 144830.png
Minh họa TH2.2:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 145035.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 16 [379908]: Nếu không vận động viên nào lái xe với tốc độ vượt quá 200 km/h thì vận tốc của A là bao nhiêu?
A, 110 km/giờ.
B, 132 km/giờ.
C, 180 km/giờ.
D, 150 km/giờ.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa TH1.3:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 145154.png
Minh họa TH2.2:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 145239.png
Nếu không vận động viên nào lái xe với tốc độ vượt quá 200 km/h (TH2.2) thì vận tốc của A là 180 km/h.
Chọn đáp án C.
Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 5

Sáu đội bóng là A, B, C, D, E và F tham gia một giải đấu bóng đá và ở cùng một bảng đấu. Ở vòng bảng, mỗi đội thi đấu đúng một trận với mỗi đội khác. Vòng bảng diễn ra trong ba tuần sao cho tổng số trận đấu giữa các tuần là bằng nhau và mỗi đội thi đấu ít nhất một trận nhưng không quá hai trận trong một tuần. Bảng sau đây thể hiện kết quả hàng tuần của các đội.


(i) Không có trận đấu nào kết thúc với tỷ số hòa.
(ii) Không có đội nào ghi được nhiều hơn 3 bàn thắng trong một trận đấu.
(iii) A với E không thi đấu ở tuần thứ hai.
Câu 17 [379909]: Trong 6 đội bóng ai thắng nhiều nhất?
A, C.
B, F.
C, A.
D, B.
Dựa vào dữ kiện:
• Sáu đội bóng là A, B, C, D, E và F tham gia một giải đấu bóng đá và ở cùng một bảng đấu. Ở vòng bảng, mỗi đội thi đấu đúng một trận với mỗi đội khác Một đội phải thi đấu 5 trận ở vòng bảng.
• Vòng bảng diễn ra trong ba tuần sao cho tổng số trận đấu giữa các tuần là bằng nhau và mỗi đội thi đấu ít nhất một trận nhưng không quá hai trận trong một tuần Vòng bảng có 15 trận, mỗi tuần thi đấu 5 trận.
Kết hợp dữ kiện:
(i) Không có trận đấu nào kết thúc với tỷ số hòa.
(ii) Không có đội nào ghi được nhiều hơn 3 bàn thắng trong một trận đấu.
Mỗi đội A, C, E, F đều thi đấu 2 trận, ở tuần thứ nhất A không đá với F.
Số bàn thắng, thua của cuối tuần thứ nhất như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 145557.png
C thi đấu với A và F với kết quả 0 - 3.
E thi đấu với F với kết quả 2 -3.
B thi đấu trận đấu với A hoặc E và D cũng sẽ thi đấu trận đấu với A hoặc E.
Tương tự, cho tuần thứ hai và tuần thứ ba ta sẽ phân tích được bảng như sau: (sau khi trừ đi số bàn thắng, bàn thua của tuần trước đó, ta được số bàn thắng và số bàn thua của mỗi đội).
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 145654.png
Tuần thứ hai, B thi đấu với C và F với tỉ số 0 – 3.
Kết hợp với dữ kiện:
(iii) A với E không thi đấu ở tuần thứ hai.
A thi đấu với D với tỉ số 3- 2; F thi đấu với D với tỉ số 1 – 3; C thi đấu với E với tỉ số 3-2.
Kết quả của tuần thứ hai như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 145812.png
Vì A thi đấu với D trong tuần thứ hai, nên trận đấu khác của A trong tuần đầu tiên là với B. E thi đấu một trận với F và trận đấu còn lại với D.
Kết quả của tuần thứ nhất như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 150004.png
Tuần thứ ba, C thi đấu với D với tỉ số 1 – 0.
Kết quả của tuần thứ ba như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 150107.png
Trong 6 đội đội đội A thắng nhiều nhất.
Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 18 [379910]: B đã thi đấu với đội bóng nào trong tuần thứ ba?
A, A và F.
B, D và F.
C, Chỉ thi đấu với D.
D, D và E.
Dựa vào bảng phân tích giả thiết:
Kết quả của tuần thứ ba như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 150305.png
B đã thi đấu với đội D và E vào tuần thứ ba.
Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Câu 19 [379911]: Trong tuần đầu tiên, D thi đấu với đội nào?
A, Chỉ thi đấu với A.
B, Chỉ thi đấu với E.
C, A và E.
D, A và C.
Dựa vào bảng phân tích giả thiết:
Kết quả của tuần thứ nhất như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 150417.png
Trong tuần đầu tiên, D thi đấu với đội E.
Chọn đáp án B.
Đáp án: B
Câu 20 [379912]: Có bao nhiêu trận đấu có hiệu số bàn thắng thua nhiều hơn 1?
A, 3.
B, 4.
C, 5.
D, 6.
Dựa vào bảng phân tích giả thiết:
Kết quả của tuần thứ nhất như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 150541.png
Kết quả của tuần thứ hai như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 150619.png
Kết quả của tuần thứ ba như sau:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-24 150656.png
Có 5 trận mà có hiệu số bàn thắng thua nhiều hơn 1.
Chọn đáp án C.
Đáp án: C