Logic tình huống – bài đọc số 1
Các bạn P, Q, R, S và T ngồi quanh một cái bàn tròn và quay mặt vào nhau. P và Q đều cách R một bạn sao cho P ngồi phía bên trái.
Câu 1 [379797]: Nếu S ngồi giữa Q và R thì ai ngồi ngay phía bên phải của P?
A, T.
B, S.
C, Q.
D, R.
Kết hợp dữ kiện: S ngồi giữa Q và R.
⇒ Ta có hình minh họa như sau:
11154113lg.png
Vậy người ngồi ngay phía bên phải của P là T.
Đáp án: A
Câu 2 [379798]: Cách sắp xếp chỗ ngồi nào sau đây không đúng cho năm người theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ?
A, P, Q, R, S, T.
B, P, S, R, T, Q.
C, P, Q, S, R, T.
D, P, T, R, S, Q.
Chọn đáp án A.
Đáp án A sai vì mâu thuẫn với dữ kiện của đề bài là Q cách R một bạn. Đáp án: A
Câu 3 [379799]: Nếu bạn S không ngồi cạnh Q thì ai ngồi giữa Q và S?
A, R.
B, P.
C, T.
D, Cả R và P.
Chọn đáp án B.
Kết hợp dữ kiện: Bạn S không ngồi cạnh Q.
⇒ Ta có hình minh họa như sau:
11154122lg.png
Vậy người ngồi giữa Q và S là P. Đáp án: B
Câu 4 [379800]: Nếu bạn U ngồi vào bàn 5 bạn này sao cho thỏa mãn các điều kiện ban đầu về việc sắp xếp chỗ ngồi và đồng thời thỏa mãn điều kiện mới là U không ngồi cạnh R thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A, U ngồi ngay bên phải S.
B, U ngồi ngay bên trái T.
C, U ngồi ngay bên trái của P.
D, Cả A và B đều đúng.
Chọn đáp án C.
Kết hợp dữ kiện đề bài:
• Bạn U ngồi vào bàn 5 bạn này sao cho thỏa mãn các điều kiện ban đầu về việc sắp xếp chỗ ngồi.
• U không ngồi cạnh R
⇒ U không được ngồi giữa R và P hay R và Q ⇒ U ngồi giữa Q và P.
⇒ Ta có hình minh họa như sau:
11154124lg.png
Vậy U ngồi ngay bên trái P là khẳng định đúng. Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 2
Trong số bảy người, có A, B, C là nữ và D, E, F, G là nam. Họ đang ngồi quanh một chiếc bàn tròn và đều nhìn vào trung tâm (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Biết rằng, không có hai bạn nữ nào ngồi cạnh nhau; E không ngồi cạnh cả D và G. C ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của G và ngồi ngay bên phải D. A không ngồi cạnh F.
Câu 5 [583502]: Ai đang ngồi vị trí thứ hai bên phải G?
A, B.
B, A.
C, D.
D, E.
Chọn đáp án A.

Dựa vào các dữ kiện:

• C ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của G và ngồi ngay bên phải D.

Ta có hình minh họa:



Kết hợp dữ kiện:

• E không ngồi cạnh cả D và G.



• A không ngồi cạnh F.



B hoặc F ngồi vị trí thứ hai bên phải G.

Đáp án: A
Câu 6 [583503]: Ai đang ngồi cạnh C?
A, F.
B, G.
C, B.
D, E.
Chọn đáp án D.

Dựa vào hình minh họa Người đang ngồi cạnh C là E. Đáp án: D
Câu 7 [583504]: Theo một hướng và khoảng nào đó, C đang ngồi ở một vị trí có liên quan đến B. Vậy F đang ngồi ở vị trí liên quan đến ai theo cùng một hướng và khoảng cách tương tự?
A, D.
B, E.
C, A.
D, G.
Đáp án: C
Câu 8 [583505]: Ba trong bốn đáp án dưới đây thể hiện khoảng cách giữa hai người cụ thể. Vậy đâu là cặp người có khoảng cách khác với các cặp còn lại?
A, G và B.
B, C và E.
C, B và C.
D, C và A.
Đáp án: B
Logic tình huống – bài đọc số 3
Một nhóm sáu người là A, B, C, D, E và F, mỗi người mặc một chiếc áo phông có màu khác nhau trong số chàm, xanh nước biển, xanh lá cây, cam, tím, vàng. Họ ngồi quanh một chiếc bàn tròn trên sáu chiếc ghế cách đều nhau. B ngồi đối diện với người mặc áo phông màu cam. F ngồi đối diện với người mặc áo phông màu xanh lá cây. C ngồi ngay bên phải người mặc áo phông màu chàm và ngồi đối diện với người mặc áo phông màu tím. E ngồi giữa hai người mặc áo phông màu cam và vàng. E không mặc áo phông màu tím. D ngồi đối diện với người mặc áo phông màu vàng.
Câu 9 [583506]: Có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây?
I. Hai người mặc áo phông màu xanh lá cây và màu cam ngồi cạnh nhau hoặc đối diện nhau.
II. Hai người mặc áo phông màu chàm và cam hoặc là đứng cạnh nhau hoặc là đứng đối diện nhau.
III. Hai người mặc áo phông màu xanh nước biển và tím ngồi cạnh nhau.
IV. Hai người mặc áo phông màu xanh nước biển và chàm hoặc là đứng đối diện nhau hoặc là đứng cạnh nhau.
A, Chỉ có I và II.
B, Chỉ có III.
C, Chỉ có III và IV.
D, I, II, III và IV.
Chọn đáp án D.

Dựa vào các dữ kiện:

• C ngồi ngay bên phải người mặc áo phông màu chàm và đối diện với ngồi đối diện với người mặc áo phông màu tím.

Ta có hình minh họa:



• E ngồi giữa hai người mặc áo phông màu cam và vàng.

• E không mặc áo phông màu tím.

TH1:



TH2:



• D ngồi đối diện với người mặc áo phông màu vàng.

• B ngồi đối diện với người mặc áo phông màu cam.

TH1.1:



TH1.2:



TH2.1:



TH2.2:



• F ngồi đối diện với người mặc áo phông màu xanh lá cây.

TH1.1:



TH1.2:




TH2.1:



TH2.2:

Đáp án: D
Câu 10 [583507]: Nếu F mặc áo phông màu cam thì ai mặc áo phông màu xanh lá cây?
A, A.
B, B.
C, E.
D, D.
Chọn đáp án B.

Dựa vào hình minh họa giả thiết B là người mặc áo phông màu xanh lá cây. Đáp án: B
Câu 11 [583508]: Nếu C mặc áo phông màu cam thì ai ngồi ở giữa E và D?
A, C.
B, A.
C, B.
D, G.
Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 4
Một nhóm bạn gồm 12 người từ M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W và X đang ngồi quanh một chiếc bàn tròn và quay mặt vào nhau (không nhất thiết phải theo thứ tự đó). Nếu tính từ bạn P, theo chiều kim đồng hồ là thứ tự các bạn O, V, W, N và Q; còn nếu theo chiều ngược kim đồng hồ là thứ tự của các bạn M, T, R, S, U và X. Thêm nữa, M ngồi giữa P và Q, T ngồi giữa Q và N, R ngồi giữa N và W, S ngồi giữa W và V, U ngồi giữa V và O.
Câu 12 [379805]: Ai ngồi cạnh cả V và W?
A, U.
B, R.
C, S.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện đề bài: “S ngồi giữa W và V” ⇒ S ngồi cạnh cả V và W. Đáp án: C
Câu 13 [379806]: Ai ngồi đối diện với R?
A, O.
B, P.
C, X.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án C.
Dựa vào hình minh họa giả thiết ⇒ X ngồi đối diện với R. Đáp án: C
Câu 14 [379807]: Có bao nhiêu người ngồi giữa T và V khi đếm theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ T?
A, 5.
B, 6.
C, 4.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án B.
Dựa vào hình minh họa giả thiết
⇒ Có 6 người ngồi giữa T và V khi đếm theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ T. Đáp án: B
Câu 15 [379808]: Nếu tất cả mọi người nhìn theo hướng ngược lại thì ai ngồi phía bên trái và cách R hai bạn?
A, V.
B, Q.
C, U.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án A.
Dựa vào hình minh họa giả thiết
⇒ Người ngồi phía bên trái và cách R hai bạn khi mọi người nhìn theo hướng ngược lại sẽ là người ngồi phía bên phải và cách R hai bạn khi mọi người quay mặt vào nhau, đó là V. Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 5
Có hai chiếc bàn tròn trong một căn phòng. Sáu người Nga là A, B, C, D, E và F đang ngồi ở một bàn và sáu người Pháp là M, N, O, P, Q và R đang ngồi ở bàn còn lại. A và D đang ngồi đối diện nhau. C ngồi ngay bên phải D. B ngồi đối diện E và là người duy nhất có thể dịch tiếng Nga sang tiếng Pháp (B là người có thể nghe, nói được tiếng Nga và truyền đạt lại tiếng Pháp cho R); C là người duy nhất có thể dịch tiếng Pháp sang tiếng Nga (C là người có thể nghe, nói được tiếng Pháp và tiếp nhận thông tin từ người Pháp duy nhất là M) và không ai trong số họ dịch hai thứ tiếng đó. E và F ngồi ngay cạnh nhau. Ngoài ra, M ngồi đối diện với P; Q ngồi ngay bên phải R và R ngồi đối diện với O. N và P ngồi cạnh O. Việc đưa thông tin bắt buộc phải qua người ngồi ngay bên cạnh và tuân theo chiều ngược kim đồng hồ trong cùng một bàn, qua người dịch tiếng với hai bàn.
Câu 16 [583509]: Nếu C muốn gửi thông tin đến M thì thông tin phải đi qua bao nhiêu người? (không tính người đầu tiên và người cuối cùng).
A, 0.
B, 5.
C, 10.
D, Tất cả đều sai.
Chọn đáp án D.

Dựa vào các dữ kiện:

• A và D đang ngồi đối diện nhau.

• C ngồi ngay bên phải D.

Ta có hình minh họa bàn của người Nga:



Kết hợp dữ kiện:

• B ngồi đối diện E.

• E và F ngồi ngay cạnh nhau.



Dựa vào các dữ kiện:

• Q ngồi ngay bên phải R.

• R ngồi đối diện với O.

Ta có hình minh họa bàn của người Pháp:



• M ngồi đối diện với P;

• N và P ngồi cạnh O.



Kết hợp các dữ kiện:

• B là người có thể nghe, nói được tiếng Nga và truyền đạt lại tiếng Pháp cho R.

• C là người có thể nghe, nói được tiếng Pháp và tiếp nhận thông tin từ người Pháp duy nhất là M.

• Việc đưa thông tin bắt buộc phải qua người ngồi ngay bên cạnh và tuân theo chiều ngược kim đồng hồ trong cùng một bàn, qua người dịch tiếng với hai bàn.

Ta có hình minh họa vị trí hai chiếc bàn:



C đưa thông tin đến M theo thứ tự là: C, B, R, Q, P, O, N, M.

Thông tin phải đi qua 6 người. Đáp án: D
Câu 17 [583510]: Nếu thứ tự truyền đạt thông tin bị đảo ngược ở cả hai bàn (B và C cũng trao đổi khả năng phiên dịch của họ cho nhau) thì phát biểu nào sau đây đúng?
A, A có thể gửi thông tin với Q chỉ qua đúng 2 người khác.
B, Người ngồi bên phải F có thể gửi thông tin đến người ngồi bên trái N chỉ qua đúng 5 người.
C, Người ngồi bên phải C (trên cùng 1 bàn) có thể dịch tiếng Nga sang tiếng Pháp.
D, Số lượng người tối đa tham gia vào truyển đại thông tin từ người này đến người kia là dài nhất trong cách sắp xếp mới này nhiều hơn so với cách sắp xếp trước đó.
Đáp án: B
Câu 18 [583511]: Số lượng người tối đa tham gia vào truyển đại thông tin từ người này đến người kia là dài nhất trong cách sắp xếp mới này nhiều hơn so với cách sắp xếp trước đó.
A, 0.
B, 4.
C, 10.
D, Tất cả đều sai.
Chọn đáp án C.

Người ngồi bên phải B là A. Người ngồi cách D hai chỗ về phía bên trái cũng là A.

Dựa vào hình minh họa Số lượng người tối đa có thể tham gia trong việc truyền thông tin là 10 người. Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 6
Bảy đứa trẻ trong một lớp học là A, B, C, D, E, F và G ngồi quanh một chiếc bàn tròn để ăn trưa. Không có hai đứa trẻ nào ăn trưa xong cùng lúc và không có hai đứa trẻ nào ngồi cạnh nhau ăn trưa xong ngay sau nhau.
(i) A ăn xong ngay trước B và B ngồi ngay bên trái của G.
(ii) D ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của A và ăn xong sau A.
(iii) F ngồi ngày bên trái đứa trẻ ăn xong thứ ba.
(iv) E ăn xong ngay sau B và không phải ăn xong sau D.
(v) Số đứa trẻ ăn xong trước và sau G là bằng nhau.
Câu 19 [583512]: Có bao nhiêu đứa trẻ ăn xong trước D?
A, 1.
B, 2.
C, 4.
D, 5.
Đáp án: D
Câu 20 [583513]: Ai ăn xong bữa trưa ngay sau khi E ăn xong?
A, B.
B, E.
C, A.
D, G.
Chọn đáp án D.

Dựa vào bảng minh họa giả thiết Người ăn xong bữa trưa ngay sau khi E ăn xong là G. Đáp án: D
Câu 21 [583514]: Ai ngồi ngay bên phải D?
A, A.
B, E.
C, F.
D, G.
Đáp án: B
Câu 22 [583515]: Thứ tự chỗ ngồi nào sau đây của 7 đứa trẻ theo chiều kim đồng hồ?
A, B, G, A, D, E, F, C.
B, C, F, B, G, A, D, E.
C, B, C, E, A, F, D, G.
D, C, F, E, D, A, G, B.
Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 7
Tám người là A, B, C, D, E, F, G và H đều có một loại trái cây khác nhau và ngồi xung quanh một chiếc bàn vuông sao chỗ mỗi cạnh có hai người ngồi.
(i) G là người có dưa hấu và ngồi ở vị trí thứ tư tính từ phía bên phải của B. F ngồi đối diện với người có chuối.
(ii) Người có nho và người có kiwi ngồi cùng một cạnh bàn. C ngồi ngay bên trái B những không cùng một cạnh bàn.
(iii) Người có cam và người có ổi ngồi đối diện chéo.
(iv) E có vải và H có nho. Có ba người ngồi giữa E và H.
(v) Người có dưa hấu ngồi ngay bên phải người có xoài và ngồi ngay bên trái của F.
Câu 23 [583516]: Nếu A có cam thì ai sẽ ngồi ở phía đối diện chéo với C?
A, D.
B, A.
C, G.
D, F.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• C ngồi ngay bên trái B những không cùng một cạnh bàn.
• G là người có dưa hấu và ngồi ở vị trí thứ tư tính từ phía bên phải của B.
Ta có hình minh họa:

• Người có dưa hấu ngồi ngay bên phải người có xoài và ngồi ngay bên trái của F.

• Có ba người ngồi giữa E và H.

• E có vải và H có nho.
• Người có nho và người có kiwi ngồi cùng một cạnh bàn.
H ngồi cùng cạnh bàn với C và C có kiwi.

• F ngồi đối diện với người có chuối.
• Người có cam và người có ổi ngồi đối diện chéo.

Kết hợp dữ kiện: A có cam.
Người ngồi đối diện chéo với C là D. Đáp án: A
Câu 24 [583517]: Ai ngồi ở vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của F?
A, A.
B, E.
C, G.
D, B.
Chọn đáp án B.

Dựa vào hình minh họa giả thiết Người ngồi ở vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của F là E. Đáp án: B
Câu 25 [583518]: Trong các đáp án dưới đây, đáp án nào thể hiện người và loại trái cây của họ là tương ứng?
A, C – Kiwi.
B, G – Xoài.
C, F – Cam.
D, B - Dưa hấu.
Chọn đáp án A.

Dựa vào hình minh họa giả thiết Đáp án thể hiện người và loại trái cây của họ là tương ứng là đáp án A. Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 8
Tám người từ A đến H ngồi quanh một bàn tròn không nhất thiết phải theo thứ tự đó. Một số người nhìn vào trung tâm và một số người nhìn theo hướng ngước lại. Dưới đây là một vài thông tin về chỗ ngồi của họ.
(i) B ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên phải của G.
(ii) Có hai người ngồi giữa G và A.
(iii) C ngồi vị trí thứ hai tính từ phía bên trái của A.
(iv) C và G cùng nhìn một hướng.
(v) D ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của người ngồi cạnh C.
(vi) E ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên phải của D và cả hai đều nhìn cùng một hướng.
(vii) F nhìn E.
(viii) B và H nhìn các hướng khác nhau.
Câu 26 [583519]: Có bao nhiêu người nhìn vào trung tâm?
A, 4.
B, 3.
C, 5.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án C.
TH1: G nhìn vào trung tâm.
Dựa vào các dữ kiện:
• B ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên phải của G.
• Có hai người ngồi giữa G và A.
Ta có hình minh họa:

• C ngồi vị trí thứ hai tính từ phía bên trái của A.
A có hướng nhìn ra xa trung tâm.

• D ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của người ngồi cạnh C Người ngồi cạnh C ở đây không phải G và người này có hướng nhìn ra xa trung tâm.

• E ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên phải của D và cả hai đều nhìn cùng một hướng.
• F nhìn E.
F ngồi đối diện với E và D có hướng nhìn ra xa trung tâm, F nhìn vào trung tâm.

• C và G cùng nhìn một hướng C nhìn vào trung tâm.
• B và H nhìn các hướng khác nhau.
Có 4 người nhìn vào trung tâm.
TH2: G nhìn ra xa trung tâm.
Dựa vào các dữ kiện:
• B ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên phải của G.
• Có hai người ngồi giữa G và A.
Ta có hình minh họa:

• C ngồi vị trí thứ hai tính từ phía bên trái của A.
A có hướng nhìn vào trung tâm.

• D ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của người ngồi cạnh C Người ngồi cạnh C ở đây không phải G và người này có hướng nhìn vào trung tâm.

• E ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên phải của D và cả hai đều nhìn cùng một hướng.
• F nhìn E.
F ngồi đối diện với E và D có hướng nhìn vào trung tâm, F nhìn vào trung tâm.

• C và G cùng nhìn một hướng C nhìn ra xa trung tâm.
• B và H nhìn các hướng khác nhau.
Có 5 người nhìn vào trung tâm. Đáp án: C
Câu 27 [583520]: Nếu B nhìn vào trung tâm, vậy ai ngồi vị trí thứ ba tính từ phía bên trái của H?
A, D.
B, C.
C, G.
D, E.
Đáp án: A
Câu 28 [583521]: Nếu H và A cùng nhìn về một hướng, thì ai ngồi vị trí thứ hai tính từ phía bên phải của B?
A, D.
B, A.
C, G.
D, H.
Chọn đáp án B.

Dựa vào hình minh họa giả thiết Người ngồi vị trí thứ hai bên phải của B là A. Đáp án: B
Câu 29 [583522]: Ai ngồi ngay bên phải B?
A, F.
B, H.
C, D.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D.
Dựa vào hình minh họa giả thiết

Người ngồi bên phải B có thể là H hoặc F
Chưa đủ dữ kiện để xác định yêu cầu bài toán. Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 9
Sáu chiếc ghế sofa có màu sắc khác nhau được sắp xếp theo hình tròn. Có 6 bạn nam O, P, Q, R, S, T và 6 bạn nữ U, V, W, X, Y và Z. Mỗi chiếc ghế sofa sẽ gồm một cặp nam nữ ngồi.
▪ Ghế sofa màu đỏ nằm giữa ghế sofa màu vàng và ghế sofa màu xanh.
▪ X đang ngồi trên ghế sofa màu trắng, đối diện với ghế sofa nơi Z đang ngồi.
▪ Chiếc ghế sofa màu cam đặt cạnh chiếc ghế sofa nơi cả O và V đang ngồi.
▪ Chiếc ghế sofa nơi W đang ngồi đặt cạnh các ghế sofa màu xanh và hồng.
▪ P ở phía bên trái S và S đối diện với Y.
Câu 30 [289918]: Ai trong số những người sau đây ngồi trên chiếc ghế sofa đối diện với chiếc ghế sofa màu hồng?
A, S.
B, X.
C, Y.
D, U.
Dựa vào dữ kiện:
• Sáu chiếc ghế sofa có màu sắc khác nhau được sắp xếp theo hình tròn.
Minh họa:
23hh.png
• Có 6 bạn nam O, P, Q, R, S, T và 6 bạn nữ U, V, W, X, Y và Z.
• Mỗi chiếc ghế sofa sẽ gồm một cặp nam nữ ngồi.
• Ghế sofa màu đỏ nằm giữa ghế sofa màu vàng và ghế sofa màu xanh
Giả sử ghế sofa màu đỏ ở vị trí số 1 Ghế sofa màu vàng và ghế sofa màu xanh ở vị trí số 2 và số 6 (1).
Minh họa:
24hh.png

• X đang ngồi trên ghế sofa màu trắng, đối diện với ghế sofa nơi Z đang ngồi X có thể ngồi vị trí 3, 4 hoặc 5 và Z có thể ngồi vị trí 1,2 hoặc 6 (2).
• Chiếc ghế sofa màu cam đặt cạnh chiếc ghế sofa nơi cả O và V đang ngồi O và V cùng ngồi 1 ghế và cạnh chiếc ghế màu cam (3).
• Chiếc ghế sofa nơi W đang ngồi đặt cạnh các ghế sofa màu xanh và hồng Ghế màu hồng ở vị trí số 4; W ngồi vị trí số 3 hoặc 5 Có 4 trường hợp xảy ra (4).
25hh.png
Kết hợp với dữ kiện: “Mỗi chiếc ghế sofa sẽ gồm một cặp nam nữ ngồi” và “X đang ngồi trên ghế sofa màu trắng, đối diện với ghế sofa nơi Z đang ngồi” Trường hợp 3 và 4 không thỏa mãn.
Kết hợp với dữ kiện: “Chiếc ghế sofa màu cam đặt cạnh chiếc ghế sofa nơi cả O và V đang ngồi”
Khi đó ta có hình minh họa cho 2 trường hợp còn lại:
26hh.png
Kết hợp dữ kiện: “P ở phía bên trái S và S đối diện với Y” và “Mỗi chiếc ghế sofa sẽ có một cặp nam nữ ngồi”
Y chỉ có thể ngồi ghế sofa màu vàng, S chỉ có thể ngồi ghế sofa màu cam với W, P chỉ có thể ngồi ghế sofa màu xanh với Z Trường hợp 1 không thỏa mãn. Ta có hình minh họa phân tích giả thiết:
27hh.png
Người ngồi trên chiếc ghế sofa đối diện với chiếc ghế sofa màu hồng là U Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 31 [289919]: Cặp nào đang ngồi trên chiếc ghế sofa màu xanh?
A, Z, P.
B, W, S.
C, O, V.
D, T, Z.
Chọn đáp án A.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
28hh.png
Đáp án: A
Câu 32 [289920]: Ghế sofa đối diện với ghế bạn Y đang ngồi có màu gì?
A, Vàng.
B, Cam.
C, Trắng.
D, Xanh.
Chọn đáp án B.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
29hh.png
Đáp án: B
Câu 33 [289921]: Hai bạn nào sau đây ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa?
A, Z, Q.
B, W, P.
C, X, T.
D, W, S.
Chọn đáp án D.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
29hh.png
Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 10
Tám người là G, H, I, J, K, L, M và N đang ngồi xung quanh một chiếc bàn hình vuông (mỗi cạnh có ba người ngồi, trong đó hai người ngồi ở góc). Một số người trong số họ quay mặt vào trung tâm và những người khác quay mặt về phía ngược lại.
(i) I đang ngồi ở một trong các góc và quay mặt ra xa tâm.
(ii) Cả J và M đều không ngồi ngay cạnh I.
(iii) Những người ngồi ngay cạnh I quay mặt về cùng một hướng với I.
(iv) L và M quay mặt về cùng một hướng và ngồi đối diện với nhau.
(v) H ở ngay bên phải của M và G ở ngay bên trái của I.
(vi) J và K ngồi ngay cạnh N và quay mặt về các hướng khác nhau.
(vii) N ngồi đối diện với I và quay mặt vào trung tâm.
(viii) M và K quay mặt về các hướng khác nhau và K ở ngay bên phải của N.
Câu 34 [583523]: Có bao nhiêu người quay mặt ra phía ngoài?
A, 5.
B, 4.
C, 2.
D, 3.
Chọn đáp án B.

Dựa vào các dữ kiện:

• I đang ngồi ở một trong các góc và quay mặt ra xa tâm.

• G ở ngay bên trái của I.

• N ngồi đối diện với I và quay mặt vào trung tâm.

Ta có hình minh họa:



• K ở ngay bên phải của N.

• J và K ngồi ngay cạnh N.



• L và M quay mặt về cùng một hướng và ngồi đối diện với nhau.



• H ở ngay bên phải của M.

• Những người ngồi ngay cạnh I quay mặt về cùng một hướng với I.

M quay mặt về phía trung tâm. H quay mặt ra xa trung tâm.



• M và K quay mặt về các hướng khác nhau.

• J và K quay mặt về các hướng nhác nhau.

K quay mặt ra xa trung tâm. J và M quay mặt về phía trung tâm.

Có 4 người quay mặt ra phía ngoài. Đáp án: B
Câu 35 [583524]: Ba trong bốn đáp án dưới đây thể hiện vị trí của hai người theo một cách nào đó. Vậy đáp án nào khác ba đáp án còn lại?
A, J – K.
B, N – I.
C, M – K.
D, M – N.
Chọn đáp án D.

Dựa vào hình minh họa giả thiết D là đáp án đúng vì chỉ có cặp M và N cùng quay mặt về phía trung tâm. Đáp án: D
Câu 36 [583525]: Ai đang ngồi ngay bên phải H?
A, M.
B, G.
C, I.
D, K.
Chọn đáp án A.

Dựa vào hình minh họa giả thiết Người đang ngồi ngay bên phải H là M. Đáp án: A
Câu 37 [583526]: Ai đang ngồi ở vị trí đối diện với G?
A, H.
B, M.
C, K.
D, J.
Chọn đáp án C.

Dựa vào hình minh họa giả thiết Người đang ngồi ở vị trí đối diện với G là K. Đáp án: C