Logic tình huống – bài đọc số 1
Có bốn loại cây như chanh, dừa, xoài và nhãn ở mỗi góc khác nhau của một ô hình chữ nhật. Giếng nước nằm ở một góc và chòi canh ở góc khác. Cổng ở ngay chính giữa của cạnh không có giếng nước và chòi canh; hai bên cổng là cây chanh và cây dừa. Cây xoài không ở cùng góc với chòi canh.
Câu 1 [289798]: Hai vị trí nào sau đây có thể đối diện chéo (ở hai vị trí theo cạnh chéo hình chữ nhật) trong khu vườn?
A, Cây nhãn và cây chanh.
B, Chòi canh và cây nhãn.
C, Cây xoài và giếng nước.
D, Cây dừa và cây chanh.
Dựa vào các dữ kiện đề bài cho:
Giả sử, cổng ở cạnh dài của hình chữ nhật.
Dựa vào các dữ kiện:
• Có bốn loại cây như chanh, dừa, xoài và nhãn ở mỗi góc khác nhau
• Giếng nước nằm ở một góc và chòi canh ở góc khác.
• Cổng ở ngay chính giữa của cạnh không có giếng nước và chòi canh; hai bên cổng là cây chanh và cây dừa.
• Cây xoài không ở cùng góc với chòi canh.
Ta có hình minh họa sau:
TH1:
m224.png
TH2:
m225.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 2 [289799]: Nếu cây chanh đối diện chéo với giếng nước thì cây dừa đối diện chéo với
A, cây xoài.
B, giếng nước.
C, chòi canh.
D, cổng.
Chọn đáp án C.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
TH1:
m224.png
TH2
m225.png
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “cây chanh đối diện chéo với giếng nước”
Có 1 TH thỏa mãn.
m226.png
cây dừa đối diện với chéo với chòi canh và cây nhãn. Đáp án: C
Câu 3 [289800]: Nếu cây dừa và cây nhãn không ở hai góc cạnh nhau của khu vườn thì hai vị trí nào sau đây bắt buộc phải ở các góc đối diện theo đường chéo của khu vườn?
A, Cây dừa và giếng nước.
B, Cây chanh và chòi canh.
C, Cây chanh và cây dừa.
D, Cây chanh và giếng nước.
Chọn đáp án D.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
TH1:
m224.png
TH2:
m225.png
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “cây dừa và cây nhãn không ở hai góc cạnh nhau của khu vườn” Có 1 TH thỏa mãn.
m227.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 4 [289801]: Phát biểu nào sau đây luôn không đúng?
A, Cây xoài và giếng nước ở cùng một góc vườn.
B, Cây nhãn và chòi canh ở cùng một góc.
C, Cây dừa và giếng nước ở hai góc cạnh nhau của khu vườn.
D, Cây nhãn ở cùng một cạnh khu vườn với cổng.
Chọn đáp án D.
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
TH1:
m224.png
TH2:
m225.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 2
Sáu người A, B, C, D, E và F đang mặc một chiếc áo có màu sắc khác nhau trong số đỏ, xanh lá cây, xanh dương, vàng, tím và trắng. Sau đây là thông tin được biết về họ.
(i) Cả C và F đều không mặc áo màu đỏ hoặc vàng.
(ii) Cả D và E đều không mặc áo có màu trắng, đỏ hoặc xanh dương.
(iii) B mặc áo màu xanh lá cây hoặc xanh dương.
(iv) Cả D và F đều không mặc áo màu tím.
(v) E không mặc áo màu xanh lá cây hoặc tím.
Câu 5 [583527]: Ai đang mặc áo màu xanh lá cây?
A, B.
B, C.
C, D.
D, F.
Chọn đáp án C.

Dựa vào các dữ kiện:

• Cả C và F đều không mặc áo màu đỏ hoặc vàng.

• Cả D và E đều không mặc áo có màu trắng, đỏ hoặc xanh dương.

• B mặc áo màu xanh lá cây hoặc xanh dương.

• Cả D và F đều không mặc áo màu tím.

• E không mặc áo màu xanh lá cây hoặc tím.

Ta có bảng phân tích:



E mặc áo màu vàng.



Người mặc áo màu xanh lá cây là D. Đáp án: C
Câu 6 [583528]: A đang mặc áo màu gì?
A, Xanh lá cây.
B, Xanh dương.
C, Đỏ.
D, Trắng.
Chọn đáp án C.

Dựa vào bảng phân tích giả thiết A mặc áo màu đỏ. Đáp án: C
Câu 7 [583529]: Ai đang mặc áo màu trắng?
A, A.
B, F.
C, C.
D, Chưa đủ dữ liệu.
Chọn đáp án B.

Dựa vào bảng phân tích giả thiết F mặc áo màu trắng. Đáp án: B
Logic tình huống – bài đọc số 3 [Đề Thi Chính Thức Năm 2023 – Đợi 1]
Có hai giỏ trái cây, một giỏ màu xanh và một giỏ màu đỏ, trong đó chứa 2 quả táo, 2 quả cam và 3 quả xoài. Dưới đây là các thông tin của hai giỏ trái cây:
1) Mỗi giỏ chứa ít nhất hai quả.
2) Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo.
3) Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì 2 quả táo được xếp trong giỏ còn lại.
4) Nếu có một giỏ chứa 2 quả táo và 1 quả xoài thì giỏ đó cũng chứa 2 quả cam.
Câu 8 [568011]: Nếu mỗi giỏ chứa 1 quả cam thì số táo và xoài ở giỏ xanh có thể là:
A, 2 táo và 2 xoài.
B, 1 táo và 1 xoài.
C, 1 táo và 3 xoài.
D, 2 táo và 1 xoài.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo.
• Mỗi giỏ chứa 1 quả cam.
Ta có bảng minh họa như sau:

Còn 4 quả nữa phải chia gồm: 3 quả xoài và 1 quả táo.
Đáp án A là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo”.
Đáp án B là đáp án đúng. Vì thỏa mãn tất cả các dữ kiện.
Đáp án C là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì 2 quả táo được xếp trong giỏ còn lại”.
Đáp án D là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo”. Đáp án: B
Câu 9 [568012]: Phát biểu nào sau đây luôn đúng?
A, Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả xoài.
B, Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả xoài.
C, Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả cam. 
D, Giỏ xanh chứa ít nhất 1 quả táo.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:

• Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo.
• Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì 2 quả táo được xếp trong giỏ còn lại.
Không thể xếp 3 quả xoài cùng ở giỏ đỏ vì khi đó 2 quả táo được xếp trong giỏ xanh, trái với giả thiết.
Giỏ xanh phải chứa ít nhất một quả xoài. Đáp án: A
Câu 10 [568013]: Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì điều nào sau đây đúng?
A, Cả 3 quả xoài cùng trong giỏ xanh.
B, Mỗi giỏ chứa 1 quả cam.
C, Có 2 quả cam cùng trong giỏ đỏ.
D, Mỗi giỏ chứa 1 quả táo.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện:

• 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ.
• Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì 2 quả táo được xếp trong giỏ còn lại
2 trường hợp:
Trường hợp 1: giỏ đỏ chứa 3 quả xoài, giỏ xanh chứa 2 quả táo.
Trường hợp 2: giỏ xanh chứa 3 quả xoài, giỏ đỏ chứa 2 quả táo.
Kết hợp dữ kiện: Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo.
Chỉ có trường hợp 1 thỏa mãn. Đáp án: A
Câu 11 [568014]: Nếu giỏ đỏ chứa đúng 2 quả thì phát biểu nào sau đây luôn đúng?
A, Cả 2 quả táo đều thuộc giỏ đỏ.
B, Mỗi giỏ chứa 1 quả táo.
C, Cả 2 quả cam đều thuộc giỏ xanh.
D, Cả 3 quả xoài đều thuộc giỏ xanh.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện:

• Giỏ đỏ chứa đúng 2 quả.
• Giỏ đỏ chứa ít nhất 1 quả táo.
Ta có 3 trường hợp:
TH1: Giỏ đỏ chứa 2 quả táo Giỏ xanh chứa 3 quả xoài, 2 quả cam (thỏa mãn).
TH2: Giỏ đỏ chứa 1 quả táo, 1 quả cam Giỏ xanh chứa 3 quả xoài, 1 quả cam, 1 quả táo
Mâu thuẫn. Vì vi phạm dữ kiện: “Nếu 3 quả xoài được xếp cùng một giỏ thì 2 quả táo được xếp trong giỏ còn lại”.
TH3: Giỏ đỏ chứa 1 quả táo, 1 quả xoài Giỏ xanh chứa 2 quả xoài, 1 quả táo, 2 quả cam (thỏa mãn). Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 4 [Đề Thi Chính Thức Năm 2023 – Đợi 1]
Có 6 người sống ở các tầng khác nhau của một tòa nhà 6 tầng: H và U ở căn hộ có 1 phòng ngủ; J, S và Y ở căn hộ có 2 phòng ngủ; M ở căn hộ có 3 phòng ngủ; căn hộ ở tầng 2 có 2 phòng ngủ; M sống ở tầng thấp hơn S; J sống ở tầng thấp hơn U; căn hộ ở tầng 5 hơn căn hộ ở tầng 3 một phòng ngủ.
Câu 12 [568015]: Câu nào dưới đây không thể đúng?
A, Y sống ở tầng 2.
B, M sống ở tầng 5.
C, S sống ở tầng 3.
D, J sống ở tầng.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:

• J, S và Y ở căn hộ có 2 phòng ngủ;
• Căn hộ ở tầng 2 có 2 phòng ngủ;
J, S hoặc Y ở căn hộ tầng 2.
Nếu S sống ở tầng 3 căn hộ tầng 3 có 2 phòng ngủ căn hộ tầng 5 có 3 phòng ngủ M sống ở tầng 5 S sống ở tầng 6 Vô lý. Đáp án: C
Câu 13 [568016]: H không thể sống ở tầng nào dưới đây?
A, Tầng 3.
B, Tầng 6.
C, Tầng 5.
D, Tầng 4.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
Căn hộ ở tầng 5 hơn căn hộ ở tầng 3 một phòng ngủ.
Căn hộ ở tầng 5 sẽ có nhiều hơn một phòng ngủ.
Kết hợp dữ kiện:
• H và U ở căn hộ có 1 phòng ngủ;
H và U không thể sống ở tầng 5. Đáp án: C
Câu 14 [568017]: Nếu Y sống ở tầng 1 thì hai người nào dưới đây không thể sống ở 2 tầng kề nhau?
A, J và U.
B, M và S.
C, J và M.
D, H và M.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:

• Y sống ở tầng 1.
• J, S và Y ở căn hộ có 2 phòng ngủ;
Tầng 1 có 2 phòng ngủ.
Kết hợp dữ kiện:
• Căn hộ ở tầng 2 có 2 phòng ngủ
S hoặc J sống ở tầng 2.
• M sống ở tầng thấp hơn S S không thể sống ở tầng 2.
J sống ở tầng 2, đồng thời S và M cũng không thể sống ở tầng 3.
Chỉ có U hoặc H ở tầng 3, ta có bảng minh họa:

• H và U ở căn hộ có 1 phòng ngủ Tầng 3 có một phòng ngủ.
• Căn hộ ở tầng 5 hơn căn hộ ở tầng 3 một phòng ngủ
Tầng 5 có hai phòng ngủ.
S ở tầng 5 và M ở tầng 4.
Đáp án: C
Câu 15 [568018]: Nếu S sống ở tầng 4 thì câu nào dưới đây không thể đúng?
A, J ở tầng 2 và H ở tầng 3.
B, Y ở tầng 2 và H ở tầng 3.
C, Y ở tầng 2 và U ở tầng 3.
D, J ở tầng 2 và U ở tầng 3.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:

• S sống ở tầng 4.
• M sống ở tầng thấp hơn S.
M ở tầng 1, 2 hoặc 3.
• M ở căn hộ có 3 phòng ngủ.
• Căn hộ ở tầng 2 có 2 phòng ngủ.
• Căn hộ ở tầng 5 hơn căn hộ ở tầng 3 một phòng ngủ
Căn hộ tầng 3 không thể có hơn hai phòng ngủ.
M ở tầng 1 Tầng 5 chỉ có thể có 2 phòng ngủ (vì chỉ tầng của M có 3 phòng ngủ).
Tầng 3 có 1 phòng ngủ.

• H và U ở căn hộ có 1 phòng ngủ.
• J sống ở tầng thấp hơn U.
Có 2 trường hợp:
TH1: U ở tầng 3.

TH2: U ở tầng 6.
Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 5 [Đề Thi Chính Thức Năm 2024 – Đợi 1]
Một nhà máy có ba phân xưởng I, II, III sản xuất 5 loại sản phẩm: M, N, P, Q, R mỗi phân xưởng sản xuất 2 hoặc 3 loại sản phẩm. Sự sắp xếp thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phân xưởng nào sản xuất R thì sản xuất N.
- Loại sản phẩm nào được phân xưởng II sản xuất thì cũng được phân xưởng I sản xuất.
- Chỉ một trong ba phân xưởng sản xuất P và phân xưởng đó không sản xuất M.
Câu 16 [568025]: Liệt kê nào sau đây có thể là án sắp xếp sản xuất của nhà máy tại mỗi phân xưởng?
A, Phân xưởng I: M, N, R; Phân xưởng II: M, N, Q; Phân xưởng III: P, Q.
B, Phân xưởng I: M, N, Q; Phân xưởng II: M, N, Q; Phân xưởng III: N, P, R.
C, Phân xưởng I: M, P, Q; Phân xưởng II: M, Q; Phân xưởng III: N, R.
D, Phân xưởng I: N, PR; Phân xưởng II: N, R; Phân xưởng III: M, Q, R.
Chọn đáp án B.
Đáp án A là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Loại sản phẩm nào được Phân xưởng II sản xuất thì cũng được Phân xưởng I sản xuất”.
Đáp án B là đáp án đúng. Vì thỏa mãn tất cả các dữ kiện.
Đáp án C là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Chỉ một trong ba phân xưởng sản xuất P và phân xưởng đó không sản xuất M”
Đáp án D là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Phân xưởng nào sản xuất R thì sản xuất N”. Đáp án: B
Câu 17 [568026]: Liệt kê nào sau đây là danh sách đầy đủ và chính xác các phân xưởng có thể sản xuất P?
A, I, II, III.
B, III.
C, I, II.
D, I, III.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:

• Loại sản phẩm nào được Phân xưởng II sản xuất thì cũng được Phân xưởng I sản xuất.
• Chỉ một trong ba phân xưởng sản xuất P.
Phân xưởng II không thể sản xuất P. Đáp án: D
Câu 18 [568027]: Nếu Phân xưởng II sản xuất 3 loại sản phẩm thì sản phẩm nào sau đây phải được Phân xưởng III sản xuất?
A, M.
B, Q.
C, P.
D, N.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:

• Mỗi phân xưởng sản xuất 2 hoặc 3 loại sản phẩm.
• Phân xưởng II sản xuất 3 loại sản phẩm.
• Loại sản phẩm nào được Phân xưởng II sản xuất thì cũng được Phân xưởng I sản xuất.
Phân xưởng I cũng sản xuất đủ 3 loại sản phẩm và trong đó không có P.
• Chỉ một trong ba phân xưởng sản xuất P.
Phân xưởng III bắt buộc phải sản xuất P. Đáp án: C
Câu 19 [568028]: Nếu mỗi phân xưởng sản xuất đúng 3 loại sản phẩm thì Phân xưởng I phải sản xuất sản phẩm nào sau đây?
A, Q.
B, R.
C, N.
D, P.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện:

• Mỗi phân xưởng sản xuất đúng 3 loại sản phẩm
Phân xưởng I và II không sản xuất P.
Ta có bảng minh họa cho các trường hợp.

• Phân xưởng nào sản xuất R thì sản xuất N.
Trường hợp 1, 2, 3 thỏa mãn.
Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 6 [Đề Thi Chính Thức Năm 2024 – Đợi 2]
Trong ba ngày liên tiếp thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, mỗi ngày phải có đúng hai nhân viên trực ở quầy lễ tân của công ty. Có ba nhân viên X, Y, Z sẽ đảm nhận công việc này với các điều kiện sau:
• Y và Z mỗi người phải trực ít nhất một ngày.
• X phải trực ít nhất hai ngày.
• Hai nhân viên giống nhau không cùng trực trong hai ngày liên tiếp.
• Nếu Z trực vào thứ Hai thì người còn lại trong hôm đó phải là Y.
Câu 20 [568031]: Liệt kê nào sau đây có thể là lịch trực của các nhân viên ở quầy lễ tân?
A, Thứ Hai: X, Y; thứ Ba: X, Y; thứ Tư: X, Z.
B, Thứ Hai: X, Z; thứ Ba: X, Y; thứ Tư: Y, Z.
C, Thứ Hai: Y, Z; thứ Ba: X, Y; thứ Tư: Y, Z.
D, Thứ Hai: X, Y; thứ Ba: X, Z; thứ Tư: Y, Z.
Chọn đáp án D.
Đáp án A là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Hai nhân viên giống nhau không cùng trực trong hai ngày liên tiếp”.
Đáp án B là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Nếu Z trực vào thứ Hai thì người còn lại trong hôm đó phải là Y”.
Đáp án C là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “X phải trực ít nhất hai ngày”.
Đáp án D là đáp án đúng. Vì thỏa mãn tất cả các dữ kiện. Đáp án: D
Câu 21 [568032]: Nếu Y trực vào các ngày thứ Hai và thứ Ba thì điều nào sau đây phải đúng?
A, Z trực vào thứ Ba.
B, X trực vào thứ Hai.
C, Z trực vào thứ Hai.
D, X trực vào thứ Tư.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:

• Y trực vào các ngày thứ Hai và thứ Ba.
• X phải trực ít nhất hai ngày.
• Hai nhân viên giống nhau không cùng trực trong hai ngày liên tiếp.
X không thể trực ngày thứ Hai và thứ Ba mà phải trực vào các ngày thứ Ba và thứ Tư hoặc thứ Hai và thứ Tư. Ta có bảng sau:

Đáp án: D

Câu 22 [568033]: Nếu Z trực vào ngày thứ Hai và thứ Tư thì điều nào sau đây phải đúng?
A, X và Z trực vào thứ Ba.
B, X và Y trực vào thứ Ba.
C, X và Z trực vào thứ Hai.
D, Y và Z trực vào thứ Ba.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:

• Z trực vào ngày thứ Hai và thứ Tư.
• Nếu Z trực vào thứ Hai thì người còn lại trong hôm đó phải là Y.
Y trực ngày thứ Hai.
• X phải trực ít nhất hai ngày.
X trực hai ngày thứ Ba và thứ Tư. Ta có bảng sau:


Kết hợp dữ kiện: Hai nhân viên giống nhau không cùng trực trong hai ngày liên tiếp.

Đáp án: B

Câu 23 [568034]: Nếu Z chỉ trực một ngày thì điều nào sau đây có thể đúng?
A, Y và Z trực vào thứ Ba.
B, Y và Z trực vào thứ Hai.
C, X và Z trực vào thứ Tư.
D, X và Z trực vào thứ Hai.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:

• Z chỉ trực một ngày.
• Nếu Z trực vào thứ Hai thì người còn lại trong hôm đó phải là Y.
Ta có 3 trường hợp:

Kết hợp dữ kiện: Hai nhân viên giống nhau không cùng trực trong hai ngày liên tiếp.
Chỉ trường hợp 2 thỏa mãn.
Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 7 [Đề Thi Chính Thức Năm 2024 – Đợi 2]
Trong một chuyến công tác, mỗi ngày ông A tham gia đúng một trong ba sự kiện M, N, P; mỗi sự kiện sẽ tham gia một hoặc hai ngày trong toàn chuyến công tác. Kế hoạch tham gia các sự kiện của ông A được lập theo cách sau:
• Ngày thứ nhất không tham gia sự kiện P.
• Ngày đầu và ngày cuối tham gia cùng một sự kiện.
• Sau ngày tham gia sự kiện M (lần thứ nhất), chỉ tham gia sự kiện N đúng một lần.
• Trong ba ngày đầu có đúng một ngày tham gia sự kiện N.
Câu 24 [568035]: Liệt kê nào sau đây có thể là danh sách đầy đủ các sự kiện mà ông A tham gia, theo thứ tự từ ngày đầu đến ngày cuối?
A, N, P, M, M, N.
B, P, M, N, M, N, P.
C, N, P, M, N, M.
D, M, P, P, N, N, M.
Chọn đáp án A.
Đáp án A là đáp án đúng. Vì thỏa mãn tất cả các dữ kiện.
Đáp án B là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Ngày thứ nhất không tham gia sự kiện P”.
Đáp án C là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Ngày đầu và ngày cuối tham gia cùng một sự kiện”.
Đáp án D là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Trong ba ngày đầu có đúng một ngày tham gia sự kiện N”. Đáp án: A
Câu 25 [568036]: Nếu chuyến công tác của ông A chỉ có bốn ngày thì điều nào sau đây phải đúng?
A, Có đúng hai ngày tham gia sự kiện N.
B, Ngày thứ hai tham gia sự kiện P.
C, Ngày thứ tư tham gia sự kiện N.
D, Có đúng một ngày tham gia sự kiện P.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:

• Chuyến công tác của ông A chỉ có bốn ngày.
• Ngày thứ nhất không tham gia sự kiện P.
Ngày đầu chỉ có thể là M hoặc N. Ta có 2 trường hợp:


Kết hợp dữ kiện:
• Sau ngày tham gia sự kiện M (lần thứ nhất), chỉ tham gia sự kiện N đúng một lần.
• Trong ba ngày đầu có đúng một ngày tham gia sự kiện N.

Đáp án: D

Câu 26 [568037]: Ngày nào sau đây ông A không thể tham gia sự kiện P?
A, Ngày cuối cùng.
B, Ngày thứ hai.
C, Ngày thứ tư.
D, Ngày thứ ba.
Chọn đáp án A.
Dựa vào dữ kiện:

• Ngày thứ nhất không tham gia sự kiện P.
• Ngày đầu và ngày cuối tham gia cùng một sự kiện.
Không thể tham gia sự kiện P vào 2 ngày đầu và cuối. Đáp án: A
Câu 27 [568038]: Nếu chuyển công tác của ông A có sáu ngày và ngày thứ năm ông tham gia sự kiện P thì điều nào sau đây phải đúng?
A, Ngày thứ ba tham gia sự kiện P.
B, Ngày thứ tư tham gia sự kiện N.
C, Ngày thứ nhất tham gia sự kiện M.
D, Ngày thứ nhất tham gia sự kiện N.
Chọn đáp án D.
Dựa vào dữ kiện:

• Chuyến công tác của ông A có sáu ngày và ngày thứ năm ông tham gia sự kiện P.
• Mỗi sự kiện sẽ tham gia một hoặc hai ngày trong toàn chuyến công tác.
Mỗi sự kiện phải được tham gia 2 ngày. Kết hợp dữ kiện:
• Sau ngày tham gia sự kiện M (lần thứ nhất), chỉ tham gia sự kiện N đúng một lần.
Ngày đầu ông A không thể tham gia sự kiện M.
Ông A sẽ tham gia sự kiện N vào ngày đầu. Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 8
Trong một khu vườn có chia bảy luống đất khác nhau A, B, C, D, E, F và G, mỗi luống trồng một trong bảy loại rau: cải bắp, khoai lang, đậu xanh, hành lá, súp lơ, chân vịt, muống. Có 7 loại sâu là P, Q, R, S, T, U và V, mỗi loại chỉ ăn đúng một trong số loại rau trên.
(i) Sâu P ăn rau trồng ở luống ở E; sâu S ăn hành lá.
(ii) Luống F không trồng rau chân vịt.
(iii) Luống A trồng đậu xanh nhưng không có con sâu U và S nào ăn nó.
(iv) Sâu V và Q ăn súp lơ và rau chân vịt ở luống B và F.
(v) Sâu P và T ăn rau khoai lang và rau muống ở các luống khác C và D.
(vi) Nếu sâu T ăn rau đậu xanh thì rau đậu xanh không được trồng ở luống A.
(vii) Luống E trồng rau muống hoặc cải bắp.
Câu 28 [289922]: Loại sâu nào nào ăn rau cải bắp?
A, P.
B, R.
C, U.
D, Không xác định được.
Dựa vào các dữ kiện:
• Trong một khu vườn có chia bảy luống đất khác nhau A, B, C, D, E, F và G;
• mỗi luống trồng một trong bảy loại rau: cải bắp, khoai lang, đậu xanh, hành lá, súp lơ, chân vịt, muống.
• Có 7 loại sâu là P, Q, R, S, T, U và V, mỗi loại chỉ ăn đúng một trong số loại rau trên.
Kết hợp với 7 dữ kiện:
(i) Sâu P ăn rau trồng ở luống ở E; sâu S ăn hành lá.
(ii) Luống F không trồng rau chân vịt.
(iii) Luống A trồng đậu xanh nhưng không có con sâu U và S nào ăn nó.
(iv) Sâu V và Q ăn súp lơ và rau chân vịt ở luống B và F.
(v) Sâu P và T ăn rau khoai lang và rau muống ở các luống khác C và D.
(vi) Nếu sâu T ăn rau đậu xanh thì rau đậu xanh không được trồng ở luống A.
(vii) Luống E trồng rau muống hoặc cải bắp.
Minh họa:
30hh.png
Từ (V) và (VII) luống E trồng rau muống sâu T ăn khai lang ở luống G.
Minh hoạ:
32hh.png
Kết hợp với (I), (III) U ăn rau bắp cải, R ăn đậu xanh Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 29 [289923]: Rau muống được trồng ở luống nào?
A, B.
B, E.
C, G.
D, Không xác định được.
Chọn đáp án B.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
33hh.png
Đáp án: B
Câu 30 [289924]: Nếu hành lá được trồng ở luống C thì loại rau nào được trồng ở luống D?
A, Súp lơ.
B, Rau chân vịt.
C, Rau muống.
D, Cải bắp.
Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
34hh.png
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “hành lá được trồng ở luống C” luống D sẽ trồng cải bắp. Đáp án: D
Câu 31 [289925]: Nếu sâu V ăn rau chân vịt thì sâu Q ăn loại rau nào sau đây?
A, Cải bắp.
B, Rau muống.
C, Súp lơ.
D, Không loại nào trong các đáp án trên.
Chọn đáp án C.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
Minh họa:
35hh.png
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “sâu V ăn rau chân vịt” sâu Q ăn rau súp lơ. Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 9
Có ba học sinh và ba giáo viên, cụ thể là A, B, C, D, E và F. Mỗi người trong số họ đã làm ba bài kiểm tra trong số các bài kiểm tra từ 1 đến 6. Trong đó, có hai bài kiểm tra chỉ dành cho học sinh, hai bài kiểm tra chỉ dành cho giáo viên và hai bài kiểm tra có thể được cả giáo viên và học sinh làm. Không có hai người nào trong số họ thực hiện cùng một bộ bài kiểm tra.
(1) Không có bài kiểm tra nào mà cả A và D cùng làm. Chỉ có bài kiểm tra 6 được thực hiện bởi cả E và F.
(2) Bài kiểm tra 5 chỉ dành cho giáo viên và bài kiểm tra 4 chỉ dành cho học sinh.
(3) E đã làm các bài kiểm tra 1, 4, 6 và A không làm bài kiểm tra 5.
(4) Chỉ có bài kiểm tra 3 được thực hiện bởi cả A và B.
Câu 32 [583530]: Các bài kiểm tra nào được thực hiện bởi D?
A, 2, 5, 3.
B, 2, 5, 6.
C, 4, 1, 6.
D, 5, 1, 6.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Chỉ có bài kiểm tra 6 được thực hiện bởi cả E và F E và F không cùng làm các bài
kiểm tra còn lại.
• E đã làm các bài kiểm tra 1, 4, 6 và A không làm bài kiểm tra 5.
• Chỉ có bài kiểm tra 3 được thực hiện bởi cả A và B A và B không cùng làm các bài kiểm tra còn lại.
Ta có bảng phân tích:

• Không có bài kiểm tra nào mà cả A và D cùng làm.
• Bài kiểm tra 5 chỉ dành cho giáo viên và bài kiểm tra 4 chỉ dành cho học sinh.
D làm bài kiểm tra số 5 và D là giáo viên, A là học sinh. E là học sinh.

• Chỉ có bài kiểm tra 6 được thực hiện bởi cả E và F
• Chỉ có bài kiểm tra 3 được thực hiện bởi cả A và B
Bài kiểm tra 3 và 6 có thể được cả học sinh và giáo viên làm.
Bài kiểm tra 1 chỉ dành cho học sinh và bài kiểm tra 2 chỉ dành cho giáo viên.
F không thể làm bài kiểm tra 1 và 4 nên F là giáo viên.

B không thể làm bài kiểm tra 1, 4 nên B là giáo viên.

D đã làm các bài kiểm tra là 2, 5, 6. Đáp án: B
Câu 33 [583531]: Bài kiểm tra nào sau đây chỉ dành cho học sinh?
A, 1, 2.
B, 4, 1.
C, 5, 6.
D, 2, 5.
Chọn đáp án B.

Dựa vào bảng phân tích giả thiết Bài kiểm tra chỉ dành cho học sinh là 4 và 1. Đáp án: B
Câu 34 [583532]: Có bao nhiêu người làm bài kiểm tra 6?
A, 3.
B, 2.
C, 4.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D.

Dựa vào bảng phân tích giả thiết Chưa đủ dữ kiện để xác định số người làm bài kiểm tra 6. Đáp án: D
Câu 35 [583533]: Bài kiểm tra nào sau đây do C làm?
A, 4.
B, 5.
C, 2.
D, 3.
Chọn đáp án D.

Dựa vào dữ kiện:

• Không có hai người nào trong số họ thực hiện cùng một bộ bài kiểm tra.

C không thể làm 3 bài kiểm tra 1, 4, 6 giống E C chắc chắn làm bài kiểm tra số 3. Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 10
Có 5 loại ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay là C++, Python, Java, Javascript và PHP. Các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên tuyển những người thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình hơn nhưng phải biết được những ngôn ngữ được yêu cầu cho từng vị trí, trong đó vị trí Tester đòi hỏi phải biết ngôn ngữ Javascript, vị trí Web Developer phải biết Python và PHP, vị trí Mobile Applications Developer phải biết C++ và Java. Một công ty A muốn tuyển 5 người vào những vị trí còn thiếu của công ty là 1 Tester, 2 Web Developer, 2 Mobile Applications Developer. Trong khi đó có 7 người nộp hồ sơ ứng tuyển và công ty sẽ ưu tiên vị trí lần lượt là Tester, Web Developer, Mobile Applications Developer. Những người nộp hồ sơ ứng cử vị trí nào đồng nghĩa đã đáp ứng điều kiện cần của công ty và những người không được chọn ở vị trí cao có thể xem xét vị trí thấp hơn.
▪ Có 5 người biết ngôn ngữ C++, 2 người biết Javascript, 3 người biết Python, 2 người biết PHP và 4 người biết Java.
▪ Khánh biết 2 ngôn ngữ lập trình và được công ty nhận vào làm Mobile Applications Developer.
▪ Mạnh biết Java và được công ty tuyển vào nhưng không cùng vị trí với Khánh.
▪ Hùng chỉ biết ngôn ngữ C++ nên đã không được nhận.
▪ Đạt là người biết nhiều nhất và là người biết 4 ngôn ngữ lập trình.
▪ Chỉ có An và Bắc ứng cử vị trí Tester.
▪ An biết nhiều hơn Quân 1 ngôn ngữ lập trình và Quân được công ty tuyển dụng.
Câu 36 [289554]: Ai là người không được nhận?
A, An.
B, Bắc.
C, Đạt.
D, Quân.
Dựa vào dữ kiện:
• Có 5 người biết ngôn ngữ C++, 2 người biết Javascript, 3 người biết Python, 2 người biết PHP và 4 người biết Java.
• Khánh biết 2 ngôn ngữ lập trình và được công ty nhận vào làm Mobile Applications Developer.
• Vị trí Mobile Applications Developer phải biết C++ và Java. Khánh biết C++ và Java (Khánh không biết Python, Javacript và PHP).
• Mạnh biết Java và được công ty tuyển vào nhưng không cùng vị trí với Khánh. Mạnh được tuyển vào vị trí Tester hoặc Web Developer.
• Hùng chỉ biết ngôn ngữ C++ nên đã không được nhận. Hùng bị loại (Hùng không biết: Python, Java, Javascript và PHP)
• Chỉ có An và Bắc ứng cử vị trí Tester. An và Bắc biết Javascript.
• An biết nhiều hơn Quân 1 ngôn ngữ lập trình và Quân được công ty tuyển dụng. An được nhận (Vì biết nhiều ngôn ngữ hơn Quân mà Quân được nhận nên An phải được nhận).
• Đạt là người biết nhiều nhất và là người biết 4 ngôn ngữ lập trình. Mà, An và Bắc đã biết Javascript cùng với dữ kiện “2 người biết Javascript” Đạt không biết Javascript, Đạt biết C++, Python, Java và PHP Đạt chắc chắn được nhận.Vì công ty chỉ tuyển 5 người mà Khánh, Mạnh, Đạt, An, Quân được nhận Bắc bị loại.
Quay lại dữ kiện: “Mạnh được công ty tuyển nhưng không cùng vị trí với Khánh” mà An được nhận làm Tester (công ty chỉ tuyển 1 Tester) Mạnh làm ở vị trí Web Developer Mạnh biết Python, PHP.
Theo dữ kiện đề bài có 2 người biết PHP mà Mạnh và Đạt biết PHP Quân không biết PHP Quân được nhận vào làm Mobile Applications Developer Quân biết C++ và Java.
Vì: “Đạt là người biết nhiều nhất và là người biết 4 ngôn ngữ lập trình” và “An biết nhiều hơn Quân 1 ngôn ngữ lập trình và Quân được công ty tuyển dụng” nên Quân biết 2 ngôn ngữ lập trình và An biết 3 ngôn ngữ lập trình.Kết hợp với dữ kiện: “Có 5 người biết ngôn ngữ C++, 2 người biết Javascript, 3 người biết Python, 2 người biết PHP và 4 người biết Java” ta có bảng minh họa sau:
m174.png
Người không được nhận là: Hùng và Bắc Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 37 [289555]: Trong những người dưới đây, người nào biết ngôn ngữ lập trình PHP?
A, Hùng.
B, Khánh.
C, Mạnh.
D, Quân.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
m173.png
Dựa vào các đáp án Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 38 [289556]: Đạt không biết ngôn ngữ lập trình nào?
A, C++.
B, Java.
C, PHP.
D, Javascript.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
m174.png
Đạt không biết ngôn ngữ lập trình Javascript Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 39 [289557]: Mạnh biết những ngôn ngữ lập trình nào?
A, Python, Java, PHP.
B, C++, Python, Java.
C, Python, Java, Javascript.
D, Java, PHP, Javascript.
Dựa vào bảng minh họa phân tích giả thiết:
m174.png
Đạt không biết ngôn ngữ lập trình Javascript Chọn đáp án D. Đáp án: A