Logic tình huống – bài đọc số 1
Chín người A, B, C, D, E, F, G, H và I được chia thành 3 đội. Một đội có 4 thành viên, một đội có 3 thành viên, một đội có 2 thành viên và thỏa mãn các điều kiện sau:
• C ở đội có 4 thành viên và D ở đội có 3 thành viên.
• C và I không thể cùng chung một đội.
• H và B không thể cùng chung một đội.
• G và F phải cùng một đội.
Câu 1 [583534]: Nếu D, E, H tạo thành đội gồm 3 thành viên thì điều nào sau đây phải đúng?
A, F phải cùng một đội với B.
B, I phải cùng một đội gồm hai thành viên với A hoặc C.
C, I phải cùng một đội gồm hai thành viên với B hoặc A.
D, C phải cùng một đội gồm 4 thành viên với F, G và A.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
• C ở đội có 4 thành viên và D ở đội có 3 thành viên.
• D, E, H tạo thành đội gồm 3 thành viên.
Ta có bảng minh họa:

• C và I không thể cùng chung một đội.
• G và F phải cùng một đội.

I phải cùng một đội gồm hai thành viên với B hoặc A. Đáp án: C
Câu 2 [583535]: Nếu D và A ở đội gồm ba thành viên thì ai trong số những người sau đây phải vào đội của C?
A, B và F.
B, F và G.
C, H và G.
D, H và E.
Chọn đáp án B.

Dựa vào các dữ kiện:

• C ở đội có 4 thành viên và D ở đội có 3 thành viên.

• D và A ở đội gồm ba thành viên.

Ta có bảng minh họa:



• C và I không thể cùng chung một đội.

Ta có 2 trường hợp.

TH1: I ở đội 3.



• H và B không thể cùng chung một đội.

• G và F phải cùng một đội.



TH2: I ở đội 2.



• H và B không thể cùng chung một đội.

• G và F phải cùng một đội.



Những người chắc chắn ở đội của C là G và F.

Đáp án: B
Câu 3 [583536]: Nếu C và E ở cùng một đội và I ở trong đội gồm hai thành viên thì có thể có bao nhiêu cách chia đội?
A, 4.
B, 3.
C, 2.
D, 1.
Chọn đáp án A.

Dựa vào các dữ kiện:

• C và E ở cùng một đội và I ở trong đội gồm hai thành viên.

• C ở đội có 4 thành viên và D ở đội có 3 thành viên.

Ta có bảng minh họa:



• G và F phải cùng một đội.

Ta có hai trường hợp:

TH1: G và F ở đội 4.



• H và B không thể cùng chung một đội.



TH2: G và F ở đội 3.



• H và B không thể cùng chung một đội.



Có 4 cách chia đội. Đáp án: A
Câu 4 [583537]: Nếu C và H không cùng một đội và đội gồm hai thành viên là I và A thì C sẽ
A, ở cùng đội F, B và G.
B, ở cùng đội với B nhưng không cùng đội với G.
C, ở cùng đội B và E.
D, ở cùng đội F và G.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• C và H không cùng một đội và đội gồm hai thành viên là I và A
• C ở đội có 4 thành viên và D ở đội có 3 thành viên.
Ta có bảng minh họa:

• H và B không thể cùng chung một đội.
• G và F phải cùng một đội.

C cùng đội với F, B, G. Đáp án: A
Câu 5 [583538]: Nếu H ở cùng đội với C và E thì I phải cùng đội với
A, B.
B, B và A.
C, A.
D, B và D.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• H ở cùng đội với C và E.
• C ở đội có 4 thành viên và D ở đội có 3 thành viên.
Ta có bảng minh họa:

• G và F phải cùng một đội.
Ta có hai trường hợp:
TH1: G và F ở đội 2.

• H và B không thể cùng chung một đội.
• C và I không thể cùng chung một đội.

TH2: G và F ở đội 3.

• H và B không thể cùng chung một đội.
• C và I không thể cùng chung một đội.

I cùng đội với B. Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 2
Một nhóm gồm sáu học sinh là A, B, C, D, E và F sẽ được chia thành ba đội, mỗi đội có hai học sinh để tham gia các cuộc thi về Toán học, Vật lí và Hóa học theo các ràng buộc sau.
(1) D không ở cùng đội với C.
(2) F không ở đội Toán học.
(3) Nếu A được chọn vào đội Vật lí thì C phải được chọn vào đội Hóa học.
(4) B và C phải được chọn vào cùng một đội.
Câu 6 [583539]: Nếu C được chọn vào đội Hóa thì ai cùng đội với D?
A, A.
B, F.
C, C.
D, Hoặc A hoặc F.
Đáp án: D
Câu 7 [583540]: Nếu C được chọn vào đội Vật lí thì ai cùng đội với C?
A, A.
B, F.
C, D.
D, C.
Đáp án: B
Câu 8 [583541]: Nếu C vào đội Toán thì có bao nhiêu cách để chia đội?
A, 5.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:
• C vào đội Toán.
• B và C phải được chọn vào cùng một đội.
Ta có bảng minh họa:

• Nếu A được chọn vào đội Vật lí thì C phải được chọn vào đội Hóa học Nếu C không được chọn vào đội Hóa học thì A không được chọn vào đội Vật lí.
A được chọn vào đội Hóa học.

Còn 3 người D, E, F cho 3 vị trí còn lại.
Số cách chọn 2 người để vào đội Vật lí trong số 3 người còn lại là: (cách). Đáp án: C
Câu 9 [583542]: Nếu F vào đội Vật lí thì có bao nhiêu cách để chia đội?
A, 5.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• F vào đội Vật lí.
• B và C phải được chọn vào cùng một đội.
Ta có 2 trường hợp:
TH1: B và C vào đội Toán học.

• Nếu A được chọn vào đội Vật lí thì C phải được chọn vào đội Hóa học Nếu C không được chọn vào đội Hóa học thì A không được chọn vào đội Vật lí.
A vào đội Hóa học.

TH2: B và C vào đội Hóa học.

Số cách chọn 2 người để vào đội Toán học trong số 3 người còn lại là: (cách).
Nếu F vào đội Vật lí thì có 5 cách chia đội. Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 3
Để thực hiện một tiết mục biểu diễn văn nghệ, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A5 cần chọn ra 5 bạn từ nhóm 5 bạn có chất giọng tốt (hát hay) P, R, S, U, X và 5 bạn múa phụ đạo Q, T, V, W và Y. Tiết mục có chính xác hai bạn hát hay và thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Chọn 1 trong 2 bạn S và Q.
(ii) Chọn chính xác 2 trong 4 bạn R, U, X và V.
(iii) Nếu R hoặc X được chọn thì không bạn nào trong số Q, V và T được chọn.
(iv) Nếu P được chọn thì cả T và W đều không được chọn.
Câu 10 [379817]: Trong số những bạn có chất giọng tốt, ai chắc chắn được chọn?
A, R.
B, U.
C, X.
D, Không có bạn nào trong số 3 bạn trên.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Cần chọn ra 5 bạn từ nhóm 5 bạn có chất giọng tốt và 5 bạn múa phụ đạo.
• Tiết mục có chính xác hai bạn hát hay Có 3 bạn múa phụ đạo.
• Nếu R hoặc X được chọn thì không bạn nào trong số Q, V và T được chọn Chỉ còn 2 bạn múa phụ đạo và không đủ cho 3 vị trí.
R và X không được chọn.
Kết hợp dữ kiện:
• Chọn chính xác 2 trong 4 bạn R, U, X và V.
Hai bạn chắc chắn được chọn là U và V. Đáp án: B
Câu 11 [379818]: Trong số những bạn múa phụ đạo, ai chắc chắn được chọn?
A, Q.
B, Y.
C, T.
D, Không có bạn nào trong số 3 bạn trên.
Chọn đáp án D.
Dựa vào phân tích dữ kiện bài cho chỉ có U và V chắc chắn được chọn.
Đáp án D đúng.
Đáp án: D
Câu 12 [379819]: Nếu chọn X thì phải chọn ai trong số những người dưới đây?
A, D.
B, U.
C, P.
D, Trường hợp này không xảy ra.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Cần chọn ra 5 bạn từ nhóm 5 bạn có chất giọng tốt và 5 bạn múa phụ đạo.
• Tiết mục có chính xác hai bạn hát hay Có 3 bạn múa phụ đạo.
• Nếu R hoặc X được chọn thì không bạn nào trong số Q, V và T được chọn Chỉ còn 2 bạn múa phụ đạo và không đủ cho 3 vị trí.
R và X không được chọn
Trường hợp này không xảy ra. Đáp án: D
Câu 13 [379820]: Có bao nhiêu cách để giáo viên chủ nhiệm chọn được 5 bạn biểu diễn văn nghệ?
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 6.
Chọn đáp án C.
Dựa vào dữ kiện:
• Tiết mục có chính xác hai bạn hát hay.
Giáo viên cần chọn thêm một bạn nữa để hát cùng với U, có thể là P hoặc S.
Trường hợp 1: P được chọn.
• Nếu P được chọn thì cả T và W đều không được chọn.
3 bạn múa phụ đạo là V, Q và Y Trường hợp 1 có 1 cách chọn.
Trường hợp 2: S được chọn.
• Chọn 1 trong 2 bạn S và Q.
Q không được chọn Ta chọn 2 bạn múa phụ đạo từ 3 bạn T, W, Y vì V đã được chọn.
Trường hợp 2 có 3 cách chọn.
Giáo viên chủ nhiệm có 4 cách để chọn 5 bạn biểu diễn văn nghệ. Đáp án: C
Logic tình huống – bài đọc số 4
Một đội gồm năm cầu thủ được chọn từ một nhóm mười cầu thủ trong số A, B, C, D, E, F, G, H, I và J.
(i) Chỉ được chọn đúng một trong hai cầu thủ G và H.
(ii) H và A ở cùng một đội.
(iii) B và F ở cùng một đội.
(iv) F và J khác đội.
(v) C và D khác đội.
Câu 14 [583543]: Câu nào sau đây phải đúng?
A, Nếu G được chọn thì B được chọn.
B, Nếu G được chọn thì ít nhất một trong số E và I được chọn.
C, Nếu H và B được chọn thì E không thể được chọn.
D, Nếu J không được chọn thì B được chọn.
Đáp án: B
Câu 15 [583544]: Nếu G được chọn thì nhóm người không được chọn là nhóm nào sau đây?
A, H, A, F, D, I.
B, H, A, D, E, I.
C, H, C, D, J, A.
D, H, D, J, E, I.
Đáp án: C
Câu 16 [583545]: Nếu G không được chọn và J được chọn thì tổng số các lựa chọn có thể là
A, 4.
B, 5.
C, 2.
D, 6.
Chọn đáp án B.

Dựa vào các dữ kiện:

• G không được chọn.

• Chỉ được chọn đúng một trong hai cầu thủ G và H H được chọn.

• H và A ở cùng một đội.

• J được chọn.

• F và J khác đội F không được chọn.

• B và F ở cùng một đội B không được chọn.

Ta có bảng minh họa:



• C và D khác đội.

TH1: C và D đều không được chọn.



TH2: C được chọn, D không được chọn.



TH3: C không được chọn, D được chọn.



Có 5 cách chọn đội. Đáp án: B
Logic tình huống – bài đọc số 5
Một đội gồm năm thành viên được chọn từ bốn bạn nam là A, B, C và D và bốn bạn nữ là E, F, G và H theo các ràng buộc sau.
(i) Ít nhất hai bạn nữ và ít nhất hai bạn nam phải được chọn.
(ii) B và G không được chọn cùng nhau.
(iii) Trừ khi C được chọn thì H không được chọn.
(iv) Nhiều nhất hai trong số A, D và F được chọn.
(v) Nếu E được chọn thì nhiều nhất một trong ba bạn nữ còn lại được chọn.
Câu 17 [583546]: Nếu 3 bạn nữ được chọn thì có bao nhiêu cách để chọn được đội?
A, 5.
B, 4.
C, 3.
D, 2.
Chọn đáp án D.
Dựa vào các dữ kiện:
• Nếu E được chọn thì nhiều nhất một trong ba bạn nữ còn lại được chọn.
• 3 bạn nữ được chọn.
E không được chọn.
• B và G không được chọn cùng nhau.
• Trừ khi C được chọn thì H không được chọn H được chọn thì C được chọn.
Ta có bảng minh họa:

Có 2 cách để chọn đội. Đáp án: D
Câu 18 [583547]: Nếu 3 bạn nam được chọn thì có bao nhiêu cách để chọn được đội?
A, 7.
B, 8.
C, 9.
D, 10.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện: 3 bạn nam được chọn thoả mãn.
Kết hợp với các dữ kiện:
• B và G không được chọn cùng nhau.
• Trừ khi C được chọn thì H không được chọn H được chọn thì C được chọn.
• Nhiều nhất hai trong số A, D và F được chọn.
• Nếu E được chọn thì nhiều nhất một trong ba bạn nữ còn lại được chọn.
Có 9 cách chọn đội. Đáp án: C
Câu 19 [583548]: Ai phải được chọn?
A, A.
B, C.
C, B.
D, D.
Chọn đáp án B.

Từ đáp án câu 17, ta thấy A, B, D đều có thể không được chọn C phải được chọn. Đáp án: B
Câu 20 [583549]: Nếu E được chọn thì ai là bạn nữ khác phải được chọn?
A, F.
B, G.
C, H.
D, Chưa đủ dữ kiện.
Chọn đáp án D.

Dựa vào các dữ kiện:

• E được chọn.

• Nếu E được chọn thì nhiều nhất một trong ba bạn nữ còn lại được chọn.

Ta có 3 trường hợp.

TH1: F được chọn.

• Nhiều nhất hai trong số A, D và F được chọn.



TH2: G được chọn.

• B và G không được chọn cùng nhau.



TH3: H được chọn.

• Trừ khi C được chọn thì H không được chọn H được chọn thì C được chọn.

Chưa đủ dữ kiện để xác định bạn nữ chắc chắn được chọn. Đáp án: D
Câu 21 [583550]: Nếu G và E được chọn thì ai phải được chọn?
A, A.
B, D.
C, H.
D, Nhiều hơn một trong những điều trên.
Chọn đáp án D.

Dựa vào các dữ kiện:

• G và E được chọn.

• Nếu E được chọn thì nhiều nhất một trong ba bạn nữ còn lại được chọn.

Ta có bảng minh họa:



• B và G không được chọn cùng nhau B không được chọn.

Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 6 [Đề Thi Chính Thức Năm 2024 – Đợi 1]
Trong một chương trình tư vấn tuyển sinh có 7 khách mời tham gia tư vấn, gồm 4 nam là M, N, P, Q và 3 nữ là X, Y, Z. Kết thúc chương trình, các khách mời đã giải đáp 7 câu hỏi. Thông tin được ghi nhận trong trình là:
- Mỗi người giải đáp tối đa hai câu và không có người nào giải đáp hai câu liên tiếp.
- Câu đầu tiên và câu cuối cùng được giải đáp bởi hai khách mời nữ.
- Q giải đáp hai câu và Y giải đáp sau khi Q đã giải đáp xong.
- Nếu N giải đáp ít nhất một câu thì M cũng giải đáp ít nhất một câu.
- P hoặc không giải đáp câu nào hoặc giải đáp hai câu.
Câu 22 [568021]: Liệt kê nào sau đây có thể là danh sách giải đáp của các khách mời, theo thứ tự từ đầu đến cuối?
A, Z, M, Q, Z, X, Q, Y.
B, X, P, N, Q, P, Q, Y.
C, X, M, Q, N, Q, P, Y.
D, Z, Q, M, Q, Y, N, Z.
Chọn đáp án A.
Đáp án A là đáp án đúng. Vì thỏa mãn tất cả các dữ kiện.
Đáp án B là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Nếu N giải đáp ít nhất một câu thì M cũng giải đáp ít nhất một câu”.
Đáp án C là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “P hoặc không giải đáp câu nào hoặc giải đáp hai câu”.
Đáp án D là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Câu đầu tiên và câu cuối cùng được giải đáp bởi hai khách mời nữ”. Đáp án: A
Câu 23 [568022]: Nếu người giải đáp câu thứ tư cũng là người giải đáp câu thứ sáu thì phát biểu nào sau đây chắc chắn đúng?
A, Z không giải đáp câu thứ bảy.
B, N không giải đáp câu thứ tư.
C, P không giải đáp câu thứ năm.
D, Q không giải đáp án câu thứ hai.
Đáp án: A
Câu 24 [568023]: Nếu N giải đáp hai câu thì phương án nào sau đây có thể đúng?
A, P giải đáp án câu thứ hai.
B, Z giải đáp câu thứ ba.
C, Q giải đáp câu thứ năm.
D, Y giải đáp câu thứ sáu.
Chọn đáp án C.
Dựa vào các dữ kiện:

• N giải đáp hai câu.
• Q giải đáp hai câu.
• Nếu N giải đáp ít nhất một câu thì M cũng giải đáp ít nhất một câu.
Các khách mời nam đã trả lời ít nhất 5 câu.
• Câu đầu tiên và câu cuối cùng được giải đáp bởi hai khách mời nữ.
7 câu hỏi được trả lời bởi N, Q và M, 2 khách mời nữ trả lời câu hỏi đầu và cuối.
Chỉ đáp án C thỏa mãn. Đáp án: C
Câu 25 [568024]: Hai khách mời nào sau đây có ít nhất một người không giải đáp câu nào?
A, N và P.
B, M và P.
C, X và Z.
D, M và X.
Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 7
Một đội sẽ được chọn từ chín người, cụ thể là R, S, T, U, V, W, X, Y và Z theo các ràng buộc sau.
(i) Nếu R hoặc S được chọn thì Y không được chọn.
(ii) Ít nhất một trong hai người W và Z phải được chọn.
(iii) Trừ khi cả T và U đều được chọn thì V được chọn.
(iv) Chỉ khi W được chọn thì Y được chọn.
(v) Bất cứ khi nào X được chọn thì S cũng phải được chọn.
Câu 26 [583551]: Số lượng người tối đa có thể được chọn cho đội đó là bao nhiêu?
A, 4.
B, 5.
C, 6.
D, 7.
Chọn đáp án C.

Dựa vào các dữ kiện:

• Nếu R hoặc S được chọn thì Y không được chọn Ưu tiên chọn R và S còn Y không được chọn.

• Chỉ khi W được chọn thì Y được chọn W không được chọn.

• Ít nhất một trong hai người W và Z phải được chọn Z được chọn.

• Trừ khi cả T và U đều được chọn thì V được chọn Ưu tiên chọn T và U.

• Bất cứ khi nào X được chọn thì S cũng phải được chọn X được chọn.

Tối đa có 6 người có thể chọn cho đội. Đáp án: C
Câu 27 [583552]: Số lượng người tối thiểu có thể được chọn cho đội đó là bao nhiêu?
A, 2.
B, 3.
C, 4.
D, 0.
Chọn đáp án B.

Dựa vào các dữ kiện:

• Nếu R hoặc S được chọn thì Y không được chọn Ưu tiên chọn Y còn R và S không được chọn.

• Ít nhất một trong hai người W và Z phải được chọn Z hoặc W được chọn.

• Trừ khi cả T và U đều được chọn thì V được chọn Ưu tiên chọn V.

Tối thiểu có 3 người có thể chọn cho đội. Đáp án: B
Câu 28 [583553]: Nhóm nào sau đây có thể là đội được chọn?
A, T, W, Y, Z.
B, X, Y, W, V, U.
C, T, U, S, X.
D, Tất cả đều sai.
Chọn đáp án D.

Đáp án A là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Trừ khi cả T và U đều được chọn thì V được chọn”.

Đáp án B là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Bất cứ khi nào X được chọn thì S cũng phải được chọn”.

Đáp án C là đáp án sai. Vì vi phạm dữ kiện: “Ít nhất một trong hai người W và Z phải được chọn”. Đáp án: D
Câu 29 [583554]: Có bao nhiêu cách chọn một đội gồm bốn người?
A, 12.
B, 13.
C, 14.
D, 15.
Đáp án: A
Câu 30 [583555]: Nếu chọn X thì có bao nhiêu cách chọn một đội gồm bốn người?
A, 4.
B, 2.
C, 3.
D, 1.
Chọn đáp án D.

Dựa vào các dữ kiện:

• X được chọn.

• Bất cứ khi nào X được chọn thì S cũng phải được chọn S được chọn.

• Nếu R hoặc S được chọn thì Y không được chọn Y không được chọn.

• Chỉ khi W được chọn thì Y được chọn W không được chọn.

Ta có bảng minh họa:



• Ít nhất một trong hai người W và Z phải được chọn Z được chọn.



• Trừ khi cả T và U đều được chọn thì V được chọn V phải được chọn.


Chỉ có 1 cách chọn đội 4 người. Đáp án: D
Logic tình huống – bài đọc số 8
Thầy Hưng phải chọn năm cuốn sách trong số chín cuốn sách. Trong số chín cuốn sách đó, năm cuốn được in vào những năm khác nhau sau đây: 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và những cuốn còn lại được viết bởi các tác giả khác nhau A, B, C và D (bốn tác giả sẽ không viết năm cuốn sách được đề cập trước đó và bốn cuốn sách được in vào những năm khác các năm được đề cập trước đó). Thầy Hưng phải chọn ít nhất hai cuốn sách được in vào những năm nêu trên. Hơn nữa, người ta biết rằng:
(i) Nếu cuốn sách được in vào năm 2004 hoặc 2008 được chọn thì cuốn sách do tác giả A viết không được chọn.
(ii) Cuốn sách được in vào năm 2006 không thể được chọn cùng với những cuốn sách được in vào những năm trước năm 2006.
(iii) Cuốn sách được viết bởi tác giả D không thể được chọn cùng với những cuốn sách được in vào những năm trước năm 2007.
(iv) Những cuốn sách được in vào năm 2005 và 2007 không được chọn cùng nhau.
(v) Nếu chọn cuốn sách do tác giả C viết thì chỉ có hai cuốn sách được chọn và hai cuốn sách được in vào những năm liên tiếp.
Câu 31 [583556]: Trong số các cuốn sách sau đây, cuốn nào không thể chọn?
A, Cuốn sách do tác giả D viết.
B, Cuốn sách được in năm 2005.
C, Cuốn sách được in năm 2008.
D, Cuốn sách do A viết.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• Cuốn sách được viết bởi tác giả D không thể được chọn cùng với những cuốn sách được in vào những năm trước năm 2007.
Ta có hai trường hợp.
TH1: Cuốn sách viết bởi tác giả D được chọn.
• Cuốn sách được viết bởi tác giả D không thể được chọn cùng với những cuốn sách được in vào những năm trước năm 2007.
• Ít nhất hai cuốn sách được in vào những năm nêu trên.

• Nếu cuốn sách được in vào năm 2004 hoặc 2008 được chọn thì cuốn sách do tác giả A viết không được chọn Cuốn sách do tác giả A viết không được chọn

TH2: Cuốn sách do tác giả D viết không được chọn.

TH2.1: 5 cuốn sách được chọn gồm 3 cuốn có tác giả và 2 cuốn có năm in

• Nếu chọn cuốn sách do tác giả C viết thì chỉ có hai cuốn sách được chọn và hai cuốn sách được in vào những năm liên tiếp.
• Nếu cuốn sách được in vào năm 2004 hoặc 2008 được chọn thì cuốn sách do tác giả A viết không được chọn Cuốn sách được in vào năm 2004 hoặc 2008 không được chọn
• Cuốn sách được in vào năm 2006 không thể được chọn cùng với những cuốn sách được in vào những năm trước năm 2006.
2 cuốn sách được chọn là 2006 và 2007.

TH2.2: 5 cuốn sách được chọn gồm 2 cuốn có tác giả và 3 cuốn có năm in.
• Nếu chọn cuốn sách do tác giả C viết thì chỉ có hai cuốn sách được chọn và hai cuốn sách được in vào những năm liên tiếp.
Cuốn sách của tác giả C không được chọn.

• Nếu cuốn sách được in vào năm 2004 hoặc 2008 được chọn thì cuốn sách do tác giả A viết không được chọn Cuốn sách được in vào năm 2004 hoặc 2008 không được chọn

• Cuốn sách được in vào năm 2006 không thể được chọn cùng với những cuốn sách được in vào những năm trước năm 2006.
Mâu thuẫn. Loại trường hợp 2.2.
TH2.3: 5 cuốn sách được chọn gồm 1 cuốn có tác giả và 4 cuốn có năm in.
• Cuốn sách được in vào năm 2006 không thể được chọn cùng với những cuốn sách được in vào những năm trước năm 2006.
• Những cuốn sách được in vào năm 2005 và 2007 không được chọn cùng nhau.
Không thể chọn được 4 cuốn sách thỏa mãn. Loại trường hợp 2.3.
TH2.4: 5 cuốn sách được chọn gồm không có cuốn có tác giả và 5 cuốn có năm in (Loại, tương tự TH2.3)
Cuốn sách không thể chọn là cuốn in năm 2005. Đáp án: B
Câu 32 [583557]: Nếu thầy Hưng chọn cuốn sách do tác giả A viết thì bắt buộc phải chọn thêm cuốn sách nào sau đây?
A, Cuốn sách do tác giả D viết.
B, Cuốn sách được in vào năm 2005.
C, Cuốn sách được in vào năm 2005.
D, Tất cả đều sai.
Chọn đáp án C.
Dựa vào bảng minh họa giả thiết Cuốn sách bắt buộc phải chọn là cuốn sách được in vào năm 2006. Đáp án: C
Câu 33 [583558]: Trong số các cuốn sách sau đây, cuốn sách nào không được chọn nếu cuốn sách do tác giả D viết được chọn?
A, Cuốn sách do tác giả A viết.
B, Cuốn sách do tác giả B viết.
C, Cuốn sách được in vào năm 2007.
D, Cuốn sách được in vào năm 2008.
Chọn đáp án A.

Dựa vào bảng minh họa giả thiết Cuốn sách không được chọn là cuốn sách do tác giả A viết. Đáp án: A
Logic tình huống – bài đọc số 9
Lập ra hai đội phải được chọn từ 12 người A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K và L tuân theo các điều kiện sau:
(i) Mỗi đội phải có ít nhất bốn người.
(ii) Nếu G được chọn ở một đội thì H phải được chọn ở đội kia.
(iii) Nếu I hoặc J được chọn vào bất kỳ đội nào thì L không được chọn.
(iv) Trừ khi chọn D hoặc E trong một đội, K được chọn trong bất kỳ đội nào.
(v) F chỉ có thể được chọn vào một đội nếu A được chọn vào đội còn lại.
(vi) Nếu B được chọn vào một đội thì A không được chọn vào đội đó.
(vii) Không ai trong ba người A, C và E vào cùng một đội.
Câu 34 [379821]: Nếu chọn H vào một đội thì đội nào sau đây không thể là đội còn lại?
A, K, D, L, G.
B, G, D, I, A.
C, A, G, L, F.
D, Nhiều hơn một trong các đáp án trên.
Chọn đáp án C.
Đáp án A, B vì đều thỏa mãn các yêu cầu lập đội.
Đáp án C không thể là đội còn lại, vì mâu thuẫn dữ kiện: “F chỉ có thể được chọn vào một đội nếu A được chọn vào đội còn lại”.
Đáp án: C
Câu 35 [379822]: Nếu B và E được chọn vào một đội và mỗi đội có năm thành viên thì có bao nhiêu cách chọn được đội kia?
A, 8.
B, 6.
C, 5.
D, 9.
Chọn đáp án A.
Dựa vào các dữ kiện:
• Mỗi đội có năm thành viên
• Lập ra hai đội phải được chọn từ 12 người
• Mỗi đội phải có ít nhất bốn người.
• B và E được chọn vào một đội.
Cần chọn ra 2 người trong số 12 người.
Kết hợp dữ kiện:
• Nếu B được chọn vào một đội thì A không được chọn vào đội đó A ở đội khác B hoặc không được chọn.
• Không ai trong ba người A, C và E vào cùng một đội Một trong hai bạn A hoặc C ở đội số khác E hoặc không được chọn.
• F chỉ có thể được chọn vào một đội nếu A được chọn vào đội còn lại A chắc chắn được chọn C không được chọn.
• Nếu I hoặc J được chọn vào bất kỳ đội nào thì L không được chọn L không được chọn.
Lập ra 2 đội từ 10 người: A, B, D, E, F, G, H, I, J và K.
Dựa vào dữ kiện:
• Nếu G được chọn ở một đội thì H phải được chọn ở đội kia G và H khác đội Có 2 cách chọn.
• F chỉ có thể được chọn vào một đội nếu A được chọn vào đội còn lại F vào đội có B và E.
Đội có B và E cần chọn ra 1 bạn trong số D, I, J và K Có 4 cách chọn.
Số cách chọn cho đội không có B và E là: cách. Đáp án: A
Câu 36 [379823]: Nếu A được chọn vào một đội và J được chọn vào đội còn lại thì ai trong số những người sau đây phải được chọn vào đội có A?
A, G.
B, H.
C, I.
D, Cả ba đáp án trên đều sai.
Dựa vào các dữ kiện:
• A được chọn vào một đội và J được chọn vào đội còn lại Giả sử A ở đội 1, còn J ở đội 2.
• Không ai trong ba người A, C và E vào cùng một đội C và E không ở đội 1.
• Nếu B được chọn vào một đội thì A không được chọn vào đội đó B không ở đội 1.
• F chỉ có thể được chọn vào một đội nếu A được chọn vào đội còn lại F không ở đội 1.
• Nếu I hoặc J được chọn vào bất kỳ đội nào thì L không được chọn L không được chọn.
Kết hợp dữ kiện:
• Nếu G được chọn ở một đội thì H phải được chọn ở đội kia.
• Mỗi đội phải có ít nhất bốn người.
Những người có thể được chọn vào đội 1 là: D, I, K và một trong 2 người G hoặc H.
Không có ai chắc chắn được chọn Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 37 [379824]: Nếu X và Y là tên của hai đội và K, L được chọn vào đội X thì có bao nhiêu cách chọn đội Y?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
Chọn đáp án B.
Dựa vào các dữ kiện:
• X và Y là tên của hai đội.
• K, L được chọn vào đội X.
• Trừ khi chọn D hoặc E trong một đội, K được chọn trong bất kỳ đội nào D và E không được chọn.
• Nếu I hoặc J được chọn vào bất kỳ đội nào thì L không được chọn I và J không được chọn.
• Mỗi đội phải có ít nhất bốn người. 8 người chia thành 2 đội X và Y: A, B, C, F, G, H và L.
Kết hợp dữ kiện:
• Nếu G được chọn ở một đội thì H phải được chọn ở đội kia G và H khác đội Có 2 cách chọn.
• F chỉ có thể được chọn vào một đội nếu A được chọn vào đội còn lại A và F khác đội.
• Nếu B được chọn vào một đội thì A không được chọn vào đội đó A và B khác đội.
• Không ai trong ba người A, C và E vào cùng một đội
A và C khác đội. A vào đội X; F,B, C vào đội Y.
Số cách chọn đội Y có 2 cách. Đáp án: B
Logic tình huống – bài đọc số 10
Phòng ban X của một công ty gồm 14 nhân viên là A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M và N. Theo quy định, toàn bộ nhân viên phải đăng ký đi khảo sát thị trường 1 tháng bất kì trong các tháng 4, 5, 8, 11 và 12 sao cho mỗi tháng, mỗi phòng ban chỉ được phép cho hai hoặc ba nhân viên đi khảo sát. Vì vậy, trưởng phòng đã thực hiện một cuộc khảo sát, xem nguyện vọng đăng ký đi khảo sát của toàn bộ nhân viên của phòng và kết quả nhận được thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) F, I và K đều muốn đi khảo sát trong cùng một tháng, nhưng sau tháng J muốn đi.
(ii) Trong tháng 5 chỉ có 2 nhân viên có nguyện vọng đi khảo sát, đó không phải là D và N.
(iii) M, N, A và E muốn đăng ký đi vào các tháng khác nhau.
(iv) Nếu M đăng ký đi vào tháng 4 thì L đăng ký đi vào tháng 11 và G đăng ký đi vào tháng 5.
(v) J và H không muốn đăng ký đi cùng một tháng nhưng có người trong số họ muốn đăng ký vào tháng 11.
(vi) A và B muốn đăng ký vào hai tháng liên tiếp theo thứ tự đó; C và E cũng muốn đăng ký vào hai tháng liên tiếp theo thứ tự đó nhưng không có hai người nào trong số A, B, C và E đăng ký vào cùng một tháng.
(vii) Chỉ khi G muốn đăng ký đi vào tháng 8 thì H và C mới đăng ký đi cùng một tháng.
(viii) Nếu L và N đăng ký đi cùng một tháng thì J không đăng ký đi vào tháng 5.
Câu 38 [379825]: Nếu công ty chọn 5 nhân viên trong phòng ban X có nguyện vọng đăng ký đi khảo sát vào các tháng khác nhau để phụ trách một dự án mới thì nhóm nào sau đây thoả mãn tất cả các nguyện vọng đăng ký đi khảo sát thị trường của 14 nhân viên?
A, AHMKG.
B, ECHLD.
C, MNHKE.
D, Không phải ba đáp án trên.
Phân tích đề bài:
Dựa vào các dữ kiện:
• Phòng ban X của một công ty gồm 14 nhân viên, toàn bộ nhân viên phải đăng ký đi khảo sát thị trường 1 tháng bất kì trong các tháng 4, 5, 8, 11 và 12 sao cho mỗi tháng, mỗi phòng ban chỉ được phép cho hai hoặc ba nhân viên đi khảo sát.
• A và B muốn đăng ký vào hai tháng liên tiếp theo thứ tự đó; C và E cũng muốn đăng ký vào hai tháng liên tiếp theo thứ tự đó nhưng không có hai người nào trong số A, B, C và E đăng ký vào cùng một tháng.
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 104142.png
Kết hợp dữ kiện:
• F, I và K đều muốn đi khảo sát trong cùng một tháng, nhưng sau tháng J muốn đi F, I và K muốn đi khảo sát vào tháng 8 J muốn đi vào tháng 4 hoặc tháng 5.
• J và H không muốn đăng ký đi cùng một tháng nhưng có người trong số họ muốn đăng ký vào tháng 11 H muốn đăng kí vào tháng 11.
• Chỉ khi G muốn đăng ký đi vào tháng 8 thì H và C mới đăng ký đi cùng một tháng C đăng kí vào tháng 4 TH2 thỏa mãn, loại TH1.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 104151.png
Kết hợp dữ kiện: M, N, A và E muốn đăng ký đi vào các tháng khác nhau M và N muốn đăng ký đi vào tháng 4 hoặc tháng 12.
Minh họa:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 104158.png
Kết hợp dữ kiện:
• Nếu M đăng ký đi vào tháng 4 thì L đăng ký đi vào tháng 11 và G đăng ký đi vào tháng 5 Trường hợp 2.2.2 bị loại vì tháng 5 chỉ co 2 nhân viên đi khảo sát.
• Nếu L và N đăng ký đi cùng một tháng thì J không đăng ký đi vào tháng 5 Nếu J đăng ký đi vào tháng 5 thì L và N không đăng ký cùng một tháng L không đăng ký tháng 4.
Các trường hợp thỏa mãn:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 104205.png
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: Nếu công ty chọn 5 nhân viên trong phòng ban X có nguyện vọng đăng ký đi khảo sát vào các tháng khác nhau Công ty chọn mỗi tháng 1 nhân viên có nguyện vọng đăng ký đi khảo sát.
Kết hợp với bảng phân tích dữ kiện Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 39 [379826]: Công ty đã xác định được 3 nhân viên của phòng ban X để thăng chức và tình cờ 3 nhân viên này đều muốn đi khảo sát thị trường vào tháng 12, vậy ai trong số những người sau đây chắc chắn là một trong ba người đó?
A, D.
B, L.
C, B.
D, M.
Chọn đáp án C.
Dựa vào bảng phân tích dữ kiện:
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 111006.png
B là người chắc chắn trong 3 người.
Đáp án: C
Câu 40 [379827]: Những nhân viên muốn đi vào tháng 11 được chọn là ba nhân viên xuất sắc nhất công ty thì ai trong số những người sau đây sẽ nằm trong nhóm đó?
A, L, H.
B, D, G.
C, A, H.
D, G, A.
Chọn đáp án C.
Dựa vào bảng phân tích dữ kiện
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 111141.png
A và H là người chắc chắn nằm trong nhóm đó.
Đáp án: C
Câu 41 [379828]: Công ty chọn một đội gồm bốn nhân viên, trong đó có hai người muốn đi vào tháng 8, một người vào tháng 4 và một người vào tháng 5. Vậy đội nào sau đây không thể là một đội?
A, C, F, K, E.
B, I, K, G, J.
C, J, G, I, F.
D, F, I, L, M.
Dựa vào bảng phân tích dữ kiện
Ảnh chụp màn hình 2024-05-20 111151.png
Kết hợp với các đáp án Chọn đáp án D. Đáp án: D