Đáp án Bài tập tự luyện
Câu 1 [583973]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22]: Trong một năm dương lịch (không nhuận), ngày nào là ngày cách đều ngày 1/1 và ngày 31/12 (nghĩa là cách hai ngày này một con số giống nhau)?
Một năm không nhuận có 365 ngày
Ngày cần tìm sẽ là ngày thứ 183 của năm đó.
Ngày đó là này 2/7.
Câu 2 [583974]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23]: Ngày 29/2/2020 là thứ Bảy, vậy ngày 29/2/2024 là thứ mấy ?
Từ năm 2020 đến năm 2024 có 4 năm. Trong đó, có năm 2024 là năm nhuận nên có thêm ngày 29/2 (366 ngày = 52 tuần dư 2 ngày lẻ), các năm còn lại và ngày còn lại của năm 2020 không có ngày 29/2 (365 ngày = 52 tuần dư 1 ngày lẻ) Năm 2024 có 2 ngày lẻ còn các năm còn lại có 1 ngày lẻ.
Có tổng 5 ngày lẻ.
Ngày 29 tháng 2 năm 2024 là thứ Năm.
Câu 3 [583975]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23]: Năm Dương lịch 2023 có bao nhiêu ngày Chủ nhật, biết rằng ngày 1/1/2023 cũng là Chủ nhật?
Ta có một tuần có 7 ngày và năm Dương lịch 2023 không phải năm nhuận (365 ngày).
Trừ ngày 1/1/2023 thì số ngày Chủ nhật còn lại của năm là: (ngày)
Năm 2023 có: ngày Chủ nhật.
Câu 4 [583976]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17]: Nếu hôm nay là ngày thứ Năm thì 100 ngày sau sẽ là ngày thứ mấy?
Ta có một tuần có 7 ngày và 100 này là 14 tuần dư 2 ngày lẻ.
Đáp án: thứ Bảy.
Câu 5 [583977]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24]: Tháng dương lịch nào trong năm 2024 có thứ của ngày đầu tiên và ngày cuối cùng trong tháng đó trùng nhau?
Tháng dương lịch có thứ của ngày đầu tiên và ngày cuối cùng trong tháng đó trùng nhau thì số ngày trong tháng sẽ chia 7 dư 1
Số ngày trong tháng là 29 ngày.
Đáp án: tháng 2.
Câu 6 [583978]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23]: Trong một tháng, có 3 ngày thứ ba đều là số nguyên tố. Hỏi ngày đầu tiên của tháng đó là thứ mấy?
Một tháng có 3 ngày thứ ba đều là số nguyên tố
Đó là ngày 3, ngày 17 và ngày 31 của tháng.
Ngày đầu tiên của tháng đó là Chủ nhật.
Câu 7 [583979]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23]: “Ngày căn bậc hai” là ngày mà cả ngày và tháng đều là căn bậc hai của hai số cuối cùng của năm. Ví dụ, ngày 9/9/1981 là một ngày căn bậc hai. Hỏi ngày căn bậc hai gần nhất mà chúng ta đã trải qua là ngày nào ? Và ngày căn bậc hai kế tiêps chúng ta sẽ trải qua là ngày nào ?
“Ngày căn bậc hai” là ngày mà cả ngày và tháng đều là căn bậc hai của hai số cuối cùng của năm. Bây giờ là năm 2024 2016 và 2025 là hai năm trong “ngày căn bậc hai” thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Ngày căn bậc hai gần nhất mà chúng ta đã trải qua là ngày 4 tháng 4 năm 2016. Ngày căn bậc hai kế tiếp chúng ta sẽ trải qua là ngày 5 tháng 5 năm 2025.
Câu 8 [583980]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24]: Ta định nghĩa "ngày nguyên tố" là ngày mà cả ngày, tháng và năm đều là các số nguyên tố, chẳng hạn như ngày 31/7/2027. Hỏi "ngày nguyên tố" gần nhất diễn ra trước và sau ngày 31/7/2027 lần lượt là những ngày nào?
“Ngày nguyên tố” là ngày mà cả ngày, tháng và năm đều là các số nguyên tố.
“Ngày nguyên tố” gần nhất diễn ra trước 31/7/2027 là 29/7/2027.
“Ngày nguyên tố” gần nhất diễn ra sau 31/7/2027 là 2/11/2027.
Câu 9 [583981]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22]: Nếu trong một tháng nào đó mà có đúng ba ngày thứ Bảy đều là ngày chẵn thì ngày 25 của tháng đó sẽ là thứ mấy ?
Tháng có đúng ba ngày thứ Bảy đều là ngày chẵn.
Ba ngày thứ Bảy đó là ngày 2, ngày 16 và ngày 30 của tháng.
Ngày 25 của tháng đó là thứ Hai.
Câu 10 [583982]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21]: Để một tháng 11 dương lịch bất kỳ có đúng năm ngày Chủ nhật, thì ngày chủ nhật đầu tiên của tháng đó có thể là những ngày nào?
Tháng 11 có 30 ngày. Để tháng 11 có đúng năm ngày Chủ nhật thì năm ngày Chủ nhật đó phải rơi vào các trường hợp:
TH1: Ngày 1, 8, 15, 22, 29 của tháng.
TH2: Ngày 2, 9, 16, 23, 30 của tháng.
Ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng đó có thể là ngày 1 hoặc 2.
Câu 11 [583983]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22]: Người ta thường làm lễ tiễn Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp và làm lễ đón Táo Quân vào đêm giao thừa. Nếu ta làm lễ tiễn Táo Quân vào 12 giờ trưa ngày 23 và làm lễ đón vào đúng giao thừa ngày 30; và thời gian 1 ngày trên thiên đình bằng một năm dưới trần gian thì khảng thời gian tính theo giờ Thiên đình mà Táo Quân đi chầu Ngọc Hoàng dài mấy phút mấy giây (kết quả làm tròn đến giây và lấy một năm trần gian có 365 ngày)?
Dựa vào các dữ kiện:
• Thời gian 1 ngày trên thiên đình bằng một năm dưới trần gian.
• Một năm trần gian có 365 ngày.
Thời gian ở dưới trần gian dài gấp 365 lần trên thiên đình.
Thời gian từ ngày 12 giờ trưa ngày 23 đến giao thừa ngày 30 là 7,5 ngày.
Thời gian tính theo giờ Thiên đình mà Táo Quân đi chầu Ngọc Hoàng là: giây tương đương với 29 phút 35 giây.
Đáp án: 29 phút 35 giây.
Câu 12 [583984]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24]: Cửa hàng A cứ 4 ngày lại có một đợt giảm giá. Cửa hàng B cứ 6 ngày lại có một đợt giảm giá. Cửa hàng C cứ 9 ngày lại có một đợt giảm giá. Biết rằng vào ngày 1/2/2024, cả ba cửa hàng A, B, C đều giảm giá. Hỏi lần tiếp theo cả ba cửa hàng cùng giảm giá rơi vào ngày tháng năm nào ? (Biết rằng mỗi đợt giảm giá chỉ kéo dài trong ngày)
Dựa vào các dữ kiện:
• Cửa hàng A cứ 4 ngày lại có một đợt giảm giá.
• Cửa hàng B cứ 6 ngày lại có một đợt giảm giá.
• Cửa hàng C cứ 9 ngày lại có một đợt giảm giá.
Cứ 36 ngày thì 3 cửa hàng cùng giảm giá kể từ đợt cùng giảm giá trước đó.
Kết hợp dữ kiện:
• Ngày 1/2/2024, cả ba cửa hàng A, B, C đều giảm giá.
36 ngày sau ngày 1/2/2024 là ngày 8/3/2024.
Đáp án: 8/3/2024.
Câu 13 [583985]: [Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21]: A cần trả lương cho nhân viên vào mỗi thứ tư đầu tiên của tháng. Để làm được việc đó, A cần đến ngân hàng lấy tiền trả lương vào mỗi thứ ba đầu tiên của tháng. Nhưng vào một sáng thứ tư, A nhận ra rằng đã đến ngày phải trả lương nhưng mình vẫn chưa đi lấy tiền. Hỏi ngày mùng năm của tháng đó là thứ mấy?
Dựa vào các dữ kiện:
• A trả lương cho nhân viên vào mỗi thứ tư đầu tiên của tháng.
• A đến ngân hàng lấy tiền trả lương vào mỗi thứ ba đầu tiên của tháng.
• Nhưng vào một sáng thứ tư, A nhận ra rằng đã đến ngày phải trả lương nhưng mình vẫn chưa đi lấy tiền.
Thứ ba là ngày cuối cùng của tháng trước và thứ tư là ngày 1 của tháng mới.
Ngày mùng năm của tháng đó là Chủ nhật.
Câu 14 [379650]: Biết ngày 8 tháng 2 năm 1995 là thứ Tư. Vậy ngày 8 tháng 2 năm 1994 là thứ mấy?
A, Thứ Tư.
B, Thứ Năm.
C, Thứ Ba.
D, Thứ Hai.
Năm 1994 không phải là năm nhuận Chỉ có 1 ngày lẻ.
Vậy ngày 8 tháng 2 năm 1994 là một ngày trước thứ Tư
Ngày 8 tháng 2 năm 1994 là thứ Ba
Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 15 [379652]: Nếu một năm bắt đầu vào thứ Sáu thì số ngày thứ Ba tối đa có thể có trong năm đó là bao nhiêu?
A, 49.
B, 50.
C, 51.
D, 52.
Một năm bắt đầu vào thứ Sáu Ngày 1/1 của năm đó rơi vào thứ Sáu.
Ta biết, năm thường có 365 ngày (52 tuần dư 1 ngày lẻ) và năm nhuận có 366 ngày (52 tuần dư 2 ngày lẻ).
số ngày thứ Ba tối đa có thể có của năm đó là 52.
Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 16 [379654]: Ngày 18 tháng 4 năm 1901 là ngày thứ mấy?
A, Thứ Hai.
B, Thứ Ba.
C, Thứ Tư.
D, Thứ Năm.
Tách năm
Vì năm 1600 không có ngày lẻ (do cứ 400 năm sẽ 0 có ngày lẻ); 300 năm có 1 ngày lẻ
Dư 1 năm lẻ và 1 ngày lẻ của 300 năm.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1901 đến ngày 18 tháng 4 năm 1901 có ngày (15 tuần dư 3 ngày).
Ngày 18 tháng 4 năm 1901 là ngày thứ Năm.
Chọn đáp án D. Đáp án: B
Câu 17 [379655]: Trong một tháng nào đó có 3 ngày chủ nhật là ngày chẵn. Hỏi thứ 6 đầu tiên của tháng đó là ngày mấy?
A, 6.
B, 7.
C, 8.
D, 9.
Cứ 1 chủ nhật là ngày chẵn thì chủ nhật tiếp theo sẽ là ngày lẻ và ngược lại
Tháng đấy phải có 5 chủ nhật và chủ nhật đầu tiên phải là ngày chẵn thì mới thõa mãn có 3 ngày chủ nhật là ngày chẵn.
Từ chủ nhật đầu tiên đến ngày chủ nhật thứ 5 có: ngày.
Chủ nhật đầu tiên chỉ có thể là ngày 2.
Vậy thứ sáu đầu tiên của tháng đó là ngày 7.
Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 18 [379657]: Năm nào sau đây sẽ có lịch giống năm 2002 (giống thứ/ngày/tháng) ?
A, 2008.
B, 2011.
C, 2009.
D, 2013.
Tách năm
Khoảng cách từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đến ngày 1 tháng 1 của năm cần tìm là một số chia hết cho 7 (vì 1 tuần có 7 ngày).
Bằng cách tính toán hoặc phép thử các đáp án ta thấy được: từ năm 2022 đến hết năm 2012 có ngày. Vậy sau năm 2012 là năm 2013 sẽ có lịch giống năm 2002.
Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 19 [379658]: Năm nào sau đây sẽ có lịch giống năm 2005 (giống thứ/ngày/tháng)?
A, 2006.
B, 2007.
C, 2008.
D, 2011.
Khoảng cách từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 đến ngày 1 tháng 1 của năm cần tìm là một số chia hết cho 7 (vì 1 tuần có 7 ngày).
Bằng cách tính toán hoặc phép thử các đáp án ta thấy được: từ năm 2005 đến hết năm 2010 có ngày. Vậy sau năm 2010 là năm 2011 sẽ có lịch giống năm 2005.
Chọn đáp án D. Đáp án: D
Câu 20 [379659]: Năm nào sau đây sẽ có lịch giống năm 2020 (giống thứ/ngày/tháng)?
A, 2050.
B, 2048.
C, 2046.
D, 2052.
Năm 2020 là năm nhuận.
Kết hợp với các đáp án:
Loại đáp án A Ckhông phải năm nhận.
Khoảng cách từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 đến ngày 1 tháng 1 của năm cần tìm là một số chia hết cho 7 (vì 1 tuần có 7 ngày).
Bằng cách tính toán hoặc phép thử các đáp án ta thấy được: từ năm 2020 đến hết năm 2047 có ngày (21 năm không nhuận và 7 năm nhuận). Vậy sau năm 2047 là năm 2048 sẽ có lịch giống năm 2020.
Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 21 [379660]: Trong một năm nhuận, tháng nào có cùng lịch với tháng 1 (giống thứ/ngày)?
A, Tháng Ba.
B, Tháng Tư.
C, Tháng Bảy.
D, Tháng Mười.
Tháng 1 có 31 ngày để tháng đó có cùng lịch với tháng 1 tháng đó phải có 31 ngày.
Loại đáp án B (vì tháng Tư có 30 ngày).
Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày hết tháng liền trước tháng cần tìm phải có tổng số ngày lẻ chia hết cho 7 (vì 1 tuần có 7 ngày).
Bằng cách tính toán hoặc phép thử các đáp án ta thấy được: từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 6 có ngày.
Vậy tháng một và tháng bảy cùng lịch với nhau trong một năm nhuận.
Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 22 [379661]: Trong một năm không nhuận, tháng nào sẽ có cùng lịch với tháng 1 (giống thứ/ ngày)?
A, Tháng 4.
B, Tháng 7.
C, Tháng 10.
D, Tháng 3.
Tháng 1 có 31 ngày để tháng đó có cùng lịch với tháng 1 tháng đó phải có 31 ngày.
Loại đáp án A (vì tháng 4 có 30 ngày).
Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày hết tháng liền trước tháng cần tìm phải có tổng số ngày lẻ chia hết cho 7 (vì 1 tuần có 7 ngày).
Bằng cách tính toán hoặc phép thử các đáp án ta thấy được: từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 9 có ngày.
Vậy tháng 1 và tháng 10 cùng lịch với nhau trong một năm không nhuận.
Chọn đáp án C. Đáp án: C
Câu 23 [379663]: Nếu ngày 12 tháng 3 của một năm nào đó rơi vào Chủ nhật thì ngày 23 tháng 9 của năm đó có phải ngày Chủ nhật không?
A, Có.
B, Không.
C, Có, nếu năm đó là năm nhuận.
D, Không, nếu năm đó là năm nhuận.
Từ ngày 12 tháng 3 đến ngày 23 tháng 9 có ngày (27 tuần dư 6 ngày) ngày 23 tháng 9 cách Chủ Nhật 6 ngày, tức là Thứ Bảy.
Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 24 [379664]: Nếu ngày 23 tháng 11 của một năm nào đó rơi vào thứ Sáu thì ngày 14 tháng 3 của năm đó là
A, Thứ Hai.
B, Thứ Tư.
C, Chủ nhật.
D, Thứ Ba.
Từ ngày 14 tháng 3 đến ngày 23 tháng 11 có ngày (36 tuần dư 2 ngày) ngày 14 tháng 3 cách thứ Sáu 2 ngày, tức là Thứ Tư.
Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 25 [379665]: Nếu một năm nào đó bắt đầu vào ngày thứ Bảy nhưng không kết thúc vào ngày thứ Bảy thì ngày 13 tháng 6 của năm đó là ngày thứ mấy?
A, Thứ Hai.
B, Thứ Ba.
C, Chủ nhật.
D, Thứ Bảy.
Một năm nào đó bắt đầu (ngày 1 tháng 1) vào ngày thứ Bảy nhưng không kết thúc (ngày 31 tháng 12) vào ngày Chủ nhật Năm đó là năm không nhuận (có 365 ngày).
Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 13 tháng 6 là: ngày (23 tuần dư 3 ngày) Ngày 13 tháng 6 của năm đó sẽ là ngày thứ Ba.
Chọn đáp án B. Đáp án: B
Câu 26 [379666]: Biết ngày đầu tiên năm 2012 và năm 2023 là Chủ nhật thì ngày cuối cùng của hai năm này lần lượt là
A, Thứ Hai và Chủ nhật.
B, Chủ nhật và Chủ nhật.
C, Thứ Bảy và Chủ nhật.
D, Thứ Hai và thứ Bảy.
Năm 2012 là năm nhuận (366 ngày = 52 tuần dư 2 ngày) Ngày 1 tháng 1 năm 2023 là thứ Ba Ngày 31 tháng 12 năm 2022 là thứ Hai.
Năm 2023 là năm không nhuận (365 ngày = 52 tuần dư 1 ngày) Ngày 1 tháng 1 năm 2024 là thứ Hai Ngày 31 tháng 12 năm 2022 là Chủ Nhật.
Chọn đáp án A. Đáp án: A
Câu 27 [289589]: Tháng 2 năm 2020 có 5 ngày Thứ Bảy. Vậy, năm gần nhất để tháng 2 có 5 ngày Chủ Nhật là năm nào?
A, 2024.
B, 2028.
C, 2032.
D, 2036.
Chọn đáp án C.
Để tháng 2 có 5 ngày Chủ Nhật (hoặc bất kỳ 5 ngày nào trong tuần) thì năm đó phải là năm nhuận (do tháng 2 có 29 ngày).
Ngày 1 tháng 2 phải rơi vào Chủ Nhật.
Dựa vào dữ kiện: “Tháng 2 năm 2020 có 5 ngày Thứ Bảy” Năm 2020 là năm nhuận (chia hết cho 4) và có 5 ngày Thứ Bảy Ngày Thứ Bảy của tháng 2 năm 2020 rơi vào các ngày 1, 8, 15, 22, 29.
Để năm gần nhất tháng 2 có 5 ngày Chủ Nhật thì năm đó phải là năm nhuận và các ngày 1, 8, 15, 22, 29 phải là ngày Chủ Nhật trong tháng.
Do 1 năm không nhuận có 365 ngày (52 tuần, 1 ngày) Để năm nhuận gần nhất có ngày 1 tháng 2 rơi vào Chủ Nhật phải thỏa mãn: (vì 4 năm không nhuận dư 4 ngày, năm nhuận dư 2 ngày).
Vậy năm nhuận có ngày đầu tiên của tháng 2 rơi vào Chủ Nhật phải thỏa mãn (min) và với
Năm nhuận gần nhất có ngày 1 tháng 2 rơi vào Chủ Nhật là: Đáp án: C
Câu 28 [583988]: Một thanh niên làm việc tại một công trường xây dựng trong 24 ngày liên tục và kiếm được tổng cộng 190 đô (lương từ ngày thứ Hai cho đến thứ Sáu là 10 đô, làm nửa ngày thứ Bảy với lương 5 đô và ngày nghỉ thì không có lương). Vậy anh ta bắt đầu làm từ thứ mấy?
A, Thứ Hai.
B, Thứ Năm.
C, Thứ Tư.
D, Thứ Bảy.
Gọi lần lượt là số ngày làm việc của anh ta trong tuần (T2-T6), thứ 7, chủ nhật,





Chọn đáp án B Đáp án: B
Câu 29 [583989]: Biết rằng trong một tháng nào đó, thứ Ba có nhiều ngày hơn thứ Tư, thứ Hai có nhiều ngày hơn Chủ Nhật. Vậy ngày mùng 5 của tháng đó rơi vào thứ mấy?
A, Thứ Ba.
B, Thứ Tư.
C, Thứ Năm.
D, Thứ Sáu.
Câu 30 [289837]: Ở một công ty A, tất cả các ngày thứ bảy, chủ nhật đều là ngày nghỉ lễ và năm ngày còn lại đều là ngày làm việc. Nếu số ngày làm việc của tháng 3 và tháng 4 của năm nào đó bằng nhau thì ngày 1 tháng 4 của năm đó rơi vào thứ mấy?
A, Thứ Hai.
B, Thứ tư.
C, Thứ Năm.
D, Chủ Nhật.
Chọn đáp án B.
Trong bất kì 1 năm nào thì tháng 3 cũng có 31 ngày và tháng 4 có 30 ngày.
Từ đó, ta hiểu rằng: Tháng 3, đối với công ty A có thể có tối đa 10 ngày nghỉ bao gồm (5 ngày thứ bảy và 5 ngày chủ nhật) và tối thiểu là 8 ngày nghỉ bao gồm (4 ngày thứ bảy và 4 ngày chủ nhật).
Vì vậy, số ngày làm việc trong tháng 3 có thể từ 21 đến 23.
Tương tự, số ngày làm việc trong tháng 4 có thể từ 20 đến 22.
Nếu số ngày làm việc của tháng 3 và tháng 4 bằng nhau thì có thể là 21 hoặc 22.
TH1: Tháng 3 có 21 ngày làm việc tháng 3 phải có 5 ngày thứ bảy và 5 ngày chủ nhật
ngày 1 tháng 3 sẽ rơi vào thứ sáu hoặc thứ bảy.
TH1.1: Ngày 1 tháng 3 là thứ sáu thì ngày 1 tháng 4 là thứ hai tháng 4 có 22 ngày làm việc (mâu thuẫn với TH1: Tháng 3 có 21 ngày làm việc).
TH1.2: Ngày 1 tháng 3 là thứ bảy thì ngày 1 tháng 4 là thứ ba tháng 4 có 22 ngày làm việc (mâu thuẫn với TH1: Tháng 3 có 21 ngày làm việc).
TH2: Tháng 3 có 22 ngày làm việc tháng 3 phải có 5 ngày thứ bảy và 4 ngày chủ nhật hoặc 4 ngày thứ bảy và 5 ngày chủ nhật.
ngày 1 tháng 3 sẽ rơi vào thứ năm hoặc chủ nhật.
TH2.1: Ngày 1 tháng 3 là thứ năm thì ngày 1 tháng 4 là chủ nhật tháng 4 có 21 ngày làm việc (mâu thuẫn với TH1: Tháng 3 có 22 ngày làm việc).
TH2.2: Ngày 1 tháng 3 là chủ nhật thì ngày 1 tháng 4 là thứ tư tháng 4 có 22 ngày làm việc (thỏa mãn).
Do đó, để số ngày làm việc của tháng 3 và tháng 4 bằng nhau thì ngày 1 tháng 4 sẽ rơi vào thứ tư. Đáp án: B